Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan
[MINH HUỆ 06-05-2025] Ngày 4 tháng 5 năm 2025, các học viên tại miền Trung Đài Loan đã kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, ngày 13 tháng 5, và kỷ niệm 33 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp truyền xuất ra công chúng lần đầu tiên ở Trung Quốc. Ngày 13 tháng 5 cũng là ngày sinh của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên đến từ Đài Trung, Chương Hóa và Nam Đầu đã tề tựu tại Trường Tiểu học Kiều Trung, Thành phố Đài Trung, họ xếp hàng sau một biểu ngữ, cùng hợp thập và đồng thanh hô “Kính chúc Sư tôn sinh nhật vui vẻ“ đồng thời chụp ảnh và ghi hình để chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung tại Đài Trung để chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý Hồng Chí, ngày 4 tháng 5.
Video: Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đồng thanh hô: “Kính chúc Sư tôn sinh nhật vui vẻ! Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”
Từ mọi thành phần xã hội và lứa tuổi, ngày hôm đó các học viên đã cùng nhau học Pháp và chia sẻ những trải nghiệm tu luyện gần đây của mình. Các học viên nhỏ tuổi đọc thuộc lòng thơ trong Hồng Ngâm và hát bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo” để bày tỏ lòng biết ơn đối với Sư phụ.
Các học viên cùng nhau học Pháp.
Các học viên nhỏ tuổi đọc thơ Hồng Ngâm và hát “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.
Sau đây là một số thể hội mà các học viên đã chia sẻ vào ngày hôm đó.
Hiểu rõ hơn về lòng biết ơn và tự cho là đủ
Cô La Thi Đình, 53 tuổi, hiện đang làm việc cho một công ty truyền thông. Cô cho biết các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp khiến cô hiểu rõ hơn về lòng biết ơn và biết tự cho là đủ. Trông cô tràn đầy năng lượng và trẻ hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Cô La Thi Đình bày tỏ lòng biết ơn đối với Sư phụ Lý và cho biết cô sẽ không ngừng tu dưỡng bản thân, giữ gìn truyền thống và bảo trì thiện lương.
Cô La nhớ lại, năm 2000, một trong những người bạn học thạc sỹ của cô đã kể với cô về việc sức khỏe của anh đã cải thiện đáng kể sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp và anh ấy không bao giờ phải uống thuốc nữa. Cô nhớ rằng người bạn này đã từng bị đủ thứ bệnh và điều đó đã khiến cô hứng thú với Pháp Luân Công. Năm năm sau, cô La đã trở thành một học viên bởi cô tin rằng pháp môn này sẽ có lợi cho đứa con chưa chào đời của mình.
Ở nơi làm việc, cô La gặp tình huống một người kém năng lực và kiến thức hơn cô lại trở thành quản lý của cô. Cô cảm thấy rất bất bình trong tâm. Sau khi trở thành người tu luyện, cô đã học cách buông bỏ tâm oán hận vì cô hiểu ra rằng sự thăng tiến của mỗi người dựa trên lượng đức mà họ có, chứ không phải dựa trên năng lực.
Là một chuyên gia nghệ thuật, cô La từng yêu thích chủ nghĩa hiện đại. Cô muốn khác biệt và không bị ràng buộc bởi truyền thống. Cô không có niềm tin vào hôn nhân và không chắc mình có muốn duy trì một mối quan hệ lâu dài hay không.
Cô La cho biết nếu không tu luyện, cô sẽ không nhận ra tư tưởng của mình đang chạy theo số đông, tự cho mình là đúng khi theo đuổi những trào lưu thời thượng, nhưng thực chất lại đi ngược lại với truyền thống. Cô nói, “Tôi sẽ bảo trì thiện lương và truyền thống, kiên định tu luyện để tạ ân Sư phụ.”
Tâm hồn rộng mở, không còn so đo tính toán
Bà Trương Tuyết Khanh đến từ Nam Đầu, hiện đang quản lý một trang trại. “Sau khi trở thành một học viên, tôi cảm thấy vui vẻ và khỏe mạnh mỗi ngày. Tôi ngừng mặc cả và không còn cảm thấy mọi thứ bất công nữa.”
Bà Trương và chồng bước vào tu luyện vào năm 1998 vì họ muốn giúp đỡ người chị thứ hai trong gia đình bị ung thư. Sau một thời gian, bà nhận thấy bà hết đau nửa đầu từ lúc nào không hay và bà cũng không còn đau lưng nữa. Bà trở nên vui vẻ và mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng được hóa giải.
Bà Trương chia sẻ: “Tôi từng bị trầm cảm nhẹ. Cảm giác như có một tảng đá nặng đè lên tim tôi. Đôi khi tôi không thể thở được. Pháp Luân Đại Pháp đã loại bỏ tảng đá đó và giúp tôi trở nên lạc quan và không quan tâm đến nhiều thứ nữa.”
Một ngày nọ, khi bà đang lái xe đưa con về nhà, một chiếc xe chở hàng bám theo xe của bà. Khi bà tạt xe vào lề đường để nhường đường cho xe kia, thì chiếc xe đó đột nhiên đâm vào xe của bà, người lái xe bước ra khỏi xe và mắng bà vì không biết lái xe. Lúc đó, bà chỉ cảm thấy kỳ lạ, tại sao người này không cảm ơn mình mà còn mắng mình nữa? Khi về đến nhà, bà quên bẵng chuyện đó.
“Nếu không tu luyện, tôi sẽ ấm ức tức giận đến mức không thể ngủ được”, bà nói. Là một người hướng nội, bà không dám đấu tranh với bất kỳ ai và thường che giấu cảm xúc của mình. “Lần này khi gia đình tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe của tôi, tôi có thể bình tĩnh nói rằng có người đã đâm vào phía sau tôi”. Bà tin rằng việc tu luyện đã tôi luyện ý chí của bà.
Tâm trí trở nên tĩnh tại
Bà Ngô Mẫn Trinh ở thành phố Đài Trung trước kia là một công chức, bà cho biết, trong 24 năm tu luyện, tâm bà đã trở nên tĩnh tại hơn. “Tôi có Pháp lý để noi theo, và chỉ cho tôi hướng đi đúng đắn, để tôi có thể từ từ điều chỉnh bản thân.” Bà cho biết đây là thu hoạch lớn nhất trong quá trình tu luyện của bà.
Bà Ngô Mẫn Trinh rất biết ơn vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã giúp bà trở nên điềm tĩnh hơn.
Khi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu ở Trung Quốc vào năm 1999, bà Ngô đã tò mò về pháp môn này vì “những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc tấn công chắc chắn là tốt”. Năm 2001, một người bạn học cũ đã rủ bà đi tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Bà đồng ý ngay lập tức.
Bà Ngô từng bị chấn thương cột sống, và thường bị đau lưng. Thông qua tập luyện, cơn đau lưng của bà đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, bà cho rằng, so với vấn đề về thân thể, những mâu thuẫn giữa người với người mới là quan ải khó vượt qua hơn. “Thực ra, trong các xung đột cá nhân, tất cả đều để xem bạn nhìn nhận vấn đề thế nào, nhìn lại bản thân ra sao”, bà nói. Thông qua việc hướng nội tìm, bà nhận thấy tính cách của mình được cải thiện và các vấn đề của bà đã được giải quyết nhanh chóng.
Tâm tình thoải mái sau khi hiểu rõ ý nghĩa nhân sinh
Anh Giang Uy Đông mới trở thành học viên cách đây hai năm. “Nhờ tu luyện, tâm tôi trở nên thoải mái hơn bao giờ hết”, anh chia sẻ. Anh đã học được mục đích của cuộc sống và tầm quan trọng của việc tinh tấn tiến bước trên con đường tu luyện của mình.
Anh Giang Uy Đông rất biết ơn những bài học của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp anh cảm thấy thoải mái.
Cha của anh thích tìm hiểu về Phật giáo, nên khi lớn lên, anh cũng có mong muốn được ‘thoát khỏi chốn hồng trần’. Một người bạn biết được điều này đã tặng anh một cuốn Chuyển Pháp Luân và nói với anh rằng đó là “một chiếc thang về trời”. Sau khi đọc xong cuốn sách, anh nghĩ: “Mặc dù cuốn sách được viết bằng ngôn ngữ giản dị, nhưng đạo lý rất sâu sắc”.
Khi tiếp tục nghiên cứu cuốn sách, anh nhận ra anh hiểu biết về giáo lý Phật giáo nhiều hơn cha mình. Anh từng là người Công giáo, nhưng anh nhận ra “Chân-Thiện-Nhẫn là chân lý”. Anh nói, “Chúng ta ở thế gian này không phải để vui chơi hưởng lạc, mà là để tu luyện và trở về thiên đường”.
Sau khi biết được ý nghĩa của cuộc sống, anh trở nên thoải mái hơn. “Tôi cảm thấy may mắn và biết ơn vì đã có thể học Pháp Luân Đại Pháp. Tôi hy vọng tôi có thể tinh tấn hơn nữa trong quá trình tu luyện để không cô phụ ân Sư.”
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/6/493606.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/7/226567.html
Đăng ngày 10-05-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.