Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Stockholm

[MINH HUỆ 02-11-2022] Mùa thu vàng là thời điểm tuyệt vời để du lịch ở Thụy Điển, và tháng 10 hàng năm cũng là thời điểm công bố những người đoạt giải Nobel Hòa bình. Cứ vào các chiều thứ Sáu và thứ Bảy hàng tuần trong tháng 10, du khách đến từ khắp nơi trên thế giới và người dân địa phương có thể thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp giới thiệu môn tu luyện thân và tâm bên ngoài Bảo tàng Giải Nobel (Bảo tàng Nobel). Nhiều người bày tỏ sự tôn trọng đối với sự kiên trì bền bỉ của các học viên trong việc vạch trần cuộc bức hại ở Trung Quốc và nhiều người trong số họ đã ký bản kiến ​​nghị nhằm kêu gọi chấm dứt các tội ác tàn bạo của ĐCSTQ.

0a042eb59f6cdd290c84662df84b3f64.jpg

Bất chấp trời mưa không ngớt, các học viên vẫn trình diễn các bài công pháp trước Bảo tàng Nobel.

674019c4e5edc856ba6c98b8babac71a.jpg

Tiếng nhạc luyện công du dương đã thu hút nhiều người qua đường.

0e20ab8e78d3451b851d2b151806f319.jpg

Người qua đường học các bài công pháp.

93d7c564e46759ad6aa5622944ed06d8.jpg

641b937c6489e0557ad38c8743f078db.jpg

Các học viên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người và vạch trần những tội ác vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

0e198b2244f3f138eb45c8c7e7605047.jpg

25cfc2f0313cdaa9807b377ca74663c7.jpg

Mọi người ký tên vào bản kiến ​​nghị để ủng hộ chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Trước lối vào bảo tàng, điều đầu tiên đập vào mắt mọi người là một biểu ngữ lớn với thông điệp “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công”, các bảng trưng bày được bố trí ngay ngắn và một nhóm các học viên đang biểu diễn các bài công pháp. Bầu không khí tĩnh lặng là cảnh tượng độc đáo bên ngoài bảo tàng đã thu hút người qua đường dừng lại và tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp. Một số người đã học các bài công pháp ngay tại chỗ.

Thời tiết xấu không thể ngăn mọi người tìm hiểu về cuộc bức hại

Thụy Điển thường có mưa vào mùa thu. Mặc dù chiều thứ Bảy thời tiết xấu, nhưng các học viên vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động của họ. Khi mưa rào đổ xuống, các học viên đã mang các tấm ni-lông ra che cho bảng trưng bày và tờ rơi. Những người tìm kiếm nơi trú ẩn ở các khu vực xung quanh đã quan sát khi các học viên tiếp tục luyện công dưới trời mưa. Khi mưa ngớt, nhiều người bước đến để đọc bảng thông tin hoặc trò chuyện với các học viên, trong đó có cô Emily.

Cô Emily, đến từ Hoa Kỳ, hiện đang học tập tại Đức. Sau khi tìm hiểu về cuộc bức hại, cô đã không ngần ngại ký vào bản kiến ​​nghị. Cô cho hay bản thân đã thu hoạch được rất nhiều từ chuyến đi đến Thụy Điển này. Sau đó, cô kể với các học viên về trải nghiệm của mình khi sống ở Ninh Ba, Trung Quốc vài năm trước.

“Tôi biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất tệ. Họ đã giết rất nhiều người trong cuộc biểu tình của sinh viên vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Vậy mà khi tôi đến Quảng trường Thiên An Môn và hỏi những người xung quanh xem chuyện gì đã xảy ra ở đó vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, không có ai trả lời. Tôi không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào trên Internet. Cứ như thể vụ thảm sát chưa từng xảy ra. Tôi cảm thấy thật khó tin. Giờ đây, tôi hiểu việc ĐCSTQ đàn áp nhân quyền và kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc ra sao”. Emily nói rằng cô rất biết ơn khi được gặp các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những người đã trả lời các câu hỏi và giúp cô nhìn ra bản chất của chế độ cộng sản Trung Quốc.

Một số thanh niên đến từ Bồ Đào Nha, Bỉ, Latvia và Argentina đang đi nghỉ ở Thụy Điển cho hay họ không thể tưởng tượng được việc một môn tập ôn hòa mà họ thấy trước mặt lại bị đàn áp dã man ở Trung Quốc. Sau khi trò chuyện với các học viên, họ đã ký vào bản kiến ​​nghị. Họ còn bày tỏ nguyện vọng muốn biết thêm về Pháp Luân Đại Pháp và rất vui khi nhận được tờ rơi bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Họ thốt lên: “Chà! Pháp Luân Đại Pháp thực sự được thực hành trên khắp thế giới!”

Người Trung Quốc thoái ĐCSTQ

Sau trận mưa, bầu trời trở nên quang đãng. Cô Lý, một người thuộc thế hệ 8x mới chuyển từ Trung Quốc đến Thụy Điển, đã đứng đọc bảng thông tin và trò chuyện với các học viên. Một học viên đã thuật lại trải nghiệm khi bị bức hại của mình. Anh nói với cô Lý rằng Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp và dạy người ta trở thành người tốt. Ai cũng có thể vào trang web để tải miễn phí thông tin về môn tu luyện.

Cô Lý chăm chú lắng nghe, ban đầu cô cảm thấy sốc nhưng sau đó cô liên tục gật đầu đồng ý. “Ở Trung Quốc, chúng tôi không biết Pháp Luân Đại Pháp thực sự là gì và ĐCSTQ không muốn chúng tôi tìm hiểu sự thật. Tất cả những gì chúng tôi nghe thấy ở Trung Quốc là tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp. Tôi tin những gì anh nói với tôi. ĐCSTQ sẽ dùng mọi cách để duy trì quyền lực của nó. Thật kinh hoàng khi phải sống ở Trung Quốc thời nay. Mọi người không lúc nào được an tâm. Họ không bảo những gì anh nói là sai, nhưng bạn bị coi là không yêu nước và chống lại ĐCSTQ. Vì lợi ích của con cái, chúng tôi đã từ bỏ mọi thứ và rời khỏi Trung Quốc”.

Cô Lý đã đồng ý thoái Đảng. Trước khi rời đi, cô cúi chào các học viên để bày tỏ lòng biết ơn và vui vẻ nhận các tài liệu thông tin mà họ cung cấp.

Sự thật mang lại hy vọng và ánh sáng cho mọi người

Có rất nhiều khách tham quan Bảo tàng Nobel trong hai ngày 28 và 29 tháng 10.

38bd9bb79033a7d68dc88702091c2d83.jpg

Anh John (bên trái) đến từ Ý cho biết anh đã biết được rất nhiều thông tin về Pháp Luân Đại Pháp qua cuộc trò chuyện với các học viên. Anh ấy nghĩ Pháp Luân Đại Pháp là phi thường và nói rằng chắc chắn anh sẽ tìm hiểu thêm về nó.

Anh John đến từ Ý đã nán lại để đọc thông tin trên bảng trưng bày, sau đó, anh đi tới bàn ký bản kiến nghị và yêu cầu các học viên cung cấp thêm thông tin. Anh hỏi, “Không có cách nào để giải quyết cuộc bức hại này sao?” Các học viên nói với anh rằng, “Nói với mọi người sự thật là cách tốt nhất. ĐCSTQ đã lừa dối mọi người bằng những lời dối trá. Đó là lý do tại sao các học viên đã và đang sử dụng nhiều cách khác nhau để giúp nhiều người hơn biết đến sự thật, nhìn thấu những lời nói dối và chấm dứt cuộc bức hại”.

Anh ấy nói, “Giờ thì tôi hiểu rồi: Điều đó giống như kim tự tháp, các bạn đứng trên một tầng cao hơn giống như các vị thần trong quá khứ. Các bạn giải quyết vấn đề theo một cách khác và cuối cùng vấn đề sẽ được giải quyết ”. Anh nghĩ Pháp Luân Đại Pháp là phi thường và dự định sẽ tìm hiểu thêm về môn tu luyện.

1e91a3745d5033c358d442feebb8fc47.jpg

Một cặp vợ chồng già đến từ Bắc Ireland nói rằng họ đã nhìn thấy ánh sáng và hy vọng sau khi nhìn thấy các học viên truyền bá sự thật để giúp mọi người nhận ra ĐCSTQ tồi tệ như thế nào.

Một cặp vợ chồng già khác đến từ Bắc Ireland đọc tất cả thông tin trên bảng trưng bày, sau đó, họ nói chuyện với các học viên trong một thời gian dài.

Họ cho hay họ đã chú ý đến vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc trong nhiều năm qua. Họ đặc biệt phẫn nộ và thất vọng trước sự đàn áp của chế độ Trung Cộng đối với Hồng Kông và các chính sách ngoại giao tàn bạo của ĐCSTQ trong những năm gần đây.

Họ rất vui khi thấy các học viên giảng chân tướng trước bảo tàng. Hai ông bà đã ký tên vào bản kiến nghị và không ngừng cảm ơn các học viên. Cả hai đều nói, “Các bạn đang làm một điều tuyệt vời!”

Mọi người giúp truyền rộng sự thật

Một phụ nữ Ba Lan nói tiếng Trung Quốc đã bị sốc khi biết về cuộc bức hại. Cô kể rằng bản thân cô đã từng dạy tiếng Ý tại một trường học ở Trung Quốc. “Tôi đã làm việc ở Trung Quốc trong hai năm và kết bạn với nhiều người. Tôi đã đến nhiều nơi ở đó. Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tuyệt vời như thế mà lại bị đàn áp dã man ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghe nói về điều này trước đây. Việc kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc là không thể tin được. Khi tôi nói chuyện với bạn bè ở Trung Quốc, nhiều người bảo với tôi rằng “bạn không biết bây giờ chúng tôi sống ở Trung Quốc như thế nào đâu.” Cô cảm ơn các học viên đã giúp cô biết về Pháp Luân Đại Pháp. Cô cho hay cô có niềm yêu thích sâu sắc với văn hóa truyền thống Trung Quốc và sẽ truyền sự thật này cho nhiều người Trung Quốc hơn.

Federica và bạn của cô đã rất phẫn nộ khi biết về cuộc bức hại và nạn thu hoạch nội tạng. “Làm thế nào mà ĐCSTQ có thể đối xử vô nhân đạo với chính người dân của họ như vậy!”

Trước đây, cô Federica từng dạy tiếng Đức và làm việc tại Trung Quốc. “Năm 2019, tôi đã đến Trung Quốc để dạy tiếng Đức. Mặc dù tôi chỉ ở đó 3 tháng, nhưng tôi đã trải nghiệm sự đối xử bất công của đất nước độc tài đó. Ngay khi tôi đến trường, tôi đã phải ký một thỏa thuận về những gì tôi có thể làm và không thể làm. Ở đó không có quyền tự do ngôn luận nào và không ai dám nói về ‘các chủ đề nhạy cảm.’ Internet ở Trung Quốc hoàn toàn bị kiểm duyệt. Tôi không thể hình dung làm thế nào mà người dân Trung Quốc có thể sống như không có chuyện gì xảy ra”. Cô và bạn của cô khen ngợi các học viên đã làm điều đúng đắn. Họ cảm thấy may mắn khi biết được sự thật tại Thụy Điển và nói rằng họ dự định sẽ nói với nhiều người hơn về cuộc bức hại.

Một sinh viên đến từ Barcelona, ​​Tây Ban Nha hiện đang học tại Gothenburg, hỏi: “Pháp Luân Công là gì? Tại sao ĐCSTQ lại bức hại môn tu luyện ôn hòa như vậy?” Anh trò chuyện với các học viên trong một thời gian dài. Anh quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp và nói, “5 tháng nữa tôi sẽ trở lại Barcelona. Tôi muốn mời các học viên tới hướng dẫn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp cho một trường đại học ở Barcelona và phổ biến cho đội ngũ nhân viên cũng như sinh viên ở đó về cuộc bức hại ở Trung Quốc”. Anh vui vẻ nhận tờ rơi bằng tiếng Tây Ban Nha và cho các học viên số điện thoại của anh. Anh hy vọng sẽ giữ liên lạc với các học viên sau khi trở về Tây Ban Nha.

Học sinh trung học Thụy Điển tìm hiểu về nạn thu hoạch nội tạng

0364ae51e81d32b2856ea0ee86aae89d.jpg

Một nhóm học sinh trung học đến từ Gotland, Thụy Điển tìm hiểu về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Một nhóm học sinh trung học từ Gotland, Thụy Điển đi ngang qua bảo tàng. Một số em đã đọc thông tin trong khi những em khác đứng xung quanh các học viên và chăm chú lắng nghe khi họ nói với các em về việc chế độ ĐCSTQ mổ cắp nội tạng từ các học viên bị giam giữ. Tất cả đều ký tên vào bản kiến ​​nghị.

Một nam sinh nói với các học viên rằng tất cả các các em đều đã biết về Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã gặp các học viên tại Tuần lễ Almedalen, một diễn đàn quan trọng nhất của giới chính trị Thụy Điển được tổ chức hàng năm tại Thụy Điển vào mùa hè. Họ nghĩ rằng việc ký tên vào bản kiến ​​nghị nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại vào ngày hôm đó rất có ý nghĩa.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ bức hại môn này?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 23 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

ọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/1/451384.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/2/204573.html

Đăng ngày 04-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share