Suy ngẫm từ một vụ bắt giữ
Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 27-8-2016] Gần đây, khu vực chúng tôi có một đồng tu bị bắt giữ. Từ trước đến nay đồng tu này vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong các hạng mục Chính Pháp, thu mua vật liệu tiêu hao, lắp đặt sửa chữa máy tính, gửi tài liệu chân tướng tới nơi khác, làm việc luôn giữ chữ tín, có trách nhiệm, dám gánh vác, nhưng không khoa trương. Sinh hoạt phí hàng tháng của bà khoảng hai, ba nghìn tệ, nhưng số tiền dùng cho bản thân bà lại rất hạn hẹp, chỉ có hai, ba trăm tệ, toàn bộ số tiền còn lại bà đều dùng vào những việc này, những chuyện này không phải là bà chủ động kể ra, mà là tôi nhìn thấy một vài việc hỏi bà nên mới biết.
Một đồng tu như vậy lại bị bắt giữ vào giai đoạn cận kề kết thúc của Chính Pháp, trong tình huống tà ác ngày càng ít đi.
Sự hiểm ác của tâm tật đố
Trước khi đồng tu bị bắt giữ, chúng tôi đã chia sẻ vài lần trong thời gian lâu, tôi cảm thấy vấn đề của bà đã rất nghiêm trọng, có cảm giác bà càng ngày càng rời xa đạo.
Lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện khá lâu là vào cuối tháng Năm, suốt 5 tiếng đồng hồ. Trong quá trình chia sẻ tôi phát hiện mức độ tật đố của bà còn nghiêm trọng hơn tôi biết, thậm chí bà còn cho rằng đôi khi bà không để tâm đến cảm nhận của người khác, dùng tiêu chuẩn của Pháp để đo lường đối đãi với đồng tu, nhưng bà lại không thấy rằng đối đãi với người khác như vậy là không bao dung, thậm chí là hà khắc. Một người làm việc tinh tường như vậy lại có thể hồ đồ khiến tôi vô cùng kinh ngạc, tôi hỏi bà: “Bà như vậy có còn là tu luyện nữa không? Bà không biết bà đang tu là điều gì à?” Trước kia tôi vẫn luôn nhắc nhở vấn đề về tâm tật đố này của bà, nhưng bà không để tâm.
Trong một tháng bà bị bắt giữ tôi mới tìm hiểu được, suốt một thời gian dài tới nay, những chuyện về phương diện kỹ thuật, những ứng dụng phần mềm rất đơn giản, bà đều rất ít có nguyện ý hay nhẫn nại dạy cho người khác, khi đó đối với những người không có kiến thức cơ bản về máy tính rất khó có thể học được. Mà thời gian gần đây, thậm chí bà còn nói với học viên muốn học kỹ thuật bằng giọng chỉ trích nghiêm khắc, khiến đối phương không biết làm thế nào, bà đã hình thành sự hà khắc với đa số mọi người. Tôi cũng đã từng nói rằng hy vọng có thể học một vài thứ về phương diện máy tính từ bà, là muốn cùng nhau chia sẻ công việc, bởi vì bà luôn bận rộn không ngơi tay, nhưng bà cứ luôn tìm cớ từ chối, điểm này tôi rất rõ. Chỉ là lúc đó tôi nghĩ rằng đây là do nhân tố của bản thân tôi tạo thành, nên không nghĩ sâu thêm về vấn đề của bà. Mãi cho tới khi tôi học kỹ thuật máy tính từ một người khác, bà lại rất tức giận hỏi tôi rằng: “Cô học cái này để làm gì?” Tâm tật đố đùng đùng phát tác một cách dễ nhận thấy khi bà lại hỏi rất hùng hồn như vậy, tôi mới ý thức được bà đã tật đố đến mức nào, thậm chí còn ngược hẳn với tính cách vốn có của bà. Bà rất cố chấp cho rằng các đồng tu kỹ thuật tại khu vực chúng tôi đã đủ rồi, vậy thì những người học kỹ thuật ấy họ đang chấp trước vào điều gì? Cách nhìn này của bà ngoài việc võ đoán ác ý ra, còn coi ý tốt của đồng tu thành có ý định khác, còn vô tình coi mình là người nắm giữ một vài việc trong khu vực của chúng tôi. Thực tế là cho đến nay những đồng tu nắm được kỹ thuật máy tính tại khu vực chúng tôi rất thiếu, nhiều khi chúng tôi cần kỹ thuật giúp đỡ thường phải đi tìm họ rất vất vả, dù là một vấn đề vô cùng nhỏ, hơn nữa còn phải đợi họ có thời gian mới có thể tới xử lý giúp.
Người thường lý giải về tâm tật đố chính là không thể chấp nhận được khi thấy người khác giỏi hơn mình, dùng câu “người có thì tức, người không thì cười” để biểu đạt là gần gũi và sinh động nhất, còn tôi trong quá trình tu luyện ngộ được rằng tâm tật đố còn rộng hơn như vậy rất nhiều, ví dụ như con người mang tâm bất bình cũng có tâm tật đố trong đó, bất bình nhìn thì có vẻ như là chính nghĩa, quả thực cũng là vậy, nhưng nó là dùng ác trị ác, trong đó có thứ ác, trong đó có sự tật đố.
Sư phụ giảng:
“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ)
Theo lý giải của cá nhân tôi, dù là nguyên nhân nào gây nên ác ý thì cuối cùng căn nguyên của nó vẫn đều là tâm tật đố.
Sau lần chia sẻ lâu này tôi cùng bà phát chính niệm, tôi đã nhìn thấy hai cảnh tượng, một cảnh trong đó là: Một con cá sấu rất to rời khỏi mặt nước, bò lên bờ, trên người nó có một vết thương lớn dính đầy máu tươi. Sau khi phát chính niệm xong, tôi kể với bà điều tôi đã nhìn thấy và nói về lý giải của tôi, tôi nói với bà về cảnh con cá sấu ấy rằng: Bà đã rời xa Pháp ở một phương diện nào đó. Nhưng vì sao lại có vết thương? Hiện giờ tôi biết rằng vết thương của con cá sấu chỉ điều gì, chính là lần bắt giữ này, đệ tử Đại Pháp rời xa Pháp thì tà ác sẽ có cơ hội hạ thủ.
Trước khi bà bị bắt giữ chúng tôi lại chia sẻ một lần nữa, tôi từng buột miệng nói với bà một câu rằng: “Bà mà còn tiếp tục như vậy thì sẽ xảy ra chuyện đấy.” Nói xong câu này tôi lặng người đi, nhưng lúc đó không ai trong chúng tôi nghĩ tới sẽ có kết quả đáng sợ như bây giờ.
Sau buổi chia sẻ dài đó, bà lại tìm gặp tôi hai lần nữa, tôi biết rằng bà thực sự cảm thấy bản thân mình có vấn đề rất lớn, nhưng bà không ý thức được rằng mỗi lần tôi nói bà đều chăm chú lắng nghe, lắng nghe rất chăm chú, dù tôi có nói gì đi nữa. Nhưng đồng thời dù cho tôi nói gì thì ngay khi bà vừa thấy minh bạch ra bà lại bị quan niệm thâm căn cố đế của mình lôi trở lại, lại dùng cái gọi là nguyên nhân đó để phủ định bản thân vấn đề của bà.
Sự ác ý của tâm tật đố đóng băng dày ba tấc này, quan niệm khó bị lay động như quả núi được tích lũy từ bao ngày tháng qua do bản thân bà buông lơi, không coi trọng đã bị phóng đại tới mức bà khó có thể thấy rõ, khó có thể vượt qua được, khiến bà đôi lúc ở một vài phương diện trở nên chủ quan, không thể dẫn dắt được như vậy. Sau này trong một lần chia sẻ xong, khi bà đứng dậy muốn về, tôi ngước mắt nhìn lên thì bắt gặp khuôn mặt của bà, rồi hít một hơi bảo rằng: “Chị khoan hãy về.” Tôi hơi do dự một chút, tôi lại nói với bà cảnh tượng mà tôi nhìn thấy: “Tôi nhìn thấy khuôn mặt của chị đã bị biến dạng rồi, rất đáng sợ.” Sau này tôi lại viết thư điện tử cho bà, lại một lần nữa chia sẻ về vấn đề của bà, bà nói cảm ơn tôi, bà đang nghĩ về những lời tôi nói, nếu tôi không nói, thì quả thực bà không nghĩ tới những vấn đề này. Nhưng đáng tiếc là còn chưa đợi bà minh bạch ra thì tà ác đã hạ thủ rồi.
Sau lần bắt giữ này, bà đã tìm cách truyền tin ra ngoài rằng: Thông tin của một số đồng tu đã bị cảnh sát tà ác lấy được. Bà hy vọng nhờ vào thông tin bà gửi đi các đồng tu có thể tránh khỏi bị bức hại, tôi đại khái cũng có thể đoán được trong môi trường tà ác này bà làm như vậy sẽ phải đối mặt với nguy hiểm như thế nào, tôi bất giác thấy ấm lòng: Trong lúc nguy nan bản sắc của đệ tử Đại Pháp trong bà đã hiển lộ ra, đây mới là dáng vẻ vốn có của bà, đứng trước quan sinh tử rõ ràng, điều đầu tiên bà nghĩ tới là sự an nguy của người khác. Nhưng sự không sợ hãi này lại bị tâm tật đố khiến bà gặp phải nạn lớn.
Xung quanh chúng ta vẫn còn có những đồng tu như vậy, có biểu hiện rất nghiêm trọng về vấn đề này, thậm chí không tiếc dùng những lời dối trá để che đậy chấp trước này. Đối với một số người, tôi hoàn toàn không nói trực tiếp, bởi vì không ích gì, tôi cảm thấy rằng những người này sẽ không thừa nhận những lời nói dối của mình. Nhưng tôi cũng biết rằng, họ có những thứ tu được rất tốt, họ có tâm cứu người rất mạnh, cũng rất xốc vác.
Sư phụ giảng: “Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.”(Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ còn giảng: “Tâm tật đố còn làm hại người đồng Đạo,” (Pháp Luân Công)
Điều này không nghiêm trọng sao? Đúng vậy, đối với an bài và bức hại của cựu thế lực, đệ tử Đại Pháp phải phủ định hết thảy, nhưng dùng cái gì để phủ định đây? Dùng nhân tâm sao? Dùng cái ác của tâm tật đố như cựu thế lực sao? Như vậy sẽ bước theo con đường do ai an bài đây? Lại có thể đi tới đâu? Tôi rất lo lắng cho những đồng tu như vậy, rất lo lắng họ sẽ bước tới ranh giới nguy hiểm, rất lo lắng họ sẽ bị cựu thế lực bức hại nghiêm trọng, càng lo sợ họ sẽ vì vậy mà không thể tiến vào tương lai, cho nên khi viết ra chuyện này, tôi muốn nhân đây nhắc nhở những đồng tu cũng có vấn đề như vậy đừng mãi chấp mê bất ngộ, phải có trách nhiệm với việc tu luyện của bản thân mình.
Ngoài ra cũng xin nhắc nhở các đồng tu, đừng vì đồng tu bị bức hại nhất thời hồ đồ hay có những ý niệm xấu mà giảm đi lòng tin và nhiệt tình chính niệm giải cứu đồng tu, không được buông lơi việc giải cứu, càng không được vứt bỏ, hãy dốc hết sức mình, đệ tử Đại Pháp sao lại có thể để cựu thế lực muốn bức hại thế nào thì bức hại thế nấy sao?! Đó nhất định không phải là điều Sư phụ muốn.
Thế nào là thực sự tốt cho đồng tu
Đồng tu mà tôi kể ở trên đã từng cười mà nói với tôi một câu rằng: “Chỉ có cô dám nói tôi.” Ý là có rất ít người chỉ ra vấn đề trong tu luyện của bà. Nói như ngay bản thân bà, khi nhìn thấy vấn đề của đồng tu bà cũng rất ít khi nói trực tiếp (Bà cũng thẳng thắn nói với tôi rằng quả thực bà có tâm sợ đắc tội với người khác).
Có một lần, tôi nằm mơ thấy mình bị bức hại đến nhà giam, sau đó tôi gặp bà ở đó, tôi rất tức giận nói với bà: “Bà nhìn thấy vấn đề của người khác xưa nay không hề nói nửa lời, bởi vì nguyên nhân này mà tôi cũng phải đến đây.” Trong mơ bà vẫn không nói gì, vẫn dáng vẻ cười tít mắt đó, tôi lại càng tức giận. Vấn đề này chính là nhìn thấy vấn đề của đồng tu mà không kịp thời chỉ ra hoặc căn bản không chỉ ra việc này, trong phạm vi tôi nhìn thấy cũng là một hiện tượng phổ biến.
Mỗi lần có đồng tu bị bắt giữ, lại có đồng tu bận lên bận xuống tìm luật sự, điều này đã trở thành chuyện đương nhiên, nhưng tôi thiết nghĩ vì sao lại không giải cứu đồng tu trước khi bị bức hại? Vì sao trước kia không nói ra vấn đề mình nhìn thấy để tránh đồng tu gặp phải cảnh bức hại này? Nói rồi mà không nghe thì là một nhẽ, có nói hay không lại là chuyện khác. Giống như đồng tu bị bắt giữ lần này, quả thực đúng như bà nói với tôi: Hầu như không có ai nói với bà về vấn đề của mình. Không phải không nhìn thấy, mà là không nói. Tôi nghĩ sao lại có thể nhẫn tâm không nói? Sao lại có thể nhìn thấy đồng tu mang theo gánh nặng này mà bước đi đây? Sao lại không lo lắng rằng chấp trước này có thể sẽ khiến họ gặp phải nguy hiểm lớn hơn?
“Chỉ cần học Pháp là có thể tự mình ý thức được.” Đây là cách nói của một vài đồng tu, ý là không nhất thiết phải nhắc nhở đối phương, cách nói đẩy trách nhiệm này quả thực là quá ngang nhiên, quá bất thiện. Nếu thực là như vậy, sao lại phải mở Pháp hội chia sẻ đây? Người tu luyện không chắc rằng từng giây từng phút đều có thể đối đãi lý tính xem xét lại bản thân mình như vậy, nhiều khi phải nhắc nhở lẫn nhau, dùng một phương thức thiện ý.
Kỳ thực, người tu luyện chân chính, khi bạn chỉ ra vấn đề của họ, họ sẽ xem lại bản thân, dù cho không phản ứng kịp thì sau này nhất định họ cũng sẽ xem lại bản thân, như vậy vấn đề sẽ không dễ bị tích tụ lại.
Nhìn thấy chấp trước của đồng tu và chỉ nó ra, đây quả thực là một việc rất quan trọng, nhưng tôi cũng biết rằng, có rất nhiều đồng tu không hề làm như vậy. Có một vài đồng tu sợ đắc tội với người khác, hoặc do muốn giữ hình tượng người tốt về bản thân mình trước mặt người khác đã không muốn nói ra những thiếu sót cho đối phương, nhìn có vẻ như ôn hòa như vậy, khoan dung, lương thiện như vậy, kỳ thực đó chỉ là ra vẻ người tốt mà thôi, hoàn toàn không phải là người tốt thực sự, chí ít là về phương diện này, nơi sâu trong nội tâm đã là sự vị tư. Người thực sự biết nghĩ cho người khác là không sợ bị người khác nói mình là người xấu mà dám kịp thời nói ra vấn đề mà mình nhìn thấy, từ đó giúp người khác khỏi phải gặp ma nạn do cựu thế lực cưỡng ép lên.
Đương nhiên có một số người họ chỉ nhấn mạnh vào giọng điệu khi chỉ ra vấn đề của đồng tu, điều này cũng không thể trở thành nguyên nhân cản trở chúng ta khuyến thiện, tiến lên phía trước để khuyến thiện, bởi vì con người đang tu luyện không phải là Thần đang tu luyện, lời nói ra khó tránh khỏi có những thành phần bất thuần, điều này cần chúng ta không ngừng nhận thức những thứ cần phải tu bỏ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/27/333593.html
Đăng ngày 4-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.