Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 18-11-2024] Ngày 17 tháng 11 năm 2024, hơn 5.000 học viên từ Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Mông Cổ đã thực hiện một buổi xếp chữ tạo hình trên Quảng trường Tự do ở Đài Bắc. Họ đã xếp thành Đồ hình Pháp Luân và các chữ Hán “真善忍” (Chân-Thiện-Nhẫn) tượng trưng cho nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp. Sự kiện hoành tráng năm nay là hoạt động xếp chữ lớn nhất từ ​​trước đến nay và đã thu hút sự chú ý của khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Sau hoạt động xếp chữ, các học viên đã luyện các bài công pháp. Họ cũng trưng bày một biểu ngữ có thông điệp: “Sư ân hạo đãng” để bày tỏ lòng tôn kính đến Sư phụ Lý, nhà sáng lập pháp môn.

fc7e9a27a3fb6f7341ea94c32a6b8d65.jpg

Ước tính có khoảng 5.300 học viên đã tập trung trên Quảng trường Tự do để xếp thành Đồ hình Pháp Luân lớn và dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”, hôm 17 tháng 11.

7e74ae00cd68aa36e83316de8826698c.jpg

Ảnh chụp từ trên cao của Đồ hình Pháp Luân và các chữ Chân-Thiện-Nhẫn

6073ac6e9415ab9ca07565007820eeee.jpg3da8aeb9ff2a419e97d2b45f444ed023.jpg2c6a8626e6aa029141ef263b1b9ca40b.jpg473f309f5a38a369d41de90a986ed673.jpg

Các học viên luyện công chung sau hoạt động xếp hình

11d1ec1d39abc259b9b56421ff33b246.jpg

Các học viên thể hiện lòng tôn kính đối với Sư phụ Lý thông qua biểu ngữ có nội dung: “Sư ân hạo đãng”.

6534e19d6aa307e8ca21857e1c499f48.jpgf187881e499af03c7fab29ab0dca2528.jpg9af7cd0a2fe01f699acbb9db8de80ff6.jpg0c7f83a7263f91e31b2fd27add952b7e.jpg

Mọi người dừng lại để đọc thông tin trưng bày

Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan: Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn

Giáo sư Tiêu Tùng Sơn, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan, cho biết Pháp Luân Đại Pháp dựa trên đặc tính cao nhất của vũ trụ, Chân-Thiện-Nhẫn. Do vậy, thông qua hoạt động này, các học viên không chỉ bày tỏ niềm tin vững chắc của mình mà còn thể hiện sự tự do và bao dung mà họ có được tại Đài Loan. Đặc biệt trong bối cảnh ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp suốt hơn 20 năm qua, các học viên tại Đài Loan lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm giá trị cốt lõi biểu đạt quyền tự do tín ngưỡng, nhấn mạnh sự quý giá của nhân quyền, và nhắc nhở mọi người chú ý đến các vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ.

Ông Tiêu cho biết, “Ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn bắt nguồn từ các khái niệm đạo đức có nguồn gốc từ văn hóa truyền thống Trung Hoa, nhưng những giá trị này đã bị phá hủy dưới sự cai trị của ĐCSTQ.” Ông cho biết thêm, “Trong thế giới đạo đức suy đồi ngày nay, nhân loại đang mất dần hy vọng. Chân-Thiện-Nhẫn giống như ngọn hải đăng, chỉ đường cho con người quay trở về với bản nguyên của sinh mệnh. Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn, vì vậy tôi hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ biết đến Pháp Luân Đại Pháp và những lợi ích của pháp môn thông qua cảnh tượng thù thắng này.”

Hy vọng nhiều người hơn thấy được sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp

Ông Ngô Thanh Tường, học viên phụ trách việc thiết kế hình ảnh cho hoạt động xếp chữ, cho biết: “Kích thước của Đồ hình Pháp Luân năm nay lớn hơn những năm trước. Đường kính của Pháp Luân tới 66 mét, nhiều con đường lớn ở Đài Bắc cũng không rộng đến vậy. Đài Loan là một xã hội dân chủ tự do. Chúng tôi được hưởng quyền tự do tín ngưỡng. Thông qua Internet, chúng tôi có thể cho nhiều người hơn thấy được sự hoành tráng của màn xếp chữ và sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới.”

Ông Ngô, người bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1995, nói thêm rằng ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn “là những yêu cầu đối với nhân tâm, vượt khỏi sự hạn chế của các quy định pháp luật, bởi vì một khi không quản được nhân tâm, thì dù có bao nhiêu luật lệ, chính sách, bao nhiêu cảnh sát đi nữa mọi người vẫn sẽ lợi dụng kẽ hở của luật pháp để trục lợi.“

“Chân-Thiện-Nhẫn là nguyên tắc đạo đức có thể làm cho mỗi người trở lên cao thượng hơn. Khi mọi người đề cao tâm tính, sức khỏe của họ sẽ được cải thiện rất nhiều. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người tập Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới”.

Tôi cảm nhận được sức mạnh của đức tin

Đây là lần đầu tiên ông James Bào, chuyên gia giáo dục từ New York đến Đài Loan để xuất bản cuốn sách mới của mình, chứng kiến ​​hoạt động xếp chữ. Ông nói, “Đây là sự tự nguyện, tự phát, một sự thể hiện của tín ngưỡng”. Ông cũng nói rằng điều đó cho ông thấy “sức mạnh của đức tin”.

d4dbef27357bfd4ea6ba3ac7d1ce65c9.jpg

Ông James Bào xúc động trước hoạt động xếp hình.

Ông Bào sinh ra tại Thượng Hải, khi mới lên ba, ông đã chứng kiến ​​cha mình bị bắt trong một chiến dịch chính trị của ĐCSTQ. Cha ông sau đó đã bị kết án tù chung thân một cách bất công khi ông chỉ mới năm tuổi. Ông cũng đã trải qua ​​Cách mạng Văn hóa khi học trung học và chứng kiến ​​Hồng vệ binh cướp bóc người dân. Ông biết rõ sự tàn ác của ĐCSTQ và nói rằng mọi người không thể tưởng tượng được chế độ này có thể tàn bạo đến mức nào.

Ông còn nhớ lần trở về Trung Quốc vào năm 2000, ông đã tận mắt chứng kiến ​​người bạn cũ của mình, một cựu giảng viên đại học, bị bắt và tra tấn đến mức rối loạn tâm thần chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Điều đó khiến ông vô cùng buồn bã và qua đó giúp ông thấy được sự kiện xếp hình Pháp Luân Đại Pháp này tuyệt vời như thế nào, hoàn toàn trái ngược với sự tàn bạo của cuộc bức hại ở Trung Quốc. Ông khâm phục sức mạnh của đức tin và hy vọng cảnh tượng này sẽ nhắc nhở mọi người không nên có bất kỳ ảo tưởng nào về ĐCSTQ.

Pháp Luân Đại Pháp có thể mang lại hòa bình cho thế giới

Ông Choi Chang Geun, một nhà văn đến từ Hàn Quốc, là một người theo đạo Công giáo đã từng học tại Đài Loan trong ba năm. Ông coi đất nước này là quê hương thứ hai của mình và đã nhận bằng Thạc sỹ từ một trường đại học ở Đài Loan. Ông cho rằng màn xếp chữ “thật ngoạn mục” và đã đăng ảnh khung cảnh này lên internet.

Hơn hai thập kỷ trước, có người đã đưa cho ông một cuốn Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc). Ông nói, “Người dân cần có quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tín ngưỡng được đảm bảo ở Hàn Quốc và Đài Loan nhưng thật tiếc khi không có ở Trung Quốc.” Ông cũng nói rằng vì Pháp Luân Đại Pháp dạy Chân-Thiện-Nhẫn, nên nó có thể mang lại hòa bình cho thế giới.

5fd94a512b52eba4c60ff6b6c6e763ea.jpg

Ông Choi Chang Geun đến từ Hàn Quốc cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp có thể mang lại hòa bình cho thế giới.

Khách du lịch được giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp thông qua hoạt động xếp chữ

Anh Matevs và anh Denis đến từ Ba Lan đang đi nghỉ ở Đài Loan. Sau khi xem màn xếp chữ, anh Denis cho biết, “Thật thú vị và đầy màu sắc. Thật tuyệt khi thấy rất nhiều người cùng nhau hoàn thành một mục tiêu. Những người này tập hợp lại vì nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn.” Anh Denis cũng cho biết anh đã nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp ở Praha và biết về cuộc bức hại. Khi biết pháp môn này dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, anh nói, “Đây là nguyên tắc đạo đức cốt lõi có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người.”

5b3f4c1e2a947472edc28cae1d4d6a03.jpg

Anh Matevs (bên trái) và anh Denis đã biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc thông qua hoạt động xếp chữ.

Anh Mark là một người Mỹ hiện đang sống tại Campuchia. Anh đang đi nghỉ ở Đài Loan cùng bạn bè và gia đình. Anh đã rất ngạc nhiên khi biết có hơn 5.000 người tham gia sự kiện xếp chữ hôm đó. Anh chia sẻ: “Cảm giác thật tĩnh lặng, màu sắc rực rỡ, đó là một cảnh tượng hùng vĩ. Thật ngoạn mục”. Anh Mark còn cho hay vì anh thường thấy các học viên tổ chức các hoạt động ở Washington D.C., anh đã biết đến cuộc bức hại ở Trung Quốc, “Tôi biết tầm quan trọng của Chân-Thiện-Nhẫn”.

c62b49b2ad4e307a42dce79bdf93d851.jpg

Anh Mark (thứ hai từ trái sang), một du khách đến từ Mỹ, rất ấn tượng với sự kiện xếp chữ.

Cô Lydia sống tại Paris và đang đi nghỉ ở Đài Loan trong 10 ngày. Cô miêu tả màn trình diễn cho cô “cảm giác tuyệt vời và tráng lệ”. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp và cô rất ngạc nhiên khi biết pháp môn này đã được truyền tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cô rất vui khi được chứng kiến hoạt động xếp chữ và cho rằng đây là một cách tuyệt vời để nói với mọi người về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

32cc84971681caf223f7a4a88e17b7cc.jpg

Cô Lydia rất vui khi được xem cảnh tượng xếp chữ.

Mối quan hệ với các con được cải thiện sau khi tu luyện Đại Pháp

“Trời lúc mưa lúc ngớt khi chúng tôi tạo hình xếp chữ. Nhưng khi chúng tôi luyện công, trời quang mây tạnh, bầu không khí thật thiêng liêng và trong lành”, anh Hoàng Thánh Kiệt, cựu giám đốc điều hành của một công ty bảo hiểm hàng đầu tại Tân Trúc, cho biết. Anh tham gia sự kiện cùng với cha mẹ và em gái.

f3f3dc89a9eae4f7bca0146109bde5d0.jpg

Anh Hoàng Thánh Kiệt (bên trái), cùng bố mẹ (ở giữa) và em gái (bên phải) tham gia hoạt động xếp chữ.

Anh Hoàng và bố mẹ đều làm việc trong ngành bảo hiểm. Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 10 năm 2021. Anh cho biết trước đây anh làm việc chăm chỉ mỗi ngày với hy vọng kiếm được nhiều tiền và nhanh chóng thăng tiến lên vị trí quản lý. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các thành viên trong gia đình anh đã đề cao tâm tính. Hiện tại, mười người gồm ba thế hệ trong gia đình anh tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và họ rất hòa thuận với nhau.

Anh Hoàng chia sẻ rằng, trước đây, anh thường buồn bực khi gặp vấn đề và hay xử lý mọi việc theo cảm tính. Các thành viên trong gia đình cũng có xung đột. “Sự thay đổi lớn nhất là tôi học được cách giao tiếp với con cái bằng sự hòa nhã và tôn trọng mong muốn của chúng. Do đó, mối quan hệ của tôi với các con đã được cải thiện”. Ngoài ra, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cha anh đã cai được chứng nghiện rượu kéo dài hàng thập kỷ. Trước đây, ông không thể cai rượu dù đã theo các tôn giáo khác. Anh Hoàng cho biết: “Sức mạnh của Đại Pháp thật đáng kinh ngạc!” sau khi chứng kiến ​​sự thay đổi ở cha mình.

Anh cũng nói, “Sống theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn đã giúp tôi kiểm soát được tính khí nóng nảy của mình. Tôi biết mình nên làm mọi việc chậm rãi, bình tĩnh và cân nhắc kĩ khi gặp phải vấn đề.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/18/485152.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/19/221715.html

Đăng ngày 22-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share