Bài viết của một học viên hải ngoại
[MINH HUỆ 14-07-2010] Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, truyền thông và ngay cả các nghiên cứu học thuật bên ngoài Trung Quốc thường sử dụng những từ ngữ: “Chính phủ Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999″. Theo hiểu biết của tôi thì Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ có cơ sở pháp lý cho 11 năm đàn áp Pháp Luân Công của nó, bởi vì Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức cấm Pháp Luân Công. Lúc này tôi sẽ không đào sâu nghiên cứu vào chủ đề tính hợp pháp của bản thân chính quyền Trung Quốc hiện tại kể từ khi nó được thành lập vào năm 1949, nhưng ngay cả theo luật pháp của chính chính quyền Trung Quốc, thì cuộc đàn áp của ĐCSTQ và bè đảng Giang Trạch Dân vẫn là bất hợp pháp.
Nguyên nhân đầu tiên khiến hầu hết mọi người nhầm lẫn đó là việc cho rằng “ĐCSTQ” và “Chính phủ Trung Quốc” là như nhau, hay thậm chí nhầm lẫn người đứng đầu ĐCSTQ với đất nước Trung Quốc hay Chính phủ Trung Quốc là một thực thể. Nguyên nhân thứ hai là việc ĐCSTQ cố tình sử dụng thuật ngữ này trong tuyên truyền của mình để khiến dư luận bị nhầm lẫn. Nguyên nhân thứ ba là sự thiếu hiểu biết về việc cấm một thứ gì đó trong một ý nghĩa hợp pháp nghĩa là gì.
Tôi muốn chỉ ra từng điểm trong 3 nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn.
I. Sự thật về “lệnh cấm”
A. Liên quan đến thuật ngữ “lệnh cấm”
Một “lệnh cấm” có thể được thiết lập với một trong hai cách. Đầu tiên là thiết lập một đạo luật tuyên bố một hoạt động nào đó là bất hợp pháp, và thứ hai là ban hành một nghị định hành chính. Tuy nhiên cả hai phương pháp này đều không thể vi phạm Hiến Pháp, nếu không bản thân lệnh cấm đó là bất hợp pháp.
Vậy chúng ta hãy nhìn vào Hiến Pháp của Trung Quốc. Chương 2, Điều 35 của Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói rõ: “Công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được hưởng quyền tự do về ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, diễu hành và biểu tình”. Điều 36 tuyên bố: “Công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng”.
Nói cách khác, Hiến Pháp Trung Quốc bảo vệ sự tự do tín ngưỡng của những học viên Pháp Luân Công là những công dân. Ngoài vi phạm Hiến Pháp ra thì việc ngăn cấm các công dân Trung Quốc tập luyện Pháp Luân Công cũng vi phạm Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Quyền Công dân và Quyền Chính trị, mà Chính phủ Trung Quốc đã thông qua vào tháng 10 năm 1998. Nói cách khác, tập luyện Pháp Luân Công là không trái với luật pháp ở Trung Quốc, mà việc cấm tập luyện này mới trái pháp luật.
B. Về bản thân “lệnh cấm”
Vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, La Cán và những người khác phát sóng qua đài CCTV và nhân danh Bộ Nội vụ [đưa ra] “Quyết định cấm đối với Hội nghiên cứu Pháp Luân Công”, “Thông báo về sáu lệnh cấm của Bộ Công an”, và “Thông báo từ Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cấm những Đảng viên tập luyện Pháp Luân Công”.
Tuy nhiên không có cái nào trong ba thông báo trên kết luận là Pháp Luân Công bị cấm bởi Chính phủ Trung Quốc cả.
Thông báo đầu tiên nhắm đến “Hội nghiên cứu Pháp Luân Công” như một tổ chức, hơn là bản thân Pháp Luân Công. Trên thực tế, lệnh cấm đó tự nó không tồn tại. Pháp Luân Công, sau sự chấp thuận của Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc vào năm 1993, được coi như một tổ chức cấp dưới gọi là “Nhánh nghiên cứu Pháp Luân Công”. Ông Lý Hồng Chí đã kết thúc việc giảng dạy thực hành ở Trung Quốc đại lục vào tháng 12 năm 1994 và ở bên ngoài Trung Quốc năm 1995. Kể từ thời điểm đó, ông Lý tập trung vào nghiên cứu Phật Pháp và ngừng hoạt động các lớp học khí công. Theo đó, Hội nghiên cứu Pháp Luân Công chính thức đề nghị rút lui khỏi Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc vào tháng 3 năm 1996, và được sự chấp thuận từ Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc, đã hoàn tất các thủ tục giải thể từ hội nghiên cứu. Như vậy, Hội nghiên cứu Pháp Luân Công đã không còn tồn tại từ thời điểm đó. Làm thế nào mà một tổ chức đã giải thể vào tháng 3 năm 1996 có thể bị cấm vào tháng 7 năm 1999?
Lời tuyên bố của Bộ Nội vụ là cấm một tổ chức đã giải thể hơn ba năm về trước. Đối với bản thân Pháp Luân Công, nó chỉ có các nguyên tắc tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn” và năm bài tập. Những người tập luyện đến và đi khi họ muốn, không có danh sách thành viên hay hội phí, và không có một tổ chức nào hết. Nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” nằm ở trong tâm những người tu luyện, và các bài tập được thực hành bởi cơ thể của họ. Không có nhóm hay tổ chức nào được thành lập bởi các học viên Pháp Luân Công có thể ngang bằng với bản thân Pháp Luân Công. Bởi thế từ mọi góc độ, người ta không thể nói bản thân Pháp Luân Công đã từng bị cấm, hay nó có thể bị cấm.
Với những tội danh mà Bộ Nội vụ và Bộ Công an đã dán nhãn cho Hội nghiên cứu Pháp Luân Công, chúng đại diện cho chiến thuật điển hình của ĐCSTQ. Nó có thể biến điều bịa đặt thành sự thật và vô tình bỏ qua những sự thật và luật pháp, nhưng lại đòi hỏi mọi người phải đi theo [chúng], hoặc phải đối mặt với chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” của chúng.
“Thông báo từ Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cấm những Đảng viên tập luyện Pháp Luân Công” là một thông báo nội bộ được áp dụng cho các thành viên ĐCSTQ. Hiện có hơn một tỷ người Trung Quốc, nhưng có ít hơn một trăm triệu người là thành viên ĐCSTQ. Thông báo đó không chỉ thị rằng “người dân Trung Quốc” không thể tập luyện Pháp Luân Công. Hơn nữa, nếu nó cho phép những thành viên ĐCSTQ mà cũng là học viên Pháp Luân Công lựa chọn giữa quyền Đảng viên hay được thực hành Pháp Luân Công, thì nhiều người sẽ từ bỏ quyền Đảng viên của họ. Dĩ nhiên, ĐCSTQ chỉ cho phép những thành viên tham gia hoặc bị trục xuất, nhưng không để họ rời đi tùy ý, điều đó phù hợp với tính chất sùng bái của nó muốn hoàn toàn kiểm soát những suy nghĩ và hành động của con người.
Những thông báo của cả hai Bộ đều là các hành vi hành chính, vốn phải tuân theo nghĩa vụ chứng minh tính hợp pháp theo pháp luật của chúng. Tuy nhiên, không có Bộ nào cung cấp những bằng chứng làm cơ sở pháp lý cho các thông báo của họ, do đó đã làm mất đi tính chính đáng của pháp luật. Bộ Nội vụ viện dẫn Các Nguyên tắc đăng ký các tổ chức xã hội để đưa ra quyết định tuyên bố Hội nghiên cứu Pháp Luân Công là một “tổ chức bất hợp pháp”. Tuy nhiên, theo ghi chép trước đó rằng Hội nghiên cứu Pháp Luân Công đã không còn tồn tại nữa kể từ tháng 3 năm 1996, không thể tuyên bố rằng nó là một “tổ chức bất hợp pháp” nữa. Ngoài ra, Các Nguyên tắc [đăng ký các tổ chức xã hội] được trích dẫn khá mơ hồ, và không quy định các hoạt động đặc biệt của một tổ chức xã hội hay có các quyền hạn hợp pháp nào, bởi vậy một lần nữa quyết định gọi hội nghiên cứu [Pháp Luân Công] là một tổ chức bất hợp pháp là thiếu cơ sở pháp lý. “Thông báo về sáu lệnh cấm của Bộ Công an” theo sau đó dựa trên thông báo từ Bộ Nội vụ, vì vậy nó thiếu giá trị pháp lý như nhau.
(Còn tiếp…)
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/14/226996.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/18/118671.html
Đăng ngày: 26– 08 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.