Bài viết phóng viên Minh Huệ tại Toronto

[MINH HUỆ 09-09-2024] Ngày 8 tháng 9 năm 2024, các học viên tại Toronto, Canada đã tập trung tại Công viên Queens để luyện công. Sau khi luyện công, họ chụp ảnh tập thể và chúc mừng nhà sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý, một Tết Trung thu vui vẻ. Cảnh tượng rất nhiều học viên luyện công an hòa đã thu hút những người dân đi ngang qua, nhiều người cho hay họ cảm động trước bầu không khí thanh bình đó. Một số người cho biết họ sẽ tham dự lớp học nhập môn chín ngày sắp tới của Pháp Luân Đại Pháp. Những người trẻ tuổi đến từ Trung Quốc và Hồng Kông bày tỏ họ yêu mến Pháp Luân Đại Pháp và ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm phơi bày cuộc bức hại ở Trung Quốc.

796a2c14a53827b43ff68a3f867ac7ab.jpg3433c0f5bf055a9ea5d2cc802dbd4689.jpg679360401bdc6364a3ad622d61425c01.jpgb3a1f29952e4300eefcfabc0107710b0.jpg5b661f8c2d847d8c16104db55efb517a.jpg

74a96ac9fcfc1f1c6080e6ebdaafda31.jpg

Các học viên luyện các bài công pháp tại công viên Queens Park, ngày 8 tháng 9 năm 2024.

Một cảnh tượng tuyệt vời và yên bình

6dcfbe8d6f9a9a1fd8a6b90bc8ad69fb.jpg

Anh Eugene cho biết anh tán đồng nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp và anh cảm thấy bình yên khi theo dõi các học viên luyện công.

Anh Eugene, một kỹ sư phần mềm, cho biết khi anh đi bộ qua Công viên Queens, anh bị thu hút bởi cảnh tượng rất đông học viên luyện công và đã dừng lại để xem.

Anh chia sẻ rằng anh thường thiền định ở nhà khi bản thân cảm thấy áp lực, “Tôi đến công viên để dắt chó đi dạo. Khi đi qua nơi này tôi cảm thấy bình yên và trông thấy rất nhiều người đang thiền định. Thật là một cảnh tượng chấn động”. Khi biết có các lớp học trực tuyến miễn phí và lớp học nhập môn Pháp Luân Đại Pháp chín ngày sẽ sớm được tổ chức, anh đã rất hào hứng tìm hiểu. Một học viên cũng nói với anh rằng Pháp Luân Đại Pháp dạy mọi người tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Anh cho hay anh tán đồng với nguyên tắc này.

Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ thật phi lý

Anh Dustin đến từ Hồng Kông ngồi trên bãi cỏ và theo dõi các học viên luyện công. Khi một học viên đến gần và giới thiệu Đại Pháp với anh, anh nói, “Bạn cùng lớp của tôi có tập môn này, nên tôi biết một chút về Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi học tại một trường đại học ở Đài Loan và ở đó có Câu lạc bộ Pháp Luân Công. Bạn cùng lớp nói với tôi rằng sáng nay sẽ có một buổi luyện công tập thể tại Công viên Queens, vì vậy tôi đã đạp xe đến đây để xem. Tôi khá xúc động khi nhìn thấy mọi người luyện công. Thực ra, tôi đã từng xem các học viên luyện công ở Hồng Kông rồi. Nơi đó từng là một nơi tự do, nhưng bây giờ dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, không còn thấy gì nữa.” Sau khi nói điều này, anh trở nên im lặng.

Khi người học viên nói với anh rằng Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn tu luyện dựa trên nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, anh Dustin nói, “Tôi nghĩ những giá trị này dạy người ta trở nên tử tế. Chúng thật tuyệt vời. Khi tôi biết về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi nghĩ rằng điều đó thật phi lý.”

Người dân đáng được quyền tự do tín ngưỡng

Anh Lu là một kế toán làm việc tại Toronto. Trong khi đạp xe để rèn luyện sức khỏe, anh trông thấy các học viên đang luyện các bài công pháp nên dừng lại để chụp ảnh. Anh nói với một học viên, “Thật tuyệt khi thấy nhiều người ngồi thiền như vậy. Điều đó khiến tôi cảm thấy bình yên, vậy nên tôi mới quyết định chụp ảnh”.

Người học viên giải thích rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân. Pháp môn này bao gồm năm bài công pháp nhẹ nhàng và các bài giảng dựa trên Chân-Thiện-Nhẫn để nâng cao phẩm chất đạo đức của một người. Anh Lu gật đầu và nói, “Thực hành nguyên tắc này rất tốt, đặc biệt là ‘Nhẫn’”.

Anh cho hay anh từng nghe nói đến cuộc bức hại nhưng không biết nhiều về nó. Các học viên đã giải thích những sự thật cơ bản, từ sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp vào những năm 1990 ở Trung Quốc. Vì đố kỵ, chủ tịch đương thời Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại. Anh Lu bày tỏ, “Tôi nghĩ mọi người không nên bị bức hại vì đức tin. Họ đáng được quyền tự do tín ngưỡng. ĐCSTQ không nên quyết định niềm tin của mọi người”.

Tôi cũng muốn tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn

Anh Chuck Li, một sinh viên đến từ Trung Quốc, đã đến Queens Park và nói với một học viên rằng: “Tôi muốn học Pháp Luân Đại Pháp!” Anh cho hay: “Hai ngày trước, tôi đến lãnh sự quán Trung Quốc và thấy một người phụ nữ phát tờ thông tin. Trước đây tôi đã từng nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp nhưng không biết nhiều về môn này. Sau khi nghe người phụ nữ đó giải thích về môn tu luyện, tôi bắt đầu cảm thấy hứng thú.“

“Tôi nghĩ Chân-Thiện-Nhẫn thật cao đẹp. Chân là trung thực, Thiện là thiện lương, và Nhẫn là khoan dung. Ba nguyên tắc này đặc biệt tốt cho những người tu luyện và hướng họ trở thành một người tốt. Mọi người nên chiểu theo ba nguyên tắc này trong cuộc sống hàng ngày!” Anh liên tục nói: “Chân-Thiện-Nhẫn hết sức trọng yếu đối với một người muốn tu dưỡng bản thân!”

Anh cho hay anh cũng muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp: “Tôi muốn trở thành một người tốt, sống theo nguyên tắc này và nhận được phúc lành”. Sau đó, anh đã học các bài công pháp từ các học viên và nói anh muốn tham gia nhóm học Pháp và luyện công tại địa phương.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/9/481953.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/10/219905.html

Đăng ngày 12-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share