Bà viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-9-2018] Ông Mục Quân Khuê và bà Trương Ngọc Mai là hai học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.

Khoảng hơn 8 giờ sáng ngày 7 tháng 9 năm 2018, ông Mục bị bắt giữ tại nhà khi đang sửa soạn đi làm. Bà Trương, là nhân viên của ông Mục, cùng vợ ông Mục (không phải là học viên) cũng đồng thời bị bắt giữ.

Vu Bân và các cảnh sát của Đồn Cảnh sát Tây Tam Điều Nhai ở khu Khoan Thành đã bắt giữ các học viên. Họ lục soát nhà, văn phòng, nhà kho, lấy đi một số vật phẩm tư nhân cũng như đồ dùng văn phòng của họ. Cảnh sát còn nói rằng họ đã theo dõi ba người từ lâu.

Ông Mục bị đưa tới Trại tạm giam Số 1 Thành phố Trường Xuân, bà Trương bị đưa tới trại tạm giam Số 4. Vợ ông Mục bị cảnh sát tạm giữ trong vài giờ, sau đó, đã được thả ra vào khoảng 8 giờ tối ngày 7 tháng 9.

8362f9f2fa21d6a4620e1c174b0e64ea.jpg

Ông Mục Quân Khuê

a4f67c1c20187bfd1f477aa55b49cb05.jpg

Bà Trương Ngọc Mai

Hà Vỹ, đội trưởng Đội An ninh Nội địa Khu Khoan Thành, đã dùng tay đánh rất mạnh và đầu và tát vào mặt của ông Mục vô cùng tàn nhẫn. Khi kiểm tra sức khỏe, cảnh sát Dương Quang còn đánh vào đầu ông Mục và còng tay ông chặt đến mức khiến chúng sưng vù.

Dương Quang cũng tát vào mặt bà Trương và vặn tay bà trong khi giam bà ở Đội An ninh Nội địa Khu Khoan Thành. Trại tạm giam từ chối tiếp nhận bà Trương vì huyết áp cao. Dương Quang đã tát vào mặt bà vài lần nữa và gào lên: “Tôi là Dương Quang, bà dám kiện tôi thì cứ việc.”

Sau khi đánh đập, cảnh sát đưa bà Trương tới Bệnh viện 208 ở Trường Xuân, kết quả chụp CT cho thấy bà bị nhồi máu não. Tuy nhiên, để thoái thác trách nhiệm, cảnh sát đã bí mật sửa đổi báo cáo kiểm tra sức khỏe để trại tạm giam Số 4 tiếp nhận bà Trương.

Ông Mục Quân Khuê: Bị giam giữ hai năm trong trại lao động cưỡng bức

Ông Mục, 46 tuổi, từng bị giam trong Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà từ năm 2001 đến 2003 bởi đã đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Ở trong trại, ông bị cưỡng ép phải ngồi trên một chiếc “ghế nhỏ” nhiều giờ mỗi ngày.

Ông cũng bị biệt giam. Tương Văn Lai, giám đốc trại lao động, cùng các lính canh Nghê Chấn Hùng, Triệu Dĩnh Ba, Tống Diệp Minh, Hà Côn,… đã đồng thời dùng bảy đến tám dùi cui sốc điện ông. Ông Mục bị tra tấn đến chết đi sống lại. Ông nghiến răng vì quá đau đớn khi bị tra tấn, khiến toàn bộ răng của ông bị lung lay.

Ông Mục từng làm việc tại nhà ăn của chính quyền thành phố Trường Xuân. Ông đã bị sa thải khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Sau đó, ông tự mở cơ sở kinh doanh riêng. Là người tu luyện, ông luôn có trách nhiệm với khách hàng của mình và làm ăn kinh doanh một cách trung thực.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, ông thích ẩu đả, kéo bè kết cánh đánh nhau đến trọng thương. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công năm 1994, ông chiểu theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn để yêu cầu bản thân, ông đã sớm phục hồi chấn thương và trở thành một người thiện lương và khỏe mạnh.

Bà Trương Ngọc Mai: Bốn năm lao động cưỡng bức

Bà Trương Ngọc Mai, 49 tuổi, đã hai lần đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị giam giữ và tra tấn trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Hắc Chủy Tử gần bốn năm.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe bà yếu nhược. Sau khi sinh con, bà liên tục bị đau nhức và không đủ sức khỏe để chăm sóc con nhỏ. Thậm chí năm 1996, bà đã viết di thư, chuẩn bị để ly biệt cậu con trai mới vài tháng tuổi và bỏ lại cuộc sống thống khổ.

Tại thời khắc nguy nan, bà đã đọc được cuốn sách Đại Pháp “Chuyển Pháp Luân”, và Pháp Luân Đại Pháp đã cứu bà, thân thể bà nhanh chóng trở nên khỏe mạnh và bà không còn ý định tự tử nữa.

Bà Trương cũng trở nên lạc quan, làm việc cần mẫn, và tràn đầy năng lượng. Bà hiếu kính người già, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác và không ngại khổ. Bà sống chiểu theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” của Pháp Luân Công, bà đã tống khứ chấp trước vào lợi ích cá nhân và hướng nội tìm thiếu sót của bản thân mỗi khi gặp mâu thuẫn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/21/374379.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/4/172704.html

Đăng ngày 09-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share