Văn hoá truyền thống - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Fri, 05 Apr 2024 12:35:27 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Tiết Vũ thủy dương khí thăng, lời tốt lành bạn có biết chănghttps://vn.minghui.org/news/263327-tiet-vu-thuy-duong-khi-thang-loi-tot-lanh-ban-co-biet-chang.htmlFri, 05 Apr 2024 12:35:27 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263327[MINH HUỆ 18-02-2024] Ký giả của Cửa sổ Minh Huệ tổng hợp biên tập) Vũ thủy là tiết khí của mùa xuân. Sau tiết Lập xuân là đến Vũ thủy, đó là tiết khí thứ 2 trong 24 tiết khí trong năm, biểu thị tiết khí có mưa. Tiết Vũ thủy hàng năm khoảng trước […]

The post Tiết Vũ thủy dương khí thăng, lời tốt lành bạn có biết chăng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 18-02-2024] Ký giả của Cửa sổ Minh Huệ tổng hợp biên tập) Vũ thủy là tiết khí của mùa xuân. Sau tiết Lập xuân là đến Vũ thủy, đó là tiết khí thứ 2 trong 24 tiết khí trong năm, biểu thị tiết khí có mưa. Tiết Vũ thủy hàng năm khoảng trước sau ngày 15 tháng Giêng (tức 18 đến 20 tháng 2 Dương lịch). Mặt trời đạt đến 330 độ đường Hoàng đạo là thời điểm tiết Vũ thủy. Tiết Vũ thủy năm 2024 là ngày 19 tháng 2.

2024-2-17-074421-0.jpg

Nhà lý học triều Nguyên Ngô Trừng đã nói trong “Nguyệt lệnh 72 hậu tập giải” rằng: “Trong tháng Giêng, trời bắt đầu sinh Thủy. Mùa xuân bắt đầu thuộc Mộc, mà sinh Mộc ắt là Thủy. Do đó sau Lập xuân là đến Vũ thủy. Hơn nữa, gió đông vừa giã băng, tan ra phát tán ra tức là mưa”.

Ý nghĩa là nói rằng, trung tuần tháng Giêng có mưa, bởi vì mùa xuân thuộc Mộc, mà sự sinh trưởng của Mộc thì cần có Thủy, do đó sau Lập xuân chính là Vũ thủy. Gió xuân thổi tan băng tuyết, bốc hơi tạo thành mưa. Trong sách “Dật chu thư” có những ghi chép về các loài vật như, sau tiết Vũ thủy là có “Hồng nhạn bay đến”, “Cây cỏ nảy mầm” v.v.

Người xưa cho rằng, tiết Vũ thủy bắt đầu, thì dương khí thăng lên, âm khí giáng xuống, 2 khí tường hòa dưỡng dục nên sinh cơ bừng bừng của mùa xuân.

Tiết Vũ thủy đại biểu cho mùa mưa bắt đầu. Từ thời điểm này trở đi, “Một trận mưa xuân một trận ấm”, trái đất đổi sang mặc tấm áo xanh lục. Một cảnh tượng xuân sớm sẽ hiện ra trước mắt.

'清 邹一桂《盎春生意·轴》。(台北故宫博物院)'
Tranh trục “Ánh xuân sinh ý” của Trâu Nhất Quế đời Thanh. (Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Kế hoạch một năm khởi đầu từ mùa xuân

Mùa xuân là mùa đầu tiên trong tứ quý, theo thói quen là chỉ thời gian 3 tháng (Tháng Giêng, tháng 2, tháng 3) từ Lập xuân đến Lập hạ. Sao Bắc đẩu chỉ hướng Đông là mùa xuân, do đó có khi lấy mùa xuân để thay cho phương Đông.

Người thời Đường gọi rượu là xuân, dùng ‘xuân trửu’ để chỉ rượu xuân, gọi chén rượu là ‘xuân bôi’, gọi bàn tiệc là ‘xuân đài’. “Nhĩ nhã – Thích thiên” có viết: “Xuân là thanh dương, xuân là phát sinh, xuân thu nhiều sương. Xuân là sự hài hòa của trời. Còn xuân là khí mừng vui, do đó sinh trưởng”. Xuân sắc thường được dùng chỉ thời gian và cảnh sắc tốt đẹp nhất nhân gian.

Cùng với tiết Vũ thủy đến, thời tiết lạnh thấu đất trời, khí lạnh thấu xương cốt, hoa tuyết lả tả dần dần biến mất, thì những ngày gió xuân hây hẩy, băng tuyết tan chảy cũng hướng tới chúng ta tiến bước, một chút lành lạnh còn sót lại tô điểm thời tiết ngày càng nhiều không khí ẩm thấp, ánh nắng chan hòa và mưa xuân phất phới.

Trong bài thơ “Vịnh 24 tiết khí, Vũ thủy tháng Giêng” của Nguyên Chẩn có miêu tả rằng: “Vũ thủy tẩy xuân dung, bình điều dĩ kiến long” (Vũ thủy tắm sắc xuân, ruộng đồng đã thấy rồng”. Lập xuân, mùa xuân trở về với trái đất, trời đất giá băng không thể đột nhiên thức tỉnh, trải qua “Vũ thủy” tắm gội, dung mạo mùa xuân bỗng nhiên tươi sáng lên.

Vũ thủy là nuôi dưỡng sinh mệnh, vạn vật sinh sôi. Bài thơ “Xuân dạ hỉ vũ” của Đỗ Phủ có viết: “Hảo vũ tri thời tiết, đương xuân nãi phát sinh. Tùy phong tiệm nhập dạ, nhuận vật tế vô thanh”.

Tạm dịch: “Mưa tốt biết thời tiết, đến xuân lại nảy sinh. Theo gió dần vào đêm, nuôi dưỡng mà lặng yên”.

Mưa phùn phất phới, giống như mưa biết thời tiết vậy, đã hữu ý cùng với gió xuân chờ đêm xuống lặng lẽ đến, lặng lẽ nuôi dưỡng vạn vật.

Kế hoạch một năm khởi đầu từ mùa xuân, bất kể là đối với ai, mùa xuân đều là mùa chuyên cần cày cấy. Trong “Nhan thị gia huấn – Miễn học” của Nhan Chi Thôi thời Bắc Tề có viết: “Phù học giả, do chủng thụ dã. Xuân ngoại kỳ hoa, thu đăng kỳ thực. Giảng luận văn chương, xuân hoa dã; tu thân lợi hành, thu thực dã”.

Tạm dịch: “Việc học, giống như trồng cây vậy. Mùa xuân chơi hoa, mùa thu hái quả. Giảng luận văn chương, đó là hoa mùa xuân, tu thân có lợi ích cho hành sự, đó là quả mùa thu”.

Về việc nhà nông thì Vũ thủy chính là thời kỳ then chốt cho việc quản lý và chuẩn bị cày cấy vụ xuân. Ngạn ngữ nhà nông có câu rằng: “Vũ thủy tiết, giai cam quýt” (Tiết Vũ thủy đều là cam là quýt). Và cũng có câu “Vũ thủy cam giá tiết tiết trường” (Vũ thủy mía ngọt đốt đốt dài), đã miêu tả rất sinh động rằng, thời tiết này chính là cảnh tượng vạn vật sinh sôi nảy nở tưng bừng, cây cỏ bừng bừng sức sống.

Thời tiết tốt để điều dưỡng tì vị

Thời tiết Vũ thủy, chính là thời cơ tốt để dưỡng sinh, đương nhiên việc điều dưỡng tì vị là cần làm trước tiên. Đông y cho rằng, tì vị là Mộc hậu thiên, là nguồn khí huyết sinh hóa. Chức năng tì vị khỏe mạnh, thì thân thể con người mới tận dụng đầy đủ nguồn dinh dưỡng, trái lại, thiếu dinh dưỡng, thể chất sẽ suy giảm.

Thầy thuốc nổi tiếng cổ đại là Lý Đông Viên đã đề ra rằng: “Tì vị tổn thương thì nguyên khí suy giảm, nguyên khí suy giảm thì con người sẽ giảm tuổi thọ”. Căn cứ theo nguyên tắc dưỡng sinh “Xuân hạ dưỡng dương”, Dược vương Tôn Tư Mạc đời Đường nói: “Ngày xuân nên ăn ít vị chua, tăng vị ngọt, để dưỡng khí tì”, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều dưỡng tì vị vào mùa xuân.

Đông đi xuân đến, hàn khí bắt đầu lui, dương khí thăng lên, lúc này, chức năng điều tiết cơ thể của mọi người không theo kịp sự thay đổi của thời tiết, hơi chút không chú ý, thì trúng gió, cảm mạo sẽ thừa cơ lẻn vào. “Mùa xuân mặc ấm” là đạo dưỡng sinh truyền thống.

Kế hoạch một năm bắt đầu từ mùa xuân, chỉ có nắm chắc phương pháp dưỡng sinh mùa xuân, thì mới có nền tảng tốt cho sức khỏe của cả năm.

'明 居节绘《山水册之江南新雨》局部。(公有领域)'
Một phần bức tranh “Sơn thủy sách chi Giang Nam tân vũ” của Cứ Tiết, đời Minh

Tuân theo thiên thời, vạn vật sinh trưởng

Đế vương cổ đại không ai là không tôn kính và tuân theo thiên thời, và chuyên cần hướng dẫn bách tính. Đây là truyền thống đã có hàng nghìn năm.

Mỗi năm, vào tháng đầu tiên của mùa xuân, đế vương cần ban chiếu công bố việc nhà nông, còn cần phái người khảo sát đất đai gò đồi, căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định trồng ngũ cốc. Ngoài ra, đế vương còn phải đích thân dốc sức tự mình thực hiện, để hướng dẫn người dân. Vào lúc khởi đầu của một năm, còn phải cúng tế các Thần linh của núi rừng sông hồ, để đem lại lợi ích cho chúng sinh bách tính.

Thuận theo đạo của Thiên – Địa – Nhân thì mới là Đại Đạo thênh thang. Bời vì vào tháng này, là thời gian mà sinh mệnh bắt đầu sinh trưởng, vào tháng Giêng mạnh xuân, không được làm thương tổn các loài chim mẹ, thú mẹ và các sinh vật non, cấm chặt cây, cấm phá tổ chim, không được tập trung đông giẫm đạp thực vật, không được xây dựng lớn, cần phải chôn cất những hài cốt bị bỏ hoang nơi hoang dã. Những điều này xưa kia vào mùa xuân mỗi năm, đều do đế vương ban chiếu thiên hạ.

Mưa xuân quý như dầu, mượn gió nuôi vạn vật

Tiết khí Vũ thủy, “Mưa xuân quý như dầu”, “lặng lẽ nuôi vạn vật”, mưa xuân theo gió đế, dường như là mượn sức gió để tưới cõi nhân gian như nước cam lồ, lặng lẽ nuôi dưỡng vạn vật.

Không chỉ cỏ cây ngũ cốc cần sự tưới tắm nuôi dưỡng của Vũ thủy, nhân loại chúng ta cũng cần Vũ thủy của sinh mệnh, cần Vũ thủy nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, hóa giải cừu hận trong tâm, phóng thích lương tri bị gông cùm và méo mó đã lâu. Và Vũ thủy của sinh mệnh đó, đã đến từ lâu rồi, lời tốt lành bạn có biết chăng?

Cuối cùng, xin chia sẻ cùng với các bạn một bài thơ ca nguyên tác, chúng ta cùng nhau bước vào hành trình mùa xuân mới.

Thôn cư

(Lời: Tình Canh)

Ngoài thôn núi biếc mây nước quanh
Tiếng gà tiếng chó
Đồng nội phong cảnh đẹp
Hương lúa ngoài đồng lên cành táo
Nhà ai văng vẳng tiếng cười reo
Bên rào thưa láng giềng chào hỏi
Nói với nhau rằng:
Pháp Luân Đại Pháp hảo!
Thiện niệm thiện hành được thiện báo
Lời tốt lành bạn có biết chăng?

'清 董诰《平安春喜?梅竹双鹊》。(公有领域)'
Tranh “Bình an xuân hỉ – Mai trúc song thước” của Đổng Cáo đời Thanh

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/18/473347.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/23/215975.html

Đăng ngày 05-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tiết Vũ thủy dương khí thăng, lời tốt lành bạn có biết chăng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
“Ở cửa quan dễ tu thiện”https://vn.minghui.org/news/263269-o-cua-quan-de-tu-thien.htmlWed, 03 Apr 2024 09:23:18 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263269[MINH HUỆ 06-06-2023] Người xưa nói “Ở cửa quan dễ tu thiện”, tức là người làm việc ở trong các cơ quan chính quyền, do nắm quyền lực công, nếu tâm có thiện niệm, vận dụng quyền lực thích hợp, lấy việc thiện hóa xã hội, tạo phúc nhân dân […]

The post “Ở cửa quan dễ tu thiện” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Khởi Huệ

[MINH HUỆ 06-06-2023] Người xưa nói “Ở cửa quan dễ tu thiện”, tức là người làm việc ở trong các cơ quan chính quyền, do nắm quyền lực công, nếu tâm có thiện niệm, vận dụng quyền lực thích hợp, lấy việc thiện hóa xã hội, tạo phúc nhân dân làm gốc, thì càng dễ hành thiện tích đức hơn bất kỳ một nghề nghiệp nào khác. Đồng thời, người nắm quyền lực phải đối diện với các loại vấn đề và cám dỗ, nếu có thể kiên trì rèn giũa phẩm đức, giữ thiện niệm, thì cũng do ngôn truyền thân giáo, vô tâm cắm liễu liễu mọc xanh, trở thành tấm gương hành thiện tích đức cho quần chúng xã hội.

Trong các vị trí công tác ở cửa quan, thì nhân viên chấp pháp lại có cơ hội tích phúc đức nhiều hơn. “Viêm thị thế phạm” có viết: “Người xưa nói rằng, cai quản ngục tù nhiều âm đức, con cháu sẽ có người hưng thịnh, đó là làm lợi cho người mà người không biết mà tự đắc phúc”. Tức là, nhân viên chấp pháp do có nhiều cơ hội để bảo vệ quyền lợi của người dân lương thiện, làm lợi cho người ta trong tình huống người ta không hay biết, nhờ đó tích đức, khiến cháu con hưng thịnh. Quách Cung thời Đông Hán chính là một trường hợp điển hình.

Hiểu rõ pháp luật nghị luận pháp luật, không dùng quyền lực thay cho pháp luật

“Hậu Hán thư” có ghi chép, Quách Cung thời Đông Hán kế thừa nghề nghiệp của cha, học tập và giảng dạy pháp luật. Sau này ông làm quan trong triều. Những năm Vĩnh Bình thời Minh Đế, Xa Đô úy Đậu Cố chinh phạt Hung Nô, Kỵ Đô úy Tần Bành làm phó tướng. Tần Bành dùng quân pháp xử tử tội phạm ở địa bàn ông ta đóng quân, Đậu Cố bèn hạch tội Tần Bành độc đoán chuyên quyền, và dâng tấu lên triều đình giết Tần Bành. Minh Đế và các công khanh trong triều đình nghị luận. Những người tham gia nghị luận đều nhất trí đồng ý với bản tấu của Đậu Cố, chỉ có Quách Cung là giữ ý kiến phản đối. Ông nói rằng: “Chiểu theo pháp luật, Tần Bành có quyền thi hành xử tử”. Minh Đế hỏi: “Đại quân xuất chinh, thống nhất do Đốc soái chỉ huy, Tần Bành không có quyền xử tử, sao có thể chuyên quyền giết người được?”. Quách Cung trả lời rằng: “Thống nhất do Đốc soái chỉ huy, đó là về mặt quân sự, hơn nữa địa phương Tần Bành đóng quân không cùng địa phương với Đốc soái, quân pháp quy định, chiểu theo nhu cầu tình hình thực tế, phó tướng có thể linh hoạt xử lý, không cần phải mỗi một việc đều xin chỉ thị từ chủ soái. Do đó, không nên trị tội Tần Bành”. Cuối cùng, Minh Đế tiếp nhận ý kiến của Quách Cung. Quách Cung hiểu rõ pháp luật, nghị luận pháp luật, trách việc người có quyền lực dùng quyền lực thay pháp luật, và đã bảo vệ được tính mạng của Tần Bành.

Thiên Đạo chính trực, không định tội theo nghi ngờ

“Hậu Hán thư” còn có ghi chép một câu chuyện Quách Cung tuân theo pháp luật cứu người. Khi đó xảy ra một vụ án mạng, có 2 anh em cùng nhau giết người, nhưng ai là chủ phạm thì nhất thời khó mà phân định được. Minh Đế cho rằng, người anh không dạy bảo tốt em trai, nên phải chịu trách nhiệm chính, vì vậy phê chuẩn xử tội người anh nghiêm khắc, và miễn tội chết cho người em. Sau đó, Trung thường thị Tôn Chương đọc chiếu thư, nói thành 2 người đều bị phán xử tử hình. Thượng thư biết chuyện đã hạch tội Tôn Chương tội danh “Giả tạo chiếu mệnh Hoàng đế, dâng tấu xin xử tử. Tôn Chương cho rằng mình nhất thời sai lầm, chứ không phải là cố ý. Minh Đế triệu kiến Quách Cung hỏi ý kiến. Quách Cung nói: “Chỉ nên xử phạt tiền Tôn Chương”. Minh Đế hỏi: “Tôn Chương giả mạo Hoàng mệnh, tại sao lại chỉ phạt tiền?”. Quách Cung trả lời rằng: “Pháp luật có phân biệt cố ý và sai lầm, Tôn Chương truyền đạt chiếu mệnh sai, chỉ là sai lầm, phạm tội sai lầm thì xử tội nhẹ”. Minh Đế nói: “Tôn Chương và phạm nhân là người cùng huyện, trẫm nghi ngờ ông ta cố ý làm như thế, không thể tha được”. Quách Cung trả lời rằng: “Thiên Đạo chính trực, quân tử không nên trong khi không có chứng cứ mà nghi ngờ người ta lừa dối, quân vương cần tuân theo Thiên Đạo, không nên định tội theo nghi ngờ”. Minh Đế đồng ý cách nhìn nhận của Quách Cung. Quách Cung đã tỏ rõ tinh thần pháp luật “nghi có tội thì xử không có tội”, đã cứu được tính mạng của Tôn Chương.

Cai quản ngục tù khoan dung, công bằng, nhân nghĩa, tạo phúc ấm cho cháu con

Năm Chương Hòa thứ nhất, đại xá thiên hạ, đối với những phạm nhân tử tù đang giam trong ngục từ ngày Bính Tý tháng 4 về trước đều giảm 1 bậc, và không bị hình phạt đánh roi, đi đày đến Kim thành để trấn thủ biên cương, nhưng lệnh đại xá không đề cập đến những tội phạm đang trốn chạy. Quách Cung dâng tấu lên Hoàng đế rằng: “Hoàng thượng ban ân, giảm hình phạt cho tử tội, để họ đi trấn thủ biên cương, nguyên nhân là coi trọng sinh mạng con người. Hiện nay, tổng số người phạm tử tội trốn chạy không dưới vạn người, từ khi đại xá thiên hạ đến nay, những tội phạm bị bắt về quy án rất nhiều, nhưng chiếu thư xá tội không đề cập đến những người này, họ đều bị phán xử tội nặng. Ngày nay, những người bị xử tội tử hình đều đã được cuộc đời mới, chỉ những tội phạm bị bắt sau đó là vẫn chưa nhận được ân trạch của Hoàng thượng. Thần cho rằng, đối với những người phạm tử tội trước khi có lệnh đại xá, mà sau khi ban lệnh đại xá mới bắt được về quy án, đều nên như vậy, không dùng hình phạt đánh roi, đưa đi đày ở Kim thành để trấn thủ biên cương, như thế vừa bảo toàn được nhân mạng, lại vừa có lợi cho phòng thủ biên cương”. Túc Tông đồng ý với ý kiến của Quách Cung, đã bảo toàn được tính mệnh cho rất nhiều người, cũng khiến họ bảo vệ biên cương cho quốc gia.

Quách Cung cai quản việc pháp luật và xét xử, coi trọng sự khoan dung, công bằng, hình phạt dựa trên nguyên tắc nhân từ khoan dung. Ông đã từng dâng tấu xin thay đổi 41 loại hình phạt nặng thành xử lý nhẹ, đều được Hoàng đế đồng ý. Sách “Vi chính thiện báo sự loại” có ghi chép rằng, Quách Cung làm quan đến chức Đình úy chính, ông đã tạo phúc ấm cho cháu con. Con cháu đời sau của ông có 1 người làm quan đến tước Công, 7 người đến chức Đình úy, 3 người được phong hầu, mười mấy người làm đến chức Thứ sử, Thị trung, còn những người làm đến chức Thị ngự sử, Chính giám bình thì rất nhiều.

Lời kết

“Ở cửa quan dễ tu thiện”, nhất là những người làm công an, kiểm sát, tòa án. Ví như, từ khi Trung Cộng bức hại hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công đến nay, ngày càng nhiều những công chức xuất phát từ lương tri, thiện niệm, sau khi minh bạch chân tướng, trợ giúp chính nghĩa, giúp các học viên Pháp Luân Công vô tội tránh bị hại, họ cai quản ngục tù, tích âm đức, nhất định có dương báo.

Trái lại, nếu người trong cửa quan có ác niệm, lạm dụng quyền lực mưu lợi cá nhân, thì cũng sẽ dễ hành ác tạo nghiệp hơn những nghề nghiệp khác. Ví như, đến nay vẫn có những nhân viên công an, kiểm soát, tòa án do không hiểu rõ pháp lý, hoặc che lấp lương tri, theo kẻ cầm quyền chà đạp pháp luật, tạo ra các án oan án sai, bức hại các học viên Pháp Luân Công lương thiện, chính là đang ở cửa quan làm ác tạo nghiệp.

Lịch sử luôn tuân theo Thiên Đạo, vẫn luôn lặp lại, những người ở cửa quan, nhất là những nhân viên chấp pháp, cần phải quán chiếu khởi tâm động niệm của bản thân, tâm có thiện niệm thì phúc ắt sẽ theo đó mà đến.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/6/461659.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/28/210520.html

 

 

Đăng ngày 03-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post “Ở cửa quan dễ tu thiện” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sáng trong như cảnh vật sau cơn mưa, nhân phẩm như hoa senhttps://vn.minghui.org/news/262270-sang-trong-nhu-canh-vat-sau-con-mua-nhan-pham-nhu-hoa-sen.htmlThu, 29 Feb 2024 11:48:33 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262270[MINH HUỆ 21-04-2016] Chu Đôn Di, tự Mậu Thúc, hiệu Liêm Khê, là người Doanh Đạo, Đạo Châu triều Tống (huyện Đạo, Hồ Nam ngày nay), thế nhân gọi ông là “Liêm Khê tiên sinh”. Ông từ nhỏ thích đọc sách, “lấy các tấm gương tiết tháo để khích lệ […]

The post Sáng trong như cảnh vật sau cơn mưa, nhân phẩm như hoa sen first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Vũ Tường

[MINH HUỆ 21-04-2016] Chu Đôn Di, tự Mậu Thúc, hiệu Liêm Khê, là người Doanh Đạo, Đạo Châu triều Tống (huyện Đạo, Hồ Nam ngày nay), thế nhân gọi ông là “Liêm Khê tiên sinh”. Ông từ nhỏ thích đọc sách, “lấy các tấm gương tiết tháo để khích lệ bản thân, coi sự hiển quý kiệu xe mũ mão, sự giàu có vàng bạc châu báu nhỏ bé như hạt bụi, cho rằng “người quân tử coi việc trau dồi Đạo là cao quý, coi việc thân an lành là giàu có”. Ông làm quan thanh liêm chính trực, nổi tiếng là viên quan thanh liêm, phán xử sáng suốt, nhiều lần minh oan cho người tù tội, dám lên tiếng vì người dân. Ông coi trọng giáo hóa, “Dùng việc học Đạo để dẫn dắt trí thức, trí thức đều theo sự giáo hóa của ông”. Sử sách ca ngợi ông là “Chí hướng cao xa, học rộng thực hành mạnh mẽ, có phong thái của người xưa”.

Năm 24 tuổi, Chu Đôn Di được triều đình bổ nhiệm làm Chủ bạ huyện Phân Ninh, Hồng Châu. Khi đó nhà tù của huyện đang giam giữ rất nhiều phạm nhân, hồ sơ các vụ án bị kéo dài rất lâu không phán xử. Sau khi nhậm chức, ông lập tức thẩm lý, xử lý theo pháp luật, đối với một số người dân vô tội bị giam giữ, ông phóng thích cho về nhà, được người dân ca ngợi. Có một vụ án lâu năm, do tình trạng vụ án phức tạp, đã kéo dài chưa xét xử được, Chu Đôn Di tiếp nhận liền “lập tức thẩm vấn xét xử”, chỉ thẩm vấn 1 lần liền ngay lập tức làm rõ sự tình, và đã có phán quyết. Trước sự việc này, người trong huyện không ai là không thán phục, nói rằng: “cho dù là vị quan già giàu kinh nghiệm cũng không thể làm được”.

Do thành tích nổi bật, Chu Đôn Di rất nhanh chóng được tiến cử làm Tham quân lo liệu việc của quân Nam An, và vẫn phụ trách việc xử án. Khi đó có một phạm nhân, căn cứ theo pháp luật thì không đáng bị phán xử tử hình, nhưng viên Chuyển vận sứ của quân Nam An (tức viên quan hành chính đứng đầu Nam An) là Vương Quỳ muốn xử nặng, khăng khăng xử tử anh ta. Vương Quỳ khi đó là viên quan nổi tiếng hung hãn tàn ác, các quan tuy đều nhận thấy vụ án này phán xử sai, nhưng sợ quyền thế của Vương Quỳ, nên không ai dám đứng ra nói. Duy chỉ có Chu Đôn Hi bước ra, đối chiếu với các quy định pháp luật, dùng lý lẽ dốc sức tranh biện. Nhưng Vương Quỳ hoàn toàn không nghe, Chu Đôn Di lập tức từ quan ra đi, và nói: “Như thế này mà vẫn có thể làm quan sao? Dùng phương pháp coi thường mạng người để lấy lòng thượng cấp, việc như thế ta tuyệt đối không làm”. Câu nói này khiến Vương Quỳ tỉnh ngộ, từ bỏ ý đồ ban đầu, tù phạm được may mắn thoát chết. Sau việc này, Vương Quỳ không khen ngợi sự hiền năng của Chu Đôn Di với các đồng nghiệp, mà còn dốc hết sức tiến cử ông với triều đình.

Không lâu sau, Chu Đôn Di được điều làm Tri huyện Nam Xương. Người Nam Xương vui mừng nói: “Đây chính là người năm xưa ở Phân Ninh đã phán xử chỉ sau một lần thẩm vấn đó, chúng ta có cơ hội khiếu tố rồi”. Những tên tiểu lại xảo quyệt của nha môn và những kẻ xấu ác đều sợ hãi bất an, không chỉ lo lắng đắc tội huyện lệnh, mà còn cảm thấy xấu hổ nếu làm xấu chính sách thiện lương. Khi Chu Đôn Di đảm nhiệm chức Thông phán Hợp Châu, những sự việc không qua tay ông xử lý thì những người bên dưới không dám quyết định, cho dù là giao cho làm thì người dân cũng không nguyện ý.

Khi đảm nhiệm Phán quan vận chuyển Quảng Đông, ông điểm lại những người bị tội tù, coi việc minh oan cho người vô tội là trách nhiệm bản thân, không quản gian khổ đi tuần tra những khu vực mà ông cai quản, cho dù là nơi chướng khí và xa xôi hiểm trở, ông cũng đi tuần tra xem xét. Khi ông đến Đoan Châu, người dân địa phương đem chuyện Tri châu Đỗ Tư lũng đoạn mặt hàng quý Đoan nghiễn (nghiên mực Đoan Châu) tố cáo với Chu Đôn Hi, yêu cầu tra xét, trả lại sự công bằng và con đường sống cho người dân. Nguyên là Đoan Châu nổi tiếng về sản xuất nghiên mực đá cao cấp, Đoan nghiễn đứng đầu 4 loại nghiên mực cao cấp nổi tiếng của Trung Quốc. Tri châu Đỗ Tư, mọi người gọi là Đỗ Vạn Thạch, lợi dụng chức quyền, lũng đoạn toàn bộ việc khai thác đá làm nghiên mực, cho đến việc chế tạo và tiêu thụ nghiên mực, không cho phép người dân khai thác. Sau khi điều tra rõ ràng, Chu Đôn Di đã nói rõ chi tiết những tri châu các nhiệm kỳ trước và cả tri châu tại nhiệm là Đỗ Tư, không ai là không kiếm chác và cưỡng chiếm khai thác đá làm nghiên mực, khiến những người dân làm nghiên mực kêu khổ rợp trời. Để trừ tận gốc tệ nạn này, ông xin triều đình hạ lệnh: Quan địa phương không chỉ không được tham gia khai thác đá Đoan nghiễn, mà còn bản thân không được lấy quá 2 nghiên mực Đoan nghiễn. Tấu sớ của ông được triều đình phê chuẩn. Thế là ông đã trả lại quyền khai thác đá làm nghiên mực lại cho người dân.

Ông coi trọng việc giáo hóa, mỗi khi đến một địa phương làm quan, ông đều đề xướng xây dựng trường học, phát triển giáo dục, đồng thời tận dụng thời gian ngoài giờ làm việc lên lớp giảng dạy. Nhân phẩm và học thức của ông từng cảm động rất nhiều người đến theo ông học tập. Năm Chu Đôn Di 30 tuổi, quan Đại Lý Tự là Trình Hướng vốn từ lâu đã nghe danh tiếng Chu Đôn Hi là người cương trực, giỏi xử án, “thấy ông khí mạo phi thường, nên dùng luận đàm, biết ông là người học đạo, nên đã kết bằng hữu với ông”, đồng thời để hai người con trai của mình là Trình Hạo và Trình Di bái ông làm thầy. Sau này, Trình Hạo, Trình Di đều trở thành những nhà tư tưởng, nhà giáo dục nổi tiếng, được mọi người xưng là Nhị Trình. Sau này, Nhị Trình nói, thời niên thiếu do được nghe Chu tiên sinh giảng đạo, nên “vui thích và có chí cầu đạo”.

Khi nhậm chức Thông phán Cán Châu, Chu Đôn Hi và thượng cấp là Tri phủ Cán Châu Triệu đã gây dựng tình bạn sâu sắc. Triệu Biện khâm phục Chu Đôn Di có phong thái “tấm lòng phóng khoáng lỗi lạc, sáng trong như cảnh vật sau cơn mưa”. Chu Đôn Di thì kính trọng Triệu Biện có bẩm tính “cương trực không a dua, thiết diện vô tư”. Triệu Biện cũng là người vô cùng coi trọng việc giáo hóa, hai người phân tích, muốn quản lý tốt Kiền Châu, còn muốn thông qua việc dạy học để giúp đỡ những người đọc sách tăng cường tu dưỡng tự thân, gây dựng phong trào tập quán học tập trong xã hội, từ đó nâng cao tố chất của người dân. Hai người cùng nhau lập ra trường học “Thanh Khê thư viện”, đồng thời giảng dạy trong trường. Triệu Biện giảng “Cẩn thận ngay cả khi ở một mình, đó là cánh cửa bước vào đạo đức”. Chu Đôn Di giảng nội dung “Người quân tử không có lỗi lầm lặp lại”, ý nghĩa đều là đạo làm người nghiêm khắc yêu cầu bản thân, được mọi người yêu thích đón nhận. Mỗi khi họ đến giảng dạy, “những trí thức đến theo học rất đông”, toàn bộ trường học không còn chỗ trống. Dưới sự khởi xướng của hai người, các cấp đều nổi lên phong trào dạy và học, Kiền Châu hiển hiện cảnh tượng phồn vinh, nền chính trị trong sáng, trăm nghề hưng thịnh, phong thái người dân thuần khiết chất phác, văn hóa lên đến đỉnh cao.

Chu Đôn Hi coi nhẹ danh lợi, không bao giờ dùng quyền để mưu đồ cá nhân. Ông đã viết “Nhậm sở ký hương quan cố cựu” cho người trong dòng tộc ở quê hương, trong bài thơ có câu “quan thanh liêm được mộng hồn yên”, đã nói ra tôn chỉ làm quan của ông. Ông nói như thế, cũng làm như thế, và từng tự thuật rằng: “Khoai rau đủ qua năm, ăn mặc là áo vải. Ấm no là phú quý, khỏe yên là vô giá. Ta vui dễ hài lòng, liêm khiết sớm tối răn”.

Qua đó có thể thấy sự kiên trì tiết tháo và tôn chỉ của ông. Tuy làm quan các nơi, nhưng bổng lộc của ông rất ít. Cho dù như thế, ông vẫn dùng phần lớn lương bổng của mình để tài trợ cho người khác, bản thân ông thanh bần nhưng chưa bao giờ ông coi đó là cái khổ, trái lại, ông sống rất yên vui. Một lần ông bị bệnh, người bạn là Phan Hưng Tự đến thăm ông, cảm thán rằng: “Nhìn vào nhà ông ấy, ăn mặc trang phục như của người hầu, cũng chỉ có 1 chiếc rương cũ, tiền không nổi 100 tiền, không ai là không phục ông ấy. Đây là những điều chính mắt tôi trông thấy”. Thân làm quan châu, cuộc sống đơn giản chất phác như thế này, sao có thể không khiến người ta kính phục được!

Trong bài thơ “Ký Chu Mậu Thúc” của mình, Triệu Biện có viết: “Thơ bút không nhàn quan đích thực, tụng đình vô sự dân hân hoan”, ca ngợi Chu Đôn Di khi nhậm chức Tri châu Sâm Châu, việc kiện tụng, xử án hầu như không còn, dân chúng hân hoan. Tô Thức cũng đã từng cảm khái nói rằng: “Tiên sinh vốn toàn đức, thanh liêm lui một góc”. Trong bài tự của tập thơ “Liêm Khê thi”, Hoàng Đình Kiên cũng ca ngợi ông rằng: “Nhân phẩm rất cao, tấm lòng phóng khoáng lỗi lạc, trong sạch như cảnh vật sau cơn mưa”. “Trong sạch như cảnh vật sau cơn mưa” cũng đã trở thành thành ngữ lưu truyền lại đời sau, ý nghĩa gốc là cảnh tượng trong sáng tinh khiết của vạn vật sau khi mưa tạnh, cũng thường dùng để ví tấm lòng, cái tâm rộng mở của con người. Mọi người khâm phục cách ông làm người, làm quan, tu học, mỗi khi ông đến nơi nào thì đều được người dân nơi đó kính yêu.

Khi ông đảm nhiệm chức Tri quân của quân Nam Khang, ông từng xây dựng thư đường ở chân núi Lư Sơn. Do trước thư đường có một con suối, nên ông đặt tên là Liêm Khê, để nói nên chí hướng thanh bạch, và xây dựng trường học Thanh Khê thư viện ở đó, những năm cuối đời, ông về quy ẩn nơi này. Có lúc ông đọc kinh tham ngộ Đạo, giao du với cao tăng, Đạo sĩ, có lúc ông giảng dạy, giáo dục người. Cả cuộc đời, ông rất yêu hoa sen, ông đào một cái hồ trước thư đường, đặt tên là Liên Trì, trồng hoa sen, dùng sự thanh cao tinh khiết của hoa sen để gửi gắm tâm chí cả đời mình.

Trong tác phẩm “Ái liên thuyết” nổi tiếng của mình, ông viết: “Tôi chỉ yêu hoa sen, mọc ra từ bùn lầy mà không nhiễm bẩn, giỡn với sóng xanh mà không lơi lả, bên trong trống rỗng thông đạt mà bên ngoài thẳng tắp, không dây leo không cành nhánh, hương càng xa càng thơm dịu… hoa sen, loài hoa của người quân tử”. Có thể nói, hoa sen cũng giống như ông vậy, ông cũng giống hoa sen vậy. Phong thái quân tử thanh cao thanh khiết như hoa sen, chẳng phải chính là tấm gương chân thực ở bất kỳ hoàn cảnh nào ông cũng làm được kiên trì chí hướng tiết tháo không lay chuyển đó sao? Đọc “Ái liên thuyết” khiến người ta sản sinh sức mạnh tinh thần gạn đục khơi trong, quét sạch cáu bẩn bụi trần, khích lệ thế nhân, bất kể trong hoàn cảnh nào cũng kiên trì chân lý và đạo nghĩa, không chung đường chung lối với thế lực hắc ám của xã hội, trước sau bảo trì bản sắc chân ngã của mình, mỹ đức như hương thơm hoa sen, càng xa hương càng dịu dàng thanh khiết.

(Tham khảo “Tống sử”; “Chu Liêm Khê tập”)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/21/326924.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/25/214439.html

Đăng ngày 29-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Sáng trong như cảnh vật sau cơn mưa, nhân phẩm như hoa sen first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
“Trinh Quán chính yếu” và “Khang Hy chính yếu” (Phần 2)https://vn.minghui.org/news/262248-trinh-quan-chinh-yeu-va-khang-hy-chinh-yeu-2.htmlWed, 28 Feb 2024 11:18:48 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262248[MINH HUỆ 12-11-2016] Tiếp theo Phần 1 2. “Khang Hy chính yếu” Khang Hy Đại đế họ Ái Tân Giác La, tên là Huyền Diệp, là vị hoàng đế thứ 4 triều Thanh, và là vị hoàng đế thứ 2 sau khi nhà Thanh định đô ở Bắc Kinh, niên hiệu […]

The post “Trinh Quán chính yếu” và “Khang Hy chính yếu” (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Tần Sơn

[MINH HUỆ 12-11-2016]

Tiếp theo Phần 1

2. “Khang Hy chính yếu”

Khang Hy Đại đế họ Ái Tân Giác La, tên là Huyền Diệp, là vị hoàng đế thứ 4 triều Thanh, và là vị hoàng đế thứ 2 sau khi nhà Thanh định đô ở Bắc Kinh, niên hiệu là Khang Hy, với ý nghĩa là ‘Vạn dân khang ninh, thiên hạ hy thịnh’ (Vạn dân yên vui, thiên hạ hưng thịnh). Khang Hy Đại đế đã đặt định nền móng cho sự hưng thịnh của triều Thanh, khai sáng ra cục diện Khang Càn thịnh thế, được người đời sau tôn xưng là “Thiên cổ nhất đế”, miếu hiệu Thánh Tổ, thụy hiệu Hợp Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Triết Cung Kiệm Khoan Dụ Hiếu Kinh Thành Tín Công Đức Đại Thành Nhân Hoàng Đế, thông thường gọi là Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế.

“Khang Hy chính yếu” chủ yếu ghi chép những lời giáo huấn, lời nói của Khang Hy Đại đế khi xử lý chính sự, và đối thoại của ông với các đại thần, trong đó bao gồm rất nhiều phương diện như đạo làm vua, bổ nhiệm hiền tài, khoan dung nhân đức, tiết kiệm, thành tín v.v.

Người biên soạn “Khang Hy chính yếu” là Chương Xâm (1861-1949), tên là Chính Diệu, tự Lập Quang, hiệu Nhất Sơn, là người trấn Hải Du huyện Tam Môn tỉnh Chiết Giang. Ông là một học giả, nhà giáo dục và nhà thư pháp nổi tiếng. Chương Xâm sinh ra trong gia đình học giả, 6 tuổi ông vào trường tư thục, 18 tuổi ông dự thi và đỗ tú tài, sau đó ông đến Tinh xá Hỗ Kinh ở Hàng Châu để nghiên cứu sâu, theo học danh sư nổi tiếng Giang Nam là Du Khúc Viên, được thầy Du đích thân truyền thụ. Ông nghiên cứu kinh sử, và học thuật số, thiên văn, địa lý, học vấn tiến bộ từng ngày. Ông từng đến các tỉnh Tứ Xuyên, Giang Tây, Hồ Nam mưu sự, khảo sát dân tình, phong tục, và mở rộng kiến thức. Năm Quang Tự thứ 30 (năm 1904), Chương Xâm đến kinh thành thi đỗ tiến sĩ, sau khi thi đình được ban chức Hàn lâm viện Kiểm thảo. Sau này qua nhiều lần bổ nhiệm, ông làm các chức Kinh sư Đại học đường Dịch học quán Đề điều, Giám đốc, Hàn lâm viện Quốc sử quán Hiệp tu, Toản tu, Công thần quán Tổng toản, Đức tông Thực lục quán Toản tu, Bưu truyền bộ Thừa tham thượng Hành tẩu. Ông còn kiêm Kinh sư Đại học đường Kinh khoa, Văn khoa Đề điều, Bưu truyền bộ, Giao thông bộ Truyền tập sở Giám đốc, Hiệu trưởng trường Sư phạm nữ Bắc Kinh.

Chương Xâm trên cơ sở “Xem xét nguyên nhân hưng suy của các triều đại, khảo sát nguyên nhân thay đổi của các triều đại”, cho rằng sự quản trị của Khang Hy đứng đầu “sự quản trị của trăm vua”. Trong “Đề thức” của “Khang Hy chính yếu”, Chương Xâm đã có những đánh giá cực cao dành cho Khang Hy Đại đế: “Thiết nghĩ sự quản trị của trăm vua, không ai vượt qua được Thánh Tổ triều ta. Thánh Tổ nhân như Nghiêu, kiệm như Vũ, văn như Thuấn, võ như Thang, hiếu học như Ân Tông, cung kính như Chu Khảo, mà sự quản trị của ngài như có vẻ học theo đời trước nhưng thực tế là sáng tạo ra, thực ra trông như an nhàn mà thực tế là nguy nan, vận dụng như Thần, khiến thiên hạ yên định, hưởng lộc nước lâu dài, kéo dài cho các đời sau”.

Do sự hùng vĩ của thời thịnh thế Khang Hy, và do sự khâm phục và kính ngưỡng đối với Khang Hy Đại đế, Chương Xâm nảy sinh ý tưởng mô phỏng theo “Trinh Quán chính yếu” của Ngô Căng đời Đường để soạn ra “Khang Hy chính yếu”. Để thực hiện nguyện vọng lớn lao này, Chương Xâm tận dụng điều kiện nhậm chức của mình, sưu tập lượng lớn tài liệu chính sử, thận trọng đánh giá ghi chép các văn tập liên quan. Đối với dã sử và các tài liệu không chính thức khác, ông giữ thái độ thận trọng nghiêm cẩn “không dám hỗn tạp”. Đồng thời, ông còn chủ động thảo luận ngày đêm với các quan đồng liêu ở Đồng giảng Tập quán. Sau khi trải qua nhiều năm nỗ lực, cuối cùng ông đã biên soạn ra cuốn “Khang Hy chính yếu” gồm 24 quyển, tổng 42 chương. Chương Xâm cho rằng, Khang Hy Đại đế “Thánh đế có học vấn rộng lớn, đức lớn bao la, quy mô sâu xa, thực sự là mở ra con đường quản trị có đạo vạn năm”.

Sách “Khang Hy chính yếu” dường như chiểu theo thể lệ của “Trinh Quán chính yếu” của Ngô Căng triều Đường, phân loại, lựa chọn các loại tư liệu về sự tích liên quan đến Khang Hy. So với “Trinh Quán chính yếu” thì nó thêm các chương “Tuân pháp tổ chế”, “Ưu lễ đại thần”, “Cần học”, Tuất huân cựu”, “Thượng liêm”, “Lý học”, “Dư địa”, “Lịch toán” v.v. Theo “Đề thức” của tác giả, “Khang Hy chính yếu” hoàn thành vào năm Tuyên Thống thứ 2 (năm 1910), và được khắc in phát hành cùng năm. Sau đây, tuyển chọn 4 đoạn để độc giả cùng thưởng thức.

Quyển 2 – Luận chính thể đệ 2: Năm Khang Hy thứ 5 (năm 1686), Thánh tổ Hoàng đế căn dặn các quan đại học sĩ rằng: “Ta cho rằng từ xưa đến nay, đế vương vỗ yên cai quản bách tính, chính trị trong sáng, giáo hóa thông suốt, thay vì trừng phạt dân bằng hình phạt khiến họ sợ pháp luật, tránh được việc phạm tội, thì tốt hơn là nên dùng đức giáo hóa, để khiến dân trong sạch, luôn hướng thiện, không nhẫn tâm làm điều ác. Sách “Thượng thư” có viết rằng: ‘Thiên hạ vạn bang điều hòa dung hợp, thì bách tính lên dân trở nên thiện lương và hòa mục’. Sách Thượng Thư cũng viết rằng: ‘Hoàng đế đối với bề tôi cần đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, đối với dân chúng cần khoan hồng đại lượng’. Thời đại Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, trị sửa chiểu theo nguyện vọng của mọi người, giống như gió cổ động nhân dân bốn phương, kết quả đã nghiệm chứng điều này. Trẫm từng cung kính theo sự hưng thịnh thời thượng cổ, nỗ lực tiến hành giáo hóa, hy vọng dùng nó để cảm hóa cái thiện lương của mọi người, cùng họ bước tới con đường chính đạo”.

Quyển 11 – Luận khoan nhân đệ 14: Năm Khang Hy thứ 35 (năm 1696), Thánh tổ Hoàng đế căn dặn các nghị chính đại thần rằng: “Thiên hạ nên lấy nhân đức cảm hóa, không được chỉ dùng uy thế để khiến họ quy phục. Ngày nay trẫm đích thân chinh phạt Cát Nhĩ Đan, đều do tội lỗi Cát Nhĩ Đan mà chuốc lấy. Hơn nữa Cát Nhĩ Đan hung ác tàn bạo, thì trẫm dùng khoan dung nhân từ đối đãi với ông ta; Cát Nhĩ Đan gian trá quỷ quyệt, thì trẫm dùng thành tín đối đãi với ông ta. Trẫm đã từng thấy văn hiến trong kinh sử viết rằng, chỉ có người nhân đức thì mới không có kẻ địch. Giờ đây, Cát Nhĩ Đan đã vào đường cùng, sai sứ giả Cách Lỗi Cô Anh đến xin hòa, ý trẫm vẫn là vỗ về”.

Các đại thần dâng tấu rằng: “Hoàng thượng thực sự là có cái tâm hiếu sinh của trời đất, thực sự là từ xưa đến nay không có”.

Thánh tổ Hoàng đế nói: “Tướng soái thời cổ đại, cho dùng giỏi dụng binh, nhưng nhiều người đã tàn sát những kẻ địch đã đầu hàng. Có người bản thân không được chết yên lành, có người thì cháu con suy bại, đây đều là lời cảnh tỉnh rõ ràng về việc hiếu sát. Quân chủ cổ đại, có người dốc hết sức lực vào chinh chiến, thích công lao lớn, ý kiến của trẫm không cho rằng như thế là đúng. Trẫm chỉ hy vọng thiên hạ hòa thuận yên vui, bốn biển thanh bình, người người no đủ, nhân dân ai nấy sống yên ổn mà thôi. Sứ giả của Cát Nhĩ Đan là Cách Lỗi Cô Anh có thể để ông ta trở về”.

Quyển 18 – Luận lý học đệ 28: Thánh tổ Hoàng đế đích thân soạn “Tính lý đại toàn tự”, viết rằng: “Thánh vương thời thượng cổ, sở dĩ có thể kế thừa ngôi vị thiên tử, làm quân chủ và thầy của vạn dân thiên hạ, không chỉ có phương pháp quản trị quốc gia nghiêm minh, đầy đủ, mà còn có sự tinh thâm của tâm pháp, và đạo pháp. Sự giáo huấn của đạo chấp trung, bắt đầu từ Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, học vấn của đế vương, không điều gì là không từ đó mà sinh ra, phát triển ra. Đàm luận về nhân tâm, ngài nói: ‘Nhân tâm tự tư thì nguy hiểm, đạo tâm sâu sắc nhẹ sáng’. Đàm luận về nhân tính, ngài nói: ‘Thuận theo thiên tính tự nhiên của con người, tìm được biện pháp an định họ, thì đó chính là quân vương’. Chiểu theo đạo lý thiên tính tương đồng, lương trí cố hữu trong nhân tâm, đó chính là cội nguồn của các loại thiện niệm. Lấy điều này làm gốc để xây dựng nguyên tắc quản trị chí cao vô thượng, thì sẽ trở thành thiên đức vương đạo thuần chính, thì sẽ thành tựu nhất đạo đồng phong của việc quản trị. Muốn tu dưỡng thân tâm, đạt được thời thịnh trị lý tưởng, nếu rời xa đại đạo này thì làm sao có con đường để tiến bước được? Trẫm kế thừa điển chế hoàn mỹ mà Thái tổ, Thái tông tích lũy, kế thừa đại nghiệp lớn lao của Thế tổ Chương Hoàng Đế, ngày đêm cung kính e sợ, tạo ân huệ cho mọi người, mong đạt được sự thịnh trị thái bình. Mỗi khi nghĩ đến sự quản trị của Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ, Thương Thang, Chu Văn Vương, dùng đạo nghĩa làm gốc, mà đạo nghĩa của họ lại lấy tâm tính làm gốc. Nghiêm túc xem xét rõ cái lý của nhân tính, để phụ giúp giải thích lục kinh, phát huy đạo của thánh vương, thì không thời nào rõ ràng tường tận bằng các vị đại Nho đời Tống”.

Quyển 17 – Luận kinh sử văn học đệ 29: Sách “Tứ thư giải nghĩa” khắc in xong, Thánh tổ Hoàng đế đích thân viết lời tựa rằng: “Trẫm suy nghĩ Trời sinh Thánh hiền, làm quân chủ và thầy của nhân dân, truyền thừa đạo thống thiên thu vạn đại, đó cũng chính là mấu chốt của việc quản trị. Từ sau thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ, Thương Thang, Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương, thì có Khổng Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử. Mà ngoài “Dịch kinh”, “Thư kinh”, “Thi kinh”, “Lễ ký”, “Xuân thu” ra, còn có 4 bộ sách “Luận ngữ”, “Đại học”, “Trung dung”, “Mạnh Tử”. Điều này giống như ánh sáng mặt trăng mặt trời đi qua bầu trời, như non nước Ngũ nhạc Tứ độc chảy và đứng trên trái đất. Quan trọng biết bao. Có bốn bậc thầy Khổng Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, mà sau này đạo của Văn Nhị Đế Tam Vương là Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn Vương mới được truyền thừa lại. Có sách của bốn bậc thầy mà sau này thể hệ lý luận của Ngũ kinh mới được hoàn chỉnh. Sách của bốn bậc thầy, đầu tiên là đắc được nghĩa tinh vi của Ngũ kinh, sau đó thêm phát triển luận thuật. Khổng Tử đã lấy sự Thánh minh chưa từng có từ khi sinh ra nhân loại, và sự thảo luận chính sự và học vấn của quân chủ, đại phu và đệ tử của ông thời Xuân Thu liệt quốc, toàn bộ thiên đức vương đạo cũng như mấu chốt tu kỷ trị nhân, đều đưa vào trong sách “Luận ngữ” này. “Đại học”, “Trung dung” đều là sự truyền thừa của tư tưởng Khổng Tử, mà Tăng Tử, Tử Tư đắc được sự chính thống của Khổng Tử. Minh đức, tân dân, chí ư chí thiện, đây là nguyên nhân khiến quốc gia, thiên hạ được trị sửa và yên định. Trời ban cho gọi là nhân tính, tuân theo nhân tính gọi là đạo, tu theo đạo gọi là giáo hóa, cho đến đạt được trung hòa. Đây chính là cội nguồn của sự sinh trưởng sáng tạo của trời đất vạn vật, là sự thông hành trong thiên hạ của cửu kinh ngũ đạt đạo. Đến Mạnh Tử, kế thừa đạo thống của các bậc Thánh xưa, khai sáng Nho học sau này, phá trừ dị đoan tà thuyết, để quy chính nhân tâm, khiến tôn chỉ nhân tính bản thiện, nhân chính nhân nghĩa có thể hiển hiện sáng khắp thiên hạ. Những lời dạy bảo ngôn luận của các bậc Thánh hiền này, đều là làm ra vì nhân dân thiên thu vạn đại. Đạo thống của Nho học là ở đây, sự quản trị thiên hạ cũng là ở đây”.

Thực lục quán Tổng tài, Quân cơ Đại thần, Thể nhân các Đại học sĩ Từ Thế Xương đã ca ngợi trong bài tựa của “Khang Hy chính yếu” rằng: “Xem xét Chương Xâm, học rộng nghĩ sâu, nắm rõ điển cố, nên phỏng theo thể thức của “Trinh Quán chính yếu” của Ngô Căng đời Đường, đã soạn “Khang Hy chính yếu” gồm 24 quyển, với 42 mục, lựa chọn ngôn ngữ tinh vi tường tận, khiến cho người đọc 200 năm sau như thấy được khí thế các đại thần Vương Thị Hy, Phùng Thị Phổ, Lý Thị Quang cùng trong điện đường vậy”. Đồng thời ông đánh giá cao thời thịnh thế Khang Hy là “Giá trị kéo dài qua năm tháng, sự hưng thịnh của đạo làm người, sự an lành tạo phúc cho người dân, thì từ thời Hán đến nay chưa từng có”. Một vị khác viết lời tựa cho “Khang Hy chính yếu” là Hiệp biện Đại học sĩ, Ngoại vụ bộ Thượng thư Cù Hồng Tập, ca ngợi Khang Hy Đại đế rằng: “Thánh tổ viết trong “Đình huấn” rằng: ‘Tâm pháp là cội nguồn của phép quản trị’. Đây chính là nối tiếp đạo trị quốc tâm truyền của Nghiêu Thuấn, mà còn hơn cả Nghiêu Thuấn”.

Lời kết

Ngô Căng và Chương Xâm với thái độ nghiêm cẩn của nhà sử học, đã lưu lại tín sử cho hậu thế, đọc hai bộ điển tịch cổ này, có thể thấy được trục chính, đó chính là tu tâm hướng thiện, nhân tâm nhân nghĩa, thuận theo lẽ Trời, trừ bỏ ác, hồng dương thiện.

Tài liệu tham khảo và xuất xứ:

“Trinh Quán chính yếu” của Ngô Căng đời Đường.

“Đế phạm” của Đường Thái Tông Lý Thế Dân đời Đường.

“Lãm ‘Trinh Quán chính yếu’” của Khang Hy Đại đế Ái Tân Giác La Huyền Diệp đời Thanh.

“Khang Hy chính yếu” của Chương Xâm đời Thanh.

(Hết)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/12/《贞观政要》与《康熙政要》-下–337370.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/4/214167.html

Đăng ngày 28-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post “Trinh Quán chính yếu” và “Khang Hy chính yếu” (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
“Trinh Quán chính yếu” và “Khang Hy chính yếu” (Phần 1)https://vn.minghui.org/news/262215-trinh-quan-chinh-yeu-va-khang-hy-chinh-yeu.htmlTue, 27 Feb 2024 12:40:01 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262215[MINH HUỆ 11-11-2016] “Trinh Quán chính yếu” và “Khang Hy chính yếu” đã ghi lại hai thời kỳ hoàng kim rực rỡ trong lịch sử Trung Quốc – thời kỳ “Trinh Quán chi trị” và “Khang Hy thịnh thế”, ghi chép lại những lời nói và hành động của Hoàng […]

The post “Trinh Quán chính yếu” và “Khang Hy chính yếu” (Phần 1) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Tần Sơn

[MINH HUỆ 11-11-2016]

“Trinh Quán chính yếu” và “Khang Hy chính yếu” đã ghi lại hai thời kỳ hoàng kim rực rỡ trong lịch sử Trung Quốc – thời kỳ “Trinh Quán chi trị” và “Khang Hy thịnh thế”, ghi chép lại những lời nói và hành động của Hoàng đế Đường Thái Tông và Hoàng đế Khang Hy, những người đã tạo dựng nên những thời kỳ thịnh vượng này, cũng như tương tác của họ với các đại thần.

1. “Trinh Quán chính yếu”

“Trinh Quán chính yếu” là một tác phẩm lịch sử với tính chất chính luận, được biên soạn bởi nhà sử học thời Đường, Ngô Căng. Tác phẩm chủ yếu ghi chép lại lời nói, gồm 10 quyển với 40 bài, phân loại và biên tập các cuộc đối thoại về vấn đề chính trị giữa Đường Thái Tông và các đại thần trong thời kỳ Trinh Quán như Ngụy Trưng, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối… cũng như một số lời khuyên, thỉnh cầu và báo cáo của các đại thần. Ngoài ra, còn ghi chép về một số biện pháp lớn về chính trị và kinh tế. So với các tác phẩm lịch sử khác như “Cựu Đường thư”, “Tân Đường thư”, “Tư trị thông giám” ghi chép về thời kỳ Trinh Quán, thì “Trinh Quán chính yếu” cung cấp thông tin chi tiết hơn.

Ngô Căng (670–749), người Tuấn Nghi, Biện Châu (nay là Khai Phong, Hà Nam), sinh vào năm Tổng Chương thứ ba đời Đường Cao Tông, và qua đời vào năm Thiên Bảo thứ tám đời Đường Huyền Tông. Lịch sử ghi nhận rằng Ngô Căng “chăm chỉ học tập, am hiểu sâu rộng về kinh sử”. Là một quan sử, ông không chỉ viết sử chân thực, mà còn dám thẳng thắn trình bày vấn đề chính trị mà không quan tâm đến sự an nguy của bản thân. Ngô Căng khi mới vào Sử quán đã từng phẫn nộ trước hành động “lời nói dối tô vẽ, không viết chính trực” của Vũ Tam Tư và những người khác. Ông cho rằng “viết sử của quốc gia phải ghi chép rõ ràng về điều tốt và xấu”. Ông tự viết sử của triều đại mình để bảo tồn sự thật lịch sử. Khi giải thích cho Huyền Tông về đặc điểm của bản sử do mình viết, ông nói rằng “tuy văn phong không tinh xảo, nhưng mọi sự kiện đều dựa trên sự thật”. Điểm nổi bật trong phong cách sử học của Ngô Căng là “viết thẳng thắn”. Trong thời gian làm quan sử, ông đã dành thời gian rảnh để viết “Trinh Quán chính yếu”, mong muốn để lại cho hậu thế một sử sách đáng tin cậy.

Trong cả “Lời tựa Trinh Quán chính yếu” và “Dâng biểu Trinh Quán chính yếu”, Ngô Căng đều giải thích về bối cảnh viết cuốn sách này. Trong lời tựa, ông giới thiệu rằng: Thị trung An Dương công, Trung thư lệnh Hà Đông công, là lương tướng của Đại Đường từ khi thành lập quốc gia, “luôn khắc chế bản thân, gắng sức tinh tấn, nhớ lại quá khứ”, rất ngưỡng mộ thời kỳ Trinh Quán, cảm thấy rằng “chính trị giáo hóa thời Đường Thái Tông để lại dấu vết đáng để quan sát, từ xưa đến nay chưa từng có”. Do đó, ông đã chỉ đạo Ngô Căng biên soạn cuốn sách này.

Đầu thời kỳ Trinh Quán, Đường Thái Tông muốn hiểu rõ được điểm mạnh và yếu của các đời hoàng đế trước đó, ông đã ra lệnh cho Ngụy Trưng, Ngu Thế Nam và các đại thần khác biên soạn “Quần thư trị yếu”. Người biên soạn đã chọn lọc tư liệu từ các tác phẩm kinh sử tử tập của các thời đại trước, tổng kết được điểm mạnh và yếu của các hoàng đế từ thời cổ đại đến thời nhà Tấn.

Chính Đường Thái Tông cũng tự mình viết những tác phẩm như thế. Ông hoàn thành 12 chương “Đế phạm”, và vào năm Trinh Quán thứ 22 (năm 648) chính thức trao cho Hoàng thái tử Lý Trị, nhấn mạnh rằng đây là di huấn: “Đạo sửa mình cai quản chính sự đều có trong đó, khi trẫm không còn, thì không còn gì để nói nữa.” Hành động của Đường Thái Tông chắc chắn đã truyền cảm hứng cho người sau. Có nhiều tên chương giống nhau hoặc tương tự giữa “Đế phạm” và “Trinh Quán chính yếu”. Khi so sánh hai cuốn sách (“Đế phạm” phía trước “Trinh Quán chính yếu” phía sau), ta thấy như sau:

“Quân thể” – “Quân đạo”, “Chính thể”;

“Kiện thân” – “Phong kiến”;

“Cầu hiền” – “Nhiệm hiền”;

“Thẩm quan” – “Trạch quan”;

“Nạp gián” – “Nạp gián”;

“Khứ sàm” – “Đỗ sàm tà”;

“Giới doanh” – “Khiêm nhượng”;

“Sùng kiệm” – “Kiệm ước”;

“Thưởng phạt” – “Hình pháp”;

“Vụ nông” – “Vụ nông”;

“Duyệt vũ” – “Chinh phạt”;

“Sùng văn” – “Sùng Nho học”, “Văn sử”.

Rõ ràng, 12 chương của “Đế phạm” đều được Ngô Căng tham chiếu hấp thụ.

“Trinh Quán chính yếu” gồm 10 quyển, được chia thành 40 bài, mỗi bài có tên phản ánh nội dung cơ bản của bài đó, nội dung tương tự của một số bài được gộp lại thành một quyển, mỗi quyển phản ánh một loại vấn đề. Do nội dung của cuốn sách được sắp xếp theo chủ đề riêng biệt, nên rất thuận tiện cho việc tra cứu và sử dụng.

Nội dung của cuốn sách này rất phong phú, bao gồm các cuộc đối thoại giữa Đường Thái Tông và các đại thần (giống như sách ghi chép lời nói); có bản gốc hoặc trích đoạn của các chiếu thư và tấu biểu (giống như tập hợp văn chương); có diễn biến của một số sự kiện lịch sử (giống như thể loại ghi chép đầu đuôi sự việc); có truyện ký của các nhân vật (giống như thể loại ghi chép truyện ký); nội dung trong cùng một phần thường được sắp xếp theo trình tự thời gian xảy ra (giống như thể loại biên niên sử). Mặc dù nội dung ghi chép phong phú, các vấn đề rất đa dạng, thể loại sử dụng cũng khá linh hoạt, nhưng mục đích chỉ có một, đó là tuyên truyền về nền chính trị nhân đức và thuật cai trị của Đường Thái Tông, tổng kết kinh nghiệm và bài học giúp quốc gia thịnh trị yên ổn lâu dài.

“Trinh Quán chính yếu” đối với triều Đường là một cuốn sách rất kịp thời, được sử dụng làm tài liệu học tập cho các hoàng tử. Đường Tuyên Tông Lý Thầm là một vị vua có một số thành tựu trong thời Vãn Đường, ông rất chú trọng nghiên cứu “Trinh Quán chính yếu”, rút ra kinh nghiệm trong việc cai trị. Đường Tuyên Tông từng “chép ‘Trinh Quán chính yếu’ lên bình phong, mỗi lần đọc đều nghiêm trang và cung kính”.

Các hoàng đế triều Nguyên đã nhiều lần nhắc đến cuốn sách “Chính yếu”, và yêu cầu Nho thần đương thời giảng giải nội dung sách. Triều Minh quy định, ngoài các ngày 3, 6, 9 hàng tháng hoàng đế thiết triều ra, buổi trưa mỗi ngày đều yêu cầu các thị thần giảng dạy “Chính yếu”. Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm đặc biệt chú ý đến việc xuất bản “Chính yếu”, tự mình làm lời tựa, thể hiện sự ngưỡng mộ. Các hoàng đế triều Thanh như Khang Hy, Càn Long đều rất quen thuộc với nội dung “Chính yếu” và rất ngưỡng mộ “Trinh Quán chi trị”. Hoàng đế Càn Long từng nói: “Trẫm thường đọc sách này, nghĩ về thời kỳ đó, chưa bao giờ không ngưỡng mộ mà tán thán lên: ‘Trinh Quán chi trị thật là rực rỡ!’”

“Trinh Quán chính yếu” cũng có ảnh hưởng lớn ở nước ngoài. Khoảng thế kỷ thứ chín, cuốn sách này đã được truyền đến Nhật Bản. Trong thời kỳ Kamakura, vào năm 1205, học giả Sugawara no Tamenaga được chỉ định làm giảng viên, giảng dạy “Chính yếu” cho Mạc phủ, có ảnh hưởng lớn đến chính trường Nhật Bản thời đó. Trong thời kỳ Edo, Mạc phủ Tokugawa ban hành 17 điều “Luật cấm cung và quốc gia” năm 1615, điều đầu tiên quy định Thiên tử phải đọc “Trinh Quán chính yếu”, để “hiểu rõ Đạo xưa”. Sau đó, “Chính yếu” được phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản.

Đường Thái Tông đã tạo dựng thời kỳ thịnh vượng của Đại Đường, “Trinh Quán chính yếu” đã luận thuật toàn diện về lòng nhân ái, chính sách nhân từ, trị quốc bằng đức, coi dân là gốc, khởi đầu thiện và kết thúc cẩn thận, giới cấm xa hoa và tham lam, bổ nhiệm người tài đức, v.v., với nhiều câu ngạn ngữ và câu danh ngôn. Dưới đây chỉ là một vài đoạn được chọn lọc để chia sẻ với độc giả.

Cuốn Sáu – Luận Khiêm Nhường: Vào năm Trinh Quán thứ nhất, Đường Thái Tông nói với các đại thần thị tòng rằng: “Người ta nói rằng, vì là Thiên tử nên có thể tự cho mình là quý phái và cao quý, không sợ hãi điều gì, nhưng trẫm cho rằng, điều này hoàn toàn ngược lại. Thiên tử càng phải khiêm tốn và cẩn trọng, luôn phải có lòng kính sợ. Trước đây, vua Thuấn đã khuyên vua Vũ rằng: ‘Chỉ cần khanh không kiêu ngạo, thì không ai trên thế giới này sẽ tranh cãi với khanh về khả năng, chỉ cần khanh không tự phụ, thì không ai trên thế giới này sẽ tranh cãi với khanh về công lao.’ Kinh Dịch nói: ‘Phép tắc của quân tử là ghét sự tự mãn và coi trọng sự khiêm tốn.’ Khi đã trở thành Thiên tử, nếu chỉ cho rằng mình cao quý, không giữ thái độ khiêm tốn và cẩn trọng, thì nếu mình có lỗi lầm, ai sẽ dám xúc phạm đến uy nghiêm để đưa ra ý kiến? Trẫm thường nghĩ rằng, mỗi lời nói, mỗi việc làm của đế vương, đều phải sợ Trời cao, sợ quần thần. Trời tuy cao nhưng có thể nghe được lời bàn tán dưới đất, làm sao không sợ Trời? Công khanh bá quan ở dưới đều theo dõi trẫm, làm sao không khiến người ta sợ hãi? Do đó, ngay cả khi đế vương luôn giữ lòng khiêm tốn và kính úy, e rằng vẫn không thể đáp ứng được ý Trời và ý nguyện của bách tính”.

Cuốn Năm – Luận Nhân Nghĩa: Vào năm Trinh Quán thứ nhất, Thái Tông nói: “Trẫm thấy các đế vương thời cổ đại, những người dùng nhân nghĩa để trị quốc, đều có quốc vận lâu dài. Những người sử dụng luật lệ nghiêm khắc để thống lãnh nhân dân, mặc dù có thể giải quyết được những vấn đề trong thời điểm đó, nhưng quốc gia sẽ sớm bị diệt vong. Khi chúng ta đã thấy được phương pháp thành công của các đế vương trước đây, chúng ta có thể sử dụng chúng như một điển phạm để trị quốc. Bây giờ, chúng ta cần sử dụng sự thành tín và nhân nghĩa làm phương châm trị quốc, hy vọng điều này sẽ giúp loại bỏ những điều giả tạo của thời gần đây.”

Cuốn Sáu – Luận Thận Trọng trong Lời Nói: Vào năm Trinh Quán thứ hai, Đường Thái Tông nói với các đại thần thị tòng rằng: “Mỗi ngày trẫm ngồi triều xử lý chính sự, mỗi lời nói, đều phải suy nghĩ xem lời nói đó có ích lợi gì cho nhân dân, vì vậy trẫm không dám nói nhiều.”…

Vào năm Trinh Quán thứ 8, Đường Thái Tông nói với các đại thần thị tòng rằng: “Lời nói là chìa khóa thể hiện đức hạnh của quân tử, vì vậy, làm sao có thể nói lời vô tâm và bất cẩn? Người dân thường, một lời nói không tốt, sẽ bị người khác nhớ mãi và trở thành trò cười, làm hại danh dự, huống chi là vị vua của hàng vạn chiến xa? Vua không bao giờ nên nói ra những lời không phù hợp. Hậu quả của việc làm này rất lớn, làm sao vua có thể so sánh với người thường? Trẫm luôn nhắc nhở mình về điều này.”

Khang Hy Đại Đế đánh giá cao “Trinh Quán chính yếu” và thời kỳ Trinh Quán thịnh trị của Đường Thái Tông: “Sau ba thời cổ đại, ghi chép vẫn rực rỡ. Nhìn lại hơn ngàn năm, Trinh Quán thời thịnh trị. Tu đức dừng can qua, nhà tù đều trống rỗng. Hải ngoại dâng xe sách, dân chúng hát vui sướng. Chuyện xưa còn lưu dấu, truyền lại trong sử sách. ‘Chính yếu’ bốn mươi thiên, dùng một từ xuyên suốt. Nhân nghĩa hiệu quả rõ, nếu không sẽ gián đoạn”.

Ý nghĩa chung của đoạn này là: Dù trải qua lịch sử lâu dài, thời kỳ Trinh Quán vẫn tỏa sáng rực rỡ trong các sách sử. Nhìn lại hơn một ngàn năm lịch sử, Trinh Quán chi trị chính là thời kỳ thịnh trị xứng đáng nhất. Đường Thái Tông tu dưỡng đức hạnh, thống nhất bốn biển, chấm dứt loạn lạc, thế giới an bình và hòa thuận, nhà tù trống rỗng không còn tù nhân. Trong thời kỳ Trinh Quán, thiên hạ đại thống, khắp nơi yên bình và thịnh vượng, dân chúng vui mừng và hát ca. Những sự kiện của thời kỳ Trinh Quán vẫn còn tồn tại, được truyền lại qua các thế hệ trong các sử sách. “Trinh Quán chính yếu” gồm bốn mươi chương, rộng lớn và đầy đủ. Từ sử sách có thể thấy, việc quản lý thiên hạ bằng nhân nghĩa sẽ mang lại hiệu quả rõ ràng, nếu không theo đạo nhân nghĩa, mọi việc thường bị gián đoạn và không thể thành công.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/11/337371.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/3/214150.html

Đăng ngày 27-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post “Trinh Quán chính yếu” và “Khang Hy chính yếu” (Phần 1) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hưng thịnh nhờ tích đức, thất bại vì thất đức: Câu chuyện của Tuyên Chiêu Đế Phù Kiên triều Tiền Tầnhttps://vn.minghui.org/news/262193-hung-thinh-nho-tich-duc-that-bai-vi-that-duc-cau-chuyen-cua-tuyen-chieu-de-phu-kien-trieu-tien-tan.htmlMon, 26 Feb 2024 12:25:47 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262193[MINH HUỆ 17-04-2023] Phù Kiên, tự Vĩnh Cố, là người dân tộc Đê, là vị vua thứ ba của nhà Tiền Tần thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều. “Tư trị thông giám” đánh giá Phù Kiên “rất hiếu thuận, từ nhỏ đã hiếu học và có chí lớn, bác […]

The post Hưng thịnh nhờ tích đức, thất bại vì thất đức: Câu chuyện của Tuyên Chiêu Đế Phù Kiên triều Tiền Tần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Khởi Huệ

[MINH HUỆ 17-04-2023]

Phù Kiên, tự Vĩnh Cố, là người dân tộc Đê, là vị vua thứ ba của nhà Tiền Tần thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều. “Tư trị thông giám” đánh giá Phù Kiên “rất hiếu thuận, từ nhỏ đã hiếu học và có chí lớn, bác học đa tài”. Phù Kiên tin tưởng vững chắc vào Phật giáo và đức của bậc quân vương của Nho gia, trong thời gian trị vì của mình, ông đã thống nhất miền Bắc, khiến những người dân phải chịu đựng nỗi khổ chiến tranh đã nhiều năm được an cư lạc nghiệp trong khoảng hai mươi năm.

Giới thiệu sơ lược về thời Tiền Tần

Tiền Tần (350-394) là một trong Thập lục quốc. Vào cuối thời Tây Tấn, bộ tộc Đê ở Lược Dương đã phong cho quý tộc Phù Hồng làm thủ lĩnh của họ. Năm 350, Phù Hồng chiếm Quan Trung và tự xưng là Đại tướng quân, Đại Thiền Vu, Tam Tần Vương. Chẳng bao lâu sau, Phù Hồng bị đầu độc chết, con trai thứ ba là Phù Kiện thay mặt ông lên thống lĩnh.

Năm 351, Phù Kiện lập kinh đô ở Trường An, và tự xưng là Đại Tần Đại Vương và Đại Thiền Vu. Năm 352, ông đổi danh xưng là Hoàng đế, kinh đô là Trường An, và đặt tên nước là Tần.

Phù Kiện mất năm 355, con trai ông là Phù Sinh kế vị. Sau khi Phù Sinh lên ngôi, ông ta bạo ngược vô đạo, thường xuyên giết chết những bề tôi can gián bằng những cách tàn nhẫn. Năm 357, Phù Kiên, con trai của Phù Hùng – em trai của Phù Kiện, đã chấp nhận lời khuyên của các quan đại thần là “theo gương vua Thang của nhà Thương và vua Vũ Vương của nhà Chu, thuận theo lòng dân, thảo phạt Hạ Kiệt Vương và Thương Trụ Vương”, đã nổi dậy lật đổ Phù Sinh.

Sau khi thành công, Phù Kiên muốn nhường ngôi cho anh trai là Phù Pháp, nhưng Phù Pháp cho rằng, mình xuất thân thứ dân, không phù hợp. Phù Kiên sau khi được các quan đại thần thuyết phục đã lên ngôi. Bắt đầu từ năm 370, Tiền Tần đã tiêu diệt Tiền Yên, Tiền Lương và nước Đại, thống nhất phương Bắc.

Thuật ngữ “Tiền Tần” lần đầu tiên được nhìn thấy trong “Thập lục quốc Xuân thu”. Vì họ của hoàng gia là Phù nên còn được gọi là “Phù Tần”.

Chấn chỉnh xã hội và vỗ về bách tính

Lúc bấy giờ do chiến tranh, xã hội lâu ngày không có pháp trị, quý tộc và người giàu có áp bức nhân dân, nhiều quan tham tham nhũng, lợi dụng quyền lực để trục lợi, khiến sinh kế của người dân khốn cùng. Để khắc phục tình trạng hỗn loạn xã hội và vỗ về người dân, Phù Kiên một mặt đã yêu cầu 2 người là Kinh Triệu Doãn Vương Mãnh và Trung Thừa Đặng Khương điều tra và trừng phạt những quý tộc và phú hào, thậm chí ông còn trừng phạt một thành viên trong gia tộc của mình – kẻ muốn hãm hại Vương Mãnh, trước mặt tất cả các quan đại thần. Từ đó trở đi, các quý tộc hoàng thân và thế lực cường hào – những kẻ dùng quyền lực để ức hiếp dân chúng, không dám làm điều ác nữa.

Mặt khác, Phù Kiên sai quan khâm sai đi tuần tra khắp bốn phương đất nước, giúp đỡ người góa bụa, cô đơn, côi cút và người già, trừng phạt những quan lại dùng hình phạt bất công, khiến người dân chịu khổ, khen ngợi những người có đức hạnh tốt và căm ghét kẻ ác, người thúc đẩy việc trồng trọt, người có tài năng xuất chúng, người có lòng hiếu thảo và trung nghĩa. Phù Kiên còn thành lập Thính Tụng Quán, và xuống chiếu thông báo với mọi người dân rằng, nếu có oan sai, họ có thể đốt khói ở phía bắc kinh thành. Sau khi Phù Kiên trông thấy, ông sẽ đích thân đến Thính Tụng Quán để lắng nghe xử án, nhằm khuyến khích các quan chức tuân theo pháp luật, giảm thiểu việc xảy ra các vụ án oan.

Phù Kiên đã có thể đồng cảm nỗi đau khổ của người dân, và thúc đẩy nông nghiệp để nuôi dưỡng bách tính. Một năm nọ, có một đợt hạn hán nghiêm trọng, đời sống nhân dân điêu đứng, Phù Kiên đã làm gương bằng cách giảm bữa ăn, bãi bỏ ca hát, tặng hết vàng ngọc, gấm, đồ thêu cho tướng sĩ, đồng thời ra lệnh cho các phi tần hậu cung không được mặc tơ lụa đắt tiền, và độ dài của quần áo không được kéo lê trên mặt đất. Phù Kiên cũng tự mình làm ruộng, trong khi vợ ông là Cẩu Thị nuôi tằm ở ngoại ô. Đồng thời, triều đình mở cửa núi rừng, hồ nước để chia sẻ tài nguyên với người dân, ngừng chiến tranh để bách tính được nghỉ dưỡng. Ông đã phát triển thủy lợi, dẫn nước tưới cho đất nông nghiệp, nhờ đó mùa thu năm sau bội thu, rất nhiều người dân được hưởng lợi.

Tiếp nhận lời can gián sửa chữa lỗi lầm, đạo đức hưng thịnh

Phù Kiên đã có thể tiếp nhận lời can gián, tự kiểm điểm bản thân. “Tấn thư” có ghi lại, Phù Kiên từng đi săn ở dãy núi Tây Sơn ở Nghiệp Thành hơn mười ngày, vui thích không nghĩ tới quay về. Vương Lạc khuyên rằng: “Bệ hạ là cha mẹ của bách tính, là chỗ dựa của muôn dân. Nếu trong lúc đi săn xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn thì đất nước và Thái hậu sẽ ra sao?” Phù Kiên thừa nhận sai lầm của mình, từ đó không đi săn bắn nữa.

Ngoài ra, sau khi nhà Tiền Tần thống nhất phương Bắc, ngân khố quốc gia đầy ắp, Phù Kiên bất tri bất giác sống một cuộc sống xa hoa, cung điện, xe ngựa và đồ dùng của ông đều được trang trí bằng những báu vật quý hiếm. Thượng thư lang Bùi Nguyên Lược nói với Phù Kiên rằng: “Các triều đại Nghiêu, Thuấn và Chu đều tôn sùng tiết kiệm, thế nên ba triều đại đã được hưởng hòa bình và ổn định lâu dài. Thần hy vọng bệ hạ có thể coi thường vàng ngọc và từ bỏ báu vật, như thế mới có thể khiến dân chúng thuần hậu và không xa hoa.” Phù Kiên đã loại bỏ những thứ xa hoa, và Bùi Nguyên Lược còn được thăng chức vì việc này.

Sau khi thực hiện các chính sách nhân đức của Phù Kiên, người dân được an cư lạc nghiệp, đạo đức được đề cao, ngoài đường không nhặt đồ rơi, bách tính dùng ca dao truyền nhau hát rằng: “Trên đường phố lớn Trường An, hai bên trồng đầy cây dương và cây hòe, có xe ngựa quý tộc đi lại phía dưới, có kẻ sĩ hiền minh ở trên xe vào triều đình. Rất nhiều người trí trác việt tụ tập về đây để giáo hóa bách tính lê dân”.

Dùng đức quan tâm đến các vùng xa, các dân tộc hòa hợp

Phù Kiên cũng là một trong những người tiên phong hòa hợp các dân tộc trong lịch sử. Vào thời điểm đó, các dân tộc đang báo thù tàn sát lẫn nhau, Phù Kiên đã cố gắng hết sức dùng đức quan tâm đến các vùng xa xôi, để thúc đẩy sự hội nhập của các dân tộc. Khi đáp lại lời đề nghị của Phù Dung rằng nên loại bỏ gia tộc Mộ Dung Vĩ, hậu duệ của nước Tiền Yên, Phù Kiên nói:

“Việc tu dưỡng đạo đức của khanh vẫn còn chưa đủ, nên phán đoán thị phi không sáng suốt.”

“Kinh Thi nói: ‘Đức hạnh nhẹ như lông chim, nhưng ít ai nhấc nổi được’.”

“Khi đã ở địa vị cao thì phải cẩn thận không bị lật đổ. Ngày nay, chính sự quốc gia và bách tính đã yên định, nhưng vẫn cần phải nỗ lực. Người dân cần an dưỡng, các dân tộc cần hòa thuận, thì mới có thể hòa hợp tất cả các dân tộc thành một đại gia đình. Thuận theo Thiên Đạo thì sẽ thuận lợi, tu dưỡng đức hạnh thì có thể tiêu trừ được tai họa. Nếu chúng ta có thể tìm ra lỗi lầm từ chính mình, thì còn sợ gì họa hoạn bên ngoài?”

Phù Kiên thực hành đạo nhân nghĩa mà ông chủ trương. Một năm nọ, ông ra lệnh cho Lã Quang tiến hành một cuộc viễn chinh, xuất phát từ Trường An, khi tiễn Lã Quan đến cung Kiến Chương, ông nói với Lã Quang rằng: “Tây Nhung không phải là một đất nước có lễ nghĩa. Cách thu phục họ là hàng phục và xá tội cho họ, để thể hiện sự uy nghiêm và nhân từ của Trung Quốc; Cần dùng Vương pháp đễ dẫn dắt họ, nhất định không được dùng hết sức mạnh vũ lực, không được tàn hại cướp đoạt”. Năm đó, người Di ở tây nam Ích Châu, và các nước chư hầu ở Hải Nam đều chủ động sai sứ thần đến triều cống.

Ngoài ra, khi Phù Kiên chinh phục nước Đại của dân tộc Tiên Ti, con trai của Vua nước Đại Thác Bạt Thác Nhất Kiền là Dực Khuê đã trói cha mình và xin đầu hàng, sau đó Phù Kiên không hề làm hại gì đến gia tộc Thác Bạt. Ông cho rằng hành vi của Dực Khuê là bất hiếu nên đày anh ta đến đất Thục. Ông cho rằng Thác Nhất Kiền không biết lễ nghi và nhân nghĩa, nên đã yêu cầu ông ta học lễ nghi ở Thái học.

Một lần khác, Tả Hiền Vương Vệ Thần của Hung Nô cử sứ giả đến Phù Kiên quy hàng, yêu cầu được sống và làm trang trại trong nội địa, Phù Kiên đã đồng ý. Nhưng sau đó, Vân Trung Hộ Quân là Giả Ung phái kỵ binh đến tấn công và cướp bóc họ. Phù Kiên tức giận nói: “Ta đang muốn thi hành chính sách Ngụy Hàng hòa Nhung, không thể vì lợi nhỏ mà quên đại tín. Oán hận không kể lớn, sự tình không kể nhỏ, việc huy động quân đội và dân chúng không phải là phúc lành cho đất nước. Tất cả tài sản cướp được phải được trả lại.” Thế là Giả Ung đã bị cách chức quan, và được phép làm Hộ Quân với tư cách là một thường dân. Ông cũng cử sứ giả đi tìm kiếm hòa bình với người Hung Nô, để chứng tỏ sự tín nghĩa của triều đình. Sau đó, Vệ Thần dẫn bộ tộc của mình đến Trung Nguyên sinh sống và tiếp tục triều cống.

Trái nghịch Trời, trái đạo đức, thất bại ở Phì Thủy

Sau khi Phù Kiên thống nhất phương Bắc, ông luôn mong muốn thống nhất thiên hạ. Tuy nhiên, vào thời Đông Tấn lúc bấy giờ, triều Đông Tấn có những nhân tài như Hoàn Xung, Tạ An, quân vương cùng các quan lại hòa thuận, dân chúng không chống đối nhà Tấn, nên không có chính danh xuất quân chinh phạt.

Vương Mãnh, thừa tướng người Hán mà Phù Kiên tin tưởng nhất, trước khi qua đời đã nói với Phù Kiên rằng: “Mặc dù triều đại Đông Tấn được thành lập ở vùng Ngô – Việt xa xôi, nhưng nó đã kế thừa tính chính thống. Điều đất nước cần nhất bây giờ là gần gũi với những người nhân đức, và thân thiện với các nước láng giềng. Sau khi thần chết, thần hy vọng bệ hạ sẽ không có mưu đồ với nhà Đông Tấn.” Phù Dung, người em tài năng nhất của Phù Kiên, cũng cho rằng đất nước đã trải qua nhiều trận chiến, quân tướng mệt mỏi, nên việc dẫn quân chính phạt là không thích hợp.

Tuy nhiên, vào năm 383, Đại Vương Phù Kiên của triều Tiền Tần đã đích thân dẫn 270.000 kỵ binh và 600.000 bộ binh tiến về phía nam, mở cuộc tổng tấn công vào nhà Đông Tấn. Tháng 11 cùng năm, quân Tần bị 5000 binh mã của Đông Tấn đột kích và bị đánh bại. Quân Tấn lợi dụng thắng lợi tiến về phía tây, quân Tấn và quân Tần đối đầu nhau tại Phì Thủy. Trận chiến này kết thúc với sự sụp đổ của quân Tần.

Sau trận Phì Thủy, các dân tộc khác vốn quy phục nhà Tiền Tần, đã tận dụng cơ hội để giành độc lập. Bộ Tướng của Phù Kiên là Diêu Trường của nước Khương cổ đại đã thành lập triều Hậu Tần trong thời kỳ hỗn loạn. Năm 385, Phù Kiên bị một tướng phản loạn bắt giữ. Ông bác bỏ việc Diêu Trường du thuyết nhường ngôi, lên án gay gắt sự phản bội của Diêu Trường. Trước khi bị Diêu Trường treo cổ, ông đã chỉnh sửa trang phục và lễ Phật trong ngôi chùa Phật giáo nơi ông bị giam giữ, rồi yên lành đón nhận cái chết.

Lời kết

Phù Kiên nổi lên nhờ thuận Thiên tích đức, lật đổ Phù Sinh bạo ngược vô đạo, đồng thời nỗ lực thực hiện nền chính trị đạo đức nhân nghĩa. Tuy nhiên, ông làm việc tốt không kiên trì đến cuối cùng, không có chính danh nhưng ông vẫn nhất quyết dốc toàn bộ sức lực của đất nước để chinh phục Đông Tấn, cuối cùng, ông thất bại và chết vì trái nghịch Trời, trái đạo đức.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/17/458848.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/29/209615.html

Đăng ngày 26-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hưng thịnh nhờ tích đức, thất bại vì thất đức: Câu chuyện của Tuyên Chiêu Đế Phù Kiên triều Tiền Tần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tứ đức của phụ nữ triển hiện trong Kinh Thihttps://vn.minghui.org/news/258605-tu-duc-cua-phu-nu-trien-hien-trong-kinh-thi.htmlWed, 10 Jan 2024 12:01:37 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258605[MINH HUỆ 28-11-2023] Kinh Thi là một bộ tuyển tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc, tên ban đầu là Thi, hoặc Thi Tam Bách (300 bài thơ), sau này trở thành một trong những kinh điển của Nho gia, được gọi là Kinh Thi. Nó thu thập […]

The post Tứ đức của phụ nữ triển hiện trong Kinh Thi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Lý Nhu Di

[MINH HUỆ 28-11-2023]

Kinh Thi là một bộ tuyển tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc, tên ban đầu là Thi, hoặc Thi Tam Bách (300 bài thơ), sau này trở thành một trong những kinh điển của Nho gia, được gọi là Kinh Thi. Nó thu thập hơn 300 bài thơ từ thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, phản ánh cuộc sống của mọi người từ 3.000 năm đến 2.500 năm trước đây. Nó bao gồm thiên văn địa lý, chính trị kinh tế, tế tự điển lễ, cầu nguyện chúc nguyện, kết bạn chọn bạn đời, hôn nhân cưới xin, thuận thời dưỡng sinh v.v.

Bài thơ Đào Yêu trong Kinh Thi là một trong những bài thơ ca ngợi cô gái xuất giá. Bài thơ gồm 3 phần, 48 chữ đã bao gồm rất nhiều thứ như Tứ đức của phụ nữ (phụ ngôn, phụ đức, phụ dung, phụ công…)

Đào chi yêu yêu, chước chước kỳ hoa. Chi tử vu quy, nghi kỳ thất gia (1)
Đào chi yêu yêu, hữu phần kỳ thực. Chi tử vu quy, nghi kỳ gia thất.
Đào chi yêu yêu, kỳ diệp trăn trăn. Chi tử vu quy, nghi kỳ gia nhân.

Tạm dịch:

Đào tơ xinh tươi, rực rỡ đầy hoa. Nàng đi lấy chồng, cửa nhà hòa hợp.
Đào tơ xinh tươi, trái đào xum xuê. Nàng đi lấy chồng, gia đình hòa hợp.
Đào tơ xinh tươi, lá đào xanh um. Nàng đi lấy chồng, người nhà hòa hợp.

“Đào tơ xinh tươi, rực rỡ đầy hoa. Nàng đi lấy chồng, cửa nhà hòa hợp”. Thi nhân dùng hoa đào để ví cô gái dung mạo xinh tươi, cưới cô gái như thế này về, quả là hợp với gia đình anh ấy biết nhường nào!

Ngươi xưa lựa chọn mùa xuân để cưới hỏi, là căn cứ vào ngũ hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, trong đó hành Mộc đối ứng với mùa xuân, can khí (khí gan) trong thân thể con người bắt đầu thăng lên, ứng với Nhân trong Ngũ đức. Mùa xuân vạn vật bắt đầu manh nha sinh trưởng, nông dân mùa xuân cày bừa gieo giống, nhân loại sinh sôi đời sau, hợp với trời đất vạn vật.

“Đào tơ xinh tươi, trái đào xum xuê. Nàng đi lấy chồng, gia đình hòa hợp”. Cây đào xanh tốt, quả xum xuê. Cưới cô gái có đạo đức cao thượng về nhà, quả là hợp với gia đình anh ấy biết nhường nào! Nhà thơ dùng trái đào để ca ngợi phụ đức của cô gái.

Mùa hạ chia thành hạ và trường hạ, ngũ hành thuộc Hỏa và Thổ, dương khí của trời đất cường thịnh, thực vật nở hoa kết trái, vạn vật sinh trưởng tốt tươi, khí thế thịnh vượng. Mùa hạ, tâm khí trong cơ thể con người hưng thịnh, vô tư, ứng với Lễ trong Ngũ đức. Trường hạ, vị khí trong cơ thể con người cường thịnh, ứng với Tín trong Ngũ đức.

“Hậu Hán thư – Liệt nữ truyện – Tào thế thúc thê” có viết rằng: “Thanh nhàn trinh tĩnh, thủ tiết chỉnh tề, hành kỷ hữu sỉ, động tĩnh hữu pháp, thị vị phụ đức”, nghĩa là: “Trang nhã thanh khiết, trung trinh yên tĩnh, tiết tháo gọn gàng, hành vi có quy củ, biết liêm sỉ, hành động hay lặng yên đều có phép tắc, đó gọi là phụ đức”.

Cô gái này hành xử theo lễ, coi trọng tín nghĩa, có lòng nhân ái, hiếu kính với người già, giúp chồng giáo dục con, con cháu tương lai giống như những trái đào xum xuê.

“Đào tơ xinh tươi, lá đào xanh um. Nàng đi lấy chồng, người nhà hòa hợp”. Cây đào xanh tươi tốt đẹp nhường nào, cành lá um tùm. Cô gái như thế này xuất giá, quả là hợp với gia đình anh ấy biết nhường nào!

Thi nhân dùng “lá đào xanh um” để hình dung đức của cô gái lớn đến mức có thể chở che cho người nhà của cô cho đến cả quốc gia.

Triều Chu 800 năm, vợ của Thái Vương là Thái Khương, vợ của Quý Lịch là Thái Nhâm, vợ của Văn Vương là Thái Tự, 3 thế hệ bà cháu dâu này đều dùng đức giáo hóa thiên hạ, đều được phụ nữ trong thiên hạ noi theo.

Thái Khương là phu nhân của Thái Vương – Thái Tổ triều Chu, là mẫu thân của Quý Lịch, là con gái của Đài thị đất Hữu. Thái Khương đoan trang xinh đẹp, tính tình trung trinh, yên tĩnh, nhu mì hòa thuận, dùng đức giáo hóa rộng khắp. Thái Vương mưu sự di chuyển, ắt đều bàn bạc với bà. Thái Khương sinh ra 3 con trai là Thái Bá, Trọng Ung và Vương Quý. Thái Vương dự định truyền ngôi cho con trai của Vương Quý là Cơ Xương, tức Chu Văn Vương. Hai anh em Thái Bá và Trọng Ung cùng nhau bỏ trốn vào vùng đất người man di là Kinh Man, cắt tóc xăm mình, cả đời không trở về, để nhường ngôi vị cho Quý Lịch, Quý Lịch truyền ngôi cho Cơ Xương, tức Chu Văn Vương.

Thái Nhâm là con dâu của Thái Khương, là vợ của Quý Lịch, là con gái thứ 2 của Nhâm thị đất Chí, là mẫu thân của Chu Văn Vương. Thái Nhâm tính tình đoan trang nghiêm cẩn, trang trọng thành kính, hành sự tuân theo đạo đức. Khi mang thai, Thái Nhâm thực hiện thai giáo, mắt không nhìn thứ xấu, tai không nghe âm thanh thái quá, miệng không nói lời cao ngạo. Sau khi chào đời, Văn Vương thông tuệ thánh minh, dạy một biết trăm, và sau này đã kiến lập nên triều Chu.

“Hoàng Đế nội kinh” giảng rằng, can, tâm, tỳ, phế, thận trong thân thể con người đối ứng với Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy trong Ngũ hành. Ngũ hành đối ứng với Ngũ đức theo thứ tự là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Phụ nữ trong thời gian mang thai thường cảm nhận Ngũ đức, thế thì em bé tương lai sẽ trở thành người đại thiện đại trí.

Trong tình huống bình thường, phụ nữ có thai, không được nằm nghiêng, không được ngồi mép chiếu (ghế), không được đứng chắn lối đi, không ăn những thức ăn lạ. Thức ăn cắt thái không ngay ngắn không ăn, chiếu trải không ngay ngắn không ngồi, mắt không nhìn những vật tà, tai không nghe âm thái quá. Buổi tối, để các nhạc quan ngâm đọc thơ, kể chuyện ngay chính. Có đủ những phụ đức này, thì đứa trẻ phẩm mạo đoan trang, tài đức hơn người mới giáng sinh ở vị phụ nữ này.

Thái Tự là vợ của Văn Vương. Bài thơ Quan Thư trong Kinh Thi có câu rằng: “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu…”

Bản dịch của Tản Đà:

Quan quan cái con thư cưu,
Con sống con mái cùng nhau bãi ngoài.
Dịu dàng thục nữ như ai,
Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.

Bài thơ này kể chuyện xưa Văn Vương bên bờ sông Vị vô tình gặp Thái Tự, sinh lòng ái mộ, làm thuyền bắc cầu, đích thân nghênh đón Thái Tự. Thái Tự là họ Tân đất Hữu, hậu duệ của vua Đại Vũ. Thái Tự đôn hậu ôn nhu, ngưỡng mộ phụ đức của bà nội Thái Khương và mẹ chồng Thái Nhâm, dùng đức để giáo hóa thiên hạ, được mọi người tôn xưng là Văn Mẫu. Văn Vương quản lý bên ngoài (triều chính), Văn Mẫu quản lý bên trong (hậu cung, gia đình). 10 người con trai do Thái Tự sinh ra, dưới sự dạy bảo của Thái Tự, từ con út đến con trưởng, từ nhỏ đến lớn, chưa từng thấy có chuyện sai trái tà vạy.

Tương truyền, từ “Thái thái” (bà, quý bà, sau chỉ vợ) có nguồn gốc từ “Tam Thái” của triều Chu là Thái Khương, Thái Nhâm và Thái Tự. Người đời sau tôn xưng vợ mình là Thái thái, ý nghĩa ban đầu là hy vọng thê tử của mình có hiền đức của Tam Thái.

Chú giải:

(1). Thất gia, “Tập truyện” có ghi chép rằng: “Thất là nơi cư trú của vợ chồng, Gia là trong một cổng (một nhà)”.

Chính nghĩa: “Tả truyện – Hoàng 18 niên” có viết: “Nữ có Nhà, nam có Thất”. Thất gia là nói về vợ chồng vậy. Ở đây là chỉ nhà người mà cô gái được gả đến, có ý nghĩa gần nhưng có chút khác với những từ bên dưới là Gia Thất, Gia Nhân.

Tư liệu tham khảo:

  • “Thi kinh – Chu nam – Đào yêu”
  • “Hoàng Đế nội kinh – Tố vấn – Tứ khí điều thần đại luận thiên đệ nhị”.
  • “Liệt nữ truyện – Chu thất tam mẫu”.

Bản quyền ©2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/28/468574.html

Đăng ngày 10-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tứ đức của phụ nữ triển hiện trong Kinh Thi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Dùng trí tuệ của người tu luyện đối xử với những nhân vật lịch sửhttps://vn.minghui.org/news/258580-dung-tri-tue-cua-nguoi-tu-luyen-doi-xu-voi-nhung-nhan-vat-lich-su.htmlTue, 09 Jan 2024 09:44:01 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258580[MINH HUỆ 30-11-2023] Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng: “Hôm rồi tôi đã giảng một câu, rằng những gì phát sinh, phát minh và phát hiện nơi nhân loại chúng ta hôm nay đã đủ để cải biến sách giáo khoa hiện nay của chúng ta rồi. Nhưng do ảnh hưởng của quan niệm […]

The post Dùng trí tuệ của người tu luyện đối xử với những nhân vật lịch sử first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 30-11-2023]

Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:

“Hôm rồi tôi đã giảng một câu, rằng những gì phát sinh, phát minh và phát hiện nơi nhân loại chúng ta hôm nay đã đủ để cải biến sách giáo khoa hiện nay của chúng ta rồi. Nhưng do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, người ta không muốn thừa nhận nó, và cũng chưa có ai chỉnh lý một cách có hệ thống những điều ấy.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Từ đoạn giảng Pháp này của Sư phụ, tôi thể hội rằng, tôi bước trên con đường tu luyện cho đến ngày nay, tất cả những quan niệm đều là những quan niệm truyền thống sau khi con người đã đi lệch lạc, hoặc bị dẫn dắt lệch lạc, tức là những quan niệm cản trở con người nhận thức những pháp lý của vũ trụ mới.

Cách đây vài năm tôi có một giấc mơ, trong giấc mơ chỉ có một cảnh tượng là Cầu Mười Bảy Vòm.

Chúng ta biết rằng, sự tình là không có ngẫu nhiên. Sau đó, tôi tra cứu trên Internet và biết rằng Cầu Mười Bảy Vòm nằm trong vườn Thanh Y. Vườn Thanh Y do Hoàng đế Càn Long quyết định xây dựng.

Sau này, trong quá trình tu luyện và làm ba việc, tôi dần dần có được những nhận thức khác so với trước đây về cuộc đời của Hoàng đế Càn Long, có thể nói cách hiểu này đã phá bỏ quan niệm trước đó – quan niệm truyền thống có nhiều hạn chế lớn. Đối với đoạn Pháp của Sư phụ: “Nhưng do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, người ta không muốn thừa nhận nó, và cũng chưa có ai chỉnh lý một cách có hệ thống những điều ấy” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân), tôi cũng có lý giải khác với trước đây. Bây giờ tôi muốn viết ra và chia sẻ với mọi người.

Trong cuộc đời, Hoàng đế Càn Long đã làm rất nhiều việc, từ những việc nổi bật nhất trong đó, tôi nhận ra rằng, Hoàng đế Càn Long là một vị quân vương hiền minh xuất sắc, hơn nữa còn có trí tuệ rất cao. Gần đây, qua những việc lớn lao mà ông ấy đã làm, tôi nhận thấy rằng, cuộc đời của ông ấy là một cuộc đời tu luyện, và những việc ông ấy làm chính là thực hiện sứ mệnh của mình.

Từ mấy sự kiện dưới đây, chúng ta xem xem có phải là như thế hay không.

Năm 1793, sứ thần Anh đến thăm Trung Quốc và đưa ra nhiều đề xuất, trong đó có việc mở cửa các cảng thông thương, truyền đạo, v.v. Hoàng đế Càn Long đều bác bỏ tất cả. Tại sao lại thế? Đó là để bảo vệ văn hóa truyền thống của Trung Quốc, và bảo vệ đạo đức của người dân Trung Quốc.

Muốn làm rõ vấn đề này, thì không thể nói từ một khía cạnh, mà cần phải từ nhiều khía cạnh. Và chúng ta không thể chỉ nhìn vào hiện tượng vật chất của vấn đề này, mà còn nhìn vào nguyên nhân và nhân quả. Nếu nhìn từ cấp độ yếu tố, đặc tính, cơ chế, thì câu trả lời chúng ta nhận được sẽ phù hợp với chân lý của vũ trụ. Hiện nay tôi không có khả năng này, vì tôi chưa có đạo hạnh này.

Dù chưa có tư cách đạo hạnh này nhưng tôi thấy người Anh lúc đó hoàn toàn suy xét từ góc độ coi trọng lợi ích kinh tế của mình, là vị tư, muốn xuất khẩu nền văn hóa của mình sang Trung Quốc. Hoàng đế Càn Long đã đi theo con đường do Thần chỉ dẫn. Sứ mệnh và trách nhiệm của ông rất lớn: Bảo vệ đạo đức nhân loại, kết duyên với các đại biểu từ mọi phương ở trên Thiên thượng tới, để lại tinh hoa của nền văn minh 5 nghìn năm (Tứ khố toàn thư) cho ngày nay – thời kỳ lịch sử này, và để lại “Vườn Thanh Y”, “Vạn Phật lâu”… – những ví dụ tham chiếu cho nhân loại trên con đường phản bổn quy chân.

“Vườn Thanh Y” là khu vườn hoàng gia tuyệt đẹp được Hoàng đế Càn Long xây dựng hoàn toàn theo ý tưởng của chính ông. Toàn bộ cấu trúc và cách bố trí của khu vườn (tất cả đều do đích thân ông thiết kế, chứa đựng những bí ẩn sâu sắc trong đó) là sự thể hiện trí tuệ của ông.

Cách giải Kinh và Thi của Hoàng đế Càn Long khi ông mới 12 tuổi đã khiến Hoàng đế Khang Hy vô cùng kinh ngạc và vui mừng, điều này cho thấy nền tảng sâu sắc của ông trong văn hóa Nho gia. Càn Long lên ngôi hoàng đế ở tuổi 25, và có những biện pháp đúng đắn xử lý công việc quốc gia. Ông không chỉ có nền tảng văn hóa Nho gia tốt, mà còn có một nguyên nhân quan trọng khác, đó là Hoàng đế Càn Long rất thành tâm tín Phật, ông có một vị thầy rất cao cấp, vị Phật sống Chương Gia (Changkya) đời thứ 3 của Hoàng giáo (Mật Tông).

Có thể thấy sự sùng kính của Hoàng đế Càn Long đối với Phật qua một ví dụ. Vào năm Càn Long thứ chín, Phật sống Chương Gia đề nghị Hoàng đế Càn Long sửa Cung điện Ung Hòa thành một ngôi chùa. Hoàng đế Càn Long chấp nhận lời đề nghị này, và cho dựng một bức tượng Đại Phật tạc từ gỗ đàn hương trắng ở trong Ung Hòa Cung. Sự uy nghi và Pháp lực của Phật Pháp thể hiện qua bức tượng Đại Phật trong thời ‘Phá Tứ Cựu’ khiến người ta sau đó không còn có ác niệm dám động đến tượng Đại Phật nữa.

Vào năm Càn Long thứ sáu (khi Càn Long ba mươi mốt tuổi), ông đã đề xuất sưu tầm sách cho “Tứ khố toàn thư”, điều này cho thấy Hoàng đế Càn Long không chỉ hiểu lễ nghi, mà còn có trí tuệ uyên bác, chỉ là cảnh giới tư tưởng và quan niệm của các đại thần không theo kịp, không để tâm, nên sự việc đã kéo dài hai mươi năm rồi.

Khi Hoàng đế Càn Long bốn mươi tuổi, ông quyết định xây dựng vườn Thanh Y để chúc thọ mẫu thân và tổ chức lễ kỷ niệm. Bởi vì sáu năm trước ông đã nói rằng ông sẽ không xây vườn nữa, nên một số người cố thủ quan niệm truyền thống, cho rằng Càn Long lấy việc tổ chức sinh nhật của mẫu thân làm vỏ bọc cho việc xây dựng vườn Thanh Y. Bởi vì trong quan niệm của một số người, vườn thượng uyển được coi là ly cung của hoàng gia, cho rằng việc xây dựng vườn thượng uyển là một điều xa xỉ, và là việc thích hoành tráng, thích công tích.

Thực ra đó không phải là việc như thế. Hoàng đế Càn Long đã xây dựng Vườn Thanh Y để đặt nền tảng lịch sử và văn hóa cho sự cứu rỗi nhân loại ngày nay, và để lại tham chiếu cho các đệ tử Đại Pháp chân chính ngày nay. Nhiều người đã nói “Càn Long” có nghĩa là “Thiên Đạo xương long”.

Mẫu thân của Hoàng đế Càn Long cũng là một người thành kính tín Phật, bà tận hưởng mọi vinh hoa phú quý trong cuộc đời, điều này liên quan rất nhiều đến niềm tin chân thành và sự tôn kính của bà đối với Phật. Nhìn vào tư liệu lịch sử, hoạt động chính trong lễ mừng thọ 60 tuổi của bà là kính Phật. Cùng với Hoàng đế Càn Long, bà đã dẫn dắt toàn thể hoàng thất và thần dân đến lễ bái Phật trong buổi lễ hoành tráng và trang trọng nhất.

Xin nói thêm ở đây rằng, Vườn Thanh Y do Hoàng đế Càn Long xây dựng không phải là ly cung của hoàng gia, cũng không phải là nơi hoàng đế ở hay làm việc. Bề ngoài, vườn Thanh Y được xây dựng để thể hiện lòng hiếu thảo, nhưng ý nghĩa thực sự của nó là giáo dục thế hệ tương lai, làm người con hiếu thảo phải học “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”; cũng phải kính Trời kính Thần, vì con người là do Thần tạo ra, nếu không con người sẽ phải chịu đau khổ. Đây là kho báu ông để lại cho thế hệ tương lai thanh lọc tâm hồn, vì công trình chính của Vườn Thanh Y là chùa Đại Báo Ân Diên Thọ, nên ý nghĩa to lớn của Vườn Thanh Y nằm ở đây.

Về quan tham Hòa Thân là do nguyên lý tương sinh tương khắc trong quy luật thành trụ hoại diệt, giống như có quan thanh liêm Tôn Gia Can, thì cũng phải có quan tham Hòa Thân. Nếu suy nghĩ một cách nghiêm túc, nếu không có “Tứ khố toàn thư”, ngày nay có bao nhiêu người thực sự hiểu được lòng nhân từ của quân vương, lòng trung thành của bề tôi, lòng nhân từ của người cha, và lòng hiếu thảo của người con?

Người ta chỉ trích những điều Hoàng đế Càn Long làm trong những năm cuối đời, vì lý của con người là phản lý, những quan niệm mà họ hình thành cũng là phản lý khi đo lường bằng chân lý của vũ trụ, tất nhiên họ không thể hiểu được những điều mà Hoàng đế Càn Long đã làm vào nửa sau cuộc đời ông.

Vì vậy, chỉ có tự mình tu xuất lòng từ bi mới có thể hiểu được những biểu hiện chân thực của các nhân vật lịch sử.

Bài viết này là nhận thức ở tầng thứ hiện tại của tôi, nếu có gì sai sót, rất mong được phê bình và chỉ bảo.

[Ghi chú của biên tập viên: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân tác giả trong trạng tu luyện hiện tại, muốn cùng các đồng tu thảo luận và “tỷ học tỷ tu”]

Bản quyền ©2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/29/468741.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/25/213477.html

Đăng ngày 09-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Dùng trí tuệ của người tu luyện đối xử với những nhân vật lịch sử first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 4)https://vn.minghui.org/news/257196-khao-cuu-co-kim-ve-bach-nhat-phi-thang-4.htmlTue, 26 Dec 2023 09:40:35 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=257196[MINH HUỆ 22-09-2023] Có rất nhiều ghi chép trong các tư liệu phương Đông và phương Tây về “bạch nhật phi thăng”, lơ lửng, bay lên. Ví dụ, trong các thầy Yoga, ẩn sĩ và người tu hành ở Ấn Độ, có nhiều người có thể bay lơ lửng […]

The post Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 4) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Văn Tư Duệ

[MINH HUỆ 22-09-2023] Có rất nhiều ghi chép trong các tư liệu phương Đông và phương Tây về “bạch nhật phi thăng”, lơ lửng, bay lên. Ví dụ, trong các thầy Yoga, ẩn sĩ và người tu hành ở Ấn Độ, có nhiều người có thể bay lơ lửng trên không; Trong lịch sử phương Tây cũng có ghi chép về những “tu sĩ bay”. Các dân tộc và khu vực phổ biến kính Phật, tu Phật, đều không bài xích loại hiện tượng huyền bí này. Có rất nhiều ghi chép của những nhân chứng cổ kim Đông Tây về hiện tượng này, sau đây là một số ví dụ:

(Tiếp theo Phần 3)

3. Hiện tượng bay lên trong lúc tu luyện của các học viên Pháp Luân Công

Vào những năm 1980, cơn sốt khí công nổi lên ở Trung Quốc, có rất nhiều khí công sư đã tiến hành các thí nghiệm như “ban vận công”. Trên thực tế, trong một số trường hợp chưa được công bố, một số khí công sư đã từng biểu diễn các công năng phi thường như: đứng trên mặt đất, và trong nháy mắt lên tới ngọn cây cao ở bên cạnh.

Từ những năm 1980 đến những năm 1990, khi cơn sốt khí công qua đi, Pháp Luân Công nổi bật và chính thức được truyền bá vào năm 1992. Pháp Luân Công dựa trên nguyên tắc cơ bản “Chân, Thiện, Nhẫn”, và có năm bộ động tác nhẹ nhàng chậm rãi, có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh khỏe người, lan rộng khắp Trung Quốc chỉ trong vài năm. Đến năm 1998, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông chính thức, số lượng người tu luyện đã lên tới gần 100 triệu người.

Minghui.org là trang web thông tin trực tiếp ghi lại quá trình tu luyện của các học viên Pháp Luân Công, ghi chép lại những khổ nạn và những tâm đắc tu luyện mà các học viên Pháp Luân Công đã trải qua trong hơn 20 năm qua. Trong số các học viên Pháp Luân Công, vô số người xuất hiện hiện tượng “bay lên”. Sử dụng từ khóa “Tu luyện Pháp Luân Công bay lên”, tìm kiếm trên trang web Minh Huệ cho thấy 241 kết quả, đây là một vài ví dụ:

3.1 “Những điều kỳ diệu đã xảy ra với người thân của chúng tôi”

Ngày 12 tháng 6 năm 2023.

Tôi bắt đầu luyện công, trong lúc đả tọa, Sư phụ đã tịnh hóa thân thể cho tôi, quán đỉnh cho tôi, quán từ đầu đến chân, toàn thân tôi nóng lên. Khi đó, mọi bệnh tật trong cơ thể tôi gần như biến mất. Khi đả tọa, cơ thể tôi bắt đầu nâng lên, chính là bay lên, tôi cảm thấy như mình đang bay lên, giống như được đề cập trong “Chuyển Pháp Luân” nói về thông chu thiên vậy.

3.2 “Con đường tu luyện trong mưa gió, Phật chiếu sáng gia đình tôi”

Ngày 15 tháng 2 năm 2023

Tôi chỉ ngồi song bàn được nửa tiếng, và điều kỳ diệu đã xảy ra khi tôi về đến nhà. Buổi tối, tôi vừa đắp chăn muốn nằm, nhưng cả chăn cũng bị nhấc lên, từ trên giường lên trần nhà, nhiều lần lặp lại lên xuống như vậy. Bởi vì tôi vừa mới đắc Pháp nên tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, tôi sợ đến toát mồ hôi. Sau này, khi tôi hỏi các đồng tu đã đắc Pháp sớm, họ nói rằng đó là điều tốt, bạn có căn cơ tốt, đại chu thiên đã thông rồi, và Sư phụ đang khuyến khích bạn tinh tấn tiến về phía trước.

3.3 “Trân quý cơ duyên, làm tốt ba việc”

Ngày 23 tháng 1 năm 2023

Một đêm nọ, khi đi ngủ, tôi cảm thấy như cơ thể mình như nối thông với nguồn điện, năng lượng mạnh mẽ đang chảy trong cơ thể, toàn bộ thân thể đều đang chấn động, rồi sau đó liền bay lên, có cảm giác cao hơn một thước. Tôi có chút phấn khích nhưng cũng có chút sợ hãi, hễ sợ hãi là rơi xuống. Quả thực là không thể tin được! Tôi mới tu luyện được một năm hai tháng, không thể tin được mình lại có thể bay lên nhanh đến vậy.

Họ đều là những học viên Pháp Luân Công bình thường, bao gồm nông dân, giáo viên, công nhân, giáo sư, quan chức, người già, thanh niên và trẻ em. Khi họ bước vào Pháp Luân Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn, một số lượng đáng kể người đã xuất hiện các kỳ tích dưới nhiều hình thức khác nhau. Có người bay lên, có người khai thiên mục, túc mệnh thông. Trong thời mạt thế mà thói đời sa sút hàng ngày, thuyết vô Thần, thuyết tiến hóa đang thịnh hành, đạo đức đang suy thoái nhanh chóng, Chân-Thiện-Nhẫn mang đến một dòng suối mát lành và niềm hy vọng bất diệt cho thế giới.

Lời kết

Về bí ẩn của cơ thể con người bay lên, trong “Chuyển Pháp Luân”, tác phẩm chính của Pháp Luân Công, đã có luận thuật rõ ràng. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể bay lên, điều này liên quan đến nhiều bí mật tu luyện hơn nữa. Vì nó nằm ngoài phạm vi của bài viết này nên chúng tôi không luận thuật sâu thêm.

Từ năm 1992 đến nay, “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và được người dân thuộc mọi dân tộc yêu thích. Nhiều sự thật chứng minh rằng không có cường quyền hay sự tàn ác nào có thể ngăn cản mọi người tin tưởng và thực hành Chân-Thiện-Nhẫn.

(Hết)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/22/465108.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/20/212998.html

Đăng ngày 26-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 4) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 3)https://vn.minghui.org/news/257073-khao-cuu-co-kim-ve-bach-nhat-phi-thang-3.htmlFri, 22 Dec 2023 13:00:08 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=257073[MINH HUỆ 18-09-2023] Có rất nhiều ghi chép trong các tư liệu phương Đông và phương Tây về “bạch nhật phi thăng”, lơ lửng, bay lên. Ví dụ, trong các thầy Yoga, ẩn sĩ và người tu hành ở Ấn Độ, có nhiều người có thể bay lơ lửng […]

The post Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 3) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Văn Tư Duệ

[MINH HUỆ 18-09-2023] Có rất nhiều ghi chép trong các tư liệu phương Đông và phương Tây về “bạch nhật phi thăng”, lơ lửng, bay lên. Ví dụ, trong các thầy Yoga, ẩn sĩ và người tu hành ở Ấn Độ, có nhiều người có thể bay lơ lửng trên không; Trong lịch sử phương Tây cũng có ghi chép về những “tu sĩ bay”. Các dân tộc và khu vực phổ biến kính Phật, tu Phật, đều không bài xích loại hiện tượng huyền bí này. Có rất nhiều ghi chép của những nhân chứng cổ kim Đông Tây về hiện tượng này, sau đây là một số ví dụ:

(Tiếp theo Phần 2)

4. Những “Tu sĩ bay” của phương Tây

Năm 2004, tác giả Vince Daczynski đã viết trong cuốn “Khả năng kinh ngạc của con người” (Amazing Human Abilities) rằng: Trong các tư liệu Công giáo, hơn 200 vị Thánh Công giáo đã được xác định là đã từng bay lên.

Nữ tu Thánh Teresa (Saint Teresa in Ecstasy) là người bay lên không đầu tiên được ghi nhận vào thời Trung cổ. Bà từng bay lên trước 230 linh mục Công giáo. Trong cuốn tự truyện năm 1565 của mình, Thánh Teresa đã nói về điều “Chúa ban” này của bà. Điều đáng chú ý là, bà không muốn bay. Bà đã cầu nguyện một mình trong một thời gian dài, xin Chúa trừ bỏ công năng đặc dị – ân điển này của Ngài đối với bà. Sau đó, bà không bao giờ đứng bay lên nữa.

1. Thánh Joseph “Tu sĩ bay”

Ghi chép việc bay lên nổi tiếng nhất ở phương Tây là Thánh Joseph Cupertino, được mệnh danh là “Tu sĩ bay”. Sau hơn 20 năm tu hành khổ hạnh, ông đã xuất hiện khả năng bay lên. Ông đã bay lên trước hàng trăm nhân chứng, trong đó có một lần bay lên khỏi mặt đất vài thước Anh (feet) trước mặt Giáo hoàng Urban VIII, bay lên trước mặt hai hồng y. Trong một Thánh lễ, trên tế đàn, ông cũng đã bay lên. Còn có báo cáo cho rằng ông đã từng bay lơ lửng đến đỉnh chóp của Nhà thờ Thánh Peter, với kỷ lục bay trên không trung lâu nhất kéo dài hai giờ.

Thánh Joseph đã có sự tích hơn 100 lần bay lên, cho nên ông có biệt danh là “Tu sĩ bay”. Ông qua đời vì sốt cao vào ngày 18 tháng 9 năm 1663. Ngày 16 tháng 7 năm 1753, Giáo hoàng Clement XIII phong cho ông là Thánh đồ. Giáo hội cho rằng, khả năng bay của ông là do Chúa ban. Ngày 24 tháng 2 năm 1753, Giáo hoàng Benedict XIV phong chân phước cho vị tu sĩ cao quý này vào, đồng thời tiểu sử của ông – “Thánh Joseph thành Cupertino” cũng đã hoàn thành. Cơ sở chính cho cuốn tiểu sử này là “Chư Thánh truyện kỳ” (Acta Sanctorum) – tài liệu chính thức trong đó Giáo hội đã quyết định phong chân phước cho ông vào năm 1753.

ae4cb9c10d35945cd155cfe1742d7174.jpg
Hình 1: Tranh sơn dầu “Tu sĩ bay” của Thánh Joseph.

Những người tu luyện có những sự tích bay lên được ghi lại trong tài liệu của Giáo hội còn có Thánh Edmund, người từng là Tổng Giám mục Canterbury vào khoảng năm 1242, nữ tu Mary Dòng Cát Minh (Carmelite) ở Bethlehem vào khoảng năm 1700, Thánh Adolphus Liguori ở Foggia, Ý năm 1777.

Ở thời hiện đại, người bay nổi tiếng nhất thế kỷ 19 là Daniel Douglas Hewm. Lần đầu tiên ông bay lên, sau đó lại rơi xuống, đến lần thứ ba thì anh chạm trần nhà. Sau đó Hewm đã học cách tự mình điều khiển việc bay lên. Ông đã thể hiện công năng đặc dị này trước hàng nghìn người. Khán giả bao gồm những người nổi tiếng như William Makepeace Thackeray, Mark Twain, Napoléon III, và các nhân vật chính trị, bác sĩ và nhà khoa học khác.

Biên tập viên một tờ báo Mỹ viết: “Đột ​​nhiên Hewm bay lên không trung, mọi người trong phòng đều rất ngạc nhiên. Tôi nhận thấy hai chân của anh ấy lơ lửng cách mặt đất khoảng một thước Anh (foot)”; “một lát sau anh ấy lại hạ xuống, sau đó lại bay lên. Lần thứ ba bay lên, anh ấy đã chạm đến trần nhà’. Hewm chưa bao giờ bị cáo buộc là lừa dối khán giả.

Từ góc độ của giới tu luyện, dù ở phương Đông hay phương Tây, người tu luyện đều có thể xuất hiện khả năng siêu nhiên khi đạt đến một cảnh giới nhất định. Hiện tượng siêu thường này gợi mở cho nhân loại, giúp con người giữ vững tín ngưỡng đối với Đấng Tạo Hóa, và khôi phục Thần tính. Chỉ hơn 100 năm trước, hầu hết mọi người đều cho rằng hiện tượng bay lên là một khả năng kỳ diệu mà Đấng Tạo Hóa ban tặng cho con người.

2. Kỳ tích bay qua Grand Canyon

Với sự phát triển của khoa học hiện đại, con người ngày càng phụ thuộc vào các công cụ, vật chất ngày càng phát triển, tín ngưỡng truyền thống bị tác động rất lớn, lòng tôn kính đối với Thần linh cũng trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ phương Tây có nói: Khi một cửa sổ đóng lại, Chúa sẽ mở một cửa sổ khác.

David Copperfield là một ảo thuật gia nổi tiếng người Mỹ, nhiều màn ảo thuật của ông nằm ngoài phạm vi hiểu biết của con người.

Hẻm núi Grand Canyon của Colorado nằm ở phía tây bắc Arizona, Mỹ, là một trong những hẻm núi lớn nhất thế giới, và là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên trên trái đất. Hẻm núi có tổng chiều dài 446 km, chiều rộng trung bình 16 km, hình dạng vô cùng bất thường, bay từ Đông sang Tây và bay quanh co ngoằn ngoèo. Năm 1984, David ngồi bắt chéo chân bay lên, sau khi bay hai vòng quay theo các hướng khác nhau (cho thấy không sử dụng dây thừng), anh từ từ bay về phía hẻm núi. Toàn bộ quá trình sử dụng trực thăng đi theo quay phim, để hoàn thành toàn bộ quá trình quay phim biểu diễn ảo thuật này. Mặc dù một số người nghi ngờ và phân tích phá giải, nhưng đều không thuyết phục, hoặc là nói rằng, không có ảo thuật gia thứ hai nào có thể thực hiện được màn trình diễn bắt chước tương tự.

Năm 1992, màn trình diễn bay lượn ảo thuật kinh điển của David Copperfield thậm chí còn ngoạn mục hơn. Người ta thấy anh đang bay trên không như một con chim, với vẻ mặt thản nhiên và tự nhiên. Sau màn trình diễn bay tuyệt vời của mình, để không khiến khán giả nghi ngờ rằng mình đang bay lơ lửng bằng một sợi dây treo, anh đã đi qua hai và lại hai vòng sắt mà không có bất kỳ vật cản nào, rồi anh bay vào một chiếc hộp trong suốt, đóng nắp lại và lật ngược lại, để thuyết phục khán giả rằng anh ta không sử dụng dây thừng treo. Anh chọn một khán giả nữ khác, và kéo cô ấy bay theo mình, giống như trong phim Siêu nhân. Cuối cùng, anh bay lên không trung và gặp một con đại bàng, nó nắm lấy tay anh và cùng anh bay đi.

图2:大卫·科波菲尔表演“飞翔” (视频截图)
Hình 2: David Copperfield biểu diễn “Bay lượn”. (Ảnh chụp màn hình video)

Với màn trình diễn “Bay lượn” đáng kinh ngạc, David Copperfield đã được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ bình chọn là “Huyền thoại của thế kỷ”.

Ngày 17 tháng 10 năm 2001, tờ Detroit Free Press đưa tin về một màn trình diễn đặc biệt của David: Vào tháng 2 năm 2001, David đã dự đoán trước kết quả xổ số tháng 10 cùng năm của Đức. Anh đã viết ra 7 con số một cách bí mật, công chứng rồi niêm phong chúng bằng khóa, và có người canh giữ chúng ngày đêm. Ngày 13/10, sau khi công bố kết quả xổ số, đài truyền hình Đức đã mở chiếc hộp được niêm phong hơn 7 tháng, 7 con số hoàn toàn khớp với kết quả xổ số. Sau đó, David nhận được thư nhiều như tuyết rơi.

David cho biết, anh không bao giờ mua vé số, cũng không dự đoán số xổ số cho ai, đối với những người có siêu năng lực như vậy – những người có công năng đặc dị mà nói, thì tâm tính và đạo đức của một người là yếu tố hàng đầu, tuyệt đối không được sử dụng loại phương pháp này để thu được những lợi ích bất chính.

Tại sân vận động Thâm Quyến, Trung Quốc, vào lúc 8 giờ 30 tối ngày 9 tháng 7 năm 2002, David phải di chuyển qua lại giữa Thâm Quyến và một hòn đảo nhỏ ở Tây Ban Nha chỉ trong vòng vài phút.

Hiện trường được giám sát theo thời gian thực bằng hệ thống vệ tinh đắt tiền, thậm chí sử dụng các phương tiện giao thông tiên tiến nhất hiện nay, thì việc này cũng không thể thực hiện được, nhưng tối hôm đó, David đã làm được. Để chứng minh sự di chuyển con thoi của mình, những bức ảnh của khán giả tại hiện trường, và một cậu bé đã được đưa đến hòn đảo nhỏ đó của Tây Ban Nha. Khi anh biến mất khỏi hòn đảo Tây Ban Nha một lần nữa, cậu bé được đưa đến hòn đảo đó xuất hiện một cách kỳ diệu trước những khán giả. Những khán giả đã không thể diễn tả được cảm xúc của mình. Tiếng vỗ tay và cổ vũ của khán giả tràn ngập cả sân vận động.

Tối hôm 20 tháng 4 năm 2004, David biểu diễn tại Nhà thi đấu Thủ đô Bắc Kinh, và khán giả đã chật kín ngày hôm đó. Khi David và chiếc mô tô biến mất khỏi sân khấu biểu diễn, và xuất hiện trở lại trước mặt những khán giả ngay trong chớp mắt, những khán giả có mặt đã kinh ngạc há hốc miệng.

Dưới góc nhìn của giới tu luyện, David Copperfield dùng hình thức biểu diễn ảo thuật, nhưng thực chất thứ mà biểu diễn chính là thần thông, như “ban vận công”, “bay lên”… Đây là dùng hình thức giải trí để thể hiện những công năng phi thường mà con người sinh ra đã có.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/18/“白日飞升”古今考-3–465107.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/19/212991.html

Đăng ngày 22-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 3) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 2)https://vn.minghui.org/news/256997-khao-cuu-co-kim-ve-bach-nhat-phi-thang-2.htmlWed, 20 Dec 2023 14:39:09 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=256997[MINH HUỆ 14-09-2023] Có rất nhiều ghi chép trong các tư liệu phương Đông và phương Tây về “bạch nhật phi thăng”, lơ lửng, bay lên. Ví dụ, trong các thầy Yoga, ẩn sĩ và người tu hành ở Ấn Độ, có nhiều người có thể […]

The post Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Văn Tư Duệ, Trương Vũ Trừng

[MINH HUỆ 14-09-2023] Có rất nhiều ghi chép trong các tư liệu phương Đông và phương Tây về “bạch nhật phi thăng”, lơ lửng, bay lên. Ví dụ, trong các thầy Yoga, ẩn sĩ và người tu hành ở Ấn Độ, có nhiều người có thể bay lơ lửng trên không; Trong lịch sử phương Tây cũng có ghi chép về những “tu sĩ bay”. Các dân tộc và khu vực phổ biến kính Phật, tu Phật, đều không bài xích loại hiện tượng huyền bí này. Có rất nhiều ghi chép của những nhân chứng cổ kim Đông Tây về hiện tượng này, sau đây là một số ví dụ:

(Tiếp theo Phần 1)

Chỉ sử dụng từ khóa “Tạ Tự Nhiên” tìm kiếm “Tứ khố toàn thư”, kết quả liên quan đến khoảng 80 loại sách, tổng cộng 114 quyển, và xuất hiện 153 lần. Những tài liệu này bao gồm sách chính lịch, địa phương đồ chí, và điển tịch Đạo giáo.

Nói cách khác, việc “Bạch nhật phi thăng” của Tạ Tự Nhiên đã được ghi lại trong chính sử như “Tân Đường thư”, “Tứ khố toàn tư”, và cuốn sách chính thức tương tự như “Thái Bình quảng ký”, được lưu truyền cho các thế hệ sau. Đó là một thông tin có giá trị để mọi người hiểu về văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Lịch sử do con người viết ra, có sự giới hạn của mỗi người viết, đồng thời cũng bộc lộ chân cơ.

2.2. Chuyện xen ngang

Hàn Tương Tử là cháu trai của Hàn Dũ, đồng thời là một trong “Bát Tiên” mà dân gian thường nói đến. Theo ghi chép, Hàn Tương Tử mất cha khi còn nhỏ, Hàn Dũ đã nuôi nấng cậu, vốn muốn để cậu lập công danh và báo đáp quốc gia, tuy nhiên, Hàn Tương Tử lại một lòng muốn học Đạo tu Tiên. Năm hai mươi tuổi, Hàn Tương Tử từ biệt Hàn Dũ, một mình du sơn vấn Đạo. Trên đường đi, Hàn Tương Tử gặp Lã Động Tân, người đã đắc Đạo thành Tiên, và được ông điểm hóa, sau này cũng đắc Đạo.

Sau khi Hàn Tương Tử đắc Đạo, ông trở về nhà bái kiến chúc thọ Hàn Dũ. Có lần ông đã biểu diễn cho Hàn Dũ (người chú của ông) và trước mặt mọi người rằng một thùng rượu trống không, chỉ trong phút chốc đã tràn đầy rượu ngon, và một hạt giống hoa trong phút chốc đã nảy mầm, lớn lên, và cuối cùng nở ra một bông hoa lớn màu đỏ, tỏa hương thơm. Hàn Dũ vô cùng kinh ngạc, bước tới quan sát bông hoa, nhìn thấy trên cánh hoa có một dòng chữ nhỏ: “Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại? Tuyết ủng Lam quan mã bất tiền” (Mây ngang Tần lĩnh nhà nơi nào? Tuyết vây Lam quan ngựa không qua). Sau này, Hàn Dũ bị bắt giam vì đã khuyên hoàng đế không nên sùng kính Phật giáo, bị giáng xuống Triều Châu xa xôi. Khi đi đến một nơi tên là Lam quan, tuyết rơi dày đặc và đường đi ngày càng khó đi, ngựa của Hàn Dũ dừng lại không thể đi được nữa. Lúc này Hàn Dũ chợt nhớ tới hai câu thơ của Hàn Tương Tử, chợt ý thức được cháu trai mình đã sớm đoán trước được chuyện xảy ra ngày hôm nay, nghĩ tới tất cả lòng hiếu thảo mà Hàn Tương Tử ngày xưa đã thể hiện với mình, ông không khỏi bất giác thở dài: “Cháu ơi, lời cháu nói ngày đó, ta đã hiểu rồi, nhưng bây giờ cháu đang ở đâu?”

Vừa dứt lời đã nghe thấy tiếng vó ngựa. Hàn Dũ nhìn lại thì thấy đó là Hàn Tương Tử. Hàn Tương Tử một lần nữa khuyên chú cùng mình học Đạo tu Tiên. Hàn Dũ im lặng một hồi, thở dài: “Mặc dù cháu trai ta nói như vậy, nhưng ta vẫn nguyện ý nỗ lực hết mình để cuộc sống của bách tính tốt đẹp hơn. Giờ chuyện đã đến nước này, tất cả đều là định số”. Sau đó Hàn Dũ viết bài thơ “Tả thiên chí Lam quan thị điệt tôn Tương” (Đi đến Lam quan gặp cháu trai Tương Tử).

3. Thêm nhiều ghi chép về “Bạch nhật phi thăng” trong sử sách

3.1. Hoàng đế cưỡi rồng ra đi

Về “Bạch nhật phi thăng”, ghi chép sớm nhất có thể tìm thấy trong cuốn “Sử ký-Hiếu Vũ bản kỷ”: “Hoàng Đế thu thập đồng từ núi Thú Sơn, và đúc một chiếc đỉnh ở chân núi Kinh Sơn. Đúc xong, một con rồng rũ râu hạ xuống đón Hoàng Đế. Hoàng Đế cưỡi rồng, và hơn 70 người gồm quần thần và hậu cung cũng cưỡi rồng, rồng bay lên. Các quan nhỏ còn lại không lên được lưng rồng, tất cả đều nắm râu rồng, râu rồng bị nhổ ra, và làm cung của Hoàng Đế bị rơi. Bách tính đều ngẩng nhìn Hoàng Đế thăng thiên, họ vẫn cầm cung và ngọc Hồ tuần của Hoàng Đế mà khóc. Cho nên đời sau gọi nơi này là ‘Đỉnh Hồ’, cung của Hoàng Đế gọi là ‘Ô Hiệu’.“

Đại ý là Hoàng Đế đã sử dụng đồng khai thác từ núi Thú Sơn để đúc chiếc đỉnh lớn dưới núi Kinh Sơn. Khi chiếc đỉnh được đúc xong, một con rồng vàng với bộ râu rung rinh từ trên trời bay xuống, và mời Hoàng Đế leo lên trên lưng nó. Hoàng Đế cưỡi rồng. Các phi tần và quan đại thần cũng theo sau leo lên, tất cả là hơn 70 người. Những người khác không leo lên được, đành nắm lấy râu rồng. Đáng tiếc phàm nhân tâm quá nặng, râu rồng đứt, cây cung của Hoàng Đế cũng rơi xuống, mọi người cũng ngã xuống. Mọi người nhìn Hoàng Đế rời đi, họ ôm râu rồng và cung của Hoàng Đế, kêu khóc trong bụi đất. Sau này nơi này được gọi là Đỉnh Hồ và hiện nay thuộc thành phố Linh Bảo, tỉnh Hà Nam. Cây cung rơi của Hoàng Đế được gọi là Ô Hiệu.

Giá trị lịch sử của “Sử ký” luôn được cộng đồng học thuật ghi nhận. Khi Tư Mã Thiên viết “Sử ký”, ông đã thu thập nhiều tài liệu lịch sử khác nhau về những điều cổ xưa, và từ bỏ những thứ khó nắm bắt, chẳng hạn như khi ông đọc cuốn biên niên sử thượng cổ “Lịch phổ điệp” (đã bị thất lạc), bởi vì “văn tự cổ đều khác và nhiều chuyện kỳ lạ”, nên ông đã vứt đi. Mặc dù Tư Mã Thiên chỉ kể đơn giản về sự “Bạch nhật phi thăng” của Hoàng Đế, và sử dụng bút pháp Xuân Thu, nhưng đối với nhà sử học mà nói, không bị ràng buộc bởi những hạn chế của việc nhìn thấy mới tin, đó là điều hiếm có rất đáng quý.

Trong chính sử “Nhị thập tứ sử”, tôn chỉ là dùng lễ trị thiên hạ, dùng đức lập trật tự nhân luân, do đó, không có nhiều ghi chép về “Bạch nhật phi thăng” và các trường hợp khác trong giới tu luyện. Tuy nhiên, có một số lượng lớn ghi chép trong các sách chính thức. Cuốn sách “Thái Bình quảng ký”, được “biên soạn theo chiếu chỉ của hoàng gia” vào thời nhà Tống, chứa đựng một số lượng lớn các ví dụ về sự “phi thăng”, “vũ hóa” và “thi giải” của những người tu hành.

3.2. Trương Chí Hòa phi thăng bay đi trước mặt Nhan Chân Khanh và những người khác

Có một trường hợp trong “Thái Bình quảng ký” về sự tích tu luyện của Trương Chí Hòa, một nhà thơ vĩ đại của nhà Đường, mọi người đều quen thuộc với những bài thơ của ông, nhưng thực tế ông còn là một người tu luyện đắc Đạo.

Trương Chí Hòa, người gốc Sơn Âm ở Cối Kê, là người học rộng đa tài, văn chương siêu phàm. Ông đã đỗ tiến sĩ. Ông không chỉ là một nhà thơ tài hoa mà còn giỏi thư pháp và hội họa. Tình hình tu luyện của Trương Chí Hòa được tiết lộ lẻ tẻ trong “Tục Tiên truyện”, nói rằng ông là người “thủ chân dưỡng khí”, và có thể “nằm trong tuyết mà không bị lạnh, xuống nước mà không bị ướt”. Ông du ngoạn tất cả núi sông của thiên hạ, đối với công danh, ông từ lâu đã coi nhẹ rồi.

Lỗ Quốc Công Nhan Chân Khanh là bạn tốt của Trương Chí Hòa. Khi Nhan Chân Khanh làm Thứ sử Hồ Châu, ông uống rượu với các văn nhân chí sĩ, trong bữa tiệc, họ hát và sáng tác lời bài hát “Ngư phủ”, bài thơ đầu tiên chính là của Trương Chí Hòa. Ca từ có câu: “Tây tái sơn biên bạch điểu phi, đào hoa lưu thủy quyết ngư phì. Thanh nhược lạp, tà phong tế vũ bất tu quy”. (Biên cương bên núi chim trắng bay, hoa đào nước chảy cá béo thay. Mũ tre xanh, chẳng trở về, mặc cho gió thổi với mưa bay)

Nhan Chân Khanh và Lục Hồng Tiệm, Từ Sĩ Hoành, Lý Thành Củ, tổng cộng đã họa 25 bài, truyền nhau xem và khen ngợi với nhau. Trương Chí Hòa nhờ người lấy màu và lụa trắng ra và vẽ ý nghĩa của từ “Cảnh Thiên”, chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành được năm bức tranh. Hoa, chim, cá và côn trùng, cảnh quan và tác phẩm vẽ độc đáo kỳ diệu, cổ kim không có ai vượt qua. Nhan Chân Khanh và các vị khách của ông hết lời khen ngợi. Sau này, khi Nhan Chân Khanh đi về phía Đông đến trạm dịch Bình Vọng, Trương Chí Hòa uống rượu, uống đến lúc say thì chơi trò chơi trên mặt nước, đặt ghế trên mặt nước và ngồi trên đó một mình, uống rượu, cười và hát. Chiếc ghế đó đi lại nhanh chậm, giống như âm thanh của chiếc thuyền. Sau đó có mây và hạc bay theo sau trên đầu ông. Nhan Chân Khanh và những người khác trên bờ đứng xem đều rất ngạc nhiên. Không lâu sau, Trương Chí Hòa vẫy tay trên mặt nước, bày tỏ lòng biết ơn với Nhan Chân Khanh, rồi bay lên rồi ra đi.

3.3. Nhan Chân Khanh thi giải và ra đi

“Bạch nhật phi thăng” là một trong những hình thức siêu thường được người tu luyện viên mãn sử dụng khi họ rời khỏi nhân gian, còn thi giải là một phương pháp phổ biến khác được sử dụng khi người tu luyện đạt đến viên mãn.

Chữ khải theo phong cách Nhan (Nhan thể khải thư) do Nhan Chân Khanh khai sáng là “ngay chính nhưng không cứng nhắc, trang trọng nhưng không hung hiểm, rộng lớn thâm sâu, uy nghi nhẹ nhàng mà hào phóng”, “tâm thông ý cổ, gửi khéo léo trong vụng về”, có ảnh hưởng rất lớn về lịch sử thư pháp Trung Quốc. Tác phẩm “Đa Bảo tháp bi” (tên đầy đủ: “Đại Đường Tây Lương Thiên Phúc tự đa bảo Phật tháp cảm ứng bi”) của ông viết vào thời kỳ đầu, “Đông phương họa tán” và “Nghiêm cần lễ bi” của ông viết vào thời kỳ giữa, và “Lâm Cô Tiên đàn ký” được viết vào những năm cuối đời của ông, v.v., không chỉ là những kiệt tác về thư pháp, mà còn phản ánh hành trình tu luyện cá nhân của ông.

“Thái Bình quảng ký” còn thu lục sự tích của nhà thư pháp nổi tiếng triều Đường, Thái tử Thái sư, Lỗ Quận Công Nhan Chân Khanh dũng cảm đến doanh trại của quân phản nghịch, thà chết chứ không khuất phục, và chết một cách anh hùng. Ngoài ra, “Thái Bình quảng ký – quyển 32” còn ghi lại rằng: hơn 10 năm sau cái chết của Nhan Chân Khanh, một người hầu của nhà họ Nhan đã gặp Nhan Chân Khanh ở Lạc Ấp. Nhan Chân Khanh nói: “Ta tu Đạo, lấy việc bảo toàn hình hài là ưu tiên”. Điều này có nghĩa là: Ta là một người tu Đạo, phải bảo toàn thân thể hoàn chỉnh. Tức là Nhan Chân Khanh đã dùng hình thức thi giải khi viên mãn. Thi giải là một hình thức phổ biến, tức là người đã đắc Đạo viên mãn, trước tiên sẽ để người thường đưa họ vào quan tài và chôn cất như một người bình thường, nhưng sau đó lại hóa thành một chiếc gậy tre hoặc một chiếc giày trong quan tài, còn bản thân người đó sẽ tiếp tục sống ở nhân gian với cơ thể và ngoại hình của họ khi còn sống, để độ hóa người hữu duyên, đồng thời cũng có thể ra vào Tiên giới.

Xuyên suốt các triều đại trong lịch sử, văn hóa tu luyện đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều thể hiện sự đề cao trong tu luyện, và trở về Thiên giới. Cơn sốt khí công và các công năng đặc dị dần dần bắt đầu nổi lên vào những năm 1970 của thế kỷ trước, phản ánh khát vọng nội tâm của con người là phản bổn quy chân, mong muốn sự vĩnh hằng. Văn hóa Thần truyền đã tạo ra tiêu chuẩn làm người lấy đạo đức làm gốc, và phép tắc tu luyện, do đó trong xương tủy của người Trung Quốc thực sự có nền tảng văn hóa “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/14/“白日飞升”古今考-2–465106.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/18/212976.html

Đăng ngày 20-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 1)https://vn.minghui.org/news/256973-khao-cuu-co-kim-ve-bach-nhat-phi-thang.htmlTue, 19 Dec 2023 08:08:07 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=256973[MINH HUỆ 11-09-2023] Có rất nhiều mô tả trong các tài liệu điển tịch phương Đông và phương Tây về “Bạch nhật phi thăng”, lơ lửng trên không, bay lên. Ví dụ, ở Ấn Độ có rất nhiều bậc thầy yoga, ẩn sĩ và hành giả […]

The post Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 1) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Văn Tư Duệ, Trương Vũ Trừng

[MINH HUỆ 11-09-2023] Có rất nhiều mô tả trong các tài liệu điển tịch phương Đông và phương Tây về “Bạch nhật phi thăng”, lơ lửng trên không, bay lên. Ví dụ, ở Ấn Độ có rất nhiều bậc thầy yoga, ẩn sĩ và hành giả có thể bay lơ lửng trên không. Trong lịch sử phương Tây cũng đã có ghi chép về những “Tu sĩ bay”. Các dân tộc và khu vực kính Phật tu Phật đều không bài xích loại hiện tượng huyền bí này. Có rất nhiều ghi chép của những nhân chứng cổ kim Đông Tây về hiện tượng này, sau đây là một số ví dụ:

1. Nhà ảo thuật người Mỹ và các nhà sư người Nepal được mệnh danh là “những nhà siêu nhiên”

Năm 2011, một bộ phim tài liệu mang tên “Nhà siêu nhiên” (The Supernaturalist) đã được phát sóng tại Hoa Kỳ. Phim kể về chàng trai trẻ người Mỹ Dan White. Thân phận chính thức của Dan White là một nhà ảo thuật, anh đã đi vào sâu trong dãy núi Himalaya của Nepal để tìm những nhà sư có thể thực hiện phép thuật, không phải để học mà để chứng kiến việc bay lên. Dan White tin rằng “ảo thuật được coi là trò giải trí ở phương Tây, nhưng ở phương Đông nó được dùng để giải thích sự tồn tại của chúng ta trong vũ trụ”.

Sau nhiều thăng trầm, Dan White đến Nepal ở vùng nội địa của dãy Himalaya, và trong một ngôi đền ở Nepal, anh đã tìm thấy một nhà sư có thể bay lên. Nhà sư nói rằng thiền không phải để cho người khác xem, mà cho chính mình. Để thuyết phục nhà sư, Dan đã biểu diễn ảo thuật khiến mặt trăng biến mất bằng tay không. Sau một hồi im lặng suy ngẫm, nhà sư bày tỏ sẵn sàng trình diễn bay lên cho Dan và đoàn làm phim. Đoàn làm phim tài liệu mang theo camera, và sử dụng những cảnh quay cận cảnh từ phía trước và bên hông, để ghi lại cảnh tượng thực sự của nhà sư đang bay cao hơn một mét lên không trung.

Phim tài liệu “Nhà siêu nhiên” ghi lại quá trình bay lên của nhà sư Nepal (Ảnh chụp màn hình video):

图1:丹与僧人见面了。
Hình 1: Dan gặp nhà sư

图2:僧人:打坐只是为了我个人,不是为了别人。
Hình 2: Nhà sư: Thiền chỉ là vì cá nhân tôi, không phải vì người khác

图3:僧人:你的魔术很精彩,但……
Hình 3: Nhà sư: Ảo thuật của anh thật tuyệt vời, nhưng…

图4:僧人:但是我们是不一样的。
Hình 4: Nhà sư trầm ngâm: Nhưng chúng ta là khác nhau

图5:僧人坐下,并开始念咒诀。
Hình 5: Nhà sư ngồi xuống và bắt đầu niệm chú quyết

图6:僧人冉冉起空。
Hình 6: Nhà sư từ từ bay lên

图7:起空中的僧人特写
Hình 7: Cận cảnh nhà sư trên không

图8:演示结束后,僧人叮嘱丹:“记住:保持头脑开放,并且……
Hình 8: Sau khi trình diễn, nhà sư nói với Dan: “Hãy nhớ: Giữ tâm trí cởi mở, và…”

图9:要持续学习。”
Hình 9: Tiếp tục học tập

2. Sự kiện “Bạch nhật phi thăng” duy nhất trong lịch sử Trung Quốc được nhiều tài liệu chính thức xác nhận

2.1. Những ghi chép chính diện trong “Tục Tiên truyện”, “Thái Bình quảng ký”, “Sắc Quả Châu nữ Đạo sĩ Tạ Tự Nhiên bạch nhật phi thăng thư” và “Đông Cực Chân nhân truyện”

Trong số các tài liệu lịch sử mênh mông như biển cả, “Tục Tiên truyện” do Thẩm Phần biên soạn là tác phẩm ghi lại những truyền thuyết, câu chuyện về các vị Thần Tiên. Thẩm Phần (Thẩm Tân), không rõ ngày sinh và ngày mất, là người sống từ cuối thời nhà Đường đến thời Ngũ Đại. Ông từng là Huyện lệnh Phiếu Thủy và Giám sát Ngự sử thời Nam Đường. Ông kết hôn với Công chúa Nam Khang và đã trở thành phò mã. Ông cảm hứng với những việc Thần Tiên không được quốc sử ghi lại, nên đã sưu tầm những câu chuyện Thần Tiên thời Đường và Ngũ Đại, đồng thời viết ba quyển “Tục Tiên truyện” (hay còn gọi là “Tục Thần Tiên truyện”), tiếp tục những câu chuyện “Thần Tiên truyện” do Cát Hồng (284-364) đời Đông Tấn viết. Quyển thứ nhất có mười sáu người phi thăng, đứng đầu là Trương Chí Hòa. Quyển thứ 2 có mười hai người ẩn hóa, đứng đầu là Tôn Tư Mạc. “Tục Tiên truyện” chứa đựng sự tích thành Tiên của ba mươi sáu người từ thời nhà Đường đến thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ba mươi sáu người trong cuốn sách, ngoại trừ các đạo sĩ, hầu như bao gồm những người thuộc mọi tầng lớp xã hội.

Sau đây là về một trong những người đó: Tạ Tự Nhiên – một vị nữ Đạo sĩ bạch nhật phi thăng, người duy nhất trong lịch sử được chính thức công nhận và ghi vào chính sử.

Ngày 12 tháng 11 năm Trấn Nguyên thứ chín (năm 794) đời Đường Đức Tông, một sự kiện thần kỳ xảy ra vào thời Đường, nữ Đạo sĩ Tạ Tự Nhiên (sinh năm 767), đã bạch nhật phi thăng lúc 27 tuổi, và dưới con mắt chú ý theo dõi của dân chúng. Khi đó, hàng nghìn người đã tụ tập đến xem và đưa tiễn ở Quả Châu (nay là Nam Sung, Tứ Xuyên).

Theo ghi chép trong cuốn “Thái Bình Quảng Ký” của thời nhà Tống, Tạ Tự Nhiên từ nhỏ đã thích sự yên tĩnh, tính tình ôn hòa và lễ phép, thích đọc “Đạo Đức Kinh”. Tổ tiên của Tạ Tự Nhiên là người Duyện Châu. Cha của cô là Tạ Hoàn, sống ở Nam Sung, Quả Châu, được tiến cử làm Hiếu liêm, và làm chức quan cơ sở địa phương, mẹ cô là Tu thị, cũng là con gái của một gia đình giàu có trong ấp.

Tạ Tự Nhiên bắt đầu tu tập và du hành cùng hai nữ tu từ năm 7 tuổi, kéo dài trong ba năm. Khi mười tuổi, cô về nhà và sống ở đền Lão Quân trên đỉnh núi Đại Phương (nay là đỉnh núi Khu thắng cảnh Tây Sơn). Vào tháng 9 năm mười bốn tuổi, cô đột nhiên nói rằng thức ăn giống như giòi, và không ăn được. Từ đó cô không bao giờ ăn nữa.

Vào tháng 4 năm Trinh Nguyên thứ sáu (năm 790), Thứ sử Hàn Dật đến đây nhậm chức, ông nghi ngờ việc Tạ Tự Nhiên không ăn là giả, nên mời cô vào Đông Các của Chu Bắc Đường, và nhốt cô trong đó mấy tháng, muốn kiểm tra xem cô có thật sự không ăn hay không.

Mấy tháng sau, khi mở cửa, thân hình và làn da của Tạ Tự Nhiên vẫn như trước, giọng nói khi nói chuyện rất trong trẻo. Lúc này, Hàn Dật dẫn cả gia đình già trẻ đến thăm Tạ Tự Nhiên. Hàn Dật yêu cầu con gái Hàn Tự Minh bái Tạ Tự Nhiên làm thầy.

Trước đó, cha của Tạ Tự Nhiên, Tạ Hoàn, đã đi du hành nhiều năm, khi trở về nhà, ông nhìn thấy Tạ Tự Nhiên tu hành Đạo Pháp không ăn cơm, cho rằng là quái đản. Ông nói: “Gia đình ta từ xưa đến nay đều theo truyền thống Nho giáo. Ngoại trừ Tam Cương và Ngũ Thường quy, tất cả không phải là pháp của tiên vương, làm sao có thể có loại yêu nghiệt mê hoặc người như thế này?” Thế là ông nhốt Tạ Tự Nhiên trong đại sảnh hơn bốn mươi ngày, Tạ Tự Nhiên lại càng sảng khoái hơn, Tạ Hoàn lúc này mới cảm thấy kinh hãi.

Vào năm Trinh Nguyên thứ chín (năm 793), Lý Kiên kế nhiệm Thứ sử Quả Châu.

Vào ngày 3 tháng 3 năm Trinh Nguyên thứ 10 (năm 794), Tạ Tự Nhiên chuyển đến Đạo trường Kim Tuyền. Ngày hôm đó mây sáng, khác hẳn với khung cảnh thường ngày. Tạ Tự Nhiên nói rằng, vào ngày này Chân nhân và chư Tiên trên trời đều hội tụ. Trong rừng Kim Tuyền có những con hươu, chúng không tránh né con người, có rất nhiều hươu con và chúng rất ôn hòa với con người.

Tạ Tự Nhiên tính tình nghiêm túc, không bao giờ tùy tiện nói chuyện về việc tu Đạo, ngay cả cha mẹ, cô cũng không cho họ biết. Lý Kiên ngưỡng mộ Đạo, nên cô mới nói với ông một chút. Cô nói: “Khi tụng kinh hoàn toàn là ở việc đặt tâm, chứ không ở số lần đọc nhiều. Người theo Đạo mà bỏ dở giữa chừng, thì tổn thất sẽ bị nhiều hơn, không bằng những người ngay từ đầu đã không biết. Nhất định phải cẩn thận!“

Tạ Tự Nhiên không chịu ăn một hạt lương thực trong mười ba năm. Vào ngày 9 tháng 11 năm Trinh Nguyên thứ 10 (năm 794), Tạ Tự Nhiên đến châu phủ để từ biệt Lý Kiên. Cô nói: “Tôi nhất định sẽ rời đi vào giữa tháng”. Từ đó trở đi, cô không còn bước vào tịnh thất nữa.

Vào nửa đêm ngày 20 tháng 11, Tạ Tự Nhiên bạch nhật thăng thiên tại Đạo trường Kim Tuyền. Mấy ngàn người theo dõi quá trình thăng thiên. Bà nội của cô là Chu thị, mẹ cô là Tu thị và em gái là Tạ Tự Nhu, em trai Lý Sinh, nghe thấy lời cáo biệt của cô rằng: “Chuyên cần tu luyện mới có thể đắc Đạo.”

Một lúc sau, mây ngũ sắc kéo dài bao trùm cả một vùng núi sông, tiếng Tiên nhạc và hương thơm lạ trên bầu trời lan tỏa rất lâu. Mười bộ quần áo và kẹp tóc mà Tạ Tự Nhiên thường mặc được để trên chiếc giường dây nhỏ, buộc lại bằng những nút thắt như trước.

Ngoài ra, khi Tạ Tự Nhiên thăng thiên, trên bức tường phía đông của điện đường có viết năm mươi hai chữ: “Gửi lời chủ nhân, và các quyến thuộc, chỉ dốc toàn thân, chớ sinh buồn khổ. Tự chuyên cần tu công đức, và những thiện tâm, tu dựng phúc điền, thanh trai niệm Đạo, sau trăm kiếp, thì cũng có thiện duyên, sớm ngày gặp cõi Thanh Nguyên, tức sẽ gặp mặt.”

Thứ sử Lý Kiên và Tiết độ sứ Tây Xuyên Vi Cao dâng biểu tấu với Đường Đức Tông Lý Thích về việc này, Hoàng đế đã ban hành chỉ dụ ca ngợi Tạ Tự Nhiên. Lý Kiên đã dựng một tấm bia và thuật lại đầu đuôi chuyện Tạ Tự Nhiên đắc Đạo thăng thiên.

Giờ đây, Mạng lưới Tình yêu Tứ Xuyên, do Văn phòng Biên niên sử địa phương tỉnh Tứ Xuyên tài trợ, đã thu lục “Sắc Quả Châu nữ Đạo sĩ Tạ Tự Nhiên bạch nhật phi thăng thư” của Đường Đức Tông. Sắc là tài liệu do hoàng đế ban hành.

图10:唐德宗《敕果州女道士谢自然白日飞升书》碑刻
Hình 10: Bia khắc “Sắc Quả Châu nữ Đạo sĩ Tạ Tự Nhiên bạch nhật phi thăng thư” của Đường Đức Tông

“Đông Cực Chân nhân truyện” của Thứ sử Lý Kiên biên soạn cũng ghi lại những sự tích của Tạ Tự Nhiên. “Đông Cực Chân nhân truyện” đã bị thất lạc, nhưng cuốn “Tân Đường thư” quyển 65, một trong Hai mươi bốn bộ sử ký, có chứa thư mục và tóm tắt: “Sách “Đông Cực Chân nhân truyện” của Lý Kiên, quyển 1, Quả Châu Tạ Tự Nhiên”.

Việc Tạ Tự Nhiên “Bạch nhật phi thăng” đã gây chấn động thiên hạ vào thời điểm đó, trước sự thật, cũng có một số người không tin, hoặc dùng nó để chỉ trích. Hàn Dũ, một nhà văn nổi tiếng thời Đường, là một trong số đó, sau khi nghe chuyện Tạ Tự Nhiên thành Tiên, ông đã viết bài thơ dài 500 chữ “Tạ Tự Nhiên thi” (xem “Toàn Đường thi”, quyển 336 “Tạ Tự Nhiên thi”). Hàn Dũ viết rất rõ ràng quá trình Tạ Tự Nhiên tu luyện, cảnh tượng, sự chứng kiến ​​của các quan lại, phi thăng như ve sầu thoát xác… Tuy nhiên, ở cuối bài thơ, ông cho rằng, tu Đạo thành Tiên chỉ là chuyện hư vô, là dị đoan. Những nghi ngờ của Hàn Dũ nhất quán với thái độ bài xích Phật giáo và Đạo giáo của ông trong suốt cuộc đời. Hàn Dũ không tin vào Thần, Phật, nhưng ông không phủ nhận sự thật rằng Tạ Tự Nhiên “Bạch nhật phi thăng”.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/11/465105.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/17/212958.html

Đăng ngày 19-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Khảo cứu cổ kim về “Bạch nhật phi thăng” (Phần 1) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>