Bài viết của Tôn Bách và Tô Dung, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 22-12-2023] Ngày 17 tháng 12 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công tại Cao Hùng, Đài Loan đã tụ họp trên bãi cỏ trước Nhà hát Quốc gia Vệ Vũ Doanh để kính chúc Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, một năm mới hạnh phúc! Họ đồng thanh hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Một số học viên đã chia sẻ về những trải nghiệm tuyệt vời sau khi họ đắc được Pháp Luân Đại Pháp.
Các học viên Pháp Luân Công tại Cao Hùng tập trung trước Nhà hát Quốc gia Vệ Vũ Doanh để kính chúc Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, năm mới 2024 hạnh phúc.
Tìm được Sư phụ và con đường phản bổn quy chân
Cô Nhã Đình cùng chồng và con trai cô rất biết ơn Sư phụ và kính chúc Sư tôn một năm mới vui vẻ.
Cô Nhã Đình, người đứng đầu một công ty công nghệ sinh học, sinh ra trong một gia đình sùng đạo Phật và có ước nguyện tu luyện từ khi còn nhỏ. Sau khi lớn lên, ngoài công việc, cô Nhã Đình còn tích cực tham gia các dịch vụ phúc lợi cộng đồng và thường xuyên đến chùa để tìm kiếm pháp môn phù hợp. Một lần, hai vợ chồng cô Nhã Đình đến một Đạo quán để thiền định. Khi thấy những người xung quanh nấc lên hoặc tạo ra những tiếng động lạ, vợ chồng cô cảm thấy nơi đó không thuần tịnh nên không bao giờ đến đó nữa.
Sau đó, cô Nhã Đình gặp một học viên Pháp Luân Công tại một bữa tối và người học viên đã chia sẻ với cô một số nhận thức sâu sắc về việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô Nhã Đình cảm thấy pháp môn này rất phù hợp nên đã đưa cả gia đình tham gia lớp học Pháp Luân Công chín ngày. Cuối cùng, cô Nhã Đình đã tìm được câu trả lời cho nhiều câu hỏi mà cô thắc mắc về tu luyện trong nhiều năm, và bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Cô Nhã Đình cho biết sau khi tu luyện, gia đình cô trở nên hòa thuận hơn. Cô nói: “Khi cả hai vợ chồng đều là học viên, họ sẽ có những quan điểm và lý tưởng chung trong cuộc sống. Khi mâu thuẫn xuất hiện, họ có thể hướng nội tìm và biết nghĩ cho nhau.”
“Trước khi tu luyện, chúng tôi thường xuyên cãi vã, nhưng bây giờ điều đó không xảy ra nữa. Sau đại dịch, tôi gặp rất nhiều khó khăn về tài chính và công việc, nhưng nhờ tuân thủ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, tôi đã may mắn và vượt qua các khảo nghiệm một cách an toàn.”
Cô Nhã Đình đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu trong việc dạy bảo con mình. Cô không gây quá nhiều áp lực cho con trong việc làm bài tập về nhà và dẫn dắt cậu bé tu luyện Đại Pháp cùng cô. Cô cũng nói với bạn bè về vẻ đẹp của Đại Pháp cho họ biết sự thật về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.
Cô Nhã Đình chia sẻ: “Có thể đắc được Đại Pháp trong kiếp này là điều hạnh phúc nhất”. “Tôi đã hiểu được nhiều chân lý của vũ trụ và biết được rằng mục đích thực sự của con người đến thế giới này là để tu luyện và trở về với bản nguyên của mình. Nhân dịp năm mới sắp đến, con xin tạ ơn Sư phụ vì lòng từ bi của Ngài và kính chúc Sư tôn một năm mới vui vẻ.”
Cặp vợ chồng cùng nhau tu luyện Đại Pháp, trợ giúp nhau tinh tấn thực tu
Cả gia đình anh Vĩ Thành tu luyện Đại Pháp.
Ngay từ khi còn nhỏ, anh Vĩ Thành, người làm việc trong một cơ quan chính phủ, đã quan tâm đến việc tu luyện. Vào năm đầu tiên ở trường trung học, chủ nhà của anh đã đưa cho cha anh một cuốn Chuyển Pháp Luân. Trong lần đầu tiên anh mở cuốn sách và nhìn thấy hình ảnh Sư phụ, một luồng năng lượng chợt trào dâng trong anh, và điều đó xảy ra ba lần liên tiếp. Anh Vĩ Thành cảm thấy đây là một cuốn sách phi thường về tu luyện và rất trân trọng cuốn sách.
“Hồi còn học đại học, tôi đã tham gia lớp học Pháp Luân Công chín ngày, và sau đó tôi thực sự bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công,” anh Vĩ Thành cho biết.
Qua lời giảng của Sư phụ, anh Vĩ Thành hiểu rằng là một học sinh, anh nên làm tốt bài tập về nhà, làm tốt bổn phận của một học sinh, đồng thời trong khi học Pháp và luyện công, cũng cần nghiêm túc với việc học ở trường, nhờ đó đến khi tốt nghiệp, anh là người đứng đầu lớp. Sau khi tốt nghiệp, anh được nhận vào làm công chức. Anh Vĩ Thành nhận ra rằng đây là phúc lành mà Sư phụ ban cho vì anh tu luyện Đại Pháp.
Anh Vĩ Thành cũng là một trong những thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo, và vào ngày nghỉ, anh tham gia các hoạt động hồng dương Đại Pháp. Anh và vợ anh cùng nhau tu luyện. Hai vợ chồng anh vô cùng biết ơn Sư phụ. Anh Vĩ Thành nói: “Hết thảy những gì hạnh phúc tốt đẹp mà tôi có được đều là do Sư phụ ban cho, lòng biết ơn của tôi đối với Sư tôn không thể diễn tả bằng lời, tôi chỉ là một hạt bụi nhỏ trong vũ trụ, và tôi may mắn được làm đệ tử Đại Pháp. Con xin khấu tạ Sư tôn.” Vợ chồng anh Vĩ Thành thành tâm kính chúc Sư phụ năm mới vui vẻ.
Trong bể khổ đắc được Đại Pháp, hạnh phúc vô ngần
Cô A Phân, một nhân viên trong ngành giáo dục đã nghỉ hưu, thành tâm kính chúc Sư phụ một năm mới vui vẻ.
Cô Dương A Phân là nhân viên hành chính đã nghỉ hưu của một trường trung học. Năm 2001, một đồng nghiệp tu luyện Pháp Luân Công ở trường đã đưa cho cô một tờ rơi, vậy nên cô đã tham gia lớp học Pháp Luân Đại Pháp chín ngày được tổ chức tại một trường tiểu học. Sau khi nghe những bài giảng của Sư phụ, cô A Phân quyết định bước vào tu luyện.
Trước khi tu luyện, cô A Phân là người cầu toàn trong công việc. Điều này đã gây ra rất nhiều áp lực tâm lý cho cô, khiến cô thường xuyên mất ngủ về đêm và bị loét dạ dày. Cô đã thử qua nhiều biện pháp, như tập yoga, điều trị bằng Trung Y, nhưng đều không có tác dụng. Khi trải qua nỗi đau đó, cô cảm thấy làm người thật khổ và nghĩ rằng kiếp sau cô sẽ không làm người nữa. Đôi khi cô đến chùa để cầu thần linh và xem bói, tìm kiếm ý nghĩa của sinh mệnh nhưng tất cả đều vô ích.
Cô A Phân cho biết: “Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe của tôi được cải thiện đáng kể; chứng mất ngủ không còn; vết loét dạ dày cũng lành lại, và tôi biết rõ về mục đích của sinh mệnh. Tôi hiểu rằng mọi người đến thế gian này là để phản bổn quy chân.”
Cô A Phân thể hội rằng miễn là cô hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, cô chắc chắn sẽ có thể trở về thế giới tươi đẹp và có được sự bình yên trong tâm.”
Cô vô cùng biết ơn Sư phụ: “Con thật may mắn khi có thể đắc Pháp, trở thành đệ tử Đại Pháp và hiểu được ý nghĩa và phương hướng của cuộc đời mình. Con xin kính chúc Sư phụ một năm mới vui vẻ.”
Tuyệt xử phùng sinh, cảm tạ ân Sư
Bà Mai Đệ, một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu, đã được cứu thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng. Bà cảm ân Sư phụ vì sự cứu độ từ bi của Ngài.
Bà Mai Đệ là một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu. Hơn 30 năm trước, vì cái chết của cha mẹ, bà không thể buông bỏ nỗi buồn đau. Bà trở nên trầm cảm và sức khỏe của bà ngày càng tồi tệ. Bà đã tìm đủ mọi phương pháp chữa bệnh, từ Đông y đến Tây y, dân gian, bói toán nhưng cơ thể vẫn rất yếu. Các cơ quan nội tạng của bà đều có vấn đề. Hồi đó, tuy mới ngoài 30 tuổi nhưng trông bà đã như một bà già 50. Bà vô cùng khổ não và cảm tưởng như cuộc đời mình đã chấm dứt. Nhưng nghĩ đến việc còn hai đứa con nhỏ phải chăm sóc nên bà đành gắng gượng đi làm.
Một ngày nọ, chồng bà mang từ trường ở thành phố về một tờ rơi giới thiệu Pháp Luân Công. Bà Mai Đệ nhìn thấy hình ảnh một bé gái đang ngồi thiền trên tờ thông tin và cảm thấy thích thú. Qua tờ rơi, bà biết được rằng Pháp Luân Công là một công pháp tính mệnh song tu hướng lên cao tầng. Bà nghĩ thầm: “Đây chẳng phải là pháp môn mà mình đã mong chờ trong nhiều năm sao?” Bà đã lái xe một quãng đường dài đến thành phố để tham gia lớp học Pháp Luân Công chín ngày. Bà đã luyện công, học Pháp hàng ngày và bước trên con đường tu luyện. Từ đó trở đi, sức khỏe của bà dần hồi phục.
Bà Mai Đệ hiện có nước da khỏe mạnh, thân thể nhẹ nhõm và vô bệnh. Bà đã lập một điểm luyện công để nhiều người hơn được thụ ích từ Đại Pháp, để mọi người có thể đắc Pháp và tu luyện cùng bà, và sống một cuộc sống trọn vẹn mỗi ngày. Bà Mai Đệ nói: “Tôi rất biết ơn Sư phụ bởi Ngài đã cứu tôi và khiến cuộc đời tôi tươi sáng trở lại. Trước thềm năm mới, con xin thành tâm kính chúc Sư tôn một năm mới vui vẻ và cảm ân Sư phụ vì sự từ bi cứu độ của Ngài.”
Bản quyền © 1999-2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/22/469586.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/26/213495.html
Đăng ngày 27-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.