Bài viết của phóng viên Minh Huệ Cao Tư Vũ

[MINH HUỆ 20-08-2023] Nhìn thấy dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trên tấm biểu ngữ vàng kim từ xa, cô Maria, một giáo viên dạy nhạc, đã bước đến chỗ một học viên Pháp Luân Đại Pháp đang phát tờ thông tin. Cô hỏi cô có thể làm gì để trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, sau đó cô cầm tờ đơn thỉnh nguyện lên và đọc kỹ.

Giống như cô Maria, nhiều người đã nhìn thấy tấm biểu ngữ bắt mắt ở trung tâm St. Gallen vào ngày 12 tháng 8 năm 2023. Họ dừng lại để xem các học viên biểu diễn các bài công pháp và đọc các bảng trưng bày vạch trần những chi tiết kinh hoàng về cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, trong đó có nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng do nhà nước hậu thuẫn từ các tù nhân lương tâm. Mọi người lấy tờ thông tin, trò chuyện với các học viên và sau đó ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Một số còn chụp ảnh các học viên khi họ đang luyện công và ngay lập tức tải những bức ảnh này lên mạng xã hội, kèm theo địa chỉ trang web Pháp Luân Đại Pháp, để cho nhiều người hơn biết những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.

fec0eb7e6c0858d101588b417a0b5587.jpgfe97783d26c121fa5eba38a8f7674339.jpg

Các học viên đã tổ chức một sự kiện ở trung tâm St. Gallen, Thụy Sỹ để hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc, ngày 12 tháng 8 năm 2023

4c800ec94394ffebf6a851a290744073.jpgc2074ea35bd2a3101be01d63dbaba92a.jpgbe792eb30cf10755a09f29ada974d77e.jpg04016fe33f36377ad346a3d021a95d04.jpg8c26ce444b6421567270197ae5ae660f.jpgef222c832d5b533d656211c914d3f6d9.jpg

Mọi người lấy tờ tài liệu và nói chuyện với các học viên để tìm hiểu thêm thông tin.

04639fdf9f5836212e4f14035da9ae42.jpgc0b1d184b43a4cb371a0f0cecb821fa2.jpg84ddfac8b4a9e348b5e3b50cffab1185.jpg

Nhiều người đã ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.

St. Gallen là thành phố lớn nhất ở miền Đông Thụy Sỹ và là trung tâm văn hóa, kinh tế của miền Đông đất nước. Tu viện địa phương và thư viện với bộ sưu tập sách thời trung cổ phong phú được công nhận là Di sản Thế giới. Đại học St. Gallen, còn được gọi là Harvard của Châu Âu, cũng nằm ở đây.

“Tôi tin rằng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc”

“Tôi biết Pháp Luân Đại Pháp. Đó là một nhóm tín ngưỡng ôn hòa. Họ thiền định và tuyệt đối không gây bạo lực. Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ] bức hại những người có đức tin này, và nhiều người trong số họ bị cầm tù,” cô Maria nói khi cô ký đơn thỉnh nguyện. “Tôi biết họ đã bị biệt giam, bị tra tấn và phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra y tế. Thông tin thu được [từ cuộc kiểm tra], như nhóm máu, v.v..đã được lưu lại. Nếu ai đó cần nội tạng hoặc có nhu cầu từ thị trường thế giới, nội tạng của họ sẽ bị thu hoạch ngay cả khi điều đó có nghĩa là họ [các học viên] sẽ mất mạng.”

Đề cập đến cuộc bức hại, cô Maria nói: “Nó vô cùng tàn khốc, khủng khiếp và vô nhân đạo”. Cô Maria tin rằng cuộc bức hại không chỉ gây hại cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp, mà “nó còn phá hủy một nền văn hóa vô cùng quý giá. Nó chẳng khác gì địa ngục. Rất, rất tàn nhẫn. Chế độ này [ĐCSTQ] cực kỳ vô cảm. Nó không cần biết nó đã và đang phá hủy những giá trị gì.”

Cô Maria cho hay cô đã bị sốc khi lần đầu tiên nghe nói đến cuộc bức hại. Cô đã chủ động thực hiện một số nghiên cứu. “Tôi biết rất rõ điều này [cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp] và cũng có nhiều người khác biết đến nó. ĐCSTQ nghĩ rằng nó có thể che đậy những sự thật này, nhưng chúng tôi sẽ không để những [tội ác] này tiếp tục bị che giấu.” Cô tin rằng tội ác của ĐCSTQ không thể tiếp tục lâu được nữa. “Ngày càng có nhiều sự thật được phơi bày. Âm mưu đen tối [của ĐCSTQ] cuối cùng sẽ thất bại, ánh sáng và công lý sẽ giành chiến thắng và sự ủng hộ dành cho nhân tính sẽ chiếm ưu thế.”

“Tôi rất mong cuộc bức hại sẽ kết thúc càng sớm càng tốt.” Khi cô nói, nước mắt cô tuôn rơi. “Tôi sẽ gửi sự ủng hộ của mình tới tất cả [các học viên] đang bị giam trong tù. Tôi hy vọng có thể mang lại cho họ ánh sáng của lòng nhân ái và sự kiên trì.”

Trước khi rời đi, cô Maria nhận định chắc nịch: “Tôi tin rằng tình trạng này [cuộc bức hại] sẽ sớm kết thúc.”

Tìm hiểu sự thật và ký tên ủng hộ lời kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Giống như cô Maria, nhiều người nói chuyện với các học viên cho biết họ đã từng nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp trước đây. Một số biết về pháp môn này qua Internet, và một số biết đến qua các sự kiện thông tin của các học viên, những người đã kiên trì giảng rõ sự thật trong suốt 24 năm qua.

Cô Lisa vô cùng xúc động sau khi xem những bức ảnh và mô tả về các học viên bị bức hại. Cô đọc từng đoạn mô tả, đặc biệt là những gì mà các nữ học viên phải chịu đựng.

5466a8f5e2e966d2e8307038fddd6f84.jpg4e87b06d4458a574e41bbbfe54990a00.jpg

Cô Lisa ký đơn thỉnh nguyện sau khi cô đọc về cuộc bức hại.

Cô cho hay cô đã đọc thông tin về Pháp Luân Đại Pháp và cảm nhận được đây là một môn tu luyện rất tốt. Cô nói: “Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tốt giúp mọi người tìm lại sự cân bằng”. “Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi nhiều thế lực khác nhau, chẳng hạn như sự tức giận, ý tưởng kiếm tiền, áp lực, v.v. Điều này khiến chúng ta đi chệch khỏi những điều quan trọng nên chúng ta cần phải cải thiện. Tôi tin rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mang đến một cơ hội tốt [để chúng ta đề cao].”

Theo quan điểm của cô, cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp “giống như một kiểu kiểm soát không cho phép mọi người sống theo lương tâm mình. Nó giống như việc buộc mọi người phải ngừng ăn và uống nước vậy.” Sau khi đọc bảng trưng bày, cô đến bàn và chăm chú đọc đơn thỉnh nguyện rồi ký tên để ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

“Tôi hy vọng có thể đóng góp công sức và sự hỗ trợ của mình để giúp các bạn thực hiện được mong ước”, cô Lisa nói. “Tôi nghĩ chúng ta là một. Một quốc gia, thậm chí cả trái đất, cũng là một. Chúng ta có liên hệ với nhau. Mọi người đều có ảnh hưởng và tôi nghĩ [việc ký tên chấm dứt cuộc bức hại] này sẽ tạo ra tác động.”

Cô Nina, làm việc trong ngành tài chính, cho hay cô biết đến Pháp Luân Đại Pháp qua Internet và trước đó đã từng ký trực tuyến để hỗ trợ các học viên chấm dứt cuộc bức hại. Hôm nay là lần đầu tiên cô được gặp các học viên.

Cô cho biết Pháp Luân Đại Pháp là “Một môn tu luyện có thể mang lại năng lượng cho con người và tất nhiên là rất tích cực. Pháp môn này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và tinh thần.” Nói về cuộc bức hại, cô nghĩ nó thật khủng khiếp. Cô hy vọng cuộc bức hại sẽ chấm dứt càng sớm càng tốt.

“Tôi hy vọng mọi người sẽ biết chuyện gì đã và đang xảy ra [ở Trung Quốc] và sẽ có hành động để chấm dứt cuộc bức hại.” Cô Nina cũng hy vọng rằng “Pháp Luân Đại Pháp sẽ được phổ truyền để mọi người trong xã hội đầy căng thẳng ngày nay có thể được thụ ích từ nó.”

Cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại

Đối với anh Thomas Straumann, người làm việc trong ngành bảo hiểm, nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp “rất cao đẹp, cho thấy một bức tranh cuộc sống tươi đẹp, điều đó thật tuyệt vời.” Anh cho biết anh đã nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp trên Internet. Anh tin rằng chúng ta không thể bảo lưu thái độ thờ ơ trước cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp. Anh cho biết: “Khi tôi trông thấy ​​những gì đã xảy ra [cuộc bức hại], tôi cảm thấy như thể nó đã xảy ra với chính mình và tôi vô cùng đồng cảm. Chúng ta nên quan tâm lẫn nhau.” Anh hy vọng chữ ký của anh có thể tạo ra sự khác biệt. Anh cho rằng: “Một quốc gia cần phải xác định được vị trí của mình và đặt lợi ích kinh tế sang một bên”.

Ông Leonardo cũng cho biết ông hy vọng chữ ký của ông sẽ giúp ích. Ông nói: “Thật đau lòng khi chứng kiến ​​nội tạng của người dân bị cưỡng đoạt.” “Khi tất cả những điều này [cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp] chấm dứt, tình hình ở Trung Quốc sẽ được cải thiện.” Theo ý kiến ​​của ông, cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp “quá điên rồ, và tôi không thể chấp nhận được”.

Anh Ejder Samci đến từ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết anh đã chứng kiến ​​nhiều người dân Tân Cương ở Thổ Nhĩ Kỳ bị tra tấn ở Trung Quốc và phải bỏ trốn khỏi nhà của họ. Anh cho rằng điều này đủ cho thấy những gì ĐCSTQ làm thật quá quắt. Anh ký đơn thỉnh nguyện ngay lập tức và hy vọng điều đó sẽ giúp chấm dứt việc tra tấn và bức hại các học viên ở Trung Quốc.

Anh Ejder nói: “Nhiều người hơn nên biết đến nó và nó cần phải được đưa tin nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông”. “Nếu tôi làm ngơ việc người dân bị bức hại ở Trung Quốc, tôi sẽ không vui. Bởi vì một ngày nào đó vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng đến tôi. Vì vậy chúng ta nên chia sẻ vấn đề của người khác.” Anh cảm ơn các học viên vì những nỗ lực của họ trong việc nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đã diễn ra trong 24 năm qua.

Việc mọi người biết sự thật là rất quan trọng

Ông Sebastian, làm việc tại Đại học St. Gallen, đã ký đơn thỉnh nguyện. Ông cho biết: “Thiện và Nhẫn là điều hiếm thấy trong xã hội ngày nay. Chúng ta nên thực hành Thiện và Nhẫn. Chúng ta nên có khả năng bao dung người khác thay vì lập tức chống trả. Bởi vì nếu dùng bạo lực để chấm dứt bạo lực thì chúng ta không bao giờ có thể giải quyết được bạo lực và xung đột.”

Ông Sebastian cho hay ông không thể hiểu được sự thật rằng ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Đại Pháp trong suốt 24 năm qua. Ông nói: “Việc bức hại người dân vì địa vị xã hội hoặc tín ngưỡng của họ không bao giờ được chấp nhận và không nên xảy ra. Tôi không hiểu vì sao chuyện đó lại xảy ra và kéo dài lâu đến vậy mà không ai ngăn cản được. Tôi cảm thấy rất tiếc khi các công ty lớn vẫn làm ăn với một Trung Quốc như thế và ủng hộ tuyên truyền của chế độ Cộng sản.”

Ông nói rằng cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp hiếm khi được đưa tin trên các phương tiện truyền thông, vì vậy mọi người không biết một sự việc như vậy đang diễn ra và họ không thể hình dung được chuyện gì đã xảy ra. Điều này cũng góp phần vào thực tế là cuộc bức hại đã diễn ra quá lâu. “Chủ đề [cuộc bức hại] cần được đưa ra trước công chúng. Mọi người cần phải được thông báo về những gì đã xảy ra.”

Ông Sebastian tin rằng “Điều rất quan trọng là cho mọi người biết những thông tin đó thông qua truyền miệng và khuyến khích mọi người đưa ra đánh giá của riêng họ. Tôi sẵn lòng giúp đỡ.” Ông cho biết thêm: “Bởi vì đó là một vấn đề của cuộc sống, một cuộc sống giống như bạn và tôi. Tôi không muốn người khác phải sống trong nỗi sợ hãi bị bức hại mỗi ngày. Chúng ta sống cùng nhau trên hành tinh này; điều quan trọng là chúng ta không bức hại người khác.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ lại bức hại môn tu luyện này?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 23 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/20/464399.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/23/210962.html

Đăng ngày 30-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share