Bài viết của Hà Vũ, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 07-12-2014] Tác phẩm “Hòa tan trong Pháp” của cô Vương Tinh gần đây đã đạt giải Bạc tại Cuộc thi Vẽ tranh chân dung Quốc tế 2014 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân tại New York. Đây là giải thưởng thứ hai của cô trong cuộc thi. Tác phẩm “Trở về” của cô đã đạt giải danh dự vào năm 2008.

2014-12-6-minghui-painting-rongyufazhong--ss.jpg

“Hòa tan trong Pháp”

Cô Vương từng sống tại một số nơi khác nhau ở Trung Quốc. Cô học vẽ tranh từ khi còn nhỏ. Cô đã học ở trường trung học liên kết với Học viện Mỹ thuật ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang và tốt nghiệp đại học ở học viện vào năm 1998.

Thường xuyên cười với đôi mắt sáng, cô Vương là một người nhiệt tình. Trong cách cư xử của cô không có dấu vết của sự tẩy não, tra tấn và lao động cưỡng bức mà cô từng trải qua ở Trung Quốc.

Cô đã giới thiệu bức tranh của mình, giải thích về “Một cô gái đã hiểu được làm thế nào để trở thành một người tốt và ý nghĩa nhân sinh sau khi đọc xong Chuyển Pháp Luân, cuốn sách của Pháp Luân Công. Tầng tầng lớp lớp những cảnh tượng thiên quốc mở ra trước mắt cô. Cô gái được bao bọc bởi năng lượng từ bi. Khuôn mặt của cô cho thấy niềm vui và sự cảm kích. Vì vậy càng kiên định hơn tín tâm tu luyện.”

“Tôi đã luôn luôn muốn miêu tả sự mỹ diệu của “hoà tan trong Pháp” như vậy, một trải nghiệm thực tế mà mỗi học viên Pháp Luân Công từng có tại một thời điểm nào đó,” cô nói. “Đây là mấu chốt để hiểu được tại sao một lượng lớn người có thể kiên định vào tín ngưỡng của họ bất chấp phải đối mặt với cuộc bức hại tàn bạo tại Trung Quốc. Bởi vì họ đã thể hội được hết sức thực tại sự vĩ đại và thần kỳ của Đại Pháp.”

Cô Vương từng bị cầm tù bởi niềm tin của mình tại Trại lao động Nữ Số 1 Sơn Đông. Lính canh đã xúm vào bao vây cô, đồng thời la hét, tát và đánh vào đầu cô. Họ cấm cô ngủ trong nhiều ngày liên tục. Cô bị đánh ngã trên đất. Một người đàn ông cao đã đè cô xuống, kéo tay cô và buộc cô ký vào một bản cam kết “bất luyện công” từ bỏ Pháp Luân Công.

Niềm vui tu luyện và nhận thức cao hơn đã giúp cô chống chọi trong ba năm khổ nạn tại trại lao động. Đổi lại, cô đã cảm nhận được nhiều hơn về vẻ đẹp và sự hiểu biết sâu sắc. Cô đã phát triển sự hiểu biết về mối quan hệ giữa đạo đức của người họa sỹ và tác phẩm: “Khi tâm tính của tôi đạt đến một tầng thứ nhất định, kỹ năng của tôi cũng được cải thiện.”

Cô Vương nói rằng cô đã mất bốn tháng để tạo nên tác phẩm đạt giải thưởng này. “Tôi muốn thể hiện cảm xúc nội tâm và sức mạnh của Pháp Luân Công để chạm đến tâm của mỗi người. Tôi muốn thể hiện năng lượng tích cực, thuần khiết và chính nghĩa. Việc lựa chọn màu sắc và tông màu cho tâm trạng là rất quan trọng.”

17299e3ff745679a0e281d1f9326ec6a.jpg

Tác phẩm “Trở về” của Vương Tinh

Cô nói cô sẽ tiếp tục nỗ lực trên con đường của “nâng cao đẳng cấp nghệ thuật và thể hiện vẻ đẹp thuần khiết và tốt đẹp bằng cách tôn trọng những giá trị truyền thống và chuẩn mực nghệ thuật.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/7/301193.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/9/147224.html

Đăng ngày 28-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share