Bài của một phóng viên Minh Huệ ở Vancouver, Canada
[MINH HUỆ 20 – 03 – 2012] Vào 5 giờ 30 phút hàng sáng, nhạc tập công của Pháp Luân Đại Pháp lại vang lên trong hoa viên thư viện Burnaby ở Vancouver, Canada. Các học viên bắt đầu việc tập công hàng ngày của họ trong khi ngoài trời vẫn còn tối. Họ tham gia hàng ngày, dù trời mưa hay nắng, có tuyết rơi hay gió, lạnh hay nóng.
Nhóm tập công trước thư viện Burnaby ở Vancouver, Canada
Những người đến điểm tập công là các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở địa phương đến từ vùng lân cận. Có nhiều người trẻ tuổi đang trong độ tuổi hai mươi, cũng như nhiều người lớn tuổi. Người lớn tuổi nhất 82 tuổi. Sau khi họ kết thúc năm bài công pháp trong hai giờ, một số người về nhà và những người khác đi làm. Một số người tình nguyện làm việc cho thời báo The Epoch Times.
Sau khi tập công cả ngày tràn đầy năng lượng
Jason bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 09 năm 2001 ở bên ngoài Canada. Anh chuyển tới nước láng giềng năm 2004 và tham gia nhóm tập công. Công việc của Jason đòi hỏi có thể lực, ấy vậy mà anh kiên định tập công hàng ngày vào sáng sớm.
“Tôi sẽ có năng lượng cả ngày, và tôi cảm thấy dễ chịu dù ngày hôm đó bận thế nào đi nữa hay làm việc nhiều. Mọi người nghĩ rằng tôi trông trẻ hơn đến mười tuổi so với tuổi thực tế”, anh nói.
Jason khuyến khích các học viên khác tinh tấn và dậy sớm để tập công và gia trì sức mạnh ý chí của mình.
Trường năng lượng lớn mạnh trong lúc tập công nhóm
Cô Lưu và anh Trần là hai vợ chồng bắt đầu tu luyện năm 1996. Năm ngoái họ nhập cư đến Canada từ Trung Quốc. Họ bắt xe buýt đến thư viện hàng sáng. Cô Lưu nói rằng trước khi cuộc bức hại bắt đầu ở Trung Quốc năm 1999, họ cũng tập công trong một nhóm ở đó vào mỗi sáng.
“Sau khi chế độ Trung Cộng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi không thể làm điều đó nữa. Bây giờ chúng tôi đã đến Canada, chúng tôi lại có thể tập công nhóm. Thật tuyệt vời làm sao!”, cô nói.
Cô Lưu cảm thấy đặc biệt tốt khi cô tập công với một nhóm các học viên. “Năng lượng thực sự mạnh mẽ, và tôi cảm thấy tuyệt vời. Tôi từng cảm thấy chân tôi nặng nề khi bước đi. Sau khi tôi tham gia nhóm tập, tôi cảm thấy chân mình thật nhẹ nhàng”.
Chồng cô Lưu, anh Trần cũng cảm thấy như vậy. Anh nói rằng khi đó anh thường đi công tác và không thể tập công hàng ngày, lúc nào anh cũng cảm thấy mệt mỏi. Bây giờ anh có thể tập công hàng ngày, anh cảm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu. Nếu anh bỏ lỡ bài công pháp nào, anh sẽ hối tiếc cả ngày. “Bây giờ khi tôi không cảm thấy muốn dậy vào buổi sáng, tôi lại tự hỏi, ‘Mình có muốn sau này hối hận không?’ Sau đó tôi lại nhanh chóng dậy và không buồn ngủ nữa”, anh Trần nói.
Cặp vợ chồng đến từ Thẩm Dương, miền Đông Trung Quốc. Cô Lưu nhớ lại rằng họ đã tập công ở ngoài trời vào mùa Đông ở Thẩm Dương ngay cả khi nhiệt độ xuống còn -10 độ F. “Thời tiết rất đẹp ở Vancouver và tuyệt vời để tập công ở ngoài trời”, cô Lưu nói.
Bệnh tật biến mất nhờ tu luyện
Bà Hồ khoảng bảy mươi tuổi. Việc dạy sớm tập công không thành vấn đề đối với bà. Tất cả những bệnh tật của bà đều biến mất sau khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp.
“Việc đó đảm bảo cho tôi có thể tập đủ năm bài công pháp hàng ngày. Ngoài ra, tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm với những học viên khác”, bà nói.
Bà Hồ từng là một hiệu trưởng trường trung học. Con gái bà đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho bà. Bà Hồ nói là một hiệu trưởng bà đã phải chịu rất nhiều áp lực, làm tổn hại đến sức khỏe của bà. Bà từng bị huyết áp thấp, viêm thấp khớp, rối loạn tai trong, lượng tiểu cầu trong máu thấp, đau vai, viêm khí quản, đau đầu, và tiêu hóa kém.
“Pháp Luân Đại Pháp thực sự kỳ diệu. Tháng 03 năm 2008, con gái tôi đã nói với tôi về nó. Tháng Năm, tôi bắt đầu đọc các bài giảng. Khi tôi đọc, các chữ phóng to lên cứ khi nào tôi tập trung đọc. Sức khỏe của tôi đã cải thiện ngay cả trước khi tôi tập các bài công pháp”, bà Hồ nói. “Sau khi tôi bắt đầu tập công, tôi không còn cần đến bác sĩ. Huyết áp của tôi bình thường, khả năng nghe đã được phục hồi, tôi không cần dùng đến kính, và tôi cảm thấy dễ chịu và tràn đầy năng lượng”.
Bà Hồ quyết tâm tuân theo những lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp và thăng tiến một cách tinh tấn trong tu luyện. Bà tình nguyện làm cho tuần báo The Epoch Times và phân phát báo tới các địa điểm tin tức khác nhau mỗi sáng.
Sự kiên trì của một học viên
Bà Giang 77 tuổi là người chủ chốt của nhóm. Sự kiên trì của bà đã khuyến khích nhiều học viên tham gia nhóm tập công vào buổi sáng. Năm 2007, bà chuyển tới sống gần với chồng và kể từ đó không bao giờ buông lơi.
Bà Giang làm nhiều hạng mục Pháp Luân Đại Pháp và chưa đi ngủ cho đến sau nửa đêm. Với chỉ một vài giờ ngủ mỗi ngày, bà coi việc luyện công là một phần của tu luyện và nghĩ rằng là một người tu luyện bà không nên buông lơi.
“Các học viên ở Trung Quốc kiên định tu luyện ngay cả trong một môi trường khắc nghiệt. Nhiều người trong số họ bị đánh đập, bị tống giam, bị tra tấn, hay thậm chí bị giết vì họ không từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cũng muốn là một người tu luyện kiên định, và dậy sớm không là gì khi so sánh với những gì các học viên ở Trung Quốc trải qua. Ngoài ra, tôi được lợi ích từ việc luyện công”, bà Giang nói.
Bà Giang đến từ một thành phố ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ba học viên trẻ mà bà biết đã chết vì bị tra tấn và những sự bức hại khác gây ra bởi đảng Cộng Sản Trung Quốc. Năm 2000, bà Giang tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Đại Pháp. Bà bị tống giam 15 ngày. Trong khi bị giam giữ, bà bị bắt lao động cưỡng bức, không được uống nước, và không được tắm rửa. Bà nói các học viên mà bị giam cùng với bà thật dũng cảm và không sợ bức hại. Họ kiên định tập công trong khi bị giam giữ.
“Các học viên ở Trung Quốc vẫn cố gắng tập Pháp Luân Đại Pháp và các bài công pháp cùng nhau trong một thời kỳ khó khăn như vậy. Là những học viên hải ngoại,, chúng ta thực sự không nên buông lơi chỉ vì môi trường dễ dàng”, bà Giang nói.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/3/20/一年坚持365天的温哥华炼功点(图)-254412.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/5/132559.html#.T35nsPCO2Gh
Đăng ngày: 10– 4– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.