Chủ Nhật nhằm ngày lễ Pentecost 2002 đã tạo cơ hội cho những bạn tu Pháp luân Công được trình bày các bài Công Pháp trước du khách nhân Hội Hoa tại thành phố Kronach, miền Bắc Franconia, Đức quốc. Hội Hoa này được tổ chức mỗi năm hai kỳ và thu hút gần một triệu du khách đến từ Bavaria và những quốc gia lân cận. Một vùng đất rộng trình bày đẹp đẽ bao lấy nhiều sân khấu dùng cho các cuộc trình diễn hoặc hòa tấu nhạc. Chúng tôi được phép sử dụng cái gọi là ‘sân khấu biển’, chung quanh toàn là nước. Sân khấu này tọa lạc gần cửa ra vào khung viên nên hầu như tất cả mọi người đều phải đi ngang qua đó.

Theo như ghi nhận của các báo chí địa phương, ngày Chủ Nhật Pentecost đó đã tiếp đón một số du khách cao nhất trong kỳ hội hoa này, vào khoảng trên 10, 000 người.

Khi chúng tôi đã bước lên sân khấu, âm nhạc giúp vui truyền qua máy phóng thanh được ngưng ngay và thay vào bằng bản nhạc ‘Phổ độ’. Nhiều người bị thu hút bởi tiếng nhạc vui lành. Họ ngồi dọc theo những bực thềm đá đối diện với sân khấu của chúng tôi. Trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, 15 học viên đã trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công. Một bạn tu đồng thời giải thích các động tác qua máy vi âm và cũng thông tin cuộc khủng bố tại Trung quốc. Anh ta cũng cho biết các chi tiết của lớp học miễn phí Pháp Luân Công. Nhiều khán giả tự động đứng lên cùng tập với chúng tôi.

Trong hai lần năm phút nghỉ ngơi, các học viên ngồi theo thế hoa sen, lắng nghe hai bài nhạc phát thanh—một trong đó là bài ‘Pháp luân Đại Pháp hảo’. Nhiều khán giả rơi nước mắt. Một người quen của một bạn tu muốn học ngay những bài Công Pháp.

Sau khi cuộc trình diễn xong, khán giả đã tán thưởng bằng một tràng pháo tay kéo dài thật lâu. Người phối hợp buổi lễ thình lình cũng có mặt nơi đó trong lúc chúng tôi trình diễn; ông ta yêu cầu chúng tôi tiếp tục trình diễn sau đó trong lúc Hội hoa còn kéo dài đến hết tháng 10. Từ đó mỗi ngày, các học viên tại Kronach được cho cơ hội biểu diễn Công Pháp nơi hội hoa này. Dân cư trong địa phận chúng tôi đã chứng tỏ một sự lưu tâm và hiểu biết nhiều hơn trước.

Một sự kiện khiến tôi vui mừng cũng đồng thời suy tư. Tôi lóm nghe được hai nữ sinh nói chuyện với nhau. Một người hỏi người kia, đây có phải là một ‘tà giáo’ không? Và tất cả những điều này có nghĩa là gì? Sự tuyên truyền của Trung quốc hiển nhiên vẫn còn mạnh trong đầu óc của cô ta. Khi tôi muốn giải thích với cô ta, cô ta nói rằng đã biết nó là gì rồi, vì lúc nảy cô ta đã đọc tờ báo Pháp Luân Đại Pháp. Cô ta cũng nói với tôi cô ta nhận thấy tờ báo này rất hay, nhưng vẫn chưa rõ Pháp Luân Đại Pháp thật sự đại biểu cho cái gì. Chỉ sau khi nghe tôi giải thích và nhìn thấy những bài Công Pháp mà cô ta có một ý niệm rỏ rệt và đúng đắn trong đầu về Pháp Luân Công.

Tôi nghĩ đó là một dấu hiệu cho chúng ta biết là đừng nên lệ thuộc quá nơi những phương tiện gián tiếp để làm sáng tỏ sự thật. Sự tiếp xúc trực tiếp, đối với tôi, là không thể thay thế. Báo chí chỉ phản ảnh một phần nào thôi, và nhiều câu hỏi cá nhân chỉ có thể được trã lời mặt đối mặt.

* * * * *

Nguyên bản bằng tiếng Đức,
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/7/20/24321.html

Dịch ngày 9-8-2002, đăng ngày 12-8-2002; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai.

Share