Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đông Bắc Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-11-2022] Con xin kính chào Sư tôn từ bi vĩ đại! Xin chào các đồng tu!
Nhân dịp Hội Giao lưu Tâm đắc Tu luyện của Đệ tử Đại Pháp Trung Quốc Đại lục lần thứ 19, tôi xin viết ra một số trải nghiệm của bản thân trong việc giải cứu các đồng tu bị bức hại để báo cáo với Sư phụ và chia sẻ thể ngộ cùng các đồng tu.
1. Tìm ra nhân tâm khi mâu thuẫn bất ngờ xuất hiện
Năm 2020, tôi tham gia giải cứu đồng tu địa phương H. Sau đó, vì nhiều lý do, một số đồng tu từng tham gia giải cứu đều lần lượt rời khỏi nhóm giải cứu. Trong đó có đồng tu D, sau khi rời đi, vẫn nghe ngóng tin tức về việc giải cứu qua một đồng tu khác trong nhóm. Ngoài những quan điểm trước đây của anh ấy về hạng mục này, thì đầu năm nay, đồng tu D đột nhiên để lại một tin nhắn trong hộp thư để đề xuất kiến nghị về việc giải cứu. Đặc biệt, anh ấy còn đưa ra những ý kiến và phê bình cá nhân tôi, lời lẽ khá gay gắt.
Trước mâu thuẫn đột ngột ấy, một mặt tôi biết đây là khảo nghiệm, phải giữ vững tâm tính. Nhưng mặt người thường vẫn bị dẫn động, trong lòng sục sôi, các chấp trước như tâm bất bình, oán hận, bất mãn, thích nghe lời dễ chịu, không để người khác nói đều nổi lên, có lúc còn phát ra ngoài.
Bởi vì lúc ấy, cơ bản chỉ có tôi và một đồng tu nữa tham gia việc giải cứu đồng tu H. Đồng tu kia chủ yếu phối hợp phát chính niệm và liên lạc với người nhà, còn tôi chuẩn bị các tài liệu pháp lý như đơn kháng án, khiếu nại, tố cáo, và gửi tài liệu chân tướng qua đường bưu điện đến các cơ quan. Tôi cũng phải liên lạc với các chuyên gia diễn đàn, trao đổi với người nhà đồng tu H, liên hệ với luật sư, đi gặp đồng tu, v.v., rất nhiều việc phải làm
Lúc ấy, trước mâu thuẫn đó, nhân tâm tôi vô cùng ủy khuất và oán hận, nghĩ bụng: “Đã không tham gia, mà lúc nào cũng đưa ra ý kiến.” Vốn dĩ hạng mục giải cứu đang cần nhân lực gấp, các vị chẳng những không tham gia, mà còn đứng ngoài vạch lá tìm sâu. Sao không tham gia vào mà viên dung chỉnh thể, bù đắp những thiếu sót đi? Chỉ mình tôi làm, năng lực, tinh lực và thể lực của tôi đều hữu hạn. Việc gì cũng phải làm, còn phải làm tốt; làm không tốt còn bị chỉ trích, nếu có tổn thất gì thì còn phải chịu trách nhiệm…
Càng dùng nhân tâm để nghĩ, tôi càng thấy mình có lý, thậm chí còn hết sức bất mãn với đồng tu D: Anh không tham gia thì biết cụ thể đã xảy ra chuyện gì chứ? Đồng tu nói lại chỉ là nhận thức của đồng tu, làm sao phản ánh tôi được? Anh có biết cách nghĩ thực sự và xuất phát điểm của tôi làm là gì không? Anh thậm chí còn không vào diễn đàn, không hiểu rõ pháp luật, dựa vào cái gì để chất vấn và phủ nhận những văn kiện tôi dùng? Còn tùy tiện lấy đó mà chụp mũ, quy kết cho người ta sao? …
Mọi ý nghĩ xuất ra lúc ấy đã trở thành cái lý khiến tôi không sao hướng nội và tu luyện bản thân một cách vô điều kiện. Tôi đã viện đủ lý do để biện minh cho nhân tâm của mình. Mấy hôm đó, sự bất mãn đối với đồng tu hiện rõ trên mặt tôi. Các đồng tu xung quanh tôi nhắc nhở: “Ai đúng ai sai thì đã sao chứ?” Những lời nhắc nhở đó giúp tôi trấn tĩnh lại và hướng nội tìm.
Tại sao đồng tu D lại nói như vậy? Rõ ràng vấn đề anh ấy chỉ ra không phải như vậy, nhưng tại sao anh ấy lại biểu hiện ra như vậy? Trước đây, đồng tu D đã tham gia hạng mục giải cứu, chúng tôi còn có một giai đoạn phối hợp khá ăn khớp. Anh ấy cũng từng chia sẻ anh ấy đã trường kỳ ở trong một trạng thái không sao đột phá được. Nhưng sau khi tham gia hạng mục giải cứu, anh ấy đã cảm nhận rõ sự đề cao và biến hóa của bản thân, và tìm lại được động lực tu luyện. Nhưng không rõ vì lý do gì, đồng tu D dần dần lại không tham gia nữa, cuối cùng rời bỏ hạng mục.
Bây giờ, nghĩ lại, hồi đồng tu D còn phối hợp, anh ấy thường chia sẻ và nhấn mạnh với chúng tôi rằng: phải tu bản thân, đề cao tâm tính cá nhân, như vậy, những việc chúng tôi làm mới có uy lực của Pháp, mới có thể phát huy tác dụng lớn hơn. Nếu không, cho dù có làm rồi, nhưng chỉ khởi được một chút tác dụng nơi không gian bề mặt của người thường này thôi, thậm chí không có tác dụng gì. Đồng tu D chú trọng đến việc hướng nội và tu tâm tính, mà đây lại chính là điểm thiếu sót nhất của tôi. Đồng tu vì thấy tôi chỉ làm việc mà không đề cao tâm tính, không phải trạng thái thực tu, nên không muốn phối hợp với tôi! Đồng tu D dù không tham gia nữa, nhưng vẫn quan tâm, thấy vấn đề vẫn thẳng thắn chỉ ra mà không e ngại, hoàn toàn không làm loại người tốt sợ mất lòng người khác, xuất phát điểm là có trách nhiệm với Pháp, với đồng tu. Như vậy chẳng phải rất đáng quý sao?
Vấn đề anh ấy chỉ ra không phải là đúng hay sai, hay là vận dụng phương thức nào, chủ yếu là để xem tôi thấy mâu thuẫn thì có bị động tâm hay không? Có hướng nội vô điều kiện không? Nếu như đồng tu D không dùng những từ ngữ kịch liệt thì làm sao có thể làm bộc lộ ra những chấp trước và nhân tâm của tôi, khuấy động những vật chất bị khóa kín, không để ai động vào của tôi chứ?
2. Buông bỏ tự ngã, chủ động tham gia giải cứu
Năm ngoái, đồng tu D tổ chức một buổi giao lưu trực diện. Tôi cũng mong muốn nhân cơ hội này để mọi người liễu giải thêm một bước nữa về một số nội dung cụ thể của hạng mục giải cứu, tiêu trừ hiểu lầm và những chỗ chưa rõ của các đồng tu. Đồng thời, tôi cũng hy vọng thông qua lần giao lưu này, sẽ có thêm nhiều đồng tu quan tâm và tham gia vào hạng mục giải cứu, để gia tăng sức mạnh chỉnh thể của nhóm giải cứu, bởi vì lúc đó, chỉ còn mình tôi tham gia.
Để đảm bảo chất lượng của buổi giao lưu, tôi đã dành một ngày để chuẩn bị bài chia sẻ. Tuy nhiên, lúc đó, vì các đồng tu vẫn ôm giữ chấp trước tự ngã mạnh mẽ, khiến bầu không khí giao lưu thiếu sự tường hòa và thuần tịnh, trong giao lưu cũng không thể hiện ra trạng thái tu luyện người người hướng nội tìm và viên dung chỉnh thể, cảm giác chỉnh thể không đi cùng một hướng, mà mỗi người một kiểu, hiệu quả giao lưu không được như kỳ vọng.
Khoảng một tuần sau buổi giao lưu, đồng tu F bị bắt cóc và bức hại. Mặc dù mọi khi tôi không mấy tiếp xúc với đồng tu F, nhưng trong lần giao lưu năm ngoái, đồng tu F và hai người nhà của cô ấy đều tham gia; lúc đó, đồng tu F chỉ yên lặng, không nói lời nào.
Sau khi xảy ra vụ bức hại, tôi đột nhiên ngộ ra trong những mâu thuẫn trước đó, xem ra có những nhân tố để đề cao cá nhân, nhưng thực chất là do cựu thế lực và các nhân tố tà ác an bài có mục đích. Chúng lợi dụng những chấp trước và nhân tâm mà các đồng tu chưa tu bỏ để tạo ra mâu thuẫn và gián cách giữa các đồng tu, khiến các đồng tu mất lòng tin lẫn nhau, sinh ra cách nhìn phụ diện và tiêu cực về hạng mục giải cứu. Đến mức xảy ra vụ bức hại, chúng tôi không thể trong chốc lát hình thành chỉnh thể, giải cứu đồng tu, bỏ lỡ thời gian và cơ hội giải cứu tốt nhất. Đó là bởi vì trong tu luyện cá nhân có lậu, chỉnh thể có lậu mà bị tà ác lợi dụng sơ hở, gia tăng bức hại của tà ác đối với các đồng tu, và gây tổn thất cho chỉnh thể.
Sau khi nhận ra điều này, tôi trước tiên quy chính bản thân trong Pháp, buông bỏ tự ngã, và loại bỏ những suy nghĩ phụ diện về đồng tu sinh ra trong những mâu thuẫn lúc trước, đồng thời tiêu trừ các nhân tố ở không gian khác gây gián cách với các đồng tu. Tôi phối hợp với một đồng tu khác và nhanh chóng liên lạc với đồng tu người nhà của F. Chúng tôi đã trao đổi cởi mở: Chúng tôi là một chỉnh thể và sẽ toàn lực phối hợp giúp giải cứu đồng tu F. Người thân của đồng tu F cảm nhận được thành ý này, sau đó đã chủ động tìm chúng tôi để phối hợp giải cứu.
Mặc dù trạng thái tu luyện của hai đồng tu người nhà của F lúc đó không đáp ứng được kỳ vọng của các đồng tu, và trong quá trình này họ cũng biểu hiện ra rất nhiều nhân tâm, có lúc còn khiến mọi người cảm thấy thực sự lo lắng hoặc thất vọng, nhưng tôi vẫn yêu cầu bản thân hết sức thông cảm cho trạng thái tu luyện của họ, cố gắng thấu hiểu và bao dung một chút với các đồng tu, và bớt chỉ trích, oán trách đồng tu.
Nếu các đồng tu không chấp nhận hoặc không muốn thực hiện những ý kiến và kế hoạch mà tôi nghĩ là có lợi cho việc giải cứu, thì tôi cũng không thất vọng, càng không thể oán hận, mà vẫn bảo trì tâm thái của người tu luyện. Bởi vì cho dù tạm thời chưa đạt được nhận thức chung hay chưa thể phối hợp thì cũng không thể để sinh ra mâu thuẫn, gián cách với các đồng tu, vì như vậy chỉ làm suy yếu sức mạnh chỉnh thể và ảnh hưởng đến việc giải cứu các đồng tu.
3. Tu bỏ nhân tâm trong mâu thuẫn
Tuy rằng đã có nhận thức như vậy, nhưng có lần, tôi vẫn không giữ vững tâm tính nên xảy ra mâu thuẫn với một người nhà của F. Khi đó, cô ấy nói là không thể theo kịp tiến độ của tôi, có một số việc không thể làm ngay được, và bảo tôi đừng hỏi cô ấy nhiều quá vì cô ấy sẽ cảm thấy áp lực. Cô liên tục nhấn mạnh “không kịp, không kịp được”.
Khi nghe những lời này, trong lòng tôi cảm thấy hơi ủy khuất. Tôi nghĩ mình đã thấu hiểu và bao dung đồng tu nhiều rồi, đâu có trách móc hay chỉ trích đồng tu? Tôi sợ nếu nói quá gay gắt sẽ làm đồng tu khó chịu. Hơn nữa, tôi cũng không yêu cầu gì ở đồng tu, sao đồng tu lại nói tôi như vậy? Vì nóng lòng giải thích nên tôi không kiềm chế được cảm xúc, càng nói càng lớn tiếng. Mà tôi càng giải thích, thì đồng tu càng không chịu nổi, cuối cùng dẫn đến tranh luận. Thực ra, tất cả những lời biện bạch của tôi lúc đó đều là để bao biện cho nhân tâm của mình.
Sau việc này, vị đồng tu này không còn tin tưởng tôi như trước, những lời nói và việc làm của tôi đã làm tổn thương cô ấy. Tôi cũng không kịp thời hướng nội tìm, đối chiếu với Pháp, và quy chính bản thân. Cuối cùng, hai đồng tu người nhà của F quyết định không phối hợp với các đồng tu đi con đường người nhà đứng ra biện hộ và giảng chân tướng cứu chúng sinh, mà mời luật sư tiến hành các thủ tục pháp luật của giai đoạn sơ thẩm.
Ngẫm lại lần xung đột và mâu thuẫn này, tại sao các đồng tu ấy lại nói tôi như vậy? Tôi tự coi mình là thấu hiểu và bao dung đồng tu, nhưng nó đã đáp ứng yêu cầu của Pháp chưa? Mỗi câu tôi nói ra đã thể hiện được cái thiện và từ bi của người tu luyện chưa? Đã đạt đến tiêu chuẩn của người tu luyện chưa? Có thực sự thuần tịnh đến thế chưa?
Sư phụ giảng:
“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ. Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể!” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Đối chiếu với lời dạy của Sư phụ, tôi còn kém xa. Tôi tự cho rằng mình vị tha với người khác, nhưng thực ra chưa đạt được hoàn toàn vì để tốt cho người khác, mà thường mang theo quan niệm và nhận thức cá nhân, đứng ở góc độ cá nhân, mang theo mục đích của bản thân để suy xét vấn đề và yêu cầu người khác. Ngôn hành, cử chỉ thường thể hiện ra sự mạnh mẽ, hung hăng, thiếu thiện tâm, chứ đừng nói đến từ bi, chẳng trách đồng tu cảm thấy áp lực.
Nghĩ lại về các đồng tu, họ phải đối mặt với áp lực từ người thường ở nhà, áp lực nội bộ trong các đồng tu, rồi cả áp lực từ cuộc bức hại của tà đảng, rồi trước tình huống người thân bị bức hại, làm thế nào để tu bỏ chấp trước và đề cao. Một đồng tu từng nói: “Có ai có thể hiểu tôi, thông cảm cho tôi không?” Nghe lời này, tôi thầm nghĩ: Người thân đang bị bức hại, không nhanh chóng tìm cách giải cứu họ, mà còn muốn người khác cảm thông sao? Lúc đó, tôi không đặt mình vào hoàn cảnh của đồng tu, không suy xét đến chỗ khó xử của đồng tu, mà lại phàn nàn về trạng thái của đồng tu.
Kỳ thực, bất kể hành xử của đồng tu như thế nào, thì đó là trạng thái tu luyện hiện tại của anh ấy, là biểu hiện của tâm tính hiện tại của anh ấy, đây là quá trình tu luyện của anh ấy; cho dù đồng tu có thể tham gia giải cứu người nhà hay không, có làm hay không thì đều là sự lựa chọn của anh ấy. Không thể vì đồng tu không đạt được trạng thái mà tôi kỳ vọng rồi sinh ra suy nghĩ phụ diện, càng không nên chỉ trích, oán trách các đồng tu.
Qua những trải nghiệm này, tôi thể hội sâu sắc rằng, trong quá trình các đồng tu tham gia hạng mục giải cứu, bất kể gặp phải tình huống nào thì trước tiên tôi phải tu bản thân, hướng nội tìm, thời thời khắc khắc không quên mình là người tu luyện, yêu cầu tâm tính bản thân phải đề cao, chứ không phải đi yêu cầu người khác. Chỉ khi phù hợp với Pháp, những gì chúng ta làm được mới càng thuần tịnh, trường mang theo mới tường hòa, từ bi, và lực lượng thiện sẽ khiến người ta phát sinh biến hóa. Khi chúng ta đạt đến tiêu chuẩn người tu luyện, thì Đại Pháp vô biên sẽ triển hiện uy lực của Pháp cho chúng ta. Điều có thể thực sự cải biến chúng ta, khiến chúng ta đề cao chính là Pháp.
4. Dụng tâm cứu người, làm mà không cầu
Thể hội lớn nhất của tôi trong hạng mục giải cứu là coi việc của đồng tu cũng như việc của mình, làm việc có thủy có chung, toàn tâm thực hiện, làm mà không truy cầu. Tham gia cứu đồng tu, cứu độ chúng sinh trong lĩnh vực công an – kiểm sát – pháp luật cần phải kiên trì, bền bỉ.
Trong hai năm qua, tôi đã tham gia giải cứu một số đồng tu địa phương. Trong đó, có một đồng tu tôi chỉ nghe tên mà chưa từng tiếp xúc, ở đây gọi là đồng tu C. Vừa qua cuối năm, có tin đồng tu C bị bắt cóc. Sau đó, tôi nghe nói có đồng tu đã đến gặp người nhà của C, nhưng không ai quan tâm, thậm chí còn có một người nhà là đồng tu cũng không quan tâm. Tôi cũng nghe các đồng tu bình luận tiêu cực về đồng tu C.
Tôi nghĩ dù sao đi nữa, chúng ta cũng không thể nhắm mắt làm ngơ khi đồng tu bị bức hại. Vì vậy, tôi đã nhờ các đồng tu giúp liên lạc với đồng tu M, người thân của đồng tu C. Nhưng chưa liên lạc được thì dịch bệnh đã ập đến, tất cả khu dân cư trên địa bàn đều bị phong tỏa, không thể ra vào. Thoáng một cái, đã ba tháng kể từ khi đồng tu C bị bắt cóc mà vẫn không có tin tức gì, và theo tôi biết là không có đồng tu địa phương nào tham gia giải cứu, nên tôi vẫn luôn trăn trở về việc này.
Một hôm, tôi dậy sớm và đến nhà một đồng tu nói về việc này, tình cờ đồng tu này lại biết địa chỉ nhà của đồng tu M nhưng chưa từng đến. Hai chúng tôi lập tức đi đến đó, không gặp trở ngại gì, liền tìm được nhà đồng tu, lại đúng lúc đồng tu M ở nhà.
Ban đầu, đồng tu M một mực trách cứ người nhà là đồng tu C, nói anh ấy ngoan cố như thế nào, rồi kể lể những điểm không tốt và thiếu sót. Đồng tu M đang nói thì cháu gái đột nhiên đẩy cửa vào, nói: “Bà ơi, cháy nồi rồi.” Xử lý xong, đồng tu M quay lại, còn trách cháu nhỏ không chú ý. Tôi nói: “Cháy rồi, có phải là điểm hóa chúng ta là phải cứu người thân gấp chăng? Bà cứ oán giận vậy, có phải là hỏa khí quá lớn không?“ Lúc này, đồng tu M cũng bình tĩnh lại, đồng ý đưa tôi đến gặp chồng của đồng tu C và liên hệ luật sư để bàn bạc.
Hôm đó, chúng tôi mang theo một ít trái cây và đến gặp chồng của đồng tu C. Tôi nói: “Tôi đề xuất, bước đầu tiên là gặp luật sư để tìm hiểu tình hình của vợ anh, chúng tôi sẽ trả khoản phí này. Anh cũng không cần làm gì cả, chỉ cần hỗ trợ chúng tôi các thủ tục liên quan là được. Tôi không quen biết vợ anh, nhưng khi biết việc này liền đến đây. Đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, việc của cô ấy cũng là việc của tôi, việc của gia đình anh cũng là việc của chúng tôi, vì vậy chúng tôi không thể không quan tâm.” Chồng của đồng tu C đồng ý.
Tối hôm đó, chúng tôi lại đến chỗ chồng đồng tu C để chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho cuộc gặp. Ngày hôm sau nữa, luật sư đã gặp được đồng tu C một cách thuận lợi. Hôm gặp mặt, chồng của C và đồng tu M đều đi. Chồng đồng tu C chủ động trả phí thuê luật sư, không để chúng tôi trả. Anh ấy nói: “Không phải là vấn đề tiền, mà là việc bị bức hại, chúng tôi đều chịu đủ rồi…”
Tôi hiểu được cảm giác của người nhà đồng tu, nhưng tôi cũng biết trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là giải cứu các đồng tu. Trong quá trình giải cứu hơn nửa năm, tôi đã phối hợp với các đồng tu, liên lạc với luật sư và gặp đồng tu C, giúp cô nhớ đến Pháp của Sư phụ, hướng nội và chính lại bản thân; giúp cô trang bị kiến thức pháp luật liên quan và tăng cường tín tâm vào việc phản bức hại, củng cố chính niệm của cô, để cô biết người thân, bằng hữu đang tích cực giải cứu cô, hỗ trợ và khích lệ cô, và cho cô cảm nhận được sức mạnh của chỉnh thể đệ tử Đại Pháp.
Sau đó, với sự động viên và hỗ trợ của các đồng tu, đồng tu M đã tham gia giải cứu đồng tu C với tư cách là người nhà đứng ra biện hộ. Đồng tu M mỗi ngày đều học Pháp, luyện công và phát chính niệm rất đầy đủ, nhưng trong quá trình giải cứu, bà lại biểu hiện ra trạng thái tu luyện lúc tốt lúc tệ, quay đi quay lại. Tôi và các đồng tu giữ vững tâm thái, không vội vàng, không phàn nàn, cũng không bỏ cuộc, lần lượt giao lưu với đồng tu M loại bỏ tâm tự ti và tư duy tiêu cực. Đồng tu M cũng không ngừng đề cao tâm tính trong suốt quá trình này, vượt qua trùng trùng khó nạn,chiến thắng các chủng nhân tâm, kiên trì đi một mạch đến tận hôm nay.
Một lần, đồng tu M có ý định từ bỏ. Khi niệm đầu này xuất hiện, mấy hôm ấy, bà cảm thấy mơ màng mấy ngày liền, học Pháp mơ màng, luyện công cũng mơ màng, trước nay bà chưa từng có hiện tượng này, bà cảm thấy trạng thái của mình đột nhiên không bình thường. Cháu gái của bà nói: “Bà ơi, các đồng tu khác không bỏ cuộc, vậy tại sao bà lại bỏ cuộc dễ dàng như vậy?” Đồng tu M còn kể, trong mơ, bà và các đồng tu đang cùng nhau nhổ hành tây. Bà ngộ ra đó là Sư phụ điểm hóa bà cần xông mạnh mẽ về phía trước. [Lời của dịch giả: trong tiếng Trung, từ “hành tây” là đại thông, trong đó chữ “thông” (葱 /cōng/) có cách phát âm gần với chữ “xông” (冲 /chōng/]
Khi chia sẻ, các đồng tu ngộ ra: chúng ta đã chọn hạng mục giải cứu này thì không có đường lùi, chỉ có thể tiến về phía trước. Chỉ có làm cho tốt, không thể viện bất kỳ lý do nào để không làm hoặc làm không tốt, bởi vì cứu độ chúng sinh là trách nhiệm và sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp.
5. Coi người nhà của đồng tu như người nhà của mình
Khi tà ác bức hại các đồng tu, những người đau khổ nhất chính là người nhà của đồng tu. Những tháng ngày mất đi người thân, họ cô đơn, cô quạnh, bất lực, bị đả kích, nhẫn chịu thống khổ, sống trong sự dày vò, một ngày dài như một năm…
Người nhà của đồng tu bị bức hại, cho dù hiểu chân tướng Đại Pháp và ủng hộ người nhà tu luyện, hay vẫn luôn phản đối, thì dù là người nhà của đệ tử Đại Pháp hay của ai, thì lúc này đều cần những người khác, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp, an ủi và hỗ trợ, để họ cảm thấy ấm áp và được khích lệ trong lúc buồn tủi, được hỗ trợ kịp thời khi gặp khó khăn, và để họ cảm nhận được sự thiện lương và vô tư của đệ tử Đại Pháp trong từng lời hỏi thăm, quan tâm.
Trước Tết Trung Thu năm nay, ba đồng tu chúng tôi đã cùng đến thăm thân nhân của năm đồng tu bị bức hại. Trong năm vị đồng tu này, có người bị bắt cóc và giam giữ phi pháp ngắn hạn, có người bị bức hại trong tù, cũng có người vừa bị tòa án Trung Cộng kết án oan.
Trước khi đi, các đồng tu đã cùng chia sẻ và nhận thức rõ ý nghĩa của việc đến thăm người nhà của đồng tu lần này, đó là đi thăm hỏi nhân ngày lễ tết, không gây bất kỳ áp lực nào cho họ. Đồng tu đang bị bức hại, người nhà của họ cũng là người nhà của chúng ta, đệ tử Đại Pháp chúng ta là một chỉnh thể, chúng ta cần lưu lại cho họ sự thiện lương của đệ tử Đại Pháp.
Chúng tôi chuẩn bị quà, kèm theo thiệp chúc mừng Trung thu, trong đó viết lời chúc phúc của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi cũng thêm vào tờ rơi chân tướng với tiêu đề “Trả lại sự thật: Pháp Luân Công vẫn luôn hợp pháp ở Trung Quốc” cùng USB chân tướng.
Vì chúng tôi làm việc này với tâm vị tha và thuần tịnh, nên toàn bộ quá trình diễn ra rất suôn sẻ. Chúng tôi không hẹn trước, không gọi điện thoại nhưng đến thăm nhà nào cũng có người; họ hàng không thường gặp cũng bất ngờ gặp được; những khu dân cư yêu cầu kiểm tra lúc vào, chúng tôi cũng có thể vào được, cả quá trình đều thông suốt không chút trở ngại, không có bất kỳ can nhiễu nào.
Hơn nữa, hiệu quả trao đổi với người nhà đồng tu cũng rất tốt. Nhiều người trước đây cảnh giác với các đồng tu cũng đã mở lòng và nói chuyện thoải mái với chúng tôi. Có một người trước đây luôn tỏ vẻ lạnh lùng, không nói một lời, nhưng lần này đã vui cười và chủ động trò chuyện với chúng tôi. Có người thấy chúng tôi đến thì nhiệt tình mang đồ uống ra mời chúng tôi, tỏ ra hoan nghênh. Cũng có người xem chúng tôi như người thân mà thổ lộ hết tâm tư với chúng tôi. Khi chúng tôi ra về, họ còn lưu luyến không đành.
Thể hội của tôi là hãy đối xử với người thân của các đồng tu đang bị bức hại như người thân của mình, chân tâm thực ý đối đãi với họ, hết sức chăm sóc và giúp đỡ họ, năm hết tết đến cũng đừng quên thăm hỏi những chúng sinh này, họ cũng cần được chúng ta cứu độ vậy.
(Bài viết được trình bày tại hội giao lưu tâm đắc tu luyện của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục lần thứ 19 trên Minh Huệ Net)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/18/451564.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/19/204825.html
Đăng ngày 25-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.