Bài của Trí Chân
[MINH HUỆ 19-6-2007]
Ngụy Văn Hầu chấp hành hiệp ước
Vào năm 403 TCN, nước Hàn mời nước Ngụy xuất binh cùng công phá nước nước Triệu. Ngụy Văn Hầu khước từ nói rằng: “Ta cùng với nước Triệu đã kết giao làm huynh đệ, lại có hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau, nên không dám tuân mệnh”. Sứ giả nước Hàn đùng đùng tức giận rời đi.
Triệu quốc biết được chuyện này, thấy rằng nước Triệu và nước Ngụy lúc đó có tình cảm huynh đệ hữu nghị tốt đẹp, nên cũng muốn mượn quân của nước Ngụy mà thảo phạt nước Hàn. Nhưng Ngụy Văn Hầu cũng lại dùng cùng một lý do như trên mà cự tuyệt thỉnh cầu của nước Triệu. Sứ giả nước Triệu cũng tức giận hầm hầm bỏ đi.
Nhưng sau này cả hai nước khi nghĩ tới Ngụy Văn Hầu đối với nước mình có thái độ ôn hòa bình lặng, lại có lòng hữu hảo và khoan dung, đều mười phần bội phục, và trở về triều bái nước Ngụy. Nước Ngụy thế là liền bắt đầu tạo thành liên minh Ngụy Triệu Hàn và giữ vị thế đứng đầu, vì thế các nước chư hầu đều không nước nào gây hấn với nước Ngụy.
Đường Tuy thuyết phục Tín Lăng Quân
Tín Lăng Quân đánh bại quân Tần, cứu được Hàm Đan, bảo toàn được nước Triệu, cho nên Triệu Vương tự mình thân chinh đến vùng ngoại ô nghênh đón ông. Đường Tuy bảo Tín Lăng Quân rằng: “Tôi từng nghe người ta nói: có chuyện không thể biết, có chuyện không thể không biết; có chuyện không thể quên, có chuyện lại không thể không quên”.
Tín Lăng Quân hỏi: “Như vậy ý tứ là thế nào?”
Đường Tuy trả lời: “Người ta căm hận ta, việc như thế này không thể không biết, nếu ta phụ lòng người khác, như thế ta cần phải tìm cách bồi thường cho họ. Căm giận người ta, tâm thái như thế thì không nên có, cần dùng lòng khoan thứ mà hóa giải. Nhưng trong lúc hóa giải, không nên đồn đại khắp nơi mà mang đến cho người khác sự quấy nhiễu và khẩn trương. Người ta có ân đức với mình, việc như thế không thể quên, cần cảm ơn báo đáp. Mình có ân đức với người ta, việc như thế không thể không quên, nếu không sẽ làm chính mình và người ta phải chịu áp lực lớn. Bây giờ ông đã đánh bại quân Tần, cứu được Hàm Đan, bảo toàn được nước Triệu, đó là ân đức rất lớn đối với họ! Triệu Vương tự mình đến ngoại ô nghênh đón ông, gặp Triệu Vương, chỉ mong ông quên cái ân đức của mình đi!”
Tín Lăng Quân nói: “Tôi nhất định cẩn thận nghe theo lời Ngài dạy bảo!” (chuyện trong “Chiến Quốc sách”)
Làm như không biết, không tố nhà thông gia
Quách Tử Nghi dẹp xong loạn An Sử, trở thành người có công lớn phục hưng gia thất nhà Đường. Đường Đại Tông hết sức kính trọng Quách Tử Nghi, gả con gái là công chúa Thăng Bình cho con trai Quách Ái của Quách Tử Nghi.
Có một lần hai trẻ cãi cọ nhau, Quách Ái thấy vợ tỏ ra vẻ kiêu căng ngạo mạn của một công chúa, phẫn uất bất bình nói: “Cô có gì đặc biệt hơn người chứ? Chẳng phải là ỷ vào cha cô Thiên tử ư? Bảo cho cô biết, giang sơn của phụ hoàng cô là do cha ta đánh bại An Lộc Sơn mà bảo toàn lại đó. Cha ta bởi xem thường ngai vàng của Hoàng đế, nếu không đã chẳng có Hoàng đế này đâu!”.
Công chúa Thăng Bình nghe Quách Ái nói loạn như thế, tức khí nổi lên lập tức hồi cung bẩm báo Hoàng thượng.
Đường Đại Tông nghe con gái khiếu nại xong, thản nhiên nói:“Con còn nhỏ dại, có rất nhiều chuyện con chưa hiểu. Trượng phu của con nói đều là thật tình cả. Thiên hạ là do cha chồng của con Quách Tử Nghi bảo toàn lại đó. Nếu cha chồng con muốn làm Hoàng đế, thì đã sớm lên làm rồi, thiên hạ cũng không phải là của gia đình họ Lý chúng ta”. Ông khuyên con gái không nên bắt bẻ chồng, chụp loạn cái mũ lớn “mưu phản” lên người khác, cần phải sống hòa thuận tốt đẹp. Được Đường Thái Tông an ủi, công chúa hết giận, chủ động trở lại nhà họ Quách.
Sau khi Quách Tử Nghi biết chuyện, rất sợ hãi, nghe nói con trai khẩu xuất cuồng ngôn, gần như mưu phản, lập tức sai người bắt trói Quách Ái vào cung bái kiến Hoàng thượng, xin Hoàng đế trị tội.
Thế nhưng, Đường Đại Tông lại vui vẻ hòa nhã, không hề có ý trách tội, ngược lại còn an ủi Quách Tử Nghi: “Hai trẻ cãi nhau, có lỡ lời một chút, chúng ta già cả rồi không nên cho đó là thật, chẳng phải tục ngữ có câu: “Giả câm giả điếc, không tố gia ông”ư? Làm như không nghe thấy gì là được rồi”.
Quách Tử Nghi nghe xong, trong lòng như gỡ bỏ được tảng đá nặng, cảm thấy vô cùng vui vẻ (chuyện ghi trong sách “Tư trì thông giám”).
Chỗ hay chỗ dở đều là sự thật
Vào thời Bắc triều, tại nước Tề, Thôi La giữ chức tả Thừa tướng, rất được Hoàng đế kính trọng và lễ ngộ.
Thôi La rất thích tiến cử nhân tài. Ông đề cử Hình Thiệu với Thế Tông đảm nhiệm việc phụ tá phủ Thừa tướng, kiêm quản lý việc chính trị cơ mật. Thế Tông nghe lời Thôi La đề cử, bèn bổ nhiệm Hình Thiệu. Hình Thiệu quả nhiên rất được Thế Tông tin cậy và coi trọng.
Hình Thiệu bởi kiêm quản việc chính trị cơ mật, cho nên có cơ hội gần gũi với Thế Tông. Lúc nói chuyện Hình Thiệu thường hay gièm pha nói xấu Thôi La, đến nỗi làm cho Thế Tông mất vui.
Có một hôm, Thế Tông bảo Thôi La: “Khanh luôn kể những điều hay tốt của Hình Thiệu, mà Hình Thiệu lại chuyên nói xấu khanh, khanh quả thực là ngốc!”
Thôi La độ lượng nói: “Hình Thiệu kể ra những nhược điểm của thần, thần nói đến những chỗ hay của Hình Thiệu, hai người nói đều là sự thật, không có gì sai cả!”
Thôi La khoan khoan dung đối đãi với người khác, đối với bản thân thì nghiêm khắc, ông không chỉ biết chắc được sở trường của người khác, bao dung những chỗ thiếu sót của người khác, mà còn thản nhiên đối mặt với những điều chưa tốt của chính bản thân, đó là phong thái vô cùng khoan dung độ lượng! (chuyện trong “Bắc Tề Thư”)
Người xưa có câu: “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (Tạm dịch: Có lòng bao dung to lớn, không muốn lại được). Bao dung là một phong thái phi phàm, là một tấm lòng bao la, là một cảnh giới tràn ngập lòng nhân ái và vô tư. Đó cũng là truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân loại, là Thần đã truyền cho con người phẩm chất cao quý để làm người. Song hôm nay, ĐCSTQ lại đi ngược lại trào lưu lịch sử, lấy ác làm bản năng, lừa gạt thế nhân, phá hoại truyền thống văn hóa và đạo đức của nhân loại, phỉ báng luật trời “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ, toan ném con người xuống vực sâu của tội ác. Nhưng Thiên pháp vũ trụ không thể thuận theo ý chí của con người mà thay đổi, mọi người chỉ có thể mau mau tỉnh giác, rời bỏ ác Đảng. Tất cả cần phải sáng tỏ quan niệm chân chính về đạo đức mà làm người thành tín, lương thiện, khoan dung nhường nhịn, như vậy mới có thể có được tương lai hạnh phúc tốt đẹp!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/6/19/157197.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/7/3/87307.html
Đăng ngày 13-1-2010. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.