Bài viết của các phóng viên Minh Huệ ở Toronto
[MINH HUỆ 08-09-2024] Vào dịp Tết Trung thu, mọi người thường gửi lời cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Khi dịp Tết trung thu năm 2024 đang đến gần, các học viên nhỏ tuổi ở Toronto đã bày tỏ lòng cảm ân tới Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, vì đã dạy các em nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Bốn học viên nhỏ tuổi chia sẻ về việc các em đã đề cao tâm tính của mình như thế nào nhờ tuân theo những nguyên lý này. Các em muốn để cho nhiều người hơn nữa biết tới ảnh hưởng tích cực của Pháp Luân Đại Pháp đối với cuộc sống.
Các học viên nhỏ tuổi ở Toronto kính chúc Sư phụ Lý Tết trung thu vui vẻ!
Các học viên nhỏ tuổi tham gia các hoạt động để thông tin cho mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và giới thiệu về lợi ích của môn tu luyện
Áp dụng nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp vào thực tiễn
Năng Năng kính chúc Sư phụ Lý Tết Trung thu vui vẻ
Năng Năng, 8 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 2 vừa qua. Một hôm, thay vì luyện công, em lại chơi bóng rổ. Em nhận ra đó là tâm chấp lười biếng. Ngày hôm sau, khi đến giờ luyện công, lúc đầu, em không muốn luyện công. Em kể: “Tuy nhiên, 5 phút sau, ý nghĩ không muốn luyện công đã biến mất và 10 phút sau, cháu đã có thể tĩnh tâm luyện công. Tuy có một số can nhiễu nhưng đến vài phút cuối cùng, cháu đã có thể ngồi thiền. Cháu hiểu rằng khi cháu tinh tấn học Pháp và luyện công thì những niệm đầu xấu kia sẽ biến mất.”
Có một đoạn thời gian, bạn của Năng Năng trò chuyện với một người bạn cùng lớp mà không để ý gì đến em. Em đã nghĩ nếu như không có người bạn này thì thật tốt, như vậy bạn của em sẽ có thể chơi với em. Trong lúc ra ngoài chơi, một người bạn đã giúp người bạn cùng lớp từng bắt nạt em ném bóng vào rổ. Năng Năng chia sẻ: “Lúc đó cháu muốn đánh bạn ấy nhưng sau đó cháu nghĩ, mình là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, mình không thể đánh người khác được. Qua sự việc này, cháu nhận ra được tâm tật đố của mình. Từ đó, bạn bè của cháu không còn phớt lờ cháu nữa”.
Có người bạn cùng lớp của em mua một chiếc xe ô tô điều khiển từ xa và mang đến cho các bạn khác chơi cùng, nhưng lại không cho Năng Năng chơi. Năng Năng đã hỏi: “Sao bạn lại không cho mình cùng chơi xe của cậu? Mình còn là bạn thân nhất của cậu nữa chứ.” Bạn ấy trả lời: “Cậu là bạn tốt của mình chứ không phải là bạn thân nhất.” Lúc đó, cậu nhận ra trước đây mình cũng đã nói lời tương tự như vậy với người khác, còn chia bạn bè của mình thành ba nhóm: bạn bè bình thường, bạn tốt và bạn thân. Cậu chia sẻ: “Cháu nhận ra mình đang phân biệt đối xử với mọi người và đó là một chấp trước mà cháu cần buông bỏ.”
Năng Năng phát tờ rơi tại điểm giảng chân tướng gần Tháp Truyền hình Quốc gia Canada để giúp mọi người minh bạch chân tướng về cuộc bức hại ở Trung Quốc
Cuối tuần, Năng Năng cùng mẹ đến các điểm giảng chân tướng. Mùa hè nắng nóng không có chỗ râm mát và hai mẹ con đã đứng hàng giờ ở đó. Một hôm, cậu gặp một nhóm người đến từ Trung Quốc, họ tỏ thái độ thô lỗ với cậu. Cậu cảm thấy nản lòng, nhưng sau khi được một học viên động viên, rất nhanh cậu đã lại được tinh thần và tiếp tục phát tờ rơi.
Hầu hết mọi người đều thân thiện với các em nhỏ và sau khi nhận tờ rơi, họ khen ngợi cậu bé và giơ ngón tay cái lên với cậu. Năng Năng và một học viên nhỏ tuổi khác đã gặp một phụ nữ lớn tuổi và sau khi thấy các em nhỏ làm việc thiện, bà muốn đãi bọn nhỏ ăn kem. Khi bọn trẻ từ chối lời mời của bà, bà đã lấy sô cô la từ túi ra và đưa cho các em, còn chúc các em sau này sẽ vào được các trường đại học hàng đầu. Sau khi một học viên chia sẻ với bà về Pháp Luân Đại Pháp, bà cho biết bà muốn học các bài công pháp.
Trong thời gian tu luyện vài tháng ngắn ngủi, hàng ngày Năng Năng đều chia sẻ trải nghiệm tu luyện của mình với mẹ, kể cho mẹ những điều bản thân đã làm tốt, những điều cần đề cao. Nhân dịp Tết trung thu, em muốn nói với Sư phụ Lý: “Trong tu luyện, tuy rằng vượt quan thật khó khăn, thống khổ, nhưng con sẽ cố gắng đề cao. Trong mâu thuẫn, con dần biết xem mình là đệ tử Đại Pháp. Con xin kính chúc Sư phụ Tết Trung thu vui vẻ !”
Bao dung và nghĩ cho người khác
Bé Anna kính chúc Sư phụ Lý Tết Trung thu vui vẻ
Bé Anna đang học lớp một. Khi bị ai đó lấy đồ chơi của mình, cháu rất buồn. Khi anh trai biết chuyện này, anh đã đến tìm gặp người bạn cùng lớp đã lấy đồ chơi của Anna để yêu cầu bạn ấy trả lại. Anna nói: “Trong tâm, cháu thấy hạnh phúc khi anh trai đứng lên bảo vệ cháu. Cháu nghĩ anh ấy đang giúp cháu.” Nhưng giáo viên nói với Anna và anh trai rằng họ nên nghĩ cho người khác nhiều hơn.
Anna nhận ra mình đã sai: “Anh trai lớn tuổi hơn chúng cháu. Khi anh đi gặp bạn cùng lớp cháu, bạn ấy sẽ sợ. Có vẻ như anh ấy đang giúp cháu, nhưng với bạn gái đó, hành xử của anh trai cháu thiếu thiện ý và điều đó không đúng. Cháu cũng phải học cách bao dung. Bạn ấy đã lấy đồ chơi của cháu, nhưng cháu cần học cách chia sẻ đồ chơi của mình thay vì cảm thấy buồn.”
Một lần khác, các bạn gái đang chơi một trò chơi. Anna muốn chơi cùng nhưng có một bạn lại không muốn cho em chơi cùng. Anna tranh cãi với bạn gái đó và cuối cùng em cũng không thấy vui. Bạn ấy nói với Anna rằng không muốn làm bạn với em nữa. Anna hối hận về hành động của mình vì em không muốn mất đi người bạn tốt này. Chiểu theo lời dạy của Sư phụ, em hướng nội và nhận ra vấn đề của mình: “Cháu phát hiện ra đó là tâm tranh đấu, và cháu đã xin lỗi bạn ấy. Cháu nói với bạn ấy rằng cháu hy vọng sau này chúng ta vẫn có thể là bạn tốt.”
Anna luyện bài công Pháp Pháp Luân Đại Pháp thứ hai
Anna cũng tham gia luyện công tập thể cùng anh trai. Em muốn nói với Sư phụ rằng: “Khi con luyện bài công pháp thứ hai – ôm bão luân, tuy cánh tay con đau nhức nhưng con vẫn kiên trì. Con hy vọng sau này các động tác luyện công của mình sẽ chuẩn xác hơn. Con xin cảm tạ Sư phụ!”
Đặt tâm chú ý và loại bỏ các chấp trước
Owen cảm tạ Sư phụ đã dạy cho em trở thành một người tốt và kính chúc Sư phụ Lý Tết trung thu vui vẻ
Bé Owen, chín tuổi, kể rằng một người bạn cùng lớp không biết chơi thể thao, vì vậy em và các bạn cùng lớp khác đã cười bạn ấy. Sau đó, em cảm thấy có lỗi: “Cháu đã đối xử tệ với bạn cùng lớp và coi thường người khác. Bạn ấy hẳn sẽ thấy buồn và cô đơn. Cháu quyết tâm sẽ buông bỏ tính xấu của mình”.
Ngày hôm sau trong giờ học vũ đạo, động tác của bạn cùng lớp không nhịp nhàng. Owen chia sẻ: “Thiếu chút nữa là cháu đã cười bạn ấy, nhưng khi đó cháu chợt nhớ lại sự việc ngày hôm trước và tự nhắc nhở bản thân không được đối xử với người khác như vậy. Cháu thấy rất vui vì lần này mình đã có thể kiểm soát bản thân. Cháu cảm thấy mình đã đề cao. Mọi người không nên đối xử với người khác theo cách mà bản thân cũng không muốn người khác làm như vậy với mình. Cháu không thích các bạn cùng lớp khác chê cười mình, vậy nên cháu cũng không nên chê cười người khác.”
Một lần, bạn của Owen thua một trận bóng đá. Bạn ấy thấy chán nản vì đối thủ thắng nhờ gian lận. Owen cảm thấy buồn khi bạn mình phải chịu bất công. Sau đó, khi em hướng nội tìm, em phát hiện ra rằng: “Điều này chẳng phải là mình đang chấp trước vào được, mất sao?”
Một hôm khác, vào buổi chiều, một người bạn cùng lớp đã chép đáp án ở phía cuối sách giáo khoa để hoàn thành bài tập về nhà một cách nhanh chóng. Khi nhìn thấy những gì bạn làm, Owen cũng không tránh khỏi việc bắt chước làm như vậy. Sau đó, Owen nghĩ rằng những gì mình đã làm là không đúng: “Cháu lười biếng và muốn hoàn thành bài tập về nhà nhanh chóng để có thể đi chơi. Chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn thì cháu đã không “Chân”, cháu đã lừa gạt giáo viên và bản thân mình.”
Owen (đứng thứ ba từ bên phải) tham gia các hoạt động nhân dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp cùng những bạn nhỏ khác
Năm nay, Owen biểu diễn trên sân khấu trong một chương trình vào dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp. Em chia sẻ: “Luyện tập vũ đạo rất vất vả. Nhưng khi nghe tiếng vỗ tay của khán giả, em cảm thấy hết thảy đều đáng giá. Em muốn tham gia nhiều hoạt động giảng chân tướng hơn nữa trong tương lai.”
Owen muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Sư phụ Lý nhân dịp Tết Trung thu: “Con xin cảm tạ Sư phụ đã dạy con rất nhiều Pháp lý để con có thể đề cao bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Con sẽ tinh tấn và trở thành một tiểu đệ tử Đại Pháp đạt tiêu chuẩn.”
Giúp đỡ người khác mà không cầu hồi báo
Junren cảm tạ Sư phụ Lý đã dạy em biết nghĩ cho người khác mà không cầu bất cứ hồi báo nào
Cậu bé Junren, 11 tuổi, tu luyện cùng với mẹ. Em đã trở thành một đứa trẻ kiên nhẫn, biết nghĩ cho người khác mà không cầu hồi báo.
Các bạn cùng lớp của Junren thường mang đồ ăn nhẹ đến trường. Một lần, một người bạn cùng lớp mang kẹo đến và chia sẻ cho các bạn khác, nhưng lại không chia kẹo cho Junren. Khi Junren xin bạn ấy kẹo, bạn ấy đã từ chối không cho Junren. Em trở nên tức giận và nghĩ: “Lần nào mang kẹo đến trường, cháu đều cho bạn ấy. Cháu đối xử tốt với bạn ấy và luôn giúp đỡ bạn ấy bất cứ khi nào bạn ấy cần. Cháu cảm thấy mình bị đối xử bất công và có chút tức giận”.
Sau đó, em nhận ra rằng mình không nên yêu cầu người khác cho đồ ăn nhẹ của họ, và cần loại bỏ tâm tham lam. Hơn nữa, khi đối xử tốt với người khác, không nên có tâm mong cầu hồi báo, nếu không thì đó là chấp trước vào lợi.
Junren (đứng thứ ba từ bên phải) tham dự lễ Thượng cờ vào Ngày Pháp Luân Đại Pháp
Junren cũng đã tham dự lễ Thượng cờ vào Ngày Pháp Luân Đại Pháp. Em hy vọng nhiều người sẽ biết đến những lợi ích của việc tu luyện Đại Pháp. Vì Tết Trung thu đang đến gần, em muốn nói với Sư phụ Lý rằng: “Con kính chúc Sư phụ Tết Trung thu vui vẻ! Con hy vọng mình có thể cao thật nhanh và một ngày nào đó có thể múa cho Shen Yun!”
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/8/481681.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/9/219880.html