Tuyên truyền - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Mon, 06 May 2024 11:48:11 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Tây Ban Nha: Các học viên tổ chức sự kiện trước Đại sứ quán Trung Quốc để tưởng niệm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4https://vn.minghui.org/news/264216-tay-ban-nha-cac-hoc-vien-to-chuc-su-kien-truoc-dai-su-quan-trung-quoc-de-tuong-niem-cuoc-thinh-nguyen-on-hoa-ngay-25-thang-4.htmlMon, 06 May 2024 11:48:11 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264216[MINH HUỆ 28-04-2024] Ngày 26 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Madrid nhằm kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc bức […]

The post Tây Ban Nha: Các học viên tổ chức sự kiện trước Đại sứ quán Trung Quốc để tưởng niệm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Tây Ban Nha

[MINH HUỆ 28-04-2024] Ngày 26 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Madrid nhằm kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công, đồng thời kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 năm 1999.

7bebc66231d3ade6833c62dc273a69fa.jpg

f06f5801ac552428888f8d87758944ec.jpg

Các học viên kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Madrid hôm 26 tháng 4 năm 2024

Từ 9:30 sáng đến 2 giờ chiều, các học viên căng các biểu ngữ bằng tiếng Trung và tiếng Tây Ban Nha với những thông điệp: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn”, “Chấm dứt thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công”, “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công” và “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới.” Sự kiện cũng có hình ảnh minh họa những hình thức tra tấn của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công và việc thu hoạch nội tạng sống.

Các học viên phân phát thông tin về cuộc bức hại và phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công trong 25 năm qua. Nhiều người đã lên án những vi phạm nhân quyền và chế độ độc tài của ĐCSTQ, đồng thời ký thư bày tỏ sự đoàn kết với Pháp Luân Công trong việc phản bức hại. Trong sự kiện, một số học viên đã trình diễn năm bài công pháp, khung cảnh yên tĩnh và tường hòa đã thu hút nhiều người qua đường dừng lại xem. Một số người đã hỏi địa điểm để họ có thể học các bài công pháp.

b65aa1dc1f307a0c6e295c9c339b3b77.jpg

d2a908be7c625406e4da047ad2dbd1b3.jpg

40c505f096ae36a403d9a4395f2bf270.jpg

8d1de34c3cf341e898421750320e0d35.jpg

7114276643de923f2c39cccd7154285e.jpg

Người dân trò chuyện với các học viên về Pháp Luân Công và ký bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại

Tại sự kiện, luật sư nhân quyền, ông Carlos, cho biết: “Cuộc bức hại đã diễn ra trong 25 năm, một phần tư thế kỷ. Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn đang bị bức hại và nội tạng của họ bị thu hoạch trong khi họ vẫn còn sống. Mọi người cần đứng lên và kêu gọi những người thiện lương trên thế giới cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.”

Trong bài phát biểu của mình, ông Martin, một học viên Pháp Luân Công, đã gửi thông điệp tới các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc rằng: “Vào thời khắc sinh tử liên quan đến vận mệnh tương lai của các vị, việc thoái Đảng hay bị hủy diệt cùng Đảng Cộng sản sẽ là sự lựa chọn trọng đại cuối cùng trong cuộc đời các vị. Đừng cự tuyệt chân tướng; Không được trợ giúp cho cuộc bức hại nữa. Việc thiện đãi các học viên Pháp Luân Công sẽ lưu lại cho chính các vị con đường được đắc cứu. Các vị hãy nhớ: Pháp Luân Đại Pháp là tốt, và Chân-Thiện-Nhẫn là tốt!”

Cô Sofia đã hát những ca khúc như “Đến vì bạn”, “Pháp Luân Thánh vương” và “Thiên diệt Trung Cộng”, qua đó truyền tải sự thiện lương, nội tâm an hòa và ý chí kiên định của các học viên Pháp Luân Công.

0cf894c5e2ee25229686d7e417f9d7e4.jpg

Ông Vincent đến từ Pháp cho biết: “Cộng đồng quốc tế cần phải hành động để giúp chấm dứt cuộc bức hại.”

Ông Vicente Molino đến từ Pháp đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc và đồng cảm với Pháp Luân Công. Ông cho biết: “Vẫn còn những người bị bức hại vì tín ngưỡng của mình, điều này thật đáng xấu hổ”. Ông nhấn mạnh rằng điều quan trọng là thế giới phải cần hiểu được sự thật về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế cần phải hành động để giúp chấm dứt cuộc bức hại.

58f69b25fe79619dce0f7118c4940c3b.jpg

Ông Luis Castilla ca ngợi các học viên Pháp Luân Công và nói: “Hoạt động của các bạn thật chân chính và cao quý.”

Ông Luis Castilla cho biết cuộc mít-tinh của các học viên đã phơi bày tội ác trong hệ thống của ĐCSTQ, việc đàn áp tự do tín ngưỡng, những vi phạm nhân quyền và tội ác thu hoạch nội tạng sống tàn bạo, đồng thời cho biết: “Hoạt động của các bạn thật chân chính và cao quý”. Ông đã đọc các biểu ngữ và thông tin về cuộc bức hại, đồng thời chụp nhiều bức ảnh. Sau đó, ông đã ký bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại và cho biết ông sẽ kể cho gia đình và bạn bè về những gì ông đã chứng kiến ​​ngày hôm nay.

8cd1316ad23359e267fdd8f337369ded.jpg

Cô Christina Gómez cho biết: “Sự kiện như thế này cần được tổ chức ở tất cả các quốc gia trên thế giới để mọi người biết được tội ác tàn bạo của ĐCSTQ.“

Cô Cristina Gómez đi ngang qua đại sứ quán và nói: “Việc kháng nghị ôn hòa và phơi bày cuộc bức hại cũng như tội ác thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc là biểu hiệu của chính nghĩa. Những sự kiện như vậy cần được tổ chức ở tất cả các quốc gia trên thế giới để mọi người biết được sự tàn bạo của ĐCSTQ.”

Liên quan đến nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, cô cho biết: “Đối với Châu Âu, hay đối với toàn thế giới mà nói, đó là điều đáng xấu hổ”. Trong xã hội cộng sản Trung Quốc, tiền quan trọng hơn nhân quyền. Hôm nay, lần đầu tiên tôi thấy một cuộc tập trung như thế này trước Đại sứ quán Trung Quốc và tôi nghĩ việc này rất tốt. Thật đáng khâm phục vì các bạn không sợ hãi khi vạch trần cái ác”. Sau khi ký bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại, cô cũng cầm theo một số thông tin và cho biết sẽ chia sẻ với gia đình và bạn bè của mình.

3ca55fb9546854214447f72f6f03490d.jpg

Bà Asunción lên án nạn thu hoạch nội tạng, bà cho biết: “Đây là sự thảm sát chưa từng có và cần phải chấm dứt”

Bà Asunción đã ký bản kiến nghị ngay khi biết về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên. Bà cho biết: “Hoạt động kháng nghị của các bạn thật tuyệt vời, tôi khâm phục các bạn. Thu hoạch nội tạng sống là sự thảm sát chưa từng có và cần phải chấm dứt. Tôi sẽ nói với những người tôi gặp để mọi người có thể biết được tội ác của ĐCSTQ. Chúc các bạn may mắn và tôi hy vọng những chữ ký này sẽ giúp ích.”

Bối cảnh: Khái quát về Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, và đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những sai lệch trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên hơn nữa đã tới hỏi thăm các cán bộ ở đây và được chỉ dẫn phải đến Bắc Kinh khiếu nại.

Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này diễn ra hết sức ôn hòa và trật tự. Một số đại diện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, các quan ngại của các học viên đã được giải đáp, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, các học viên liền trở về nhà.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết trong những năm qua. Con số tử vong thực tế được cho là cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên bằng cách sát hại các học viên bị giam giữ để cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/28/475720.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/30/216810.html

Đăng ngày 06-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tây Ban Nha: Các học viên tổ chức sự kiện trước Đại sứ quán Trung Quốc để tưởng niệm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Toàn bộ đồng tu tại điểm luyện công của chúng tôi đều đi đến Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4https://vn.minghui.org/news/264170-toan-bo-dong-tu-tai-diem-luyen-cong-cua-chung-toi-deu-di-den-bac-kinh-vao-ngay-25-thang-4.htmlSun, 05 May 2024 12:01:08 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264170[MINH HUỆ 25-04-2024] Tôi may mắn đắc Pháp vào tháng 3 năm 1995, khi đọc xong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, tôi cảm thấy đây là một cuốn thiên thư và tôi đã được giải thoát khỏi trạng thái vô thần luận. […]

The post Toàn bộ đồng tu tại điểm luyện công của chúng tôi đều đi đến Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Huệ Thanh, đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 25-04-2024] Tôi may mắn đắc Pháp vào tháng 3 năm 1995, khi đọc xong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, tôi cảm thấy đây là một cuốn thiên thư và tôi đã được giải thoát khỏi trạng thái vô thần luận. Tôi từng mắc bệnh, nhưng sau khi tu luyện, mọi đau đớn của tôi đều biến mất. Vậy nên, tôi đặc biệt trân quý Đại Pháp, tôi rất muốn cống hiến và làm chút gì đó cho Đại Pháp.

Vào thời điểm ấy, ở một khe núi gần đó có một bãi đất trống, chúng tôi đã chuyển gạch tới đó để lát nền, tạo thành một điểm luyện công. Hồi đó, chỉ cần là việc ở điểm luyện công, tôi sẽ toàn tâm toàn ý dốc hết sức làm, vì cảm thấy đó là trách nhiệm của mình. Mỗi ngày tôi cầm theo đài có thu nhạc luyện công đến điểm luyện công từ sớm, treo biểu ngữ có nội dung giới thiệu vắn tắt về Pháp Luân Công để hoằng Pháp, dọn dẹp sạch sẽ điểm luyện công và chờ mọi người đến luyện công. Chúng tôi bắt đầu luyện công vào lúc 6 giờ đến khoảng 8 giờ sáng, rồi mở băng ghi âm bài giảng Pháp của Sư phụ. Sau bữa tối, chúng lại đến điểm luyện công để nghe ghi âm các bài giảng Pháp của Sư phụ. Sau này, càng ngày càng có nhiều người đến điểm luyện công. Tôi cùng các đồng tu đi đến cổng trường học để hoằng Pháp, con phố trở nên rất náo nhiệt và số người luyện công đã tăng lên đến vài trăm người. Chúng tôi mở thêm hai điểm luyện công nữa và thành lập bảy nhóm học Pháp trong khu vực.

Vì mọi người đều coi trọng việc học Pháp, vào thời điểm ngày 25 tháng 4 năm 1999, không một người nào ở điểm luyện công của chúng tôi là không đi đến Bắc Kinh. Chúng tôi khởi hành ngay đêm hôm đó và đến Bắc Kinh vào sáng sớm. Chúng tôi ăn lương khô ở trên Quảng trường Thiên An Môn. Mọi người đều rất nghiêm khắc yêu cầu bản thân, chúng tôi dọn dẹp sạch sẽ những mảnh vụn lương khô rơi vãi trên mặt đất mà không để lại vết tích nào. Sau đó, chúng tôi đến lễ đài Thiên An Môn, nơi đó đang bị phá dỡ để chuẩn bị trùng tu. Lúc này, một số đồng tu đang đứng hoặc ngồi xổm trên tường. Tôi trao đổi với mọi người, rằng cần chú ý đến hình tượng của mình, ở Bắc Kinh không được bừa bãi lộn xộn, không thể tùy ý khạc nhổ khắp nơi và phải theo phép tắc. Các đồng tu đều đồng tình và nói: “Đồng tu này nói đúng đấy”. Mọi người đều đứng và ngồi trên mặt đất một cách quy củ.

Sau đó, cảnh sát dẫn chúng tôi đến lối vào Trung Nam Hải ở phố Phủ Hữu. Các đồng tu đều chiểu theo Đại Pháp để hành xử, yêu cầu bản thân vô cùng nghiêm khắc. Có người học Pháp, có người luyện công và không gây ách tắc trên vỉa hè hoặc lối đi dành cho người đi bộ.

Các đồng tu khi ấy [qua thiên mục] nhìn thấy Pháp Luân xoay chuyển khắp nơi trên bầu trời. Tuy tôi không nhìn thấy gì cả, nhưng tôi tin chắc là Sư phụ và chư Thần đang quan sát chúng tôi từ trên thiên thượng. Tôi cảm thấy rất bình yên, tĩnh lặng và tường hòa.

Đến 9 giờ tối, khi mọi người đều giải tán, tôi cũng không quan tâm liệu mình có bị lỡ tàu hay không, tôi ngồi xổm trên mặt đất nhặt tàn thuốc, vỏ hạt dưa và những mảnh giấy vụn do người thường ném đi và bỏ chúng vào túi của tôi. Thần kỳ là, dù tôi nán lại lâu và mất nhiều thời gian như vậy, nhưng khi đến nhà ga tôi vẫn không hề bị lỡ chuyến tàu về nhà.

Con vô cùng cảm ân sự từ bi cứu độ của Sư tôn! Dùng mọi ngôn ngữ của nhân loại cũng không cách nào biểu đạt hết lòng biết ơn của con đối với Sư phụ. Nhờ sự gia trì của Sư phụ mà đệ tử mới đi được đến ngày hôm nay. Sau này con cần phải tu tốt bản thân và làm tốt hơn nữa.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/25/475537.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/1/216823.html

Đăng ngày 05-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Toàn bộ đồng tu tại điểm luyện công của chúng tôi đều đi đến Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Canberra, Úc: Mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc nhân kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4https://vn.minghui.org/news/264158-canberra-uc-mit-tinh-truoc-dai-su-quan-trung-quoc-nhan-ky-niem-cuoc-thinh-nguyen-ngay-25-thang-4.htmlSun, 05 May 2024 11:58:17 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264158[MINH HUỆ 26-04-2024] Ngày 24 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức lễ mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc để kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4. Họ lên án cuộc bức hại […]

The post Canberra, Úc: Mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc nhân kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Canberra

[MINH HUỆ 26-04-2024] Ngày 24 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức lễ mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc để kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4. Họ lên án cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và tổ chức thắp nến tưởng niệm để tưởng nhớ những học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) đã qua đời do cuộc bức hại tàn bạo.

607787be2c5ba4a60db9504654dc09c0.jpg

13f4e19462fd54d32efc94280c463a97.jpg

Thắp nến tưởng niệm trước Đại sứ quán Trung Quốc hôm 24 tháng 4 năm 2024

Bà Mary, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Canberra, cho biết: “Tối nay, chúng ta tập trung ở đây để tưởng nhớ cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tại Văn phòng Khiếu nại Trung Ương 25 năm trước. Việc này đã chấn động không chỉ Trung Quốc, mà cả thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng các phương tiện truyền thông nhà nước để truyền bá những lời dối trá toàn cả nước, và cả nước ngoài, đồng thời cáo buộc các học viên Pháp Luân Công bao vây chính quyền trung ương. Cho đến ngày nay, sự thật về sự kiện lịch sử trọng đại này vẫn bị ĐCSTQ che đậy.“

“Trong 25 năm sau đó, ĐCSTQ đã huy động toàn bộ bộ máy chính quyền, tiêu tốn lượng tài chính khổng lồ, để tiến hành cuộc bức hại tàn bạo và lâu dài đối với các học viên Pháp Luân Công.”

Bà tiếp tục: “25 năm đã trôi qua. Mặc dù các học viên Pháp Luân Công phải trải qua sự khủng bố và đàn áp đẫm máu, chịu đựng việc bức hại tà ác chưa từng có, nhưng họ vẫn đứng vững, kiên định với niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, và hoàn thành sứ mệnh lịch sử vĩ đại là từ bi cứu độ tất cả chúng sinh. Các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới giữ vững tinh thần ngày 25 tháng 4, và kiên trì giảng chân tướng trong hơn 20 năm. Cộng đồng quốc tế ngày càng nhận thức rõ hơn về sự thật này.”

Người dân Canberra: Cần chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ

Ngày 25 tháng 4, tại khu phố đi bộ ở trung tâm thành phố Canberra, các học viên Pháp Luân Công chia sẻ với người dân và khách du lịch về cuộc thỉnh nguyện 25 năm trước, và thu thập chữ ký kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Bản kiến nghị nêu rõ: Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Những chữ ký này sẽ được đệ trình lên chính phủ Úc.

Bà Kylie Clewett, một giáo viên, ký bản kiến nghị và nói với một học viên: “Mọi người đều có quyền lựa chọn phong cách sống mình muốn, và có quyền tin vào những gì mình muốn tin. Tôi nghĩ bất kỳ chính phủ nào trên thế giới cũng nên cho phép điều đó.”

Bà cũng cho biết Pháp Luân Công là một môn tu luyện ôn hòa, hữu ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Chính phủ nên cho phép họ tập luyện. Cuộc bức hại của ĐCSTQ đã kéo dài 25 năm, và cần phải chấm dứt lập tức. Không có lý do cho việc này. Cuộc bức hại quá tàn bạo, và không chính phủ nào được phép ngược đãi người dân của mình.

Ông Robert Russell, một nhân viên chính phủ, cho hay ông đã ký đơn kiến nghị gần đây. Ông chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất tiếc, vì chính quyền Cộng sản Trung Quốc không đối xử đúng mực với những người có tín ngưỡng khác nhau. Tôi thấy buồn. Pháp Luân Công đang bị bức hại ở Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Công đang kể câu chuyện của họ. Tôi muốn ủng hộ Pháp Luân Công và ký tên ủng hộ Pháp Luân Công. Tôi không thể bỏ mặc họ bị cô lập và bất lực. Họ đang thực hành theo cách riêng của họ, và không có hại gì. Tôi thực sự không hiểu tại sao (ĐCSTQ) lại bức hại họ.”

Ông chỉ ra nhà lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất, quyền lực nhất và giàu có nhất nên được thế giới tôn trọng. Tuy nhiên, khi nhà độc tài ĐCSTQ qua đời, ông ta không thể mang theo khối tài sản của mình, nhưng những hành động và tội ác của ông ta vẫn được ghi nhớ, lên án và xem thường.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/26/475631.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/29/216793.html

Đăng ngày 05-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Canberra, Úc: Mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc nhân kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bulgaria: Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 là nguồn động lực cho các học viên Pháp Luân Đại Pháphttps://vn.minghui.org/news/264156-bulgaria-cuoc-thinh-nguyen-on-hoa-ngay-25-thang-4-la-nguon-dong-luc-cho-cac-hoc-vien-phap-luan-dai-phap.htmlSun, 05 May 2024 11:57:44 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264156[MINH HUỆ 27-04-2024] Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh là cuộc kháng nghị công khai ôn hòa lớn nhất so với bất kỳ nhóm tín ngưỡng nào bị bức hại ở Trung Quốc. Hơn 10.000 học viên Pháp Luân […]

The post Bulgaria: Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 là nguồn động lực cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bulgaria

[MINH HUỆ 27-04-2024] Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh là cuộc kháng nghị công khai ôn hòa lớn nhất so với bất kỳ nhóm tín ngưỡng nào bị bức hại ở Trung Quốc. Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đứng yên lặng và có trật tự bên ngoài Văn phòng thỉnh nguyện của Hội đồng Nhà nước để yêu cầu trả tự do cho 45 học viên bị giam giữ phi pháp và yêu cầu có quyền tự do thực hành đức tin, vốn là quyền được Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ.

Mặc dù sự kiện này đã xảy ra vào năm 1999, cách đây 25 năm, nhưng sức mạnh và sự từ bi của các học viên ở Trung Quốc đã tạo ra những hiệu ứng lan tỏa trên khắp thế giới. Các học viên trên khắp sáu châu lục, trong đó có các học viên ở Bulgaria, đã liên tục nâng cao nhận thức về cuộc bức hại trong hơn hai thập kỷ qua.

Trước dịp kỷ niệm 25 năm cuộc Thỉnh nguyện Ôn hòa Ngày 25 tháng 4, các học viên Bulgaria đã chia sẻ ấn tượng của họ về sự kiện này và cho biết nó đã thôi thúc họ đề cao tâm tính và hỗ trợ các đồng tu ở Trung Quốc.

Nhà báo tự do: “Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 cho thấy thiện luôn thắng ác”

Cô Lilia Kostova, người Đức, bắt đầu tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2008 và chính thức bước vào tu luyện vào năm 2014. Hiện, cô là giáo viên và nhà báo tự do.

e0133cff3403ae5872163a9f9bc2d5c3.jpg

Cô Lilia Kostova, một giáo viên và nhà báo tự do người Đức, phát biểu tại cuộc kháng nghị

Trước khi trở thành học viên, cô là một nhà hoạt động dân sự ở Bulgaria. Khi biết đến cuộc thỉnh nguyện ở Bắc Kinh, cô vô cùng cảm động trước sự thiện lương và sự điềm tĩnh của các học viên Pháp Luân Đại Pháp khi thỉnh nguyện cho môn tu luyện của họ.

“Tôi biết đến ngày 25 tháng 4 qua các bài báo và lời kể của nhân chứng. Bản thân tôi đã là một nhà hoạt động dân sự ở Bulgaria trong nhiều năm, bởi vậy cuộc kháng nghị này khiến tôi rất xúc động”, cô cho biết. “Tôi hình dung về toàn bộ 10.000 người này thật bình hòa mà kiên quyết với nguyện ước nói lên sự thật.”

Cô cũng rất ấn tượng trước tính kỷ luật của các học viên, điều đó giúp họ bày tỏ yêu cầu của mình bằng “nhân phẩm và trí tuệ” với chính quyền. Cô nói, mặc dù các học viên đi thỉnh nguyện một cách tự phát, không có sự tổ chức trước, nhưng cô rất ngưỡng mộ họ khi có thể “giữ bình tĩnh trong suốt cuộc thỉnh nguyện, không để lại rác, thậm chí còn dọn sạch rác do công an vứt ra.“

Cô Lilia cho hay: “Đối với tôi, ngày 25 tháng 4 là lý lẽ thuyết phục nhất cho luận điểm rằng thiện luôn chiến thắng ác.”

Cô cho biết cuộc thỉnh nguyện ngày hôm đó đã thôi thúc vô số học viên trên khắp thế giới, giống như cô, hãy noi gương 10.000 học viên của 25 năm trước và hãy kiên định nhưng thiện khi đối mặt với sự bất công.

Cô Lilia nói: “[Chúng ta phải] nhẫn nại, có kỷ luật, đừng để mất kiên nhẫn, hãy thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của Đại Pháp bằng hành vi của mình, hãy bảo vệ cái thiện, sự thật, và đừng đánh mất hy vọng cho dù có khó khăn thế nào.”

Giảng viên: “Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 cho thấy điều mà các chế độ độc tài không cách nào hiểu được”

Ông Martin Georgiev là kiến trúc sư, trợ lý cấp cao kiêm giảng viên tại Đại học Kiến trúc, Xây dựng và Trắc địa. Ông được một người bạn giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2001.

475218f5c8c787dd7f261635de556e3d.jpg

Ông Martin Georgiev (phía trước bên trái)

Hồi đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Khi đọc các bản tin từ các nguồn bên ngoài Bulgaria, ông Martin và bạn của ông đã phát hiện ra ĐCSTQ đang ngược đãi các học viên—điều này khiến họ nhớ đến nỗi kinh hoàng mà người dân Bulgaria phải chịu đựng dưới 45 năm cai trị của chủ nghĩa cộng sản.

Ông Martin nói: “Tôi nhớ bạn tôi chia sẻ rằng: ‘Vì Đảng Cộng sản đang bức hại những người này nên họ nhất định là người tốt.”

Ông còn nói rằng trong thời gian đầu tu luyện, việc tìm hiểu về những gì xảy ra vào ngày 25 tháng 4 ở Bắc Kinh “là nguồn động lực” để ông tiếp tục tu luyện và góp sức nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Ông nói: “Tôi vô cùng cảm động trước việc [các học viên ở Trung Quốc] luôn nghĩ cho người khác và không bao giờ dùng đến bạo lực, ngay cả khi phải đối mặt với sự bất công nghiêm trọng.” “Chỉ qua những bức ảnh này cũng đủ để thấy đám đông này không phải là người đi biểu tình thông thường. Mọi người đứng điềm tĩnh mà lý trí, xếp hàng ngay ngắn dọc trên lề đường, không ai la hét hay làm phiền người khác.“

“Để có nhiều người tự phát tụ họp và hành động như một – chắc chắn phải có một loại nội lực nào đó gắn kết họ với nhau. Đây là điều mà các chế độ độc tài không thể hiểu được, và đó là lý do tại sao họ lo sợ”, ông Martin tiếp tục. “Khi mọi người chia sẻ những tiêu chuẩn đạo đức cao thượng và biết nghĩ cho người khác thì đâu cần ai cưỡng chế nữa.”

Ông Martin cho biết ông cũng đã tận mắt chứng kiến sự kiên cường của các học viên Trung Quốc khi gặp một người mẹ là học viên cùng con gái ba tuổi của cô đã trốn thoát khỏi Trung Quốc sang châu Âu. Trải nghiệm này đã để lại ấn tượng dai dẳng trong anh.

“Mặc dù chồng cô đã bị giết, và gia đình cô bị tan vỡ, cô vẫn quyết tâm đi khắp thế giới một mình với con nhỏ và chỉ một, hai vali hành lý! Ai biết cô ấy đã phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn?”, ông nói.

Chuyên gia bảo tàng: “Sự thật đã được hé lộ thông qua sự kiện ngày 25 tháng 4”

Bà Ivelina Romanova học Pháp Luân Đại Pháp khi đang sống ở Đức vào năm 2006. Khi trở về quê hương, bà rất vui khi thấy các học viên Bulgaria khác và đã cùng họ thiền định.

27189d2cc28b6681d8e004e961000c5d.jpg

Bà Ivelina Romanova

Bà là chuyên gia bảo tàng 25 năm qua. Bà cho biết Pháp Luân Đại Pháp đã giúp bà có một cuộc sống trọn vẹn hơn.

“Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho tôi sức khỏe, dạy tôi phải khoan dung hơn với người thân và những người tôi gặp trong cuộc sống. Điều đó mang lại cho tôi sự bình yên và tự tin vào những gì tôi làm cho người khác. Nó đã giúp tôi tu sửa những mặt xấu trong tâm tính của mình và suy nghĩ sâu sắc hơn về các giá trị đạo đức”, bà Ivelina nói.

Hy vọng cho tương lai

Năm nay đánh dấu năm thứ 25 diễn ra Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4. Hàng năm, các học viên Bulgaria đều tổ chức các sự kiện vào dịp này để tôn vinh sự can đảm của 10.000 đồng tu của họ.

Bà Ivelina cho biết: “Ở Bulgaria, ngày càng có nhiều người biết sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, và chúng tôi đang nhận được sự ủng hộ chân thành của họ khi họ ký đơn thỉnh nguyện [lên án cuộc bức hại]. Sự thật giờ đây đã được phơi bày và thế giới ngày càng hiểu rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ.”

Bà nói, sức mạnh của các học viên ở Trung Quốc thể hiện qua sự kiện ngày 25 tháng 4 cũng là công cụ giúp các học viên Bulgaria giữ vững “niềm tin mãnh liệt vào Thiện”.

Bà nói: “Chỉ có hòa bình và đoàn kết, chúng ta mới có thể thay đổi thế giới.”

Đối với Lilia, các học viên vào ngày 25 tháng 4 tượng trưng cho sức mạnh của “các giá trị truyền thống” đã tồn tại trong các xã hội cổ xưa như Trung Quốc và Bulgaria trong hàng ngàn năm. Mặc dù ĐCSTQ đã nỗ lực hết sức để thanh lọc những giá trị này khỏi xã hội Trung Quốc, nhưng các học viên kháng nghị ôn hòa là dấu hiệu cho thấy những giá trị này vẫn còn đó.

Ba học viên cho biết họ thấy được ở Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 một lý do để hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho các học viên ở Trung Quốc.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/27/475652.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/29/216791.html

Đăng ngày 05-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bulgaria: Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 là nguồn động lực cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Malaysia: Mít-tinh tưởng nhớ Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4https://vn.minghui.org/news/264135-malaysia-mit-tinh-tuong-nho-cuoc-thinh-nguyen-on-hoa-ngay-25-thang-4.htmlSat, 04 May 2024 13:09:40 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264135[MINH HUỆ 28-04-2024] Ngày 21 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã mít-tinh ôn hòa gần Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4, đồng thời kêu gọi Đảng […]

The post Malaysia: Mít-tinh tưởng nhớ Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Malaysia

[MINH HUỆ 28-04-2024] Ngày 21 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã mít-tinh ôn hòa gần Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4, đồng thời kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp và các học viên ở Trung Quốc. Buổi mít-tinh đã thu hút sự chú ý của người dân.

c0fbfdbbdec50e25ca493eaf4e9e2877.jpg 926a7edb61032fb3748d8246b7359f87.jpg 194c0013fa5a3ff5c653b302f3687b11.jpg

Các học viên tổ chức mít-tinh vào ngày 21 tháng 4 năm 2024 để kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

Các học viên trưng bày các biểu ngữ với những thông điệp như “Kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25-4”, “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, “Ủng hộ 4,29 triệu người thoái Đảng Cộng sản”, “Nói KHÔNG với sự xâm nhập của tư tưởng Cộng sản vào Malaysia”, “Trung Cộng không phải là Trung Quốc” v.v. Và đã thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường.

Một đại diện học viên đã có bài phát biểu bằng tiếng Trung và tiếng Mã Lai, trong đó chỉ ra: “Thông qua sự kiện này, chúng tôi hy vọng rằng chính phủ, cảnh sát và người dân Malaysia thiện lương có thể minh bạch về cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp hiện vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc.“

“Chúng tôi hy vọng Liên hợp quốc (LHQ), chính phủ Malaysia, các chính quyền, các tổ chức phi chính phủ và tất cả người dân thiện lương trên khắp Malaysia có thể cùng nhau lên án những hành động vô nhân đạo của ĐCSTQ.”

“Mọi người đều có quyền tự do thực hành tín ngưỡng của mình. Những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc không nên bị ĐCSTQ bức hại và tra tấn đến chết chỉ vì kiên định tin vào Chân-Thiện-Nhẫn và Pháp Luân Đại Pháp, vốn đem lại lợi ích cả về tinh thần và thể chất. Vì không chịu từ bỏ tu luyện mà những học viên này đã phải chịu những bức hại vô nhân đạo ở Trung Quốc. Họ đang bị bắt, bị giam giữ phi pháp, bị đưa đến các trại lao động, bị kết án tù và phải chịu đủ loại hình thức tra tấn tàn bạo, thậm chí còn bị thu hoạch nội tạng trong khi vẫn còn sống. Đó là điều thế giới không thể nào chấp nhận.”

Các học viên đại diện đã gửi một lá thư đến Lãnh sự quán Trung Quốc và điều này đã thu hút sự chú ý của nhiều quan chức địa phương.

5d548168608f1145971def1d7a990350.jpg

Đại diện học viên Pháp Luân Đại Pháp gửi thư đến Lãnh sự quán Trung Quốc tại Malaysia

083d7e9ec578c5c025c9c3db334f034f.jpg

Các học viên gửi thư đến Lãnh sự quán Trung Quốc tại Malaysia, thu hút sự chú ý của các quan chức địa phương

Trong cuộc mít-tinh kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 năm nay, các học viên đã kêu gọi người dân từ tất cả các cộng đồng ở Malaysia nhìn rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ, đặc biệt là cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp, để mọi người có thể cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại.

Bối cảnh: Khái quát về Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, và đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những sai lệch trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên hơn nữa đã tới hỏi thăm các cán bộ ở đây và được chỉ dẫn phải đến Bắc Kinh khiếu nại.

Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này diễn ra hết sức ôn hòa và trật tự. Một số đại diện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, các quan ngại của các học viên đã được giải đáp, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, các học viên liền trở về nhà.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/28/475734.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/30/216808.html

Đăng ngày 04-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Malaysia: Mít-tinh tưởng nhớ Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Perth, Úc: Người dân lên án cuộc bức hại trong loạt sự kiện ghi dấu Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4https://vn.minghui.org/news/264132-perth-uc-nguoi-dan-len-an-cuoc-buc-hai-trong-loat-su-kien-ghi-dau-cuoc-thinh-nguyen-ngay-25-thang-4.htmlSat, 04 May 2024 13:08:55 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264132[MINH HUỆ 28-04-2024] Trong hai ngày 20 và 24 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một loạt sự kiện tại trung tâm của Perth và trước Lãnh sự quán Trung Quốc để ghi dấu 25 năm Cuộc thỉnh […]

The post Perth, Úc: Người dân lên án cuộc bức hại trong loạt sự kiện ghi dấu Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Úc

[MINH HUỆ 28-04-2024] Trong hai ngày 20 và 24 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một loạt sự kiện tại trung tâm của Perth và trước Lãnh sự quán Trung Quốc để ghi dấu 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4. Họ kêu gọi mọi người cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tại sự kiện diễn ra ở Trung tâm mua sắm Murray ngày 20 tháng 4, chỉ trong vòng vài giờ đã có hàng nghìn người ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Sáng ngày 24 tháng 4, các học viên căng biểu ngữ trước Lãnh sự quán Trung Quốc để lên án cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ. Họ cũng tổ chức một buổi lễ thắp nến trước lãnh sự quán để tưởng niệm những học viên đã qua đời trong cuộc bức hại. Người qua đường đã vẫy tay chào các học viên để thể hiện sự ủng hộ của mình.

1fecc8adb64a655a339b9723723ed6fa.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp tại Perth hôm thứ Bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024

48d6fa3c6930667415b5946ecc2045e0.jpg

Buổi lễ thắp nến trước Lãnh sự quán Trung Quốc tối ngày 24 tháng 4 tưởng niệm những học viên đã qua đời trong cuộc bức hại

27affdded9d0d049eb5494f5ab2d1563.jpg 99c111fceedd97806db75effa66bb57e.jpg c9b9cf562d46647f8270b9a7c9f0ee07.jpg

Mọi người trò chuyện với các học viên và tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại

2a132983f5eccefadc6eb1c55c338527.jpg 70e1539b49c6fe5a47b73779f9bef83e.jpg 0b02202d44e31a93aa7df19270ca796d.jpg f3b15ee56162483aee0f17acc9be9b60.jpg 9c1bd2a839afc1d448cc4a63af58f1a3.jpg

Mọi người ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ

Pháp Luân Đại Pháp thật trầm tĩnh và ôn hòa

Cô Nora Kovacs ngạc nhiên khi cuộc bức hại vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Cô cho biết: “Điều đó sẽ chẳng đem lại điều gì tốt đẹp. Mọi người cần có quyền tự do tín ngưỡng.”

6007670933607f7ddebbcbe22ae597c9.jpg

Cô Nora Kovacs ca ngợi Pháp Luân Đại Pháp

Cô cho biết: “Ngày nay, việc sống theo những giá trị này [Chân-Thiện-Nhẫn] thực sự rất quan trọng bởi rất nhiều người chịu ảnh hưởng bởi người khác và công việc kinh doanh của họ. Nếu mọi người kiên nhẫn với nhau, thì cuộc sống trên thế giới này sẽ dễ dàng hơn.”

“Tôi cảm thấy quầy thông tin này và sự kiện về Pháp Luân Đại Pháp thật trầm tĩnh và ôn hòa. Tôi có thể cảm nhận được điều đó tốt như thế nào và cả cách các bạn kết nối với nhau. Một người bạn của tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Hungary. Tôi biết đó là điều thật tuyệt vời.” Sau đó, cô đã ký bản kiến nghị.

Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là thiết yếu

Cô Erica Maisey và chồng, ông Darren Maisey, đã ký bản kiến nghị. Cô Erica cho biết cuộc bức hại thật kinh hoàng: “Chúng tôi là những tín đồ Cơ đốc và chúng tôi cảm nhận được cuộc bức hại mà người dân Trung Quốc đang phải trải qua dưới thời của Đảng Cộng sản.”

ef6167245a36e5cf44fc0815fc2ce309.jpg

Cô Erica Maisey và chồng, ông Darren Maisey cho biết mọi người đều cần nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn

Cô cũng tán đồng với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cô nói: “Những nguyên lý này rất cần thiết”. Ông Darren cũng đồng tình với vợ mình. Họ đã lấy nhiều bản tài liệu thông tin để chia sẻ với bạn bè của mình.

Cuộc bức hại này cần phải chấm dứt

Cô Lorie Burbridge và anh Zen Villarino đã ký bản kiến nghị. Cô Lorie cho biết: “Sự kiện này là một phương thức rất ôn hòa để cho mọi người biết về những gì đang xảy ra. Cuộc bức hại này nhất định cần phải lập tức chấm dứt bởi tất cả mọi người đều có quyền thực hành những gì họ muốn.”

e29e48a1ce1f9077927ecb938f47dc0c.jpg

Cô Lorie Burbridge (bên phải) và anh Zen Villarino (bên trái)

Cô Lorie muốn nói với các học viên ở Trung Quốc rằng: “Hãy kiên trì với những gì các bạn đang làm, bởi tín ngưỡng là của các bạn và không ai có thể ngăn cản điều đó.”

Cô nói: “Tôi nghĩ họ cần xem xét vấn đề này bởi mọi người là bình đẳng, bởi vậy tôi nghĩ họ [các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc] cần được có quyền giống như mọi người khác”.

Chúng tôi ủng hộ các học viên Trung Quốc

Cô Tracy ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm phơi bày cuộc bức hại. Cô nói: “Thật kinh hoàng, điều đó thật bất công”. Trước đó, cô Tracy đã nghe nói về việc ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc: “Tôi đã nghe nói đến và không thể tin nổi rằng điều đó lại đang xảy ra. Việc này cần phải dừng lại.”

da9a3a21e96d313b898b9400d3f8680e.jpg

Cô Tracy lên án cuộc bức hại

“Nhận thức ở ngoài đó và mọi người đang dần hiểu những gì đang diễn ra và chúng tôi ủng hộ họ [các học viên Trung Quốc].”

Cô cho biết Chân-Thiện-Nhẫn là hoàn toàn cần thiết.

Cô Kathryn Taylor đã ký bản kiến nghị và khích lệ các học viên Trung Quốc tiếp tục kiên định.

Chân tướng cần được nói ra

Anh Jean cho biết sự kiện này thật tốt, “nó [cuộc bức hại của ĐCSTQ] là điều cần được nói ra. Nó cần phải được phơi bày. Mọi người cần nhận thức được nó. Cuộc bức hại này thật tồi tệ. Và thật không may là chúng ta lại không biết nhiều về những gì đang diễn ra. Chúng ta không biết nhiều là vì truyền thông. Sự kiện này có thể sẽ hữu ích.”

Cô nói: “Chân-Thiện-Nhẫn là một phần của xã hội chúng ta và là điều mọi người đang cố gắng đạt được.”

Cuộc bức hại của ĐCSTQ thật ghê tởm

Cô Sandra Gustak và anh Will Dawson đã ký bản kiến nghị và họ muốn để các học viên Trung Quốc biết rằng họ luôn ủng hộ các học viên.

Anh Will cho biết: “Thật sai lầm khi để mọi người phải sống trong sợ hãi, phải tiếp tục cuộc sống hàng ngày của mình và mỗi ngày phải thức dậy trong nỗi sợ hãi. Điều đó thật tồi tệ. Chúng tôi ủng hộ họ. Họ không đơn độc.”

1a2b1467d92db0758df2d4a78c543178.jpg

Cô Sandra Gustak (bên phải) và anh Will Dawson (bên trái)

Anh Will cho biết: “Không có tự do thực sự cho đến khi mọi người đều bình đẳng – không chỉ là một số nhóm nhất định. Chúng ta cần phải chấm dứt bức hại trên toàn diện, ở mọi nơi.”

Cô Sandra bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với các học viên Trung Quốc: “Không chỉ họ đang đấu tranh, mà còn cả những người bên ngoài Trung Quốc nữa”. Cô Sandra cho biết cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc thật đáng ghê tởm: “Thật ghê tởm, đó là từ duy nhất tôi có thể nói.”

Cô Sandra nói thêm: “Không ai đáng bị như vậy hay luôn phải tự hỏi liệu đó có phải là ngày cuối cùng của mình không. Điều đó thật bất công. Mọi người đều xứng đáng được sống, bất kể họ là hay ai, thuộc dân tộc hay xuất thân thế nào. Điều đó thật không công bằng.”

Cô Sandra hoàn toàn tán đồng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn: “Ai cũng trải qua những giai đoạn gian khổ. Ai cũng phải trải qua khó khăn, và mọi người đều có những thứ của riêng mình. Mọi người xứng đáng có được lòng nhân ái, tình yêu thương cũng như sự chân thành và trung thực. Sẽ tốt hơn nhiều nếu thế giới có thể như vậy”.

Anh Will nói thêm: “Tôi tán thành. Không có sự chân thành thì không có niềm tin, và nếu người dân không thể tin tưởng vào chính phủ thì khi đó sẽ thực sự là vấn đề.”

Điều duy nhất chúng ta có thể làm là loại bỏ chủ nghĩa cộng sản

Anh Stevo cho biết: “Nếu họ [Đảng Cộng sản Trung Quốc] không lắng nghe người dân Trung Quốc, thì tôi không nghĩ họ sẽ lắng nghe người phương Tây. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là loại bỏ chủ nghĩa cộng sản. Bởi cộng sản là tà ác. Không ai muốn chủ nghĩa cộng sản. Nó cần phải chấm dứt!”

Anh Stevo khen ngợi sự kiện của các học viên và việc lan tỏa nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Anh nói: “Tôi thấy điều đó thật tuyệt vời. Tôi nghĩ chúng ta cần điều đó nhiều hơn nữa trên toàn cầu.”

Anh Stevo cũng hỏi lấy thông tin liên quan đến cuộc bức hại để anh có thể đăng lên trang mạng xã hội của mình.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/28/475713.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/30/216815.html

Đăng ngày 04-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Perth, Úc: Người dân lên án cuộc bức hại trong loạt sự kiện ghi dấu Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Phần Lan: Một số sự kiện tại Helsinki kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4https://vn.minghui.org/news/263992-phan-lan-mot-so-su-kien-tai-helsinki-ky-niem-cuoc-thinh-nguyen-ngay-25-thang-4.htmlTue, 30 Apr 2024 09:21:49 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263992[MINH HUỆ 27-04-2024] Hôm 20 tháng 4, các học viên đã tổ chức một sự kiện ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, và tổ chức mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 25 tháng 4 để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện […]

The post Phần Lan: Một số sự kiện tại Helsinki kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Phần Lan

[MINH HUỆ 27-04-2024] Hôm 20 tháng 4, các học viên đã tổ chức một sự kiện ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, và tổ chức mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 25 tháng 4 để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Vào ngày 20 tháng 4, tại trung tâm Helsinki, các học viên đã trưng bày di ảnh của một số đồng tu đã bị bức hại đến chết kèm những dòng chú thích cho mỗi tấm ảnh. Thời tiết hôm đó lúc nắng, lúc nhiều mây, và đôi khi có tuyết rơi nhẹ, nhưng nhiều người vẫn nán lại để trò chuyện với các học viên và tìm hiểu nguyên do của việc tổ chức những sự kiện này.

afe19e16b2fa58209f07e405f1316d52.jpg

Các học viên tổ chức sự kiện tại trung tâm Helsinki vào ngày 20 tháng 4 năm 2024

6961874b459996efac7e9310b5afcaf5.jpg

a2c069f98ec56361ac8cd7160382ff6f.jpg

Nhiều người đã dừng lại để đọc những dòng chữ bên cạnh di ảnh mô tả trải nghiệm bị bức hại của các học viên. Rồi họ bước đến chỗ các học viên để nhận tờ rơi chứa thông tin về Pháp Luân Công và tìm hiểu về cuộc bức hại tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Nhiều người trong số họ đã ký đơn thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại để bày tỏ sự ủng hộ của mình.

d8fdc92c4f3a41f87fc900fec46b9e72.jpg

7e2f107b875d2d46b74ef45d396754a6.jpg

Người dân ký vào đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Hai du khách đến từ Vương quốc Anh, anh James và cô Gina, đã dừng lại tại quầy của các học viên và đọc tờ thông tin. Một học viên hỏi họ rằng họ có biết về cuộc bức hại về Pháp Luân Công tại Trung Quốc hay không. Anh James ngay lập tức trả lời: “Đây đều là do Giang Trạch Dân làm đúng không?”

Anh James cho hay chuyên ngành của anh là Nghiên cứu về Trung Quốc và anh đã đọc rất nhiều thông tin về vấn đề nhân quyền. Cả anh James và cô Gina đều nói rằng họ biết ĐCSTQ khác với người dân Trung Quốc. Trước khi rời đi, hai người chúc các học viên may mắn và nói họ rất vui khi gặp được các học viên.

Anh Matt, người Anh gốc Phần Lan, bày tỏ rằng anh không thể tưởng tượng hoặc dung túng cho bất kỳ chính quyền nào coi nhẹ nhân quyền, vậy nên anh ủng hộ mọi hoạt động về nhân quyền và đã ký vào đơn thỉnh nguyện.

75600afbe86a8ea7931972af1700767a.jpg

Cô Ahul đến từ Thổ Nhĩ Kỳ ký đơn thỉnh nguyện

Vào ngày 25 tháng 4, các học viên tổ chức cuộc mít-tinh trước Đại sư quán Trung Quốc tại Helsinki để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4.

6b2a1e9fb985dbf2f21fbd82485d3e78.jpg

Các học viên tổ chức cuộc mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Helsinki vào ngày 25 tháng 4

Một người dân địa phương nói với một học viên rằng cô từng làm việc tại Trung Quốc năm năm trước. Cô biết việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành thu hoạch nội tạng một cách tàn bạo từ các học viên Pháp Luân Công, và bày tỏ sự quan tâm về tình hình nhân quyền hiện nay ở đó. Cô nói: “Cảm ơn các bạn đã chia sẻ rất nhiều thông tin, và cảm ơn sự kiên trì bền bỉ của các bạn! Các bạn đã làm được một việc hết sức quan trọng!”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/27/475653.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/29/216786.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Phần Lan: Một số sự kiện tại Helsinki kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ba tràng pháo tay Ngày 25 tháng 4 không thể quên ấyhttps://vn.minghui.org/news/263980-ba-trang-phao-tay-ngay-25-thang-4-khong-the-quen-ay.htmlTue, 30 Apr 2024 09:19:12 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263980[MINH HUỆ 22-04-2024] Ngày 24 tháng 4 năm 1999, sau khi chúng tôi luyện công trong một công viên nhỏ ở Bắc Kinh xong, phụ đạo viên tình nguyện nói với chúng tôi rằng cảnh sát ở Thiên Tân đã bắt giữ […]

The post Ba tràng pháo tay Ngày 25 tháng 4 không thể quên ấy first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-04-2024] Ngày 24 tháng 4 năm 1999, sau khi chúng tôi luyện công trong một công viên nhỏ ở Bắc Kinh xong, phụ đạo viên tình nguyện nói với chúng tôi rằng cảnh sát ở Thiên Tân đã bắt giữ hàng chục học viên và cho biết một số học viên định đi thỉnh nguyện. Chúng tôi cùng bàn bạc và quyết định đi Trung Nam Hải (khu phức hợp của chính quyền trung ương) vào ngày hôm sau.

Ngày 25 tháng 4 là ngày Chủ Nhật. Lúc tôi cùng vợ đến phố Phủ Hữu (nơi đặt Văn phòng Khiếu nại Trung ương) vào khoảng 7 giờ sáng thì thấy nhiều cảnh sát đã có mặt ở đó. Khi nhiều học viên nữa đến, cảnh sát hướng dẫn chúng tôi xếp hàng ở phía Bắc phố Phủ Hữu. Chúng tôi không biết phải làm gì nên chỉ lặng lẽ đứng đó. Một số đọc sách Đại Pháp, một số luyện công. Bầu không khí rất yên tĩnh và thanh bình.

Sau đó, giao thông trở nên tấp nập hơn, người đi bộ cũng đông lên. Một số người hỏi chúng tôi tại sao lại đến đây, chúng tôi giải thích rằng chúng tôi đang thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp vì một số học viên đã bị cảnh sát Thiên Tân bắt giữ trái phép.

Tôi nhận thấy vỉa hè không sạch sẽ lắm, đầu mẩu thuốc lá của cảnh sát vứt lung tung, nên tôi nhặt bỏ vào túi nilon rồi đem vứt vào thùng rác.

Các học viên đứng mỏi, thay phiên nhau ra phía sau ngồi nghỉ. Các học viên trẻ tuổi đứng ở phía trước, còn các học viên cao tuổi, phụ nữ và trẻ em ngồi ở phía sau. Trong khi chúng tôi chờ đợi, có mấy chiếc ô tô chạy chầm chậm qua, người trong xe đã ghi hình chúng tôi. Chúng tôi không hề sợ hãi, thay phiên nhau đứng ở phía trước.

Hôm đó, chúng tôi đã nghe thấy các học viên vỗ tay ba lần. Lần thứ nhất là khi Thủ tướng Chu Dung Cơ bước ra khỏi Trung Nam Hải để nói chuyện với các học viên. Ông nói vì chúng tôi đông quá, nên hãy cử một vài người đại diện vào trao đổi với ông trong văn phòng. Một vài học viên đi vào trong cùng ông và những người còn lại chúng tôi tiếp tục lặng lẽ chờ đợi ở bên ngoài dọc theo con phố.

Lần thứ hai tôi nghe thấy các học viên vỗ tay là vào khoảng 10 giờ sáng, khi một số học viên nói rằng họ nhìn thấy Pháp Luân trên bầu trời. Tôi nghe nói ngày hôm đó nhiều người không phải học viên cũng nhìn thấy Pháp Luân đang quay nhanh trên bầu trời.

Lần thứ ba là vào tối, chúng tôi lại nghe thấy tiếng vỗ tay của các học viên và được biết rằng vấn đề đã được giải quyết. Chính phủ đã đồng ý thả các học viên ở Thiên Tân và cho phép chúng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp một cách hợp pháp và hòa bình. Vì vợ tôi phải làm ca đêm nên chúng tôi ra về trước.

Mặc dù ba tháng sau, chính quyền cộng sản vẫn ra lệnh bức hại Pháp Luân Đại Pháp, nhưng những hình ảnh trong Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 năm 1999 vẫn còn sống động trong ký ức của tôi như mới vừa xảy ra ngày hôm qua. Đó là một trải nghiệm mà tôi không bao giờ quên!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/22/475417.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/25/216725.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ba tràng pháo tay Ngày 25 tháng 4 không thể quên ấy first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sự thật về công an huyện Hoài Nhu can nhiễu việc tu luyện Pháp Luân Công trước sự kiện “25/4”https://vn.minghui.org/news/263979-su-that-ve-cong-an-huyen-hoai-nhu-can-nhieu-viec-tu-luyen-phap-luan-cong-truoc-su-kien-254.htmlTue, 30 Apr 2024 09:18:54 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263979[MINH HUỆ 23-04-2024] 25 năm trước, ngày 25 tháng 4 năm 1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tự phát tụ họp […]

The post Sự thật về công an huyện Hoài Nhu can nhiễu việc tu luyện Pháp Luân Công trước sự kiện “25/4” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bắt đầu vào tháng 7 năm 1997 ở Ngoại ô Bắc Kinh

Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-04-2024] 25 năm trước, ngày 25 tháng 4 năm 1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tự phát tụ họp tại Văn phòng Khiếu nại Trung ương ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh để yêu cầu chính quyền trả tự do cho những học viên bị bắt giữ trái phép ở Thiên Tân và có một môi trường không bị can nhiễu để tự do tu luyện.

Mặc dù cuộc thỉnh nguyện này rất ôn hòa và trật tự nhưng nó đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc dán nhãn là “cuộc bao vây” chính quyền trung ương và dùng đó làm cớ để phát động cuộc bức hại sau đó ba tháng.

Có người nói: “Nếu không có cuộc thỉnh nguyện 25/4 ở Trung Nam Hải, thì Trung Cộng đã không trấn áp các vị rồi.” Song sự thực căn bản không phải như vậy! Thực ra, Trung Cộng đã bắt đầu can nhiễu việc tu luyện bình thường của Pháp Luân Công từ trước đó mấy năm, dưới đây xin nêu ra một ví dụ thực tế.

Khoảng tháng 4, tháng 5 năm 1997, công an Huyện Hoài Nhu, Bắc Kinh đã tới nhà của một phụ đạo viên Pháp Luân Công tình nguyện ở Thị trấn Dân tộc Mãn Châu Trường Tiếu Doanh ở Hoài Nhu, và tịch thu một cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) và một số băng ghi âm các bài giảng Pháp. Có thông tin cho rằng vụ đột nhập này là theo chỉ thị của một tài liệu nội bộ được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành.

Một năm sau, vào cuối tháng 4 năm 1998, công an Huyện Hoài Nhu lại đột nhập nhà của người điều phối viên này và tịch thu một biểu ngữ của Pháp Luân Công treo trên tường. Khi người điều phối viên này yêu cầu cảnh sát trưởng trả lại những gì đã tịch thu, ông ta từ chối và nói rằng mình đang làm theo chỉ thị của cấp trên. Người điều phối này cũng đã tới Phòng Công an Huyện Hoài Nhu để yêu cầu trả lại những đồ đạc đã bị tịch thu nhưng không có kết quả.

Sau vụ việc này, nhiều học viên đã gửi đơn kiến nghị tới Sở Công an Bắc Kinh. Khi đó, Công an Huyện Hoài Nhu mới trả lại đồ đã tịch thu.

Xung quanh “Cuộc Thỉnh nguyện 25/4” năm 1999, cảnh sát Bắc Kinh còn cản trở các học viên tại các điểm luyện công. Ngay sau khi cuộc bức hại chính thức bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, cảnh sát đã bắt giữ các điều phối viên địa phương, lục soát nhà họ và giam giữ họ.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/23/475489.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/25/216728.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Sự thật về công an huyện Hoài Nhu can nhiễu việc tu luyện Pháp Luân Công trước sự kiện “25/4” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
ĐCSTQ phát động đợt trấn áp mới đối với Pháp Luân Công trước thềm kỷ niệm 25 năm cuộc bức hạihttps://vn.minghui.org/news/263840-dcstq-phat-dong-dot-tran-ap-moi-doi-voi-phap-luan-cong-truoc-them-ky-niem-25-nam-cuoc-buc-hai.htmlFri, 26 Apr 2024 13:26:27 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263840[MINH HUỆ 21-04-2024] Từ khi phát động chiến dịch trên toàn quốc chống lại môn tu luyện ôn hòa vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ ngừng bức hại Pháp Luân Công. Khi cuộc bức hại […]

The post ĐCSTQ phát động đợt trấn áp mới đối với Pháp Luân Công trước thềm kỷ niệm 25 năm cuộc bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-04-2024] Từ khi phát động chiến dịch trên toàn quốc chống lại môn tu luyện ôn hòa vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ ngừng bức hại Pháp Luân Công. Khi cuộc bức hại sắp tròn 25 năm, vào cuối tháng 12 năm 2023, Bộ Công an Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến và ra lệnh tiến hành một đợt trấn áp mới đối với các “tà giáo”.

Mặc dù mệnh lệnh không đề cập rõ đến Pháp Luân Công nhưng được hiểu rằng mục tiêu thực sự là các học viên Pháp Luân Công. Ở Trung Quốc không có luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công hay coi môn tu luyện này là tà giáo, nhưng chế độ cộng sản vẫn luôn sử dụng cái mác tà giáo để biện minh cho cuộc bức hại và lừa gạt công chúng.

Trong chiến dịch tuyên truyền mới này, Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Phòng 610 trên khắp Trung Quốc là hai cơ quan ngoài hệ thống tư pháp được trao quyền vượt trên cả hệ thống tư pháp và thực thi pháp luật để chỉ đạo chính quyền địa phương cũng như cảnh sát bôi nhọ Pháp Luân Công. Các thủ đoạn được sử dụng bao gồm trao phần thưởng cho những người tố cáo học viên Pháp Luân Công, yêu cầu người dân tham gia vào các đợt ký tên phỉ báng Pháp Luân Công hoặc viết cam kết không tham gia vào các hoạt động tà giáo, đăng tin nhắn chống lại Pháp Luân Công trên WeChat (một ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội phổ biến) và đăng tuyên truyền chống Pháp Luân Công trên các bảng thông báo.

Dưới đây là một số ví dụ.

Thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam

Ngày 28 tháng 2 năm 2024, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Tương Đàm và Sở Cảnh sát Thành phố Tương Đàm đã cùng phối hợp đăng một thông báo trong nhiều kênh trên WeChat. Thông báo kêu gọi công chúng tố cáo những môn đồ của “tà giáo”, trong đó có Pháp Luân Công, và người chỉ điểm hứa hẹn sẽ được thưởng từ 500 đến 4.000 nhân dân tệ cho mỗi học viên.

Hai cơ quan nêu trên cũng chỉ đạo tất cả các tổ dân phố trong thành phố đăng lại thông báo tương tự trên các kênh WeChat của họ mỗi tháng một lần. Ba công ty viễn thông lớn, bao gồm China Mobile, China Unicom và China Telecom, cũng nhận được thông báo thường xuyên nhắn thông báo trên cho người dùng của họ.

Thành phố Xích Phong, Nội Mông

Tháng 3 năm 2024, ba cơ quan ở khu Nguyên Bảo Sơn, thành phố Xích Phong, bao gồm Phòng 610, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và Phòng Công an, đã cùng đưa ra thông báo kêu gọi công chúng chỉ điểm các học viên Pháp Luân Công và hứa thưởng cho những người này. Các tổ dân phố trong khu vực đã nhanh chóng làm theo bằng cách đăng thông báo trên kênh WeChat của họ hoặc trên các bảng thông báo.

Vào giữa tháng 4 năm 2024, Tập đoàn Bình Mai ở khu Nguyên Bảo Sơn, thành phố Xích Phong đã buộc tất cả các công nhân viên ký bản cam kết hứa không tham gia vào các hoạt động mang màu sắc “phong kiến”, “mê tín”, hoặc chống chủ nghĩa Mác. Người lao động cũng phải ghi rõ họ tên, số CMND trong bản cam kết. Những người từ chối ký sẽ bị đe dọa đuổi việc.

Mặc dù bản cam kết không đề cập cụ thể đến Pháp Luân Công, nhưng rõ ràng là chính quyền đang nhắm vào Pháp Luân Công.

Tỉnh Hà Bắc

Phòng Công an tỉnh Hà Bắc đã cử đặc vụ đến một huyện nào đó vào ngày 15 tháng 4 năm 2024. Theo chỉ thị của họ, phòng công an huyện đã trưng bày một bảng thông báo ở khu vực trung tâm thị trấn. Bảng thông báo tràn ngập những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Gần đó có hai chiếc xe cảnh sát đang theo dõi bảng thông báo và những người đọc nó.

Thành phố Kinh Châu và thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc

Một người quản lý mạng lưới cộng đồng ở thành phố Kinh Châu gần đây đã đăng trên WeChat “Một bài viết nổi bật nhân dịp kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công.” [Ghi chú: Hệ thống quản lý xã hội theo kiểu mạng lưới của Trung Quốc bao gồm việc chia mỗi quận thành các khu (hoặc mạng lưới) nhỏ hơn và giao nhiệm vụ cho các nhà quản lý mạng lưới theo dõi người dân và báo cáo các hoạt động đáng ngờ cho chính quyền địa phương một cách thường xuyên.]

Một người quản lý mạng lưới khác ở thành phố Vũ Hán đã đăng một thông điệp chống Pháp Luân Công từ tài khoản WeChat của hiệp hội chống tà giáo và kêu gọi người dân địa phương ký các tuyên bố chống Pháp Luân Công.

Thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm

Ngày 17 tháng 4 năm 2024, chính quyền Thành phố Cát Lâm đã ra lệnh cho tất cả các khu dân cư phải dán thông báo tại mọi tòa nhà chung cư. Thông báo kêu gọi người dân tố cáo những môn đồ tà giáo và hứa sẽ tặng thưởng lên tới 5.000 nhân dân tệ. Các tổ dân phố trên toàn thành phố cũng được chỉ thị phát động một cuộc kêu gọi chữ ký trực tuyến trong cùng ngày, yêu cầu người dân ký vào các tuyên bố phỉ báng Pháp Luân Công.

Khu Công nghệ cao ở thành phố Cát Lâm gần đây đã đưa ra thông báo về việc tố cáo các hoạt động giáo phái phi pháp và phạm tội. Sau khi nhận được thông báo này, các nhà quản lý mạng lưới đã chuyển tiếp nó đến các khu dân cư, sau đó các khu dân cư sẽ chuyển đến người dân thông qua các kênh WeChat của họ.

Thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh

Quận Thiết Đông ở thành phố An Sơn gần đây đã đăng một liên kết trên các kênh của tổ dân phố trên WeChat. Liên kết hướng người dân đến một trang thu thập chữ ký phỉ báng Pháp Luân Công.

Thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông

Mọi khu dân cư ở thành phố Yên Đài đều có kênh WeChat riêng và có tới trên 90% cư dân theo dõi các kênh này. Trong mấy tuần qua, các kênh WeChat của các tổ dân phố tràn ngập các bài viết chống Pháp Luân Công, mỗi bài lại liên kết đến các bài phỉ báng nặng nề hơn.

Các tổ dân phố nằm dưới sự quản lý của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Yên Đài.

Huyện Khúc Dương, tỉnh Hà Bắc

Gần đây, các đồn công an trên toàn huyện Khúc Dương đã đưa ra thông báo yêu cầu tất cả các trường học phát động chiến dịch kêu gọi ký tên phỉ báng Pháp Luân Công. Trường Tiểu học Tân Trang, Trường Trung tâm, Trường Tiểu học Gia Hòa, Trường Mẫu giáo và Tiểu học Trình Đông Vượng được xác nhận đã bắt đầu chiến dịch này.

Tỉnh Hắc Long Giang

Một số quản lý tòa nhà ở nhiều khu dân cư khác nhau ở tỉnh Hắc Long Giang gần đây đã đăng các thông điệp hoặc bài viết chống Pháp Luân Công trên kênh WeChat của họ.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/21/475411.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/23/216690.html

Đăng ngày 26-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post ĐCSTQ phát động đợt trấn áp mới đối với Pháp Luân Công trước thềm kỷ niệm 25 năm cuộc bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
New Zealand: Người Hoa ở hải ngoại tưởng nhớ về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 25 năm trướchttps://vn.minghui.org/news/263637-new-zealand-nguoi-hoa-o-hai-ngoai-tuong-nho-ve-cuoc-thinh-nguyen-on-hoa-25-nam-truoc.htmlFri, 19 Apr 2024 12:32:11 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263637[MINH HUỆ 16-04-2024] Sau khi 45 học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân bị bắt, ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã đến Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Bắc Kinh để yêu cầu trả tự do cho họ. Các học viên […]

The post New Zealand: Người Hoa ở hải ngoại tưởng nhớ về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 25 năm trước first appeared on Minh Huệ Net.

]]>

Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 16-04-2024] Sau khi 45 học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân bị bắt, ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã đến Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Bắc Kinh để yêu cầu trả tự do cho họ. Các học viên cũng yêu cầu chính phủ cho phép xuất bản các sách Pháp Luân Công để họ có thể tự do thực hành tín ngưỡng của mình.

Bảo vệ các quyền cơ bản

Bà Mạnh Giai Mỹ, một cây bút tự do của tờ Mùa xuân Bắc Kinh tại New Zealand, cho biết những gì các học viên Pháp Luân Công đã làm nằm trong quyền cơ bản của công dân về tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có tiếng về việc tước đoạt nhân quyền của người dân. Bà Mạnh giải thích: “Hệ thống kháng cáo ở Trung Quốc là một trong số ít ỏi các kênh liên hệ với lãnh đạo được pháp luật cho phép để bảo vệ quyền của công dân. Nhưng đáng tiếc là, rất nhiều học viên Pháp Luân Công, cũng như nhiều người thỉnh nguyện, đã bị chính quyền Trung Quốc giam giữ vì đi theo cách thức này – điều này thật vô lý.”

Nhà hoạt động nhân quyền Chu Phong nói rằng cuộc thỉnh nguyện ôn hòa năm 1999 là một hành động hợp pháp nhằm bày tỏ những yêu cầu chính đáng về quyền tự do tín ngưỡng của các học viên. Ông nói thêm: “Nó cho thấy niềm tin của họ vào chân lý và sự kiện này diễn ra trong hòa bình, hợp lý và hợp pháp”. “Nó không phá vỡ trật tự xã hội hay gây tổn hại lợi ích của bất kỳ ai cả.”

Ông Thương Tùng, một nhà bất đồng chính kiến hiện đang sống tại Ireland, từng sở hữu một doanh nghiệp ở Trung Quốc nhưng bị ĐCSTQ đàn áp, nói rằng các học viên Pháp Luân Công kháng cáo vì họ tin tưởng vào chính phủ và hy vọng sự việc đối xử bất công [đối với nhóm học viên] có thể được giải quyết. “Tuy nhiên, sự đàn áp và ngược đãi của chính phủ sau đó đã vi phạm sự bảo vệ của pháp luật đối với các quyền cơ bản của công dân. Nó cũng làm mất đi lòng tin của người dân vào chính quyền. Bởi vậy điều đó thật đáng tiếc và bất công”.

Lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng

Ba tháng sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa, vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động một cuộc bức hại có hệ thống trên khắp cả nước. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ban hành một loạt mệnh lệnh đối với các học viên nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” và “đánh chết sẽ được coi là tự sát.” Theo đó, một số lượng lớn các học viên đã trở thành nạn nhân của sự dối trá và tàn bạo [của ĐCSTQ]. Bi kịch này đã kéo dài suốt hơn 20 năm qua.

Trong cuộc bức hại kéo dài và khốc liệt, ĐCSTQ đã đối xử với các học viên Pháp Luân Công bằng những biện pháp cực đoan bao gồm bắt bớ, giam giữ, tra tấn, tẩy não, lạm dụng y tế và nhiều thủ đoạn khác nữa. “Điều này đã đàn áp nghiêm trọng nhân quyền của các học viên. Nó cũng vi phạm các công ước quốc tế và các nguyên tắc đạo đức cơ bản”, ông Chu nói.

Ông Thương Tùng cho biết ĐCSTQ còn mở rộng sự đàn áp đến mức cưỡng bức thu hoạch nội tạng, một tội ác chống lại loài người. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng cơ bản và phủ nhận các quyền cơ bản của con người. “Bằng cách kiểm soát ngôn luận, hạn chế tự do và đàn áp những người bất đồng chính kiến, chế độ này đã tước đi các quyền và tự do cơ bản của công dân. Điều đó cũng chính là chế độ toàn trị của ĐCSTQ đang chống lại người dân”, ông cho biết thêm.

Xã hội chúng ta cần gì

Ông Chu Phong gọi cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công suốt 25 năm qua là một cuộc đàn áp chính trị cực đoan. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và các giá trị dân chủ, cần phải bị xã hội quốc tế lên án. “Tôi ủng hộ các hành động hợp pháp của các học viên Pháp Luân Công trong việc tìm kiếm quyền tự do tín ngưỡng và các quyền cơ bản. Tôi cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt việc ngược đãi các học viên và khôi phục các quyền con người cơ bản cũng như phẩm giá của họ”, ông nói.

Bà Mạnh khuyên những người làm việc trong hệ thống chính trị của ĐCSTQ hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi làm hại những công dân vô tội. “Về những vấn đề như Pháp Luân Công, có đáng để theo ĐCSTQ một cách mù quáng đến cùng không? Hay chúng ta nên nhìn ra xung quanh và thực hiện những hành động có lợi cho tương lai lâu dài của chúng ta?”.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/16/475271.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/17/216617.html

Đăng ngày 19-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post New Zealand: Người Hoa ở hải ngoại tưởng nhớ về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 25 năm trước first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sự kiện gây chấn động 25 năm trước —— Cuộc thỉnh nguyện “25/4” là gì?https://vn.minghui.org/news/263444-su-kien-gay-chan-dong-25-nam-truoc-cuoc-thinh-nguyen-254-la-gi.htmlWed, 10 Apr 2024 13:22:16 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263444[MINH HUỆ 06-04-2024] Sự kiện “25/4” là một cuộc thỉnh nguyện tự phát của hàng chục ngàn người diễn ra vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Cuộc thỉnh nguyện này đã gây chấn động cả trong và ngoài Trung Quốc, đồng thời khiến Trung Quốc bấy giờ giành […]

The post Sự kiện gây chấn động 25 năm trước —— Cuộc thỉnh nguyện “25/4” là gì? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Tần Mộng Tô

[MINH HUỆ 06-04-2024] Sự kiện “25/4” là một cuộc thỉnh nguyện tự phát của hàng chục ngàn người diễn ra vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Cuộc thỉnh nguyện này đã gây chấn động cả trong và ngoài Trung Quốc, đồng thời khiến Trung Quốc bấy giờ giành được tiếng vang trên trường quốc tế. Cũng có nhân chứng cho biết, lúc ấy, số người đi không chỉ là 10.000, bởi vì dưới sự chỉ huy của cảnh sát, những người đi thỉnh nguyện đã xếp hàng một cách trật tự và yên lặng từ cổng Văn phòng Kháng cáo Trung ương đến một điểm cách đó khá xa, ước tính phải có đến khoảng 30.000 người. Cho dù số người là 10.000 hay 30.000, tôi đều cho rằng cuộc thỉnh nguyện này hết sức đáng nhớ. Dưới đây xin phân tích theo ba điểm sau:

1. Hoạt động hợp pháp, văn minh

Cuộc thỉnh nguyện hợp pháp

“Thỉnh nguyện” là tên gọi thông dụng của “khiếu nại”. Trung Quốc thời cổ đại, trong các triều đại sau thời nhà Ngụy và nhà Tấn (265 – 420 SCN), từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương các cấp đều đặt “Trống Đăng Văn”, còn thiết lập các cơ cấu hay nhân sự chuyên trách, gặp người đánh trống phải lập tức tiếp nhận hoặc báo cáo lên trên. Đây cũng chính là nguồn gốc của tục lệ “đánh trống kêu oan”. Ở Trung Quốc đại lục, theo định nghĩa của chính quyền Trung Cộng, “khiếu nại” là công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác ở Trung Quốc sử dụng hình thức thư từ, điện thoại, hoặc trực tiếp tới nơi… để phản ánh lên các cấp chính phủ hay quận huyện về những oan khuất, ý dân, hay chỗ sai sót của quan chức (cảnh sát), đề xuất kiến nghị, ý kiến hay khiếu nại, thỉnh cầu, v.v.

Những người tự phát tham gia cuộc thỉnh nguyện “25/4” đều là công dân Trung Quốc, họ đã dùng phương thức trực tiếp tới Văn phòng Kháng cáo Trung ương để phản ánh về những vấn đề mà Văn phòng Khiếu nại địa phương nói là chỉ có chính quyền trung ương mới giải quyết được. Hành vi này hiển nhiên là hợp pháp. Chính vì vậy, Thủ tướng và các quan chức đương nhiệm của Văn phòng Kháng cáo Trung ương đã yêu cầu những người đi thỉnh nguyện chọn ra người đại diện, và đã tiếp đón đại diện tạm thời của những người đi thỉnh nguyện tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương, đồng thời tiếp nhận yêu cầu của họ.

Lời nói và hành vi văn minh

Qua bàn tay của Trung Cộng, Trung Quốc từ lâu đã không còn là một quốc gia văn minh. Điểm này được bộc lộ rõ nét ở mọi phương diện trong xã hội, ai cũng có thể thuận miệng dẫn ra hàng loạt ví dụ, dù có tô vẽ hoa mỹ đến đâu cũng khó mà phủ nhận được. Bên trong Trung Quốc, người Trung Quốc đã đánh mất giới hạn đạo đức, nếu dùng từ cực đoan, ích kỷ, đi ngược lại với thiên lý, giết người hại mệnh… cũng không diễn tả hết được, còn nữa, cả nước từ trên xuống dưới đều là cười kẻ nghèo, không cười phường kỹ nữ, đen trắng điên đảo, thiện ác đảo ngược. Ở nước ngoài, đám “phấn hồng” [những người bợ đỡ, tô vẽ cho Trung Cộng] khi vượt tường lửa, đi du lịch, du học, nhập cư hết lần này đến lần khác đã vạch áo cho người xem lưng mà bêu riếu người Trung Quốc, họ không phải vì sợ thế giới không biết đến chỗ xấu xí của người Trung Quốc, mà họ đã được Trung Cộng dạy cho thành vô tri, vô sỉ, và ích kỷ.

Ngược lại, những người thỉnh nguyện “25/4” của 25 năm trước ăn mặc giản dị, gọn gàng, ngôn ngữ cử chỉ bình hòa, có sự ước thúc, đến chọn chỗ đứng cũng cố gắng không gây phiền hà cho người khác, còn tự giác giữ gìn vệ sinh, trật tự nơi công cộng. Những cử chỉ và tố chất văn minh cao độ của những người đi thỉnh nguyện ấy khiến cảnh sát cũng phải kinh ngạc, cảm động; cảnh sát không phải hò hét người đi thỉnh nguyện rằng “Các người không phải là nhân dân!”, cũng không phải dùng bạo lực với họ. Cảnh tượng hàng vạn học viên Pháp Luân Công tự phát cùng đứng xếp thành hàng dài đã giành được tiếng vang về cho người Trung Quốc khi khiến cộng đồng quốc tế thấy được qua nhóm người thỉnh nguyện này rằng Trung Quốc đương thời là một đất nước tự do, cởi mở, và đủ văn minh để trở thành môi trường đầu tư tốt.

Yêu cầu hợp lý

Bản kiến nghị của buổi thỉnh nguyện “25/4” chỉ có ba yêu cầu: Một là, trả tự do cho hơn 40 học viên thỉnh nguyện ở Thiên Tân bị cảnh sát chống bạo động bắt giữ. Hai là, cung cấp hoàn cảnh luyện công hợp pháp cho các học viên Pháp Luân Công (ý này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc không tiếp tục ngầm định tội rồi mới ngụy tạo chứng cứ, không bật loa âm lượng lớn và phun vòi rồng áp suất cao để quấy nhiễu học viên đang luyện công ngoài trời, không dùng những thủ đoạn ngầm để cấm các nơi cung cấp địa điểm luyện công cho học viên Pháp Luân Công). Ba là, cho phép xuất bản cuốn sách chỉ đạo tu luyện “Chuyển Pháp Luân” và các sách khác của Pháp Luân Công.

Những yêu cầu này đều được đề xuất theo đúng quy định pháp luật, và là sau hai, ba năm các học viên nhẫn chịu sự đàn áp ngầm và bán công khai. Điều này là hợp lý và hợp pháp ở bất kỳ quốc gia nào tôn trọng hiến pháp và các quyền cơ bản của con người (tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do giáo dục, tự do làm việc, tự do rèn luyện sức khỏe, bình đẳng và không phân biệt đối xử).

Ở một xã hội bình thường, trước những yêu cầu hợp lý như vậy, chính phủ không những sẽ xử lý thỏa đáng ngay tại chỗ, mà còn phải quay lại kiểm điểm và cải thiện công tác quản lý của mình. Còn với Trung Quốc, tại thời điểm chưa đầy chục năm xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 (sự kiện Lục Tứ), trong mắt thế giới, đây hoàn toàn không phải là một xã hội bình thường. Vì vậy, cuộc thỉnh nguyện hòa bình, lý tính này của hàng chục nghìn người, cũng như phản ứng tích cực của Thủ tướng Trung Quốc bấy giờ trước ba yêu cầu của những người thỉnh nguyện, đã khiến cộng đồng quốc tế phải chấn động trước sự văn minh, khai sáng của Trung Quốc.

Lúc ấy, không ai ngờ được rằng, tối ngày 25 tháng 4 năm 1999 hôm ấy, Giang Trạch Dân, Chủ tịch đương nhiệm của Trung Cộng, lại nổi trận lôi đình, lấy quyền lực của người đứng đầu mà quát tháo Bộ Chính trị om sòm. Trước sự phản đối của các ủy viên khác của Bộ Chính trị, Giang đã cho thành lập “Phòng 610” và phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7. Kể từ đó, hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công và những người thiện lương từng đồng tình và ủng hộ các học viên Pháp Luân Công kiên trì tín ngưỡng, đột nhiên lại phải đối mặt với một thảm họa chính trị và thảm họa nhân quyền —— Những ai không đồng tình với Giang Trạch Dân sẽ bị tước đoạt tất cả các quyền cơ bản của con người như tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do giáo dục, tự do làm việc, quyền tự do rèn luyện sức khỏe, và không bị phân biệt đối xử, đồng thời bị “bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể”.

2. Hành động vĩ đại khi cứu vãn đạo đức Trung Quốc khỏi nguy cơ sụp đổ

Ở Trung Quốc đại lục và trong giới nói tiếng Hoa ở nước ngoài, rất nhiều người bài xích một cách khó hiểu, thậm chí phản cảm với “văn hóa truyền thống”, cho rằng chế độ “gia trưởng” truyền thống là “cặn bã phong kiến”. Thực ra, không phải là chế độ “gia trưởng” có gì sai, cái sai là nó đã bị Trung Cộng lạm dụng ác ý. Các lãnh đạo Trung Cộng rao giảng với nhân dân Trung Quốc rằng “lợi ích của Đảng là trên hết”, “yêu cha yêu mẹ không bằng yêu Đảng”, “Đảng Cộng sản Trung Quốc là cha mẹ tái sinh ra bạn”, “Đảng nuôi sống bạn”, “mọi việc đều phải phục tùng an bài của Đảng”… những luận điệu này khiến người Trung Quốc nghe mãi thành quen, nên không còn cách nào khác. Chúng còn bảo người Trung Quốc rằng “Trong thiên hạ, quạ nào mà chẳng đen” – khắp thế giới đều như vậy cả. Nói cách khác, việc Trung Cộng dùng lũng đoạn và quyền lực chính trị để thực hiện “chế độ gia trưởng” không liên quan gì đến bản chất của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nếu so sánh văn hóa truyền thống với chiếc mũ, bạn đội mũ cho thời trang, cho ấm, thì Trung Cộng trong thời “Đại phê phán”, “Ngồi máy bay” lại dùng cái mũ đó để kích động dân chúng thù hận những người thuộc thành phần địa chủ, phú hộ, người bất đồng chính kiến, và cánh hữu. Bản thân chiếc mũ không có tội, mà tội ác là ở con cháu của chủ nghĩa Mác-Lênin ── Trung Cộng. Nó đã dùng đến cả trăm năm để phá hủy toàn diện nền văn minh và đạo đức của Trung Quốc.

Từ xưa đến nay, văn hóa truyền thống của nền văn minh Trung Hoa đều lấy con người làm gốc, lấy quy phạm đạo đức chính thường của con người làm cơ sở. Như nền dân chủ tự do của Hoa Kỳ đòi hỏi phải lấy nhận thức về hiến pháp và pháp lý của công dân làm nền tảng, mới có thể vận hành lành mạnh và phát huy tác dụng tích cực. Tương tự, văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng lấy đạo đức cá nhân làm cơ sở tất yếu. Nhưng ở Trung Quốc, mỗi một phần tử “phấn hồng”, từ nhỏ đến già, đều bị Trung Cộng nhồi nhét những quan niệm đi ngược lại các giá trị phổ quát. Môi trường thiếu đạo đức đầy lừa lọc, đấu tranh trong và ngoài nước, là thứ đặc sản khắc họa Trung Cộng một cách chân thực nhất. Hãy thử tưởng tượng, làm người tốt thì không cách nào sinh tồn, còn làm người xấu thì dường như chẳng mất gì, mà cái được ngắn hạn lại rất lớn. Khi tạo ra một môi trường xã hội như vậy, thì chẳng phải chính quyền này đang dạy và ép buộc người dân làm người xấu, làm kỹ nữ, trộm cắp sao? Chẳng trách những người hiểu chuyện thường nói: Trung Quốc là đất nước biến người tốt thành kẻ xấu.

Thiên đạo minh tỏ. Con người bảo Thần không tồn tại thì chỉ là sự vô tri, cuồng vọng của con người ── con người trên địa cầu này nói không có không gian cao tầng thì liệu không gian cao tầng có biến mất không? Không! Tương tự, nhân quả thiện ác là chân lý của vũ trụ cũng vậy. Vì sao ở Đài Loan tự do dân chủ, khi xảy ra trận động đất hơn ​​7 độ richter, mà chỉ có một số tòa nhà bị nghiêng, còn kết cấu tòa nhà, cửa ra vào và cửa sổ vẫn còn tốt? Vì sao ở Trung Quốc, nơi con cháu của chủ nghĩa Mác-Lênin kiểm soát mọi tiếng nói và nguồn lực, ai ai cũng có thể cất tiếng hát “Đất nước tuyệt vời của tôi”, mà một cơn gió mạnh đã có thể thổi bay cửa sổ của cả một tòa nhà thành từng mảnh? Một trận động đất là khiến hết tòa nhà này đến tòa nhà khác đổ sập như đống đậu hũ? Thật ứng với lời ai đó từng nói:

Vô tri vô sỉ bất lương bất thiện
Bẫy nhau hại nhau làm tổn thương nhau
Người ta gặp nạn mà bạn bảo tốt
Oan oan tương báo sẽ đến lúc bạn gặp tai ương

Nhìn lại lịch sử, Trung Quốc hiện đại có hai bờ vực đạo đức:

Một là: Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Vụ thảm sát này đã trực tiếp khiến giới trí thức Trung Quốc nản lòng thối chí, từ bỏ trách nhiệm xã hội mà tầng lớp trí thức của một quốc gia lẽ ra phải có.

Hai là: Cuộc bức hại Pháp Luân Công ngày 20 tháng 7 năm 1999 nhắm vào hàng trăm triệu người Trung Quốc theo đuổi thiện lương đã khiến hầu hết người Trung Quốc vì lo cho sự sinh tồn của mình mà nhanh chóng từ bỏ con đường đi tìm chân lý, chân tướng, và chọn để bị cuốn theo sóng lớn, đi theo đám đông, chỉ chạy theo lợi.

Về sự kiện “25/4” cách đây 25 năm, đó là hành động vĩ đại của một nhóm người Trung Quốc có cử chỉ văn minh và tư tưởng cởi mở, đã vận dụng đạo đức, dũng khí, và tín ngưỡng đạo đức vào thực tiễn để cứu vãn một bờ vực đạo đức đang trên đà sụp đổ.

3. Ngọn hải đăng dẫn đường

Từ những người sống sót đã trăm tuổi sau Cách mạng Văn hóa, đến những nhân chứng của cuộc cải cách mở cửa đã ở độ tuổi 60-70, các thế hệ người cao tuổi ở Trung Quốc đều biết rõ sự kiện “25/4” năm 1999, đáng tiếc là đã không thể ngăn chặn được bờ vực đạo đức thứ hai của Trung Quốc sụp đổ: Nếu như nói “lệnh đàn áp” ngày 20 tháng 7 năm 1999 được đưa ra dưới danh nghĩa Bộ Nội vụ vẫn bị nhiều người từng trải qua nhiều cuộc vận động chính trị trước đó chế nhạo và bác bỏ, thì đến năm 2001, “vụ tự thiêu giả Thiên An Môn” vào đêm Giao thừa đã thực sự trở thành một trận Waterloo đối với hầu hết người dân Trung Quốc, khiến rất nhiều người tự nguyện mắc chứng “mất trí nhớ”, chủ động “chỉ quan tâm đến tiền”.

Thời ấy, những người thuộc thế hệ 8X, 9X vẫn còn trẻ, thế hệ 2K mới ra đời, nhưng những thế hệ này từ nhỏ chỉ được nghe thông tin dối trá, nên đã bị Trung Cộng thuần hóa thành “nghe nói đến Pháp Luân Công là biến sắc”, thậm chí có người vượt tường lửa, đọc được thông tin chân thực rồi mà vẫn cảm thấy khó tin. Nào “Baidu”, “WeChat”, “Douyin”, Trung Cộng đã bắt kịp thời đại và sử dụng đủ loại công cụ để giữ cho “tỏi tây”, “súc vật của hợp tác xã” và “ốc vít” ở bên trong bức tường đỏ để có thể theo dõi và tẩy não bất cứ lúc nào. Ở quốc gia của Trung Cộng, con người không được tôn trọng và đối xử như con người, “tỏi tây”, “súc vật của hợp tác xã”, và “ốc vít” không có những quyền cơ bản của con người. Năm này qua năm khác, hệ sinh thái ngày càng xuống cấp nghiêm trọng; sau ba năm dịch bệnh, một số người dù đã bắt đầu thức tỉnh; một số ít đã chuyển sang phản đối Trung Cộng, nhưng trong hơn một tỷ người Trung Quốc, bao nhiêu người có thể biết được Chân-Thiện-Nhẫn sẽ mang đến cho họ niềm hy vọng và phúc báo như thế nào? Có bao nhiêu người biết thế giới thực và cuộc sống bình thường bên ngoài bức tường đỏ là như thế nào?

Bài viết này xin được vinh danh ngày “25/4” của 25 năm trước, để kỷ niệm những tượng đài đạo đức được trui rèn từ Chân-Thiện-Nhẫn.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/6/474934.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/7/216492.html

Đăng ngày 10-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Sự kiện gây chấn động 25 năm trước —— Cuộc thỉnh nguyện “25/4” là gì? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>