Bài viết của Hạ Quân, phóng viên Minh Huệ ở Đài Trung, Đài Loan
[MINH HUỆ 20-12-2016] Học viên Pháp Luân Đại Pháp ở miền Trung Đài Loan đã tập trung về một trường học ở địa phương hôm 18 tháng 12 năm 2016 vừa qua để cùng nhau học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp và chia sẻ tâm đắc thể hội trong quá trình tu luyện Đại Pháp. Trong khi học Pháp và chia sẻ, họ học hỏi và khích lệ nhau cùng tinh tấn hơn nữa trên con đường tu luyện. Nhân dịp này họ gửi lời chúc Sư phụ Lý Hồng Chí – Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – năm mới vui vẻ.
Học viên Đài Trung chúc Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp năm mới vui vẻ
Đắc được Đại Pháp là tài sản vô giá
Ông Lại Ngọc Khôn (bên trái) và ông Lại Văn Khoa
“Pháp Luân Đại Pháp mới đúng là tài sản vô giá”, ông Lại Ngọc Khôn, 83 tuổi, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được tám năm. Ông tràn đầy năng lượng và nói: “Tôi không chắc rằng mình có thể có mặt ở đây nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Công.”
Trước khi gặp Pháp Luân Công, ông Lại đã học tám pháp môn tu luyện khác nhau, và khi ông tìm thấy Pháp Luân Công, ông thấy rằng đây là một pháp môn tu luyện chân chính. Sau khi tu luyện, thân thể ông khỏe lên nhanh chóng. Ông Lại làm việc trong ngành kinh doanh năng lượng mặt trời. Khi ông giúp khách hàng của mình lắp đặt các tấm pin thu năng lượng mặt trời, ông phải mang theo nhiều dụng cụ và vật liệu nặng, đồng thời phải leo trèo nhiều, các đồng nghiệp ở độ tuổi 40 và 50 của ông cảm thấy công việc này thật khó khăn, nhưng với ông nó lại vô cùng đơn giản và dễ dàng.
Hạnh phúc khi gặp được một pháp môn tu luyện chân chính
Ông Lại Văn Khoa, 76 tuổi và là giám đốc của một phòng khám Trung y, kể từ khi 18 tuổi, ông đã có suy nghĩ muốn thoát luân hồi, muốn xuất gia tu hành. Cầu đạo hơn 40 năm, đến năm 2002, có một phụ nữ đã tặng ông một cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Sau khi đọc hết bài giảng thứ nhất ông liền nhận ra rằng: “Cuối cùng tôi đã tìm thấy nó!”
Ông Lại giới thiệu cuốn sách này cho một vị bác sỹ khác, người đã theo tập một môn tu luyện khác 27 năm. Sau khi vị bác sỹ đó đọc cuốn sách này, ông ấy biết rằng đó là điều mà ông bấy lâu tìm kiếm và nói: “Tôi đã uổng phí 27 năm.”
Ông Lại dành tầng trên phòng khám của mình cho những ai muốn theo học Pháp Luân Công. Mười năm trôi qua, nhiều người đã đến tham dự các lớp học chín ngày và cuộc sống của họ đã thay đổi nhờ tu luyện Pháp Luân Công.
Một phụ nữ ngoài 40 tuổi bị chẩn đoán bị ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối. Sau khi bà đọc được một nửa cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, kích thước khối u của bà đã giảm đi một nữa. Khi bà đọc xong toàn bộ cuốn sách, khối u đã hoàn toàn biến mất. Em họ của bà bị ung thư buồng trứng và bác sỹ đã hết cách điều trị cho cô. Căn bệnh ung thư của bà đã biến mất sau khi bà học Pháp Luân Công, và kể từ đó, bà luôn khỏe mạnh. Một sinh viên khác bị gãy cổ và bác sỹ nói rằng tối đa thì anh ấy cũng chỉ có thể phục hồi khả năng kiểm soát chức năng thân thể được 50%. Lần đầu tiên khi anh ấy đến tham dự lớp học chín ngày, anh ấy đã liên tục tìm nhà vệ sinh. Ba tháng sau đó, anh ấy đã hoàn toàn phục hồi về tình trạng bình thường.
Tâm tính đề cao ung dung tự tại
Ông Lâm Vĩnh Thuận (bên phải), và bà Trần Xán Lâm (bên trái) và con trai đều tu luyện Pháp Luân Công
Cô Trần Xán Lâm, một giáo viên, từng cho rằng bản thân là người tốt, tuy nhiên khi biết đến Pháp Luân Công, nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp đã giúp cô nhận ra rằng cô vẫn còn rất nhiều phương diện cần phải đề cao. Thông qua quá trình học Pháp Luân Đại Pháp, cô đã từ bỏ được rất nhiều tâm chấp trước và đề cao lên rất nhiều.
Quan hệ giữa cô Trần và mẹ chồng từng rất căng thẳng. Cô thường phàn nàn về mẹ chồng với mẹ đẻ. Khi tu luyện Pháp Luân Công, tâm tính cô đề cao lên, cô có thể nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của mẹ chồng. Giờ đây cô có thể hiểu được cách suy nghĩ của mẹ chồng và nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực. Cô không còn than vãn và rất thoải mái và dễ chịu với mẹ chồng. Thái độ của mẹ chồng cô cũng vì vậy mà cải biến.
Khi phát sinh mâu thuẫn với chồng, cô Trền luôn nhớ tới lời giảng của Sư phụ:
”Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma”
(Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III)Tạm dịch:
”Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa” (Ai đúng ai sai)
Cô biết rằng xung đột là khảo nghiệm để cô đề cao tâm tính. Trong phần lớn trường hợp, xung đột đều nhanh chóng biến mất.
Chồng cô Trần, anh Lâm Vĩnh Thuận cũng bước vào tu luyện [qua chứng kiến sự thay đổi] của cô. Anh nói: “Sức khỏe của vợ tôi tốt lên rất nhiều kể từ khi cô ấy bước vào tu luyện. Các học viên mà tôi biết đều rất thành thật và thiện lương, bởi vậy tôi quyết định tham gia vào đội ngũ của họ,” anh Lâm chia sẻ về lý do anh bước vào tu luyện. Sau khi tu luyện, anh không còn nóng nảy như trước nữa. Anh nói: “Tôi biết rằng vì tôi tu luyện bản thân nên tôi phải kiểm soát tính nóng của mình. Giờ đây tôi không còn hay nổi nóng như trước nữa.”
“Được tu luyện Pháp Luân Công là điều may mắn nhất trong vũ trụ này. Con xin chân thành cảm tạ Sư phụ Lý”, cô Trần nói thêm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/20/339157.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/21/160408.html
Đăng ngày 25-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.