Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-12-2023] Trong vài năm qua, nhiều đồng tu trong khu vực của chúng tôi trường kỳ trải qua nghiệp bệnh, cũng không ít đồng tu vì nghiệp bệnh mà qua đời. Tôi nhận ra rằng trong số họ, đa số các đồng tu nữ đều có tính cách mạnh mẽ, hơn nữa tâm oán hận rất mạnh, còn các đồng tu nam đa số có tâm sợ hãi mạnh mẽ. Tất nhiên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Làm thế nào để có thể từ trong Pháp mà nhận thức Pháp? Dựa trên một chút thể ngộ của tôi sau khi học Kinh văn mới của Sư phụ, tôi xin chia sẻ với các đồng tu những lý giải và cách làm của tôi liên quan đến nghiệp bệnh.
Sư phụ giảng:
“Cho nên Sư phụ đã lấy tên của các đệ tử Đại Pháp, từ Tam giới, từ nhân gian, từ âm gian, kể cả địa ngục, toàn bộ xóa tên. Từ đó sinh mệnh của đệ tử Đại Pháp chỉ quy về Đại Pháp quản, không tái nhập luân hồi, có tội lỗi rồi cũng không quy địa ngục quản.” (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)
Sư phụ cũng đã giảng trong bài Kinh văn “Vì sao có nhân loại”:
“Vũ trụ có thành-trụ-hoại-diệt, con người có sinh-lão-bệnh-tử, ấy là quy luật của vũ trụ”
Tam giới vốn đã gồm nhân gian, âm gian và địa ngục, vì sao Sư tôn vẫn từ trên xuống dưới nhắc lại một lượt? Cá nhân tôi ngộ ra rằng, lão, bệnh, tử là lý trong nhân gian, xóa tên khỏi nhân gian nghĩa là không chịu sự ước thúc của quy luật lão, bệnh, tử nữa rồi, càng không cần nói đến việc phải xuống âm gian sau khi qua đời.
Mỗi người đều đang trong Đại Pháp vô biên mà chứng ngộ nhận thức tại tầng thứ của mình đối với Pháp. Nhưng chỉ nhận thức thôi chưa đủ, còn phải thực hành, chính là “Tố đáo thị tu” (Thực tu, Hồng Ngâm). Sau khi tôi ngộ ra Pháp lý nói trên, sáng hôm sau khảo nghiệm liền tới, tôi bắt đầu bị đau răng. Thông thường khi bị đau răng, tôi sẽ phát chính niệm, nhẹ thì 2, 3 tiếng, nặng thì 1, 2 ngày cơn đau sẽ hết. Những lúc khó chịu nhất, răng đau đến mức không thể ăn cơm nóng hay uống nước nóng.
Sư phụ đã giảng rõ:
“Cho nên Sư phụ đã lấy tên của các đệ tử Đại Pháp, từ Tam giới, từ nhân gian, từ âm gian, kể cả địa ngục, toàn bộ xóa tên.” (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)
Lần này, từ trong Pháp tôi ngộ ra rằng lão, bệnh, tử là lý của nhân gian, nhưng các đệ tử Đại Pháp đã được xóa tên khỏi nhân gian, không còn chịu sự ước thúc của lý này nữa. Vì vậy, tôi liền vừa đọc vừa học thuộc đoạn Pháp này của Sư phụ. Chỉ sau vài phút, cơn đau đã biến mất. Khoảng một tuần sau, cơn đau răng lại xuất hiện, tôi vẫn dùng cách như lần trước, chưa đến 10 phút, cơn đau đã biến mất. Sự lặp lại này, tôi cho rằng để xem tôi tu luyện có vững vàng hay không. Từ đó đến nay tôi không bị đau răng nữa.
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1994. Sau khi bè lũ Giang Trạch Dân bức hại Đại Pháp, tôi từng bị bức hại tàn bạo chỉ vì không từ bỏ niềm tin vào Đại Pháp. Từ đồn cảnh sát, lớp tẩy não, trại tạm giam cho đến nhà tù tà ác, tôi đã trải qua sự tra tấn dã man, người bình thường không thể nào tưởng tượng được. Đối mặt với cỗ máy tà ác khổng lồ, những nguy hiểm tưởng chừng như không thể vượt qua lại có thể được hóa giải hết lần này đến lần khác. Điều này liệu người bình thường có thể làm được không? Đây chính là sự bảo hộ của Thần Phật! Chính bởi vì người tu luyện có Đại Pháp trong tâm và phù hợp với những yêu cầu của Đại Pháp đối với người tu luyện về phương diện nào đó ở các tầng thứ khác nhau, dưới sự chỉ đạo của Đại Pháp và sự chăm sóc từ bi của Sư phụ, nhiều khổ nạn tưởng như không thể vượt qua nhưng cuối cùng đã được hóa giải.
Hiện tại, trong khi phản bức hại và chứng thực Đại Pháp, vì đã chứng kiến rõ ràng sự thần kỳ, siêu thường, huyền diệu của Đại pháp, nên tôi có thể hội sâu sắc rằng, cho dù gặp ma nạn như thế nào, nếu niệm đầu tiên nghĩ tới là Pháp, là một đệ tử, nếu có thể mang tâm kiên định vững như bàn thạch tín Sư tín Pháp, thì không quan nạn nào không thể vượt qua.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”)
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/6/468987.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/27/213509.html
Đăng ngày 24-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.