Từ hội thảo chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ năm cho các học viên ở Trung Quốc
Bài viết của Dongfang Quan từ tỉnh Liêu Ninh
[MINH HUỆ 13-11-2008]
Kính thưa, Sư Phụ!
Chào các bạn đồng tu!
Tôi đắc Pháp vào năm 1996. Trong “Giảng pháp tại lễ thành lập hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Singapo” Sư Phụ nói:
“Nếu chư vị hỏi tôi muốn gì, tôi chỉ muốn thấy tâm của chư vị–tâm tu luyện và tâm khát khao trở thành tốt.”
Tôi muốn bày tỏ “tâm tu luyện và tâm khát khao trở thành tốt” của tôi mà tôi đã phát triển trong 12 năm tu luyện vừa qua. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của tôi về học Pháp, tu tâm, và nhìn vào bên trong với các bạn đồng tu. Đây là nhận thức hạn chế của tôi. Nếu có gì chưa đúng, xin từ bi chỉ giáo.
Con cám ơn ân đức của Sư Phụ. Pháp cho phép con cảm nghiệm được sự hài hoà của việc nhìn vào bên trong
Đầu năm 1996, tôi đã dành cả một ngày để đọc Chuyển Pháp Luân từ đầu đến cuối. Vào lúc đó, tôi đã có một cảm giác rằng nó là điều mà tôi đang tìm kiếm. Đây là Sư Phụ mà tôi đang tìm kiếm bấy lâu. Đây là vị Sư Phụ uy đức đã cứu vớt cuộc sống của tôi.
Tôi là người làm việc chính trị trước khi đắc Pháp. Tôi không chỉ là một người vô thần, mà tôi còn dùng văn hoá ĐCSTQ để đầu độc những người khác. Trong thế giới này nơi mà đạo đức đang băng hoại từng ngày, tôi đã đấu tranh và phấn đấu vì danh và lợi. Tôi có nhiều bệnh tật mà đã làm cho tôi trông giống như một ông lão mặc dù tôi chỉ mới ở tuổi bốn mươi. Những bệnh tật kéo dài hơn hai mươi năm qua. Tôi đã uống nhiều thuốc, tiêu tốn rất nhiều tiền vào việc điều trị, đã chịu đựng nhiều đau đớn, nhưng tôi vẫn ốm. Tôi u mê cả ngày và thực sự đau khổ tới mức không thể miêu tả được. Tôi không tin khí công. Nó giống như điều mà Sư Phụ nói trong Chuyển Pháp Luân:
“Họ nếu mắc bệnh thì đến bệnh viện để chữa; Tây Y chữa không khỏi thì đến Trung Y chữa; Trung Y chữa cũng không được, dùng phương thuốc gì cũng không khỏi, đến lúc này họ bèn nghĩ đến khí công. Họ đắn đo: ‘Mình thử vận [may] này xem, xem xem khí công rốt cuộc có chữa được bệnh này của mình hay không’. ‘” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân).
Tôi buộc phải tiến nhập vào giới khí công bởi bệnh tật của tôi. Tôi không biết tí gì về nó cả, và tôi không biết về tu luyện. Do vậy, tôi đã tập một môn khí công giả và bị mắc phụ thể là động vật hay những linh thể.
Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi nhận ra lần đầu tiên rằng tôi luôn hướng ngoại, cố gắng để điều trị bệnh của tôi, và cố để đạt được những năng lực công năng siêu thường. Chính là tâm không chính của tôi đã chiêu mời những phụ thể là những linh thể và động vật. Từ đó trở đi, tôi làm theo lời dạy của Sư Phụ và nhìn vào bên trong, tu nội, không truy cầu gì cả, và đặt cố gắng vào tu luyện tâm tính của mình. Sư Phụ đã cấp một con đường tu luyện tươi sáng không gì sánh được cho tôi. Tôi có vô vàn hy vọng cho sinh mệnh của mình. Tôi đã nhận ra rằng mục đích của cuộc đời là “phản bổn quy chân”. Tôi đã quyết định tôi sẽ nói với tất cả họ hàng, thân thích, bạn bè của tôi và thậm trí nhiều người hơn nữa về cơ hội này chỉ đến một lần trong hàng nghìn năm, và tôi sẽ dùng những kinh nghiệm tu luyện của tôi để phổ truyền Đại Pháp để đáp lại sự phổ độ từ bi của Sư Phụ.
Vào đầu năm 1996, một vài người học viên mới khác và tôi đã lập một nhóm để phố biến Đại Pháp. Sau ngày năm mới năm 1996, chúng tôi đã đi tới trung tâm phụ đạo chính của thành phố và chính thức thành lập một địa điểm hỗ trợ trong huyện của chúng tôi. Dưới sự bảo vệ của Sư Phụ, bốn tới năm nghìn người từ những thành phố và thị trấn khác nhau trong vùng này đã nhanh chóng tới học Pháp Luân Công. Đặc biệt là một ngày vào năm 1997, một Pháp Luân lớn đã xuất hiện trên bầu trời trong vùng của chúng tôi để làm sạch môi trường cho toàn bộ cả vùng. Đó thực sự là “Phật quang phổ chiếu lễ nghĩa viên minh” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân).
Một người hàng xóm trải qua nghiệp báo đã cảnh báo tôi nhìn vào bên trong để tìm ra sự cách biệt trong tầng thứ của tôi.
Có một viên chức cao cấp về hưu ở bên cạnh nhà tôi không hiểu về Pháp Luân Công. Ông trở thành gián điệp làm việc cho sở sảnh sát địa phương sau khi cuộc bức hại bắt đầu ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ông ta thường theo dõi tôi từ cổng trước, cứ khi nào thấy tôi là ông ta lại cố gắng thuyết phục tôi dừng tập luyện và nói với gia đình tôi cũng làm như vậy. Đầu tiên tôi không để chú ý nhiều, và tôi cũng không làm sáng tỏ sự thật với ông ấy vì chấp trước sợ hãi của tôi. Sau đó tôi phát hiện ra rằng ông ta đã gửi những tờ bướm tới đồn cảnh sát ngay khi ông ta có chúng, và ông ta thường lén lút với những sĩ quan cảnh sát. Vào khoảng đầu năm 2001, các quan chức ở sở cảnh sát, dọc bên đường phố và quản thúc hàng xóm đã tăng cường việc quấy rối, buộc tôi phải rời khỏi nhà để tránh gia tăng bức hại, và tôi chắc rằng người hàng xóm của tôi đã gây ra tình huống này. Khi tôi rời khỏi nhà, ông ta có vẻ vẫn khoẻ mạnh, nhưng gần tám tháng sau, ông ta đã qua đời vì bệnh ung thư. Tôi nghe thấy điều này khi tôi ở ngoài thị trấn và nó làm tôi rất vui. Tôi nghĩ rằng đó là sự thể hiện của nghiệp báo cho điều mà ông ấy đã làm, và tôi vui mừng vì cái chết của ông ta. Cũng vậy, tôi rất thích đọc và chia sẻ những tin tức quả báo về những người trên khắp đất nước đã tham gia vào cuộc bức hại. Trong một thời gian lâu tôi đã không thấy có gì sai với quan niệm này.
Sư Phụ nói trong “Cảnh Giới” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ:
“Kẻ tội lỗi sinh ra với tâm đố kỵ. Từ lòng ích kỷ và nóng giận, họ than phiền về những gì bất công đối với họ.
Người thiện sinh ra với tâm trắc ẩn. Từ lòng hoan hỷ không thù hận, họ đón nhận khó khăn làm niềm vui.
Bậc giác ngộ không còn tâm dính mắc. Họ lặng lẽ quan sát thấy người đời vô minh hụp lặn trong ảo mộng.”
Tôi bỗng nhiên nhận ra rằng những quan niệm của tôi về những người nhận nghiệp báo là mơ hồ không chắc chắn. Theo Pháp của Sư Phụ, tôi tự hỏi bản thân mình, tôi đang ở trong cảnh giới nào? Câu trả lời là tôi đang ở trong cảnh giới của “một kẻ tội lỗi”. Tôi sững sờ sau khi nhìn vào bên trong, vì điều này không phải là vấn đề nhỏ. Sư Phụ đã dạy chúng ta phải “Không oán, không hận, lấy khổ làm vui.” Trái lại tôi lại oán giận và hận thù, và không có từ bi. Đây không chỉ là một chấp trước của người thường, mà nó là ma tính. Lúc nào cũng từ bi là điều mà Sư Phụ hy vọng chúng ta đạt được để tu luyện hướng lên. Người ta từng nói rằng dùng oán báo oán sẽ làm cho oán hận nghiêm trọng hơn, và lấy đức báo oán sẽ làm oán giận tiêu tan. Những quả báo của một người được quyết định bởi luật của vũ trụ. Sư Phụ đã nói trong “Giảng Pháp ở thành phố Chicago”:
“Từ lâu tôi đã nói với chư vị rằng một đệ tử Đại Pháp, hay một người tu, không có kẻ thù. Điều duy nhất mà chư vị có vai trò là cứu người, và chư vị không được dùng những phương tiện của người thường và những nguyên lý của con người để trừng phạt hay phán xét người khác. Đây là một vấn đề căn bản!.”
Là người tu, chúng ta không thể làm tốt trong cảnh giới của một người thường. Sư Phụ tôn kính của chúng ta muốn chúng ta cứu độ tất cả chúng sinh, cho dù đó là những người trong thế giới này họ đến vì Pháp và đã có đóng góp chính diện hay phản diện. Sư Phụ thậm trí muốn cứu cả những người mật vụ thu thập thông báo tin tức về đệ tử Đại Pháp. Chúng ta là những đệ tử cũng nên làm như Sư Phụ. Sư Phụ muốn chúng ta tu luyện trái tim bao dung độ lượng và trở thành những vị Phật Đạo Thần vô ngã vị tha với lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải là những người thường với tâm ý lệch lạc, muốn báo thù.
Sau khi nhận ra điều này, tôi không còn cảm thấy hả hê hài lòng nữa khi nghe những tin tức về những người xấu nhận sự trừng phạt. Thay vào đó tôi cảm thấy thương cảm cho họ. Tôi chân thành hy vọng cho nhiều người hơn nữa đựơc cứu. Từ đó trở đi, tôi không còn cảm thấy thù hận hay sợ hãi nữa khi gặp xe cảnh sát hay những sĩ quan cảnh sát. Vì tôi không còn kẻ thù trong tâm nữa, tôi có thể tự nhiên và kiên định làm tốt ba điều.
Nhìn vào bên trong về sự kiện ba quả đào nhỏ, và tu luyện tâm tính trong mỗi và mọi sự kiện nhỏ
Có một cửa hàng hoa qủa nhỏ gần nhà tôi, được quản lý bởi một người nữ chủ nhân. Cô ấy luôn thân thiện và chọn những quả tốt nhất cho tôi mỗi khi tôi tới đó mua hàng. Một ngày tôi nhân cơ hội làm sáng tỏ sự thật cho cô ấy và giúp cô thoái xuất ĐCSTQ. Tôi vui vì cô ấy đã được cứu. Hai ngày sau tôi tới mua đào của cô ấy. Lần này cô đưa cho tôi ba quả đào nhỏ, và tôi đã không nhìn xuống để giữ thể diện. Khi tôi trở về nhà, ba quả đào nhỏ đó đã làm tôi bực tức. Tôi nghĩ: “Tại sao cô ấy đưa cho tôi những quả tốt trước khi tôi khuyên cô ấy thoái xuất ĐCSTQ, và bây giờ cô ấy lại đưa cho tôi những quả nhỏ sau khi tôi đã giúp cô thoái xuất?” Trong nháy mắt, tôi đã nhớ rằng tôi là một người tu, và tôi không nên quan tâm về một vấn đề nhỏ như vậy. Đó chỉ là ba quả đào nhỏ. Nhưng chúng ở đó, thu hút sự chú ý của tôi. Tâm tôi vẫn bị rối loạn và tôi không thể buông bỏ nó.
Sư Phụ nói trong Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ tư:
“Lên đến cao tầng mà xét, thì các [Pháp] lý [nơi người thường] đều thay đổi. Người thường không hiểu rõ những việc này; [khi] chư vị lên cao tầng mà xét những [Pháp] lý, thì mọi thứ đều đã thay đổi. Ở nơi người thường chư vị cho rằng [đạo] lý này là đúng, nhưng nó không thật sự đúng. Lên cao tầng mà xét thì mới thật sự đúng; thông thường là như vậy.”
Sư Phụ đã dạy chúng ta rằng khi gặp phải cả hai hoàn cảnh tốt hay xấu đều là tốt. Khi tôi thanh tịnh nhìn vào bên trong bản thân, tôi ngộ ra rằng Sư Phụ đang dùng những quả đào để thức tỉnh tôi. Chẳng phải ba quả đào này biểu thị cho ba chấp trước người thường của tôi hay sao? Thực sự là tôi đã nắm giữ mãi một vài chấp trước người thường. Ví dụ, tôi nghĩ tôi nên nhận lại được điều gì đó khi tôi làm điều gì đó cho ai khác, tôi có một chấp trước vào chứng thực bản thân, và tôi thích xoi mói người khác vì lợi ích bản thân. Từ ba quả đào nhỏ này, tôi đã ngộ ra rằng khi chúng ta làm sáng tỏ sự thật với mọi người để giúp họ thoái xuất ĐCSTQ, một sinh mệnh có thể được cứu bởi Pháp Thân của Sư Phụ. Chúng ta chỉ là đang làm điều này như một quá trình trong hình thức thế giới con người này. Chúng ta thậm trí không thể bảo vệ bản thân mình nếu không có sự giúp đỡ của Sư Phụ, chứ chưa nói tới việc cứu người khác, nhưng Sư Phụ ban uy đức cho đệ tử của Người. Không phạm lỗi, nếu một người có chấp trước chứng thực bản thân anh ta, thì nó sẽ dẫn dắt người đó hiển thị bản thân, và nó sẽ dễ dàng bị ma quỷ dùng làm cái cớ để bức hại.
Tôi cảm ơn ba quả đào nhỏ kia đã gợi ý cho tôi. Sau đó, tôi đã bắt đầu giữ mình theo chuẩn mực của một người tu khi tôi đi mua sắm. Tôi kết bạn với những người khác để làm sáng tỏ sự thật, và kết quả là tốt. Tôi ngộ ra rằng ngay cả những sự kiện nhỏ cũng có ý nghĩa thâm sâu cho một người tu luyện. Nhìn vào bên trong thậm trí sau cả những sự kiện nhỏ nhất cũng có thể giúp một người không chỉ nâng cao tâm tính mà còn cứu độ chúng sinh.
Tìm kiếm bên trong mình dẫn tới những bầu trời bao la và mặt biển mênh mông, và hướng ngoại mà tìm sẽ dẫn tới một con đường khó khăn, chật hẹp mà rất khó để bước đi. Tôi cảm thấy rằng nhìn vào bên trong là một yêu cầu đòi hỏi cho mỗi một đệ tử Đại Pháp. Tôi đã ngộ ra rằng nhìn vào bên trong giống như là loại bỏ đi những thứ dơ bẩn mà một người đã tích tụ lại từ mỗi một đời. Chúng ta nên dùng Chân Thiện Nhẫn để đánh giá mọi thứ, tìm ra những cái bẩn thỉu và thanh lọc chúng, và liên tục làm điều này để liên tục đề cao. Cái nắp cần phải được mở bởi chính người đó, những chấp trước con người cần phải được tìm thấy bởi chính người đó, điều bẩn thỉu cũng phải được thanh lọc bởi chính người đó, thì cuối cùng “cái chai” đó mới nổi lên trên được. Nếu chúng ta hướng ngoại mà tìm giữa những khổ nạn trong tu luyện, nó chỉ giống như là chúng ta đang cố gắng thanh lọc “những cái chai” của người khác và chúng ta sẽ không bao giờ có thể nổi lên được. Bởi vậy, nhìn vào bên trong là một kho báu mà Sư Phụ đã ban cho chúng ta, nó là chiếc chìa khoá vàng trong tu luyện của chúng ta, một con đường rộng rãi dẫn lên trời. Ma quỷ lo sợ về việc chúng ta tìm kiếm ở bên trong mình, và không hướng ngoại.
Ngày 15 tháng 10 năm 2008
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/11/13/189217.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/11/25/102517.html
Đăng ngày 3-12-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản