Bài viết của một học viên châu Âu

[MINH HUỆ 06-08-2012] Một vài năm trước, tôi đọc một bài viết trên trang web Minh Huệ do một học viên người Úc viết, đề cập đến Đại Pháp đã được giới thiệu trong các trường học ở Ấn Độ. Bài viết có hình ảnh của các học viên đang hướng dẫn luyện công cho hàng trăm trẻ em ở các vùng nông thôn Ấn Độ đã gây ấn tượng cho tôi. Sau đó, tôi nghĩ về điều này nhiều lần, muốn làm điều tương tự trong khu tôi sinh sống, nhưng đã không thực sự biết làm thế nào. Lần cuối điều đó xuất hiện trong tâm trí tôi là trong quá trình lập kế hoạch hoạt động với một học viên người Trung Quốc muốn dành thời gian để giúp đỡ với các hoạt động địa phương trong khu vực. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, điều này chỉ là một mong muốn, chưa thực sự là một kế hoạch.

Để có được thị thực, người học viên Trung Quốc cần một lý do chính thức để ở lại và tôi nghĩ nếu thành lập một tổ chức phi chính phủ nơi cô ấy có thể làm các công tác Đại Pháp như một tình nguyện viên thì sẽ là thích hợp nhất. Chúng tôi đặt tên cho tổ chức đó là “Hội hữu nghị Trung Quốc – Pháp Luân Đại Pháp Hảo”. Ngoài các hạng mục thông thường ra thì không có ý tưởng cụ thể nào để điều phối tổ chức phi chính phủ này và chúng tôi đã không tưởng tượng được sẽ thông qua nó để giới thiệu Đại Pháp trong các trường học. Tuy nhiên, ngay sau khi thành lập, bất ngờ với tôi là đã viết một lá thư đặc biệt và gửi đến các trường tiểu học trong khu vực. Nội dung của bức thư này bao gồm thông tin cơ bản về Pháp Luân Đại Pháp và lợi ích sức khỏe của nó, và chúng tôi sẽ cung cấp những bài hướng dẫn miễn phí cho các trường học.

Một người bạn của tôi (không phải là học viên) là một hiệu trưởng một trường, vì vậy tôi hỏi anh để được tư vấn về vấn đề này. Anh đã biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc và đã đích thân chứng kiến ​​sự ngạo mạn của Đảng Cộng sản trong chuyến thăm gần đây của anh đến Trung Quốc. Tuy nhiên, khi trình bày các ý tưởng, anh ngay lập tức cảm thấy không thoải mái và nói với tôi “Tôi nghĩ chị không nên gửi những lá thư – chị trước hết cần phải nhận được sự cho phép của Bộ Giáo dục. Nếu không, hiệu trưởng các trường có thể gặp rắc rối.”

Một vài ngày sau đó, chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn tại sở ngoại kiều liên quan đến thị thực của học viên Trung Quốc. Ngẫu nhiên, cả hai chúng tôi đều biết người cảnh sát chịu trách nhiệm về việc đó thông qua những ngày Thông tin được tổ chức trước đây ở trước đại sứ quán Trung Quốc, chúng tôi đã giảng chân tướng với anh và anh có vẻ khá ủng hộ. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn anh ấy khá kín đáo và hoài nghi. Anh khăng khăng đòi biết chính xác kế hoạch hoạt động của tổ chức phi chính phủ, vì vậy tôi đề cập đến hạng mục thông thường của chúng tôi và một số những thứ khác chúng tôi đã có trong tâm trí, bao gồm cả “Đại Pháp trong các trường học.” Câu hỏi lập tức là:“Chị có được sự cho phép của Bộ Giáo dục không?”À… Nó có cần thiết lắm không?” Tôi hỏi.“Hoàn toàn cần thiết,” anh ấy trả lời.“Một số người cũng muốn dạy Yoga trong các trường học, nhưng không thể được nếu không được phép.”

Tôi phải suy nghĩ về điều này. Tìm kiếm hợp tác từ Bộ Giáo dục không phải điều mà tôi nghĩ đến. Cho dù họ không hề chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), họ hơi chậm chạp và quan liêu – và yêu cầu hỗ trợ của họ để làm gì? Đồng thời, sẽ ra sao nếu hiệu trưởng các trường sẽ gặp rắc rối vì chúng tôi? Họ thậm chí có thể bị mất việc nếu Trung Cộng can thiệp, thế thì liệu chúng tôi có làm đúng không đây? Tôi phải nghỉ một lát và hướng nội. Câu trả lời nhanh chóng tôi nhận được có lẽ là câu trả lời duy nhất một học viên Đại Pháp có thể có: Những gì chúng tôi đang làm là điều tốt nhất, những gì chúng tôi đang làm là cứu độ chúng sinh và những người giúp đỡ chúng tôi sẽ nhận được phúc đức. Đó chỉ là chấp trước cản đường, chúng tôi nên loại bỏ chúng. Vì vậy, chúng tôi đã gửi những bức thư đầu tiên đi.

Sau hai ngày, một vài trường học đã liên hệ với chúng tôi. Đầu tiên là một trường ở một thành phố phía nam, nơi có khu chợ Tàu lớn, vì vậy chúng tôi có thể thực hiện những hoạt động hỗ trợ “thoái Đảng” và đến thăm trường cùng một lúc. Thật tuyệt vời. Trong bức thư, chúng tôi mời cả học sinh và giáo viên học Đại Pháp. Tuy nhiên, ở trường đầu tiên này chỉ có các giáo viên tham dự lớp học, dẫn đầu là hiệu trưởng trường. Vì vậy, chúng tôi đã hướng dẫn các bài công pháp cho 12 cô giáo. Sau khi chúng tôi hoàn thành các bài công pháp, chúng tôi nói với họ những trải nghiệm của chúng tôi trong tu luyện Đại Pháp và sau đó giảng chân tướng cho họ. Đối với tôi, bao giờ cũng khó khăn để giảng sự thật cho hơn một người cùng một lúc, nhưng 12 cô giáo đã lắng nghe rất cẩn thận. Hiệu trưởng có vẻ nhẹ nhõm – cô đã biết về cuộc đàn áp trước đó, nhưng không thể lựa chọn đứng về bên nào. Tôi rất vui vì đã giúp được [họ].

Hướng dẫn các giáo viên

Một tuần sau đó, chúng tôi được mời đến hướng dẫn ở hai trường học nằm ở phía bắc. Chúng tôi không biết những ai sẽ tham dự cho nên đã hoàn toàn ngạc nhiên rằng cả một lớp học với các em học sinh 10 tuổi và không có nhiều giáo viên lắm. Những đứa trẻ rất tập trung, rất kiên nhẫn và đặc biệt vui vẻ khi gặp một học viên Trung Quốc. Sau lớp học, tất cả họ đều muốn có tên viết bằng tiếng Trung. Cuối cùng, điều này đã trở nên phổ biến trong tất cả các trường, cũng như dạy cho mọi người một vài từ Trung Quốc, ví dụ như là “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” và “Chân – Thiện  – Nhẫn.” Thật tuyệt vời khi nghe một dàn hợp xướng tập hợp rất nhiều trẻ em đồng thanh hô Pháp Luân Đại Pháp Hảo và đây cũng là phần thưởng lớn nhất cho những nỗ lực của chúng tôi.

Sau giờ học: Các em học sinh cùng học viên người Trung Quốc

Trường học thứ tư ở tại một ngôi làng trong một vùng khá biệt lập của đất nước. Tất cả học sinh ở trường đã được triệu tập đến phòng tập thể dục, có tất cả hơn một trăm học sinh. Hiệu trưởng cũng tham gia. Sau đó, khi chúng tôi đã có một cơ hội để trao đổi với hiệu trưởng, chúng tôi thấy cô ấy là một phụ nữ lôi cuốn. Cô không tin vào thuyết tiến hóa của Darwin, mặc dù cô đã phải dạy học sinh của mình. Mặc dù không tham gia vào tôn giáo, cô tin vào những sinh mệnh cao tầng và cao hơn nữa. Gia đình cô cũng có những suy nghĩ như vậy. Để nhấn mạnh họ đặc biệt thế nào, cô kể cho chúng tôi một câu chuyện về cô con gái đã bay lên trong nhà thờ. Người con gái khác của cô cũng rất đặc biệt: kể từ thời thơ ấu, cháu đã rất vị tha và luôn luôn cho đi tất cả mọi thứ cháu ấy đã nhận được – mà cha mẹ không phải dạy điều đó. Chúng tôi đã dùng cơ hội này để bày tỏ nhận thức của chúng tôi về Đại Pháp, rằng bản chất vũ trụ là tốt và con người cũng như thế khi họ được tạo ra lần đầu tiên. Chúng tôi đã giải thích thế nào là Chân – Thiện – Nhẫn, và thấy đôi mắt cô ánh lên từ bên trong. “Ồ, tôi nghĩ rằng điều này là duyên tiền định“, cô hào hứng nói. “Các bạn không làm điều này cho bản thân mình – các bạn đến vì chúng tôi. Tôi rất biết ơn.”

 

Học sinh từ lớp một đến lớp tám xếp hàng ở hai trường khác nhau

Chúng tôi đã có thể nhận ra những an bài khác trong suốt quá trình. Hai trường hợp gần như giống hệt nhau xảy ra tại hai trường trung học khác nhau: Chương trình của chúng tôi chú trọng chủ yếu vào trường tiểu học và các tỉnh nhỏ nơi mọi người không bao giờ có cơ hội tìm hiểu về Đại Pháp. Do một định kiến ban đầu ​​rằng các học sinh lớn sẽ không kiên nhẫn và dễ bảo nên tôi đã chủ ý là tránh các trường trung học. Nhưng sau đó tôi đã gặp một giáo viên trường trung học nơi tôi làm. Sau khi đề cập đến chương trình của chúng tôi, cô ấy hứa sẽ hỏi hiệu trưởng trường cô. Ngay ngày hôm sau chúng tôi đã được mời để thuyết giảng hai bài tại một trường trung học, với vùng phủ sóng mạng lưới truyền hình địa phương và một cuộc phỏng vấn ngắn. Hơn cả mong đợi của tôi, bọn trẻ đều rất kỷ luật và trật tự. Bài thuyết giảng đầu tiên chỉ có 30 học sinh hoặc nhiều hơn một chút tham gia, nhưng khi câu nói “Đại Pháp đang ở đây” truyền đi, lớp tiếp theo đã được tổ chức một giờ sau đó và đạt kỷ lục với 150 học sinh tham dự. Có thể hơi khó khăn để duy trì trật tự với nhiều học sinh như thế, nhưng điều này không còn là vấn đề khi âm nhạc Đại Pháp nổi lên.

Hướng dẫn các bài công pháp của Đại Pháp cho các học sinh trung học

Sau một thời gian, học viên người Trung Quốc đã phải chuyển đi và rời khỏi đất nước. Khi đó cô đã trở nên rất quen thuộc với bọn trẻ, trong phút chốc, tôi đã lo lắng rằng sự ra đi của cô có thể làm gián đoạn chương trình. Nhưng sau đó tôi nhớ rằng “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân). Không phải là chúng tôi làm bất kỳ điều gì cả, mà chúng tôi chỉ là một loại Pháp khí. Chúng tôi chỉ cần tu luyện và tất cả mọi thứ sẽ diễn ra ổn thỏa.

Trước khi kết thúc học kỳ, chỉ trong một khoảng thời gian 4 tháng, chúng tôi đã thuyết giảng tại 12 trường học và Đại Pháp đã được giới thiệu đến với hơn 800 học sinh và giáo viên từ các ngôi làng và thị trấn nhỏ trên cả nước. Trong mỗi lớp học, chúng tôi nhận thấy một số trẻ em đặc biệt, chúng rất tập trung và yên tĩnh, rất tinh khiết, chúng tu luyện như thể đã biết Pháp Luân Đại Pháp từ trước. Sau mỗi buổi học, chúng tiến đến và hỏi chúng tôi: “Bao giờ chúng ta sẽ tập nữa?” và làm thế nào chúng có thể “ghi danh vào các lớp Đại Pháp.” Đối với mỗi đứa trẻ đặc biệt này, chúng tôi đã đưa cho chúng một đĩa DVD các bài công pháp và thông báo cho chúng về những cuốn sách Pháp Luân Công trước đây đã được tặng cho thư viện trường học. Để làm cho các nhóm trong trường luyện công thường xuyên hơn, một trong số các giáo viên cần có tâm huyết để dẫn đầu. Tôi hy vọng trong tương lai điều này sẽ được giải quyết.

Luyện công ngoài trời

Trong 4 tháng làm việc, chúng tôi không bị can thiệp từ ĐCSTQ. Ngược lại, họ đã giúp truyền bá Đại Pháp một cách vô thức. Cùng lúc khi chương trình của chúng tôi bắt đầu, thì chương trình thí điểm của ĐCSTQ “Tiếng Trung trong các trường học” đã được đưa ra trong hợp tác với Bộ Giáo dục. Nó thực sự đã mở đường cho chúng tôi bằng cách nâng cao nhận thức về Trung Quốc. Một số các giáo viên thậm chí còn nghĩ rằng tổ chức phi chính phủ của chúng tôi được tài trợ bởi ĐCSTQ.

Kế hoạch là chương trình sẽ bắt đầu lại sau kỳ nghỉ hè và cố gắng hình thành các nhóm luyện công Đại Pháp trong một số trường học. Bây giờ suy ngẫm về tất cả điều đó, tôi tự hỏi tại sao chúng tôi không làm điều đó trước đây và lý do tại sao chúng tôi đã không giáo dục trẻ em trong tất cả các nước trên cơ sở thường xuyên. Làm thế nào mà điều đó trước kia là không thể, bây giờ lại thành có thể. Có lẽ câu trả lời nằm trong kinh văn “Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp, New York 2012” của Sư Phụ:

“Tiếp tục đi tiếp nữa, mọi người cũng thấy rồi, lực lượng tà ác đã không đủ dùng nữa, hoàn cảnh tà ác mà cựu thế lực dùng để khảo nghiệm đệ tử Đại Pháp, cũng như hoàn cảnh cứu độ chúng sinh trong áp lực tà ác, sắp nhanh dần dần biến mất, vì tà ác đã không đủ dùng nữa.”

Có lẽ trong tương lai gần, Pháp Luân Đại Pháp sẽ được thực hành trong các trường học và Pháp ở tầng người thường sẽ là một phần của tất cả các môn học. Do đó, chúng ta nên nắm lấy thời gian để cứu độ bất cứ ai còn sót lại và mở đường cho Đại Pháp truyền rộng trong tương lai. Đây là nhận thức ở tầng thứ cá nhân của tôi.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/6/134822.html

Đăng ngày: 18-9-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share