Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Toronto
[MINH HUỆ 30-05-2024] Ngày 26 tháng 5 năm 2024, các học viên tại Toronto, Canada, đã tham gia Sự kiện Kỷ niệm Công viên Sài Gòn diễn ra tại Mississauga. Họ đã dựng một quầy thông tin để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) tới công chúng.
Sài Gòn là tên ban đầu của Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Trong thời kỳ Pháp thuộc, dưới sự kiểm soát của Mỹ, dân số ngày càng gia tăng, nền kinh tế khởi sắc và Sài Gòn được mệnh danh là “Paris của phương Đông”. Khi chủ nghĩa cộng sản tràn vào Việt Nam, địa danh được đổi tên thành “Thành phố Hồ Chí Minh” vào năm 1976. Vì vậy, cái tên Sài Gòn không chỉ mang theo nỗi hoài niệm của người dân Việt Nam về cuộc sống tốt đẹp trước kia mà còn nhắc nhở họ về việc chủ nghĩa cộng sản đã phá hủy nền văn hóa truyền thống của Việt Nam như thế nào.
Một số người tỵ nạn Việt Nam trốn sang Canada và bắt đầu cuộc sống mới. Họ đã đóng góp vào sự thịnh vượng của Canada trong 40 năm qua. Vì vậy, chính quyền thành phố Mississauga quyết định xây dựng một công viên mới để tôn vinh cộng đồng người Việt địa phương và đặt tên là “Sài Gòn”.
Mọi người tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp
Ban tổ chức chào mừng các học viên
Anh James Nguyễn, người tổ chức sự kiện, đã chào mừng các học viên Pháp Luân Đại Pháp và nói: “Chân-Thiện- Nhẫn thật tuyệt vời. Sự kiện này được tổ chức để mọi người chia sẻ những điều tốt đẹp. Con người ngày nay đang trải qua đủ loại căng thẳng trong cuộc sống và tôi nghĩ bất cứ điều gì giúp ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người thì đều tốt cả.”
Anh James Nguyễn, người tổ chức sự kiện, chào mừng các học viên
Anh James, cùng với hơn 30 người thân trong gia đình và bạn bè anh, đã xem buổi biểu diễn Shen Yun đầu tiên ở Mississauga vào ngày 22 tháng 3 năm nay. Anh cho biết: “Tất cả chúng tôi đều yêu thích buổi biểu diễn này. Thật tuyệt vời.“ Về tiết mục Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong buổi biểu diễn, anh nói: “Tôi đồng cảm với các học viên. Gia đình tôi cũng bị cộng sản bức hại ở Việt Nam nên phải chạy trốn bằng thuyền. Vì thế tôi hiểu những khó khăn của các bạn.”
“Tôi không cần nạng nữa”
Ông Trần Thắng cho biết ông sẽ tiếp tục học các bài công pháp.
Ông Trần Thắng, 67 tuổi, là một võ sư người Việt Nam đã nghỉ hưu. Trước đây ông đã nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp nhưng không có cơ hội để tìm hiểu thêm. Trong sự kiện này, ông dùng nạng đi cùng gia đình, khi đi ngang qua quầy Pháp Luân Đại Pháp ông đã dừng lại để nghe lời giới thiệu của các học viên.
Ông cho biết: “Trước đây, tôi đã nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp rồi, nhưng tôi không có môi trường hay ý chí để bắt đầu tu luyện”. “Trong hai năm qua, tôi thường có suy nghĩ rằng mình nên đề cao tâm tính và trở thành một người tốt hơn.”
Ông đã học bài công pháp thứ nhất. Sau khi tìm hiểu, ông hào hứng nói: “Tôi cảm thấy rất tốt! Trước đây tôi không thể giơ tay lên, nhưng bây giờ thì tôi có thể! Đầu gối của tôi cũng hơi đau, nhưng bây giờ hết đau rồi và tôi không cần nạng nữa. Sau khi về nhà, tôi sẽ tìm hiểu thêm.”
Khi rời đi, ông vui vẻ giơ nạng lên và cảm ơn các học viên.
“Thật tuyệt khi được gặp các bạn”
Một học viên (bên trái) giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho cô Vy Hoàng (bên phải)
Cô Vy Hoàng, người làm việc trong lĩnh vực bất động sản, rất ngạc nhiên khi thấy quầy Pháp Luân Đại Pháp tại lễ kỷ niệm ở Công viên Sài Gòn.
Người học viên đã giải thích cho cô Pháp Luân Đại Pháp là gì và cuộc bức hại, đồng thời làm rõ một số sự thật trích dẫn nội dung của Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp). Sau khi nghe lời giới thiệu, cô Vy Hoàng cảm ơn các học viên và nói: “Thật tuyệt khi được gặp các bạn và các học viên trẻ khác ở đây. Tôi rất vui khi biết sự thật. Tôi cũng muốn tham gia hoạt động của các bạn. Hãy giữ liên lạc với tôi nhé.”
Một cách để chữa lành bản thân từ bên trong
Cô Annie cho biết cô cảm thấy thư giãn sau khi tập thử các bài công pháp
Cô Annie, một giám đốc công ty, đã học bốn bài công pháp. Cô cho biết: “Trước đây tôi đã nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp nhưng chưa bao giờ tập thử. Sau khi học bốn bài công pháp, tôi cảm thấy rất thư giãn.”
Các học viên cũng giới thiệu nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cho cô. Cô Annie nói: “Đây là một cách chữa lành bản thân từ bên trong, điều này làm tôi nhớ đến một số tư tưởng của Phật giáo, chứ không giống như một số phương pháp tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài của phương Tây. Khi về nhà, tôi sẽ đăng ký tham gia lớp hướng dẫn luyện công miễn phí.”
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/30/478181.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/4/218456.html
Đăng ngày 06-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.