Bài viết của phóng viên Minh Huệ Đức Long và Chu Văn Anh
[MINH HUỆ 27-06-2023] Ngày Quốc tế Hỗ trợ Nạn nhân Tra tấn là một truyền thống được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ấn định vào ngày 26 tháng 6 hàng năm để xóa bỏ “Nạn tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm”. Ngày 24 tháng 6 năm 2023, các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ hơn mười quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã tập trung tại Strasbourg ở miền Đông nước Pháp nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
Là trụ sở của Nghị viện Châu Âu cũng như Tòa án Nhân quyền Châu Âu, Strasbourg trở thành một thành phố quan trọng và sự kiện này đã thu hút sự quan tâm, chú ý rộng rãi. Các học viên đến từ Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Serbia, Slovenia, Ý, Phần Lan và các quốc gia khác. Họ dựng các quầy thông tin và triển lãm chống tra tấn tại Place Kléber để phơi bày sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các đồng tu của họ ở Trung Quốc.
Các học viên Đại Pháp đã diễu hành qua các đường phố chính của Strasbourg và phát tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) nhằm kêu gọi sự chú ý đến những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tại Quảng trường Kléber
Người đi đường thưởng thức màn biểu diễn của đội trống lưng
Các học viên Pháp Luân Công trong đoàn diễu hành rước di ảnh của các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết
Người qua đường hỏi thông tin về Pháp Luân Đại Pháp
Đội múa rồng của các học viên đến từ Cộng hòa Séc
Đội trống lưng của các học viên dẫn đầu đoàn diễu hành
Các học viên mô phỏng một trong những phương pháp tra tấn của chính quyền Trung Quốc đối với học viên Pháp Luân Đại Pháp ‘Ngồi xổm trong buồng giam nhỏ’
Các học viên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và phổ biến về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên ở Trung Quốc
Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế: Cuộc bức hại chống lại loài người
Ông Hubert Körper, người phát ngôn của Ban Công tác về vấn đề Trung Quốc của Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR), phát biểu rằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp có sự tương phản rõ rệt với sự tàn bạo và dối trá của ĐCSTQ. Ông phát biểu thêm rằng ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp bởi nguyên lý này nên cuộc bức hại chính là nhắm vào toàn nhân loại.
Ông Hubert Körper, người phát ngôn của Ban Công tác về vấn đề Trung Quốc của Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR)
Ông Körper cho biết cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp cũng là ẩn khuất. Do sự kiểm duyệt của ĐCSTQ, cụm từ “Pháp Luân Công” bị chặn trên Internet ở Trung Quốc như thể cuộc bức hại đã chấm dứt. Nhưng trên thực tế, cuộc đàn áp này chưa bao giờ suy giảm và các học viên Đại Pháp đã bị bắt, bị giam giữ, bị tra tấn đến chết, thậm chí bị thu hoạch nội tạng trong khi họ vẫn còn sống.
Cuối cùng, ông nói: “Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, chính sách nhân quyền của Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi. Nó sẽ tiếp tục vi phạm nhân quyền để củng cố chế độ và che đậy những tội ác mà nó đã gây ra.”
Tầm quan trọng của việc thông tin cho công chúng
Ông Pierre Kustur (bên phải), một cư dân Strasbourg, khen ngợi sự can đảm của các học viên.
Ông Pierre Kustur, giám đốc kho hàng của một công ty, cho biết ông có duyên với văn hóa Trung Quốc và đã đến Trung Quốc ba lần. Sau khi một người bạn nói với ông về sự kiện ở Place Kléber, ông đã đến để nghe về tình hình hiện tại ở Trung Quốc.
Ông Kustur nói rằng Pháp Luân Công tốt cho xã hội và việc ĐCSTQ đàn áp một nhóm ôn hòa như vậy là sai trái. Đặc biệt, ông không thể chấp nhận nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, gọi đó là một hành động tà ác chống lại loài người. Ông cảm ơn các học viên vì họ đã can đảm nói lên sự thật.
Nhà tư vấn pháp lý Adrien Trilhé cảm ơn các học viên vì đã phổ biến cho mọi người biết về cuộc bức hại.
Cố vấn pháp lý Adrien Trilhé cung cấp dịch vụ cho những người bị tạm giam và tù nhân. Đến từ Besançon ở miền Đông nước Pháp, trước đây bà chưa từng nghe nói đến Pháp Luân Công. Bà cho hay bà rất vui khi được nghe về môn rèn luyện cả thân và tâm này trong sự kiện ở Strasbourg. Với sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề quốc tế, bà Trilhé cho biết trước đây bà đã ký một bản kiến nghị nhằm chấm dứt sự đàn áp nhân quyền và tín ngưỡng ở Trung Quốc. Bà cảm ơn các học viên đã ở đó và thông tin cho công chúng.
Nói không với tra tấn
Sự kiện của các học viên bao gồm cuộc diễu hành và lễ mít-tinh từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Sau khi nghe một số bài phát biểu tại lễ mít-tinh, anh Giacomo, nhân viên an ninh thông tin tại một công ty viễn thông, cho biết anh đồng ý rằng Chân-Thiện-Nhẫn là các giá trị phổ quát.
Anh Giacomo cho biết trong quá khứ, anh cảm thấy mình nên thận trọng khi bình luận về các vấn đề ở một quốc gia xa xôi vì anh có thể không biết ngọn nguồn. Nhưng sau khi nghe nói các học viên ở Trung Quốc đã phải chịu đựng như thế nào vì tín ngưỡng của họ, anh nhận thấy việc mọi người bị bức hại và tra tấn như thế thật sai trái. “Tôi sẽ nói ‘không’ với tra tấn. Chúng ta hoàn toàn không thể chịu đựng được điều gì như thế,” anh Giacomo nói.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/6/27/462398.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/28/210087.html
Đăng ngày 02-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.