Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 12-12-2019] Ngày 8 tháng 12 vừa qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Anh quốc đã tập trung ở London để tọa thiền và cùng nhau đọc sách Đại Pháp. Vào mùa lễ năm nay, họ rất biết ơn những lợi ích mà môn tu luyện đã mang lại cho họ. Đặc biệt, họ rất cảm ân Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, và kính chúc Ngài năm mới vui vẻ.

4520650d54ca7b2aed44964819d4e632.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Anh kính chúc Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp: “Một mùa lễ và năm mới vui vẻ!”, ở Công viên Hyde hôm mùng 8 tháng 12 năm 2019.

Thợ làm tóc: Một món quà tuyệt diệu cho mọi người

bcc15d9f7b86d971a62733ef952bc362.jpg

Cô Lorraine, phóng viên thời sự (bên trái) và bà Joy, thợ làm tóc (bên phải) coi Pháp Luân Đại Pháp là một món quà quý giá đối với mọi người.

Bà Joy, một thợ làm tóc sống tại Brighton thuộc bờ biển phía Nam nước Anh, nói: “Năm 2020 sắp đến, điều ước năm mới duy nhất của tôi là mọi người đều biết đến Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì pháp môn này rất tuyệt vời và kỳ diệu.” Bà thực sự trân quý nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp và hành xử theo nguyên lý này hàng ngày.

Bà tình cờ biết đến môn tu luyện này lần đầu tiên vào giữa năm 1999 khi bà trông thấy một tờ rơi giới thiệu về một hội thảo Pháp Luân Đại Pháp miễn phí. Sáu tháng sau, vào đêm giao thừa năm 2000, khi một người bạn bảo bà hãy ước một điều ước, bà nói: “Mình chỉ muốn trở thành một học viên, một học viên Pháp Luân Đại Pháp.” Để ý thấy sự ngạc nhiên của người bạn, bà Joy đã kể với bà ấy về hội thảo mà mình đã tham dự và cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của môn tu luyện.

Vào thời điểm đó, bà Joy đã tìm Đạo được khoảng 5 năm. Bà đã thử tập yoga và một môn thiền định khác nhưng không thấy có tiến triển gì. Bà giải thích: “Khi tôi đọc Chuyn Pháp Luân lần đầu tiên, tôi đã rất phấn khởi vì tôi hoàn toàn tán đồng với những gì trong sách. Mặc dù tôi không thể hiểu tất cả mọi điều, nhưng tôi biết đây là cuốn sách mà tôi hằng tìm kiếm.”

Bà nhận xét nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp rất thâm sâu và vô cùng quý giá. “Bạn không thể tìm thấy chúng ở bất cứ nơi nào khác. Đôi khi chúng ta có thể có một ngày tồi tệ hoặc một ngày tốt lành. Nhưng bất kể trong tình huống nào, nếu bạn luôn giữ Chân-Thiện-Nhẫn trong tâm, bạn sẽ biết phải làm gì.”

Các thành viên trong gia đình cũng nhận thấy bà đã thay đổi. “Chồng tôi nói tôi đã vị tha hơn, và nhờ ảnh hưởng của tôi, hai cô con gái của tôi, giờ đã trưởng thành, cũng rất quan tâm đến người khác. Pháp Luân Đại Pháp dạy tôi cách giáo dục các con và giúp chúng trở thành những công dân tốt hơn. Tôi nghĩ rằng đây là một cuốn sách tuyệt vời cho tất cả mọi người.”

Phóng viên thời sự: Phước lành từ Thiên thượng

Cô Lorraine, sống ở ngoại ô London, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được hơn 5 năm. Là một phóng viên thời sự, công việc của cô là viết bài về văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Cảm kích trước trí huệ và thể ngộ mà cô có được từ Đại Pháp, cô gọi đó là một “phước lành từ thiên thượng.”

Ngay từ khi còn nhỏ, cô Lorraine đã suy ngẫm về cuộc sống và thế giới quanh mình. “Đối với tôi, cuộc sống không có gì đáng sống cả.” Mặc dù cô đã tìm hiểu các pháp môn khác nhau trong Phật giáo ở Anh, Ấn Độ và New Zealand, nhưng cô Lorraine vẫn mơ hồ về nhân thế và có nhiều câu hỏi chưa được giải đáp.

Cô tiếp tục: “Tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu không có Đại Pháp. Tôi đã kiếm tìm trong rất nhiều năm mà không hề biết có một pháp môn thâm sâu như thế.” Chẳng hạn như Pháp Luân Đại Pháp giúp các học viên đề cao tâm tính mà không phải ẩn cư. Cô giải thích: “Trong cuộc sống luôn có những điều bất ổn. Miễn là giữ Chân-Thiện-Nhẫn trong tâm, người đó có thể bình tĩnh, và những phiền muộn và lo âu sẽ giảm đi. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó thực sự rất hiệu quả.”

Cô Lorraine khuyên mọi người nên đọc Chuyn Pháp Luân, bởi cuốn sách này có thể hướng dẫn con người cách trở thành một người tốt hơn. Cô nói thêm: “Tu luyện là gian khổ, nhưng tôi sẽ không thay đổi quyết định của mình, vì đó là lý do tại sao chúng ta ở thế giới này.”

Chủ doanh nghiệp: Trở về nguồn cội

cf204e1b4d0ddb2c4909ecdf307ec1f0.jpg

Anh Michael và cô Nina vợ anh cho biết Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến hạnh phúc và hòa thuận cho gia đình họ.

Anh Michael, 47 tuổi, một chủ doanh nghiệp, là người Việt Nam. Từng là một cậu bé sống qua chiến tranh và hỗn loạn, anh đã tìm đến Phật giáo từ khi còn trẻ với hy vọng tìm được bình yên, tránh xa chiến tranh, bạo lực và thù hận.

Vào cuối năm 2017, anh thấy một bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trên Facebook. Ấn tượng về bài viết này, anh đã tìm kiếm trên mạng để biết thông tin về môn tu luyện. Anh tìm được trang web Pháp Luân Đại Pháp và cuốn Chuyn Pháp Luân.

Khi đọc cuốn Chuyn Pháp Luân, anh Michael nhận ra rằng cuốn sách này vô cùng đặc biệt. Anh nhớ lại: “Đây chính xác là những gì tôi hằng tìm kiếm. Khi tôi tiếp tục đọc, tôi có cảm xúc mãnh liệt muốn quay trở về, trở về với bản nguyên của mình thông qua tu luyện.”

Sau khi đọc hết cuốn sách từ đầu tới cuối, anh Michael bắt đầu học các bài công pháp qua một video trên trang web của Pháp Luân Đại Pháp. Anh kể: “Từ tháng 4 năm 2018, tôi bắt đầu nghe các bài giảng của Sư phụ Lý. Gia đình tôi đã tham gia cùng tôi, và tất cả chúng tôi đã trở thành học viên.” Bên cạnh đó, họ còn tham gia một nhóm tại Công viên Alexandra ở Bắc London vào các ngày cuối tuần.

Khi đọc kinh Phật, anh Michael cho biết anh thường cảm thấy hoang mang vì một số phần vòng vo hoặc không rõ ràng. Anh nói thêm: “Ngược lại, Sư phụ Lý giải thích mọi thứ một cách rõ ràng, minh bạch, và đi thẳng vào vấn đề. Bây giờ tôi đã hiểu chúng ta đến từ đâu, tại sao chúng ta khổ và chúng ta sẽ đi về đâu.”

Từ khi còn trẻ, anh Michael đã khao khát một cuộc sống hạnh phúc. Anh nói: “Hiện giờ chúng tôi không còn mong ước đó nữa, bởi vì chúng tôi đã quá may mắn. Pháp Luân Đại Pháp rất chân chính và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn dạy cho chúng ta biết hạnh phúc chân chính là gì và cách đạt được nó.”

Thú vị là, khi anh Michael có thể bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, những đứa con của anh cũng trở nên hòa nhã và cả gia đình hòa thuận. Anh nói: “Có rất nhiều điều tuyệt vời đang diễn ra. Tôi tin rằng nhiều học viên khác cũng đã trải nghiệm điều như vậy – miễn là chúng ta hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, môi trường xung quanh chúng ta sẽ chuyển biến theo hướng tích cực.”

Kỹ sư: Mẹ bị giam giữ ở Trung Quốc vì đức tin của bà

a2152b8122e02e53694526057a4c23fc.jpg

Cô Lý Huệ, một kỹ sư tại London, cho biết cô sẽ giúp mẹ cô ra tù.

Trong khi môn tu luyện được mọi người đón nhận tại Vương quốc Anh, các học viên ở Trung Quốc vẫn đang bị bức hại vì đức tin của họ. Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999. Cô Lý Huệ, một kỹ sư làm việc tại London, cho biết: “Mẹ tôi đã bị bắt tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 12. Cảnh sát đã lục soát nhà bà và tịch thu sách Pháp Luân Công, các tài liệu thông tin và một máy in.”

Bà Hàn Phi, 49 tuổi, ở quận Triều Dương, Bắc Kinh. Các nhân viên của Đội An ninh Nội địa Quận Triều Dương và các cảnh sát của Đồn Cảnh sát Thị trấn Bình Phòng đã bắt giữ bà. Ngày 5 tháng 12, tại Đồn Cảnh sát Thị trấn Bình Phòng, chồng bà được cho biết bà Hàn đã bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ngày hôm sau, ông phát hiện ra bà Hàn đã bị chuyển đến Trại tạm giam Quận Triều Dương.

Cô Lý bắt đầu đọc sách Chuyn Pháp Luân vào năm 1998 khi cô lên 6. Mặc cho sự đàn áp ở Trung Quốc, cô ngưỡng mộ dũng khí của mẹ cô khi kiên định đức tin của bà. Để giúp nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc, cô Lý dự định chia sẻ câu chuyện của mình với đồng nghiệp, bạn bè và cộng đồng.

Cô nói: “Chỉ vì đức tin của mình, mẹ tôi đã bị giam giữ trong một trại lao động cưỡng bức trong hai năm trước khi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2008.” Cô cho biết thêm rằng cảnh sát tiếp tục sách nhiễu mẹ cô sau khi bà được thả ra vào năm 2010. “Và hiện giờ bà bị bắt trở lại, tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với mẹ tôi. Tôi muốn mẹ tôi về nhà.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/12/396962.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/15/181102.html

Đăng ngày 20-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share