Bài viết bởi phóng viên Minh Huệ – Đường Ân

[MINH HUỆ 20-12-2010] Bangalore là thành phố lớn thứ ba ở Ấn Độ, với dân số khoảng 6,5 triệu người. Sau khi Ấn Độ độc lập năm 1947, Bangalore, một thành phố trung tâm ở miền Trung Nam Ấn Độ, dần dần trở thành một trung tâm công nghiệp nặng, bao gồm ngành nghiên cứu hàng không vũ trụ. Trong hơn một thập kỷ, Bangalore đã thu hút sự chú ý và ủng hộ của các công ty công nghệ cao từ khắp nơi trên thế giới. Nó đã trở thành trung tâm công nghệ thông tin của Ấn Độ. Các kỹ sư ở Bangalore chiếm 1/3 tổng số kỹ sư ở Ấn Độ. Một thành phố đang bùng nổ với hơn 10.000 công ty, Bangalore được biết đến như thung lũng Silicon của Ấn Độ. Nó là một trong những thành phố đang phát triển nhanh nhất ở Ấn Độ.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2009, một phóng viên từ hãng Indian Express, một cơ quan truyền thông ở Ấn Độ, đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt đến Bangalore, nơi cũng có số học viên Pháp Luân Công tập trung đông nhất, để phỏng vấn các học viên. Hôm đó là ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới, kỷ niệm lần thứ 17 ngày Pháp Luân Công hồng truyền trên khắp thế giới. Phóng viên chụp cảnh các học viên Pháp Luân Công địa phương.tập công ngoài trời.

2007-8-18-bangalore--ss.jpg
Mọi người học các bài tập Pháp Luân Công ở trường Bangalore

2008-9-30-india-01--ss.jpg
Các học sinh đang tập công nhóm ở trường Jyothi ở thành phố Chintamani, Bangalore

Nền văn minh cổ đại được ban phúc bởi Chân-Thiện-Nhẫn

Ấn Độ, nơi Phật Thích Ca Mâu Ni truyền bá Phật Pháp, được biết đến như một đất nước của Đức Phật. Người dân Ấn Độ là người thực tế, trung thực, và tốt bụng, và người dân Ấn Độ dễ dàng chấp nhận Pháp Luân Đại Pháp. Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ấn Độ đã được đăng ký ở Mumbai vào tháng 9 năm 2004 và đã được công nhận bởi chính phủ Ấn Độ. Kể từ đó, Ấn Độ, một quốc gia đông dân thứ hai trên Trái Đất, đã được ban phúc bởi Chân-Thiện-Nhẫn. Nhân dân phổ biến Pháp Luân Đại Pháp bằng truyền miệng và những người mới liên tục tham gia tập luyện.

2009-12-30-indiafahui-01--ss.jpg
Pháp Hội đầu tiên ở Ấn Độ được tổ chức tại Bangalore vào ngày 26 tháng 12 năm 2009

Vào đầu tháng 3 năm 2003, cuốn sách Chuyển Pháp Luân được xuất bản bằng tiếng Ấn Độ. Các địa điểm tập Pháp Luân Công được lập nên ở nhiều thành phố Ấn Độ, bao gồm Mumbai, New Mumbai, Pume, Hyderabad, Bangalore, và New Dêli. Vào ngày 26 tháng 12 năm 2009, Pháp Hội lần đầu tiên ở Ấn Độ được tổ chức ở Bangalore, và các học viên từ nhiều thành phố ở Ấn Độ đã tham dự. Ngài Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã gửi lời chúc mừng tới Pháp Hội, khuyến khích các học viên “Học Pháp tốt và tinh tấn – và học Pháp thường xuyên – trở thành những người tu luyện chân chính của Đại Pháp

Giáo viên và học sinh hơn 80 trường học tập luyện Pháp Luân Công ở môn học Giáo dục thể chất

Pháp Luân Công được tập luyện ở hơn 80 trường học ở Bangalore. Học sinh và giáo viên tập các bài tập Pháp Luân Công vào giờ học Giáo dục thể chất. Một số trường học có hơn 3.000 học viên. Ở thành phố Chintamani, cách không xa Bangalore, Verkey, hiệu trưởng của trường Jyothi và là một tín đồ Thiên chúa giáo, đã phổ biến đến các giáo viên và học sinh sau khi ông được trải nghiệm tác dụng chữa bệnh huyền diệu của Pháp Luân Công.

2008-10-11-india-04--ss.jpg

Học sinh và giáo viên đang tập các bài tập Pháp Luân Công ở trường Vidia Jyothi

2008-10-11-india-06--ss.jpg
Khi được hỏi có thích Pháp Luân Công không, tất cả học sinh đều giơ tay lên và trả lời rất lớn: “Có, chúng em thích”

Các giáo viên và học sinh tại trường Jyothi nhận thấy rằng họ đã được hưởng lợi ích về thể chất từ việc tập luyện các bài tập Pháp Luân Công. Nhà trường đã đặc biệt sắp xếp hai phòng học dành riêng cho các học sinh để học Pháp Luân Công, điều đó tạo nên một tiền lệ ở Ấn Độ. Hiệu trường Verkey đã sử dùng gần như toàn bộ tiền tiết kiệm của mình để mua vài mẫu đất gần trường học để xây dựng một cơ sở để các học viên có thể học Pháp và tập các bài tập. Ở Ấn Độ, nơi mà các nguồn lực y tế còn thiếu thốn, Pháp Luân Công, một phương pháp tập luyện hoàn toàn miễn phí, không còn nghi ngờ là món quà mà thiên đường ban tặng.

Hiệu trưởng nhà trường: Pháp Luân Công đem lại lợi ích về tinh thần và thể chất cho các giáo viên và học sinh.

Cuối tháng 10 năm 2007, Hiệp hội trường học quốc gia của Ấn Độ đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập lần thứ 50. Hiệu trưởng các trường học tư nhân từ khắp mọi miền Ấn Độ đã tham dự lễ kỷ niệm. Hai hiệu trưởng đã chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc phổ biến Pháp Luân Công ở trường học của họ.

Hiệu trưởng Verkey đã kể về việc Pháp Luân Công trở nên phổ biến ở trường học của ông và được đón nhận nồng nhiệt như thế nào. Ông giải thích ông đã gặp những vấn đề sức khỏe ra sao, và ông đã ngạc nhiên về những cải biến sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công như thế nào. Đương nhiên ông đã nói với các giáo viên và học sinh về Pháp Luân Công. Sau khi họ bắt đầu tập luyện, nhiều học sinh cá biệt đã có sự thay đổi đáng kể. Chúng không chỉ không còn quậy phá, mà điểm học tập của chúng được cải thiện rất tốt. Sự siêu thường và hiệu quả của Pháp Luân Công là điều mà ông chưa bao giờ thấy trước đây. Ông vô cùng hạnh phúc khi giới thiệu điều này cho các hiệu trưởng, giáo viên, và học sinh khác.

Hơn 60 trường học đã quan tâm đến việc giảng dạy và tập luyện Pháp Luân Công.

2007-12-4-india-02--ss.jpg
Hiệp hội quốc gia các trường học Ấn Độ tặng hoa cho các học viên đã biểu diễn các bài tập Pháp Luân Công

Các học viên được mời tới hội nghị để biểu diễn các bài tập Pháp Luân Công. Trong khi các học viên biểu diễn năm bài tập với những động tác uyển chuyển thanh nhã, mềm mại, và theo nền nhạc lôi cuốn, những tiếng vỗ tay vang lên giữa các khán giả. Hiệu trưởng Verkey đã thay mặt cho tổ chức tài trợ chính cho Hội nghị tặng hoa cho những người biểu diễn.

Sau hội nghị, đại diện của hơn 20 trường học đã mời các học viên đến biểu diễn ở trường của họ. Sau đó, đại diện từ hơn 60 trường học, bao gồm các trường học, đã bày tỏ sự quan tâm của họ đến việc học các bài tập Pháp Luân Công và học Pháp. Số lượng học sinh ở một số trường học này là hơn 3.000.

Luận Ngữ được đưa vào sách giáo khoa, một tiền lệ ở Ấn Độ

Ông Sri Ram Reddy, hiệu trưởng của trường Byreshawara ở Bangalore, đã tự hào kể rằng Luận Ngữ, lời mở đầu của bản tiếng Anh cuốn sách Chuyển Pháp Luân, đã được đưa vào sách giáo khoa tiếng Anh của trường. Luận Ngữ xuất hiện ở đầu sách giáo khoa. Điều này đã đặt ra một tiền lệ ở Ấn Độ. Có hơn 2.000 học sinh ở trường Byreshawara. Nhiều giáo viên học Pháp và tập các bài tập Pháp Luân Công hàng ngày. Họ tích cực phổ biến Pháp Luân Công.

2008-10-5-indiaschool-05--ss.jpg
Bản tiếng Anh của Chuyển Pháp Luân và Luận Ngữ trong sách giáo khoa của trường Byreshawara

2008-10-5-indiaschool-03--ss.jpg
Các học sinh đang luyện công tập thể các bài tập Pháp Luân Công ở trường Byreshawara

2007-10-14-india-04--ss.jpg
Các học sinh trung học ở trường Byreshawara đang luyện công tập thể các bài tập Pháp Luân Công

Cô Akhila, một giáo viên ở trường Byreshawara, đã phổ biến Pháp Luân Đại Pháp trong nhiều năm. Mỗi buổi sáng, hơn 60 học viên tập trung tại công viên gần nơi cô sinh sống để tập công chung. Ấn Độ được biết đến với một lịch sử lâu dài của những tôn giáo phức tạp, và kết quả là sự miễn cưỡng từ bỏ niềm tin trước đây là rào cản đối với việc chấp nhận Pháp Luân Đại Pháp của họ. Tuy nhiên, do lối suy nghĩ thực tế của họ , nhiều người dân Ấn Độ đã đắm mình trong phúc lành của Pháp Luân Đại Pháp.

Pháp Luân Đại Pháp ở những vùng sâu vùng xa

Sri Adichunchanagiri Mahasamsthama Moth, một trường học tôn giáo, nằm ở một ngôi làng cách rất xa Bangalore. Nó bao gồm đầy đủ các bậc giáo dục từ Ttiểu học đến Đại học, và có tổng số hơn 2.000 học sinh. Cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo, các giáo viên đã dẫn dắt các học sinh luyện tập tập thể các bài tập Pháp Luân Công.

2007-12-14-indiabangalore-01--ss.jpg
Các học sinh ở trường Sri Adichunchanagiri Mahasamsthama Moth học Pháp Luân Công

Trường Anh ngữ SRIK.V, với hơn 800 học sinh, cách Bangalore hơn 60 dặm. Hiệu trưởng nhà trường đã ca ngợi Pháp Luân Công, và trong vòng ba tuần lễ hướng dẫn các bài tập, tất cả học sinh đã được tham gia luyện tập tập thể.

2007-12-14-indiabangalore-04--ss.jpg
Các học sinh trường SRIK.V đang học bài tập thứ nhất – Phật Triển Thiên Thủ Pháp (Phật thi triển nghìn tay)

2008-10-18-india-03--ss.jpg
Các học sinh trường St. Anns, một trường Công giáo gần Bangalore tập công tập thể vào ngày 20 tháng 3 năm 2008

Phương tiện truyền thông đưa tin về sự phổ biến của Pháp Luân Công ở Ấn Độ

Vào ngày 19 tháng 6 năm 2001, Pháp Luân Công đã được giới thiệu trên một tờ báo quốc gia là “đem lại lợi ích cả về tâm lẫn thân”. Vào ngày 20 tháng 12 năm 2001, tờ Deccan Herald đã đăng những bài báo về Pháp Luân Công, điều mà đang trở nên phổ biến.

Vào ngày 30 tháng 4 năm 2003, Thời báo Ấn Độ đã đưa tin Pháp Luân Công dưới tiêu đề “Pháp Luân Công – Ôn hòa dưới bức hại”. Một tuần sau, nó đăng bài báo tiếp theo về sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công ở Ấn Độ.

2007-6-19-india1--ss.jpg
Tờ Deccan Chronicle đã đưa tin vào ngày 13 tháng 6 năm 2007 rằng các lớp hướng dẫn tình nguyện Pháp Luân Công đang trở nên phổ biến hơn

Vào ngày 14 tháng 5 năm 2005, ngày kỷ niệm 13 năm Pháp Luân Công được truyền rộng ra công chúng, các học viên Ấn Độ đã cùng với các học viên từ hơn 100 quốc gia tham gia kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới. Karnataka, một phóng viên của một tờ báo quốc gia của Ấn Độ, đã nhận xét trong một bài báo rằng mặc dù Pháp Luân Công đang bị cấm bởi chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc, nơi bắt nguồn của nó, nó đã cắm rễ ở Bangalore, nơi mà người dân Ấn Độ đón nhận những lợi ích về tinh thần và thân thể từ nó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/20/修者足迹遍天涯–印度–8226-班加罗尔(图)-233898.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/21/122782.html
Đăng ngày 13-02-2011: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share