Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản
[MINH HUỆ 03-11-2024] Ngày 2 tháng 11 năm 2024, các học viên đã tổ chức diễu hành tại thành phố Fukuoka, tỉnh Fukuoka, Nhật Bản, để phản đối cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Trung Quốc suốt 25 năm qua và ủng hộ 430 triệu công dân Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.
Cuộc diễu hành diễn ra vào ngày 2 tháng 11 tại thành phố Fukuoka nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại suốt 25 năm qua ở Trung Quốc.
Dự báo thời tiết cảnh báo hôm đó sẽ có mưa lớn, vậy nên các chuyến tàu cao tốc đến Kyushu phải tạm dừng. Tuy nhiên, một giờ trước khi cuộc diễu hành bắt đầu, cảnh báo thời tiết đã được gỡ bỏ. Sự kiện diễn ra theo đúng lịch trình, và trời quang mây tạnh trong suốt cuộc diễu hành. Mọi người hỏi thông tin chi tiết về sự kiện và đọc các thông điệp trên biểu ngữ. Nhiều người đã khích lệ các học viên tiếp tục nỗ lực.
“Chúng ta không thể để cuộc bức hại này tiếp diễn”
Cô Gao Muxin và cô Tian Shizhi có ấn tượng tốt về Pháp Luân Công sau khi được các học viên giới thiệu rằng pháp môn này dựa trên nguyên tắc “Chân-Thiện-Nhẫn” và cuộc diễu hành được tổ chức nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc. Cả hai đều nhận tờ thông tin và ngợi khen: “Bầu không khí của cuộc diễu hành thật tuyệt vời.”
Cô Gao Muxin (bên trái) và cô Tian Shizhi (bên phải) ngợi khen cuộc diễu hành.
Ông Hoàng đến từ Đài Loan cũng khen ngợi các học viên, ông nói: “Thật tuyệt vời khi các bạn can đảm bày tỏ niềm tin của mình thông qua những cách thức hòa bình như thế này.”
Bà Sato Mako, 83 tuổi, trông thấy cuộc diễu hành khi bà bước ra khỏi một trung tâm mua sắm. Bà tán đồng với nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn và bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công. Bà cho rằng việc tổ chức các hoạt động như vậy là rất quan trọng và nhấn mạnh: “Chúng ta không thể để cuộc bức hại này tiếp diễn.”
Bà Sato Mako ca ngợi nỗ lực của các học viên trong việc phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại.
Ông Furukawa chia sẻ với các học viên rằng trước đây ông đã từng nghe nói về Pháp Luân Công và đã ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại tại một sự kiện tương tự ở khu vực Hakata. Ông cho rằng: “Thu hoạch nội tạng thật quá tàn ác”. Ông cũng hy vọng Giang Trạch Dân, người gây ra cuộc bức hại, sẽ bị đưa ra xét xử mặc dù ông ta đã chết.
Ông Furukawa động viên các học viên.
Đây là lần đầu tiên anh Giaanni Alhevri, đến từ Ý, nghe nói đến Pháp Luân Công. Sau khi đọc tờ thông tin và hiểu lý do vì sao cuộc diễu hành được tổ chức, anh bày tỏ: “Tổ chức một cuộc diễu hành như vậy ngay cả khi đang bị bức hại là một ý tưởng tuyệt vời.”
Anh Giaanni Alhevri bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công.
“Xin hãy tiếp tục lên tiếng cho các học viên Pháp Luân Công vô tội”
Sau khi hiểu được sự thật về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc, anh Tanaka, một du khách đến từ tỉnh Tottori, cho biết: “Xin hãy tiếp tục lên tiếng cho các học viên Pháp Luân Công vô tội!”
Anh Tanaka đến từ tỉnh Tottori khích lệ các học viên tiếp tục nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc.
Sau khi nghe về những tội ác tàn bạo của ĐCSTQ, anh Elliet đến từ Úc hy vọng có thể làm điều gì đó để giúp các học viên Pháp Luân Công phản đối cuộc bức hại ở Trung Quốc.
Anh Elliet đến từ Úc hy vọng có thể làm điều gì đó để giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Ông Falah Mashaqbq đến từ Jordan bày tỏ sự quan tâm đến việc học Pháp Luân Công. Ông lấy một tờ thông tin và nói rằng ông sẽ đọc cẩn thận khi trở về nhà.
Ông Falah Mashaqbq đến từ Jordan cho biết ông rất muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công.
Sau khi nghe sự thật, anh Takamatsu đã nói lớn: “Tôi phản đối nạn thu hoạch nội tạng!”
Anh Takamatsu cho biết anh không thể dung thứ cho hành vi thu hoạch nội tạng tàn bạo và vô nhân đạo này.
Kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho người chị bị giam giữ phi pháp ở Trung Quốc vì mang theo tài liệu Pháp Luân Công
Ngày 16 tháng 10 năm 2024, cô Trương Hiểu Giai, con gái của một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, đã bị bắt tại hải quan khi cô đến Hồng Kông bằng tàu hỏa vì mang theo một ổ USB chứa tài liệu Pháp Luân Công. Mặc dù cô không tu luyện Pháp Luân Công, nhưng cô đã bị đưa đến Đồn công an Kim Phổ ở thành phố Sán Đầu, quận Triều Dương. Sau đó, cô bị chuyển đến Trại tạm giam Đà Phổ ở thành phố Sán Đầu, nơi cô bị giam giữ phi pháp cho đến hiện nay.
Cô Trương Lệ Linh (bên phải) kêu gọi sự giúp đỡ để trả tự do cho chị gái mình là cô Trương Hiểu Giai, người đang bị giam giữ phi pháp vì mang theo tài liệu Pháp Luân Công.
Em gái của cô Trương Hiểu Giai là cô Trương Lệ Linh, hiện đang sống tại Nhật Bản, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp giải cứu chị gái mình, cũng như hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp vì đức tin của họ.
Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, cô Trương Hiểu Giai, mẹ cô là bà Khâu Tú Bình, cùng các chị em trong gia đình đã nhiều lần phải chịu sự bức hại tàn bạo của ĐCSTQ vì kiên định với đức tin của mình. Phòng 610 của ĐCSTQ tại Sán Đầu, Đội An ninh Nội địa, và các đồn công an địa phương đã nhiều lần sách nhiễu, lục soát, đe dọa, và lăng mạ gia đình cô. Chị cả, cô Trương Hiểu Giai, bị lao động cải tạo phi pháp hai năm và bị kết án tù ba năm. Em gái út Trương Duyệt Kỳ, mới chỉ 14 tuổi, cũng bị lao động cải tạo phi pháp một năm. Mẹ cô, bà Khâu Tú Bình và em gái thứ ba Trương Lệ Linh cũng nhiều lần bị giam giữ phi pháp, khiến cả gia đình cô phải chịu đựng nỗi đau và tổn hại lớn về tinh thần, thể xác cũng như kinh tế trong những năm qua.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/3/484622.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/4/221487.html
Đăng ngày 06-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.