Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 15-05-2023] Nhân dịp kỷ niệm 31 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền ra thế giới, tám quan chức chính phủ Anh đã gửi thư tới các học viên Pháp Luân Đại Pháp để chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và đánh giá cao việc các học viên chiểu theo giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Ngày 13 tháng 5 năm 2023 kỷ niệm 31 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền và Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24.

6bc05066235e6aba2a5dd1ed08e3b96c.jpg

Ông Benedict Rogers, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền

Ông Benedict Rogers, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền, viết trong thư: “Các bạn thân mến! Nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, tôi rất vui được bày tỏ sự tôn trọng cũng như tình bằng hữu đối với các bạn.”

“Khi lễ kỷ niệm 31 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền ra công chúng và 24 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới được hàng triệu người trên khắp thế giới công nhận, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với sự dũng cảm của các bạn trong việc đứng lên bảo vệ giá trị quan trọng ‘Chân-Thiện-Nhẫn’. Những giá trị này không chỉ là giá trị của Pháp Luân Đại Pháp, mà còn là giá trị phổ quát, giá trị nhân văn và giá trị mà tất cả những ai tin vào phẩm giá và tự do của con người đều có thể cùng ngưỡng mộ.”

“Từ khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng sự bức hại vô cùng tàn khốc, kinh hoàng và không thể tin được. Trong khoảng hơn mười năm qua, tôi đã biết thêm về những tội ác tàn bạo gây sốc của chính quyền ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, và tôi đã đóng góp một phần nhỏ trong việc cố gắng giúp phơi bày nỗi thống khổ của các học viên Pháp Luân Công.”

“Trong quá trình hoạt động vì nhân quyền, tôi đã có vinh dự được gặp trực tiếp một số học viên Pháp Luân Công, và tôi luôn có ấn tượng sâu sắc về lòng tốt, sự nhiệt tình, trí tuệ, nghị lực, sự thiện lương và hòa nhã của họ - họ thực sự chiểu theo “Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống.”

“Các bạn đáng được tận hưởng quyền tự do thực hành và chia sẻ tín ngưỡng của mình như bất kỳ ai khác, và tôi sẽ tiếp tục làm việc cùng các bạn và đại diện cho các bạn cho đến ngày mà mọi người ở Trung Quốc có thể tận hưởng sự tự do đó.”

“Tôi chúc mừng các bạn về các sự kiện mà các bạn đã tổ chức trên khắp thế giới để mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, và xin chúc mừng các bạn vì sự kiên cường của các bạn trước sự bất công và vô nhân đạo kinh hoàng của ĐCSTQ.”

b1be0968d07d7da91ed5431ad3845044.jpg

Nam tước Hilton

Nam tước Hilton đã viết trong bức thư của ông: “Tôi bày tỏ sự kính trọng đối các thành viên của Pháp Luân Đại Pháp vì họ đã kiên cường bảo vệ quyền tự do lương tâm và tín ngưỡng. Họ đã bị bức hại vì dám khác biệt với chủ nghĩa cộng sản vô thần, vốn phát triển ở Trung Quốc.”

9f101c0ccb77f630753d7dba5258edde.jpg

Nghị sỹ Anthony Browne và bức thư của ông.

Nghị sỹ Anthony Browne viết: “Vương quốc Anh vẫn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp và các nhóm khác ở Trung Quốc. Những lời chứng về trải nghiệm của họ vô cùng đau lòng và cách ngược đãi họ là một trong nhiều lý do tại sao Trung Quốc là một trong 31 quốc gia đáng lưu ý về nhân quyền của Vương quốc Anh.

“Là một quốc gia quan tâm đến vấn đề này, Chính phủ Vương quốc Anh (HMG) thường trực tiếp nêu lên các mối quan ngại về nhân quyền, trong đó có việc đối xử với các nhóm thiểu số tôn giáo và dân tộc thiểu số với chính quyền Trung Quốc và tại các diễn đàn đa phương như Tổ chức Hợp tác An toàn Châu Âu OSCE, Hội đồng Châu Âu, Tổ chức Tự do Tôn giáo Quốc tế hoặc Liên minh Tín ngưỡng. Điều này đã được phản ánh trong một tuyên bố tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, và trong bài phát biểu cá nhân của Ngoại trưởng lúc bấy giờ trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào tháng 3 năm 2022.”

8ff56b8ac02466e6b06de7fd49a0d6c0.jpg

Nghị sỹ Marie Rimmer

Nghị sỹ Marie Rimmer đã viết: “Các học viên Pháp Luân Công đã bị nhắm đến một cách bất công và phi lý trong một thời gian dài. Cho dù đó là hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc hay sự can thiệp sâu vào quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thì điều đó là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Không ai đáng bị bức hại vì tín ngưỡng của họ.”

“Tôi xin chúc tất cả các bạn một Ngày Pháp Luân Đại Pháp vui vẻ và hy vọng một ngày nào đó Pháp Luân Đại Pháp có thể được thực hành tự do ở Trung Quốc.”

b7daf501c7aa0277b36c39ea4ddca6ef.jpg

e1d6328cf9a930113622c1d42b243e89.jpg

Nghị sỹ Feryal Clark và bức thư của cô

Nghị sỹ Feryal Clark đã viết: “Như các bạn đã biết, tôi luôn quan ngại sâu sắc về cuộc đàn áp tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ ở Trung Quốc, cho dù đó có thể là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tín đồ Cơ Đốc giáo, Phật tử hoặc các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hoặc tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hoặc chống đối bạo lực là nhân quyền mà tất cả mọi người đáng được hưởng. Vậy nên, tôi rất vui khi các bạn có thể tự do tập luyện tại Vương quốc Anh và có thể kỷ niệm vào ngày 13 tháng 5.”

423876c4f82fab96f1544ad5b743af31.jpg

Nghị sỹ Patrick Grady

Nghị sỹ Patrick Grady đã viết: “Các học viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở Trung Quốc phải được phép bày tỏ đức tin và thực hành tín ngưỡng của họ mà không bị bức hại và đe dọa. Chính phủ Vương quốc Anh và các nền dân chủ khác phải thực hiện mọi biện pháp có thể để xác định và quy trách nhiệm cho những người đã gây ra sự bức hại, bắt bớ và giam giữ tùy tiện, xét xử không công bằng, tra tấn, hành quyết tập thể và cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Nhiều nghị sỹ trong Hạ viện ủng hộ các học viên Pháp Luân Công thực hiện quyền thực hành đức tin của họ mà không sợ hãi, và chúng tôi gửi tới các bạn sự ủng hộ và đoàn kết trong cuộc đấu tranh giành tự do và chấm dứt bức hại.”

b5f1cfbac0e804c611da028942bb4f35.jpg

Nghị sỹ Ian Murray

Nghị sỹ Ian Murray đã viết: “Trong suốt 13 năm tôi làm Nghị sỹ cho vùng Nam Edinburgh, một nhóm các nhà hoạt động tận tâm trong khu vực bầu cử của tôi đã cập nhật cho tôi về cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tôi luôn quan ngại sâu sắc về sự đàn áp người dân vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ ở Trung Quốc, cho dù họ có thể là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người theo đạo Cơ đốc, Phật tử hoặc học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hoặc tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hoặc chống đối bạo lực là nhân quyền mà tất cả mọi người đáng được hưởng và không thể chấp nhận được nếu sự đàn áp vẫn được phép diễn ra. Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các cáo buộc thu hoạch nội tạng và những tiết lộ về việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ là bằng chứng rõ hơn cho thấy hành động của họ đi ngược lại tất cả luật pháp và chuẩn mực quốc tế.”

8c974c2a49def8d0160440747b11ffb2.jpg

Nữ nam tước Ruth Aline Lister (Ruth)

Nữ nam tước Ruth Aline Lister đã viết: “Là một người biết đến lợi ích của việc luyện tập Thái cực quyền, tôi rất ủng hộ chiến dịch của bạn vì một môi trường hòa bình, trong đó các bạn có quyền tập luyện Pháp Luân Công.”

Giới thiệu về Ngày Pháp Luân Đại Pháp

Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đầu tiên được ấn định vào ngày 13 tháng 5 năm 2000, nhằm tôn vinh môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và những tác động tích cực cả về sức khỏe lẫn tinh thần mà môn tu luyện đem lại cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Dịp kỷ niệm này còn cho thấy nỗ lực của các học viên trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng trước cuộc bức hại tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Ngày 13 tháng 5 ghi dấu ngày Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng và cũng là sinh nhật của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/15/460830.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/19/209409.html

Đăng ngày 21-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share