Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Phần Lan

[MINH HUỆ 18-05-2023] Vào ngày 13 tháng 5 năm 2023, một ngày nắng ấm ở Helsinki, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung tại Trung tâm mua sắm Forum để kỷ niệm 31 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ra công chúng và kính chúc sinh nhật lần thứ 72 của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

Các học viên đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm bao gồm biểu diễn ghi-ta, diễn tấu sáo bầu, hát hợp xướng và luyện công tập thể để bày tỏ lòng biết ơn đối với ân từ bi cứu độ của Sư phụ. Họ cũng phổ biến cho mọi người về việc Pháp Luân Đại Pháp mang lại những lợi ích như thế nào về cả thân lẫn tâm cũng như trong việc đề cao tâm tính.

Người qua đường mỉm cười, gật đầu tán thành hay giơ ngón tay cái lên tỏ ý ủng hộ. Nhiều người đã nhận tờ rơi thông tin về Pháp Luân Đại Pháp, tìm hiểu về cuộc bức hại đang diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ký bản kiến nghị để ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

2f4acbe3d73a98f556beb2fd07c21b1c.jpg

16aba6a24736dd3523912bdc978aa1dd.jpg

62933d814bbc7275e965ed666c285601.jpg

Các học viên kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Helsinki hôm 13 tháng 5

8da25c2c1cd75267cb61a6b90c3834b4.jpg

693e81cbd53c4e20da7bd7e8c36fa47a.jpg

c0374e72c7259817f086847684c76385.jpg

0ae8a721545b4a8531edec96adf7007b.jpg

Mọi người tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

Anh Anton Berg, một nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Helsinki, đã viết luận án về các vấn đề nhân quyền của Người Duy Ngô Nhĩ. Luận án của anh tập trung vào việc ĐCSTQ sử dụng công nghệ và thông tin cơ sở dữ liệu như thế nào để đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc. Anh cho hay: “Tôi biết Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại tàn bạo và các học viên thậm chí còn là đối tượng bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống. Thông tin này đã được công bố trong báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và tôi cũng đã đưa thông tin đó vào luận án của mình.”

884e0fe58db5703cd9a5cd0da7275173.jpg

Anh Anton Berg, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Helsinki, viết luận án về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc

Anh cho hay: “ĐCSTQ không chỉ nhắm vào Người Duy Ngô Nhĩ, nó còn bức hại Cơ đốc giáo và Pháp Luân Đại Pháp. Những tín ngưỡng này đều là một phần của văn hóa Trung Hoa nhưng lại bị ĐCSTQ coi là kẻ thù. ĐCSTQ không thích bất cứ thứ gì thuộc tầng diện tín ngưỡng tinh thần.“

“Các quốc gia cần hợp tác lại với nhau – vấn đề này cần sự chú ý của nhiều người hơn nữa. Các quốc gia không nên giao thương với Trung Quốc nữa. Đừng bỏ cuộc và đừng nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền.”

Cô Eylül Küpcü, một sinh viên đại học đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, đã biết về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp khi cô đang đi du lịch ở Stockholm, Thụy Điển.

Cô cho hay: “Tôi biết các bạn đang phơi bày hệ tư tưởng tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người Trung Quốc đã bị diệt chủng và bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống. Các bạn hy vọng hòa bình ở Trung Quốc, nhưng Trung Quốc là một chế độ độc tài bởi người dân Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận.”

09cabd68fb39a0e74533ee7e393996a7.jpg

Cô Eylül Küpcü và anh Baran Bayraktaroglu ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp

Cô Eylül Küpcü đã mang các tờ rơi thông tin Pháp Luân Đại Pháp mà cô nhận được ở Thụy Điển trở về Phần Lan và chia sẻ thông tin với bạn bè của mình. Một trong những người bạn Trung Quốc của cô rất buồn khi biết về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống.

Anh Baran Bayraktaroglu cho biết: “Nhân quyền là một vấn đề ở Trung Quốc và nó cần phải thay đổi. Mọi người cần có quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng.”

Một nam thanh niên nhận tờ rơi và chỉ vào hình ảnh cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống và hỏi: “Chuyện này xảy ra ở đâu vậy?” Khi một học viên nói với anh rằng nó đang xảy ra ở Trung Quốc, anh đã hỏi hình ảnh đó có ý nghĩa gì.

Người học viên trả lời: “Người đang nằm là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Anh ấy vẫn còn sống và có ý thức. Anh ấy đã bị thu hoạch nội tạng trong khi vẫn còn sống mà không được gây mê. Việc này đã diễn ra từ năm 2002.”

“Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt hơn. Họ có cơ thể rất khỏe mạnh, và từ năm 1992 đến 1999, hơn 100 triệu người ở Trung Quốc đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Thế nhưng, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ khi đó, đã phát động một chiến dịch bức hại trên toàn quốc để loại bỏ môn tu luyện.”

Người học viên đã chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình khi sống trong nỗi sợ hãi và áp lực thường xuyên ở Trung Quốc. Người đàn ông kinh hoàng hỏi: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?” Anh đã ký bản kiến nghị để giúp chấm dứt cuộc bức hại.

e38d3226edfae0b87610d8629ae5654e.jpg

defa939a24404d2ec9c78627875e8de5.jpg

ab33502f5af02b357793067152aebd2d.jpg

8577d81299b483d127832a885da6c800.jpg

b1f886e48d54326cd2c44ec948dc5375.jpg

4a0b641f9c0ceb8af947051bd1f4ef83.jpg

2c04c5c400c1a3e5b044659da26f9451.jpg

24cc457e16d4d80d5df89842d92c72da.jpg

38482b5b16dd3755abb110e751032d92.jpg

Người dân tìm hiểu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và ký bản kiến nghị để trợ giúp các học viên chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc

Sau khi tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp, anh Chiras, đến từ Ấn Độ, đã hỏi địa điểm của các điểm luyện công. Anh cho biết cả anh và vợ đều quan tâm đến thiền định, và Chiras muốn đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Anh cho hay: “Cuộc bức hại này đáng lẽ không nên tồn tại. Mọi người cần có những nhân quyền cơ bản, giống như ở Phần Lan vậy.”

Cách đây một năm, cô Katarina đã biết chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Cô đã nghiên cứu các vấn đề nhân quyền và rất đau lòng khi biết về cuộc bức hại đang diễn ra. Cô cho biết: “Mọi người nên được đối xử bình đẳng.”

Anh Michael, một sinh viên ở Helsinki, đã biết về cuộc bức hại vì trước đây mẹ anh đã từng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bạn của anh, cô Emma, đã nán lại để xem các hoạt động kỷ niệm của các học viên. Cô rất buồn khi biết về tình cảnh của vô số học viên ở Trung Quốc và chúc họ những điều tốt đẹp.

Một cặp vợ chồng người Nga đã bước chậm lại để đọc tờ rơi thông tin Pháp Luân Đại Pháp. Họ rất vui khi thấy có bản tiếng Nga và cả hai đã ký bản kiến nghị.

Hai học sinh trung học từ Bangladesh và một học sinh từ Phần Lan đã biết về các vấn đề nhân quyền của Người Duy Ngô Nhĩ. Họ rất đồng cảm khi nghe về cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Một cô gái trong nhóm đã ôm một học viên và chân thành cầu chúc cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc được an toàn.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/18/460975.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/23/209498.html

Đăng ngày 26-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share