Châu Dung

[Minh Huệ] ““Phật Pháp” tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới. Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm cũa người thường; nếu không, chân tượng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên…” đó là giọng đọc âm vang ở phòng học trường tiểu học Thái Hoà thành phố Chương Hoa, Đài Loan. Tại đây, tiết học sáng sớm khác với các trường học khác, các học sinh lớp 6A bắt đầu mỗi ngày học bằng cách đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, một cuốn sách chính yếu của Pháp Luân Đại Pháp.

Giáo viên trưởng ban Trần Kim Mỹ nói: “Mấy năm trước, tôi tìm đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, và sau khi đọc, tôi hiểu ra ý nghĩa cuộc đời. Từ đó tôi đã được chứng nghiệm rất nhiều lợi ích từ tập luyện theo Pháp Luân Đại Pháp. Và đây là xuất phát từ mong muốn trao tặng những gì tốt đẹp nhất cho các cháu học sinh. Tôi mong rằng các cháu cũng sẽ được những gì tốt đẹp mà tôi được.”


Học sinh lớp 6A trường Thái Hoà, thành phố Chương Hoa, Đài Loan
đang học Đại Pháp và tập các bài tập Đại Pháp

Hơn ba năm nay, thầy trò cùng nhau học Chuyển Pháp Luân cũng như các sách Pháp Luân Đại Pháp trong các tiết học buổi sáng sớm. Họ tập các bài tập vào giờ nghỉ trưa và chia sẻ kinh nghiệm tu tập cùng nhau trong các tiết sinh hoạt. Học sinh lớn lên và học tập trong môi trường Chân Thiện Nhẫn, và thu được rất nhiều lợi ích cả về thể chất và tinh thần.

Tại Đài Loan, có rất nhiều giáo viên như Trần Kim Mỹ. Họ giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho các học sinh của mình, sau khi bản thân họ thấy rằng học Pháp Luân Đại Pháp rất tốt. Qua thực tiễn rõ ràng về tiến bộ thể chất và tinh thần ở những học sinh nào học Pháp Luân Đại Pháp, Ban giáo dục Đạo đức đã nhất trí bỏ phiếu ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp.

Vào quãng cuối tháng 1-2001 đầu tháng 2-2001, chính phủ huyện Chương Hoa đã chỉ đạo tổ chức Trại bồi dưỡng Pháp Luân Đại Pháp cho các giáo viên lần đầu tiên ở Đài Loan. Từ đó đến nay, cứ vào dịp nghỉ hè và nghỉ đông, có khoảng 20 đến 30 Trại bồi dưỡng Pháp Luân Đại Pháp cho giáo viên được tổ chức ở Đài Loan. Sau hàng trăm trại được mở như vậy, Pháp Luân Đại Pháp cùng giáo lý Chân Thiện Nhẫn đã đi sâu và tâm trí của các giảng viên cũng như học sinh.


Trại bồi dưỡng Pháp Luân Đại Pháp cho giáo viên
tại thành phố Đài Nam, 2001 nhân dịp nghỉ đông


Trại bồi dưỡng Pháp Luân Đại Pháp cho giáo viên
của trường tiểu học Phong Điền tỉnh Đài Trung, tháng 8-2004


Trại bồi dưỡng Pháp Luân Đại Pháp cho giáo viên
do chính phủ huyện Vân Lâm chỉ đạo tổ chức, tháng 7-2004


Trại bồi dưỡng Pháp Luân Đại Pháp cho giáo viên
thị trấn Ngô Tây huyện Đài Trung, tháng 7-2004


Trại bồi dưỡng Pháp Luân Đại Pháp cho giáo viên
tại tiểu học Đông Ninh (7-2004), tiểu học Tiểu Đàm thành phố Gia Nghĩa (7-2004), và thị trấn Bắc Cảng huyện Vân Lâm (1-2002)

Chị Diệp Chỉ Vân, giáo viên tại Tân Trúc, hàng tuần vào ngày Thứ Ba và Thứ Năm, đều hướng dẫn các học viên lớp 3 và lớp năm học Pháp Luân Đại Pháp và tập các bài tập vào thời giờ nghỉ trưa. Chị nói: “Học sinh sau khi học Pháp Luân Đại Pháp là có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn, trở thành học sinh tốt hơn. Trước đây có một cháu học sinh cá biệt rất mất trật tự ở lớp tôi. Hay quậy phá làm cả lớp khó tập trung học, và nhiều học sinh khác không thích cháu, thậm chí ghét bỏ và chửi cháu. Nhưng qua những bài học Chân Thiện Nhẫn và qua nhiều câu chuyện Pháp Luân Đại Pháp, cả lớp đã thay đổi thái độ. Các học sinh khác không chửi mắng mà còn giúp đỡ cháu. Và bản thân cháu cũng thay đổi và hành vi đã tốt lên nhiều.”

Giáo viên Lý Mẫn Ngọc trường tiểu học Minh Nghĩa thành phố Hoa Liên, người đã được giải giáo viên gương mẫu, đã mở một nhóm Minh Huệ. Nhóm Minh Huệ gặp mặt hàng tuần với 80 phút hoạt động nhóm. Các học sinh tập công, đọc Hồng Ngâm và học đạo lý Chân Thiện Nhẫn và liên hệ những điều học với cuộc sống hàng ngày. Học sinh tiến bộ rất nhanh. Sau đây là một số cảm tưởng và thể nghiệm của các học sinh sau một học kỳ học Pháp Luân Đại Pháp.

Yingxun: “Sau khi cháu học Pháp Luân Công, cháu về nhà dạy cho em trai. Nó trước hay ốm vặt lắm, giờ đã đỡ nhiều rồi.”

Qiaoyuan: “Sau khi học Pháp Luân Công, cháu quan tâm đến mọi người chung quanh, và bỏ tính nóng nảy đi nhiều.”

Meihui: “Cháu học Pháp Luân Công thích lắm, nhưng cháu vẫn lo cho mẹ cháu phải làm việc vất vả, và hay mệt mỏi. Cháu mong rằng mẹ cháu cũng sẽ học Pháp Luân Công.”

Peijing: “Pháp Luân Công cho cháu sức khoẻ và vui vẻ. Cháu muốn đọc nhiều và cảm thấy mình rất có ích nhiều hơn. Cháu có nhiều bạn hơn.”

Jingru: “Cháu quý tất cả các bạn cùng lớp. Cháu hiểu rằng không nên bắt nạt bạn yếu và bé hơn. Cháu nên làm việc thiện và giúp đỡ người khác.”

Yuling: “Khi mệt mỏi vì các việc, cháu tập các bài tập Pháp Luân Công và thấy thư giãn. Như thế cháu làm bài tập được tốt hơn”

Theo một nghĩa nào đó, giáo dục là một sự đầu tư dài hạn. Các giáo viên trường tiểu học Thổ Khố huyện Vân Lâm, đã học qua Trại bồi dưỡng Pháp Luân Đại Pháp, đều tin rằng cần thiết gieo mầm Chân Thiện Nhẫn đến các cháu học sinh càng sớm càng tốt. Cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm các lớp, lần đầu tiên Trại sinh hoạt Thân Tâm Pháp Luân Công đã được tổ chức với khoảng 200 học sinh đăng ký tham gia.

Một phụ huynh học sinh sau khi tham gia với trại đã nói rằng đây là lần đầu tiên chị theo đứa con lớp 4 của mình đến trại. Chị rất mừng khi thấy con trẻ quan tâm đến tu tập thân tâm. Chị nói rằng giáo lý Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công là rất tốt.

Một bác sỹ cũng theo con trai của mình, phát biểu rằng các hoạt động của trại rất tích cực và mang nhiều ý nghĩa. Thông qua các hoạt động ấy, học sinh hiểu được sự quan trọng của tu luyện. Bác sỹ cho rằng các hoạt động này được tổ chức tốt và những nguyên lý quan trọng đã được nhấn mạnh.

Theo một cuộc điều tra không chính thức, có khoảng 300 nghìn đệ tử Pháp Luân Công tại Đài Loan, kể từ khi Pháp Luân Công được truyền vào Đài Loan năm 1995.

Ngoài các trường tiểu học và trung học với hàng trăm nghìn học sinh được học Pháp Luân Công, thì các trung tâm Minh Huệ chăm sóc trẻ em của chính phủ cũng đã được dựng lập tại Đài Bắc, Đài Nam, Đài Trung, Đào Trúc Miêu, Cơ Long, Cao Hùng cùng các địa phương khác.

Ở mức đại học, trên 20 học viện và cao học có tổ chức câu lạc bộ Pháp Luân Công. Ví dụ: Đại học Đài Loan, Đại học Thanh Hoa, Đại học Giao Thông, Đại học Trung Anh, Đại học Trung Ương, Đại học Trung Sơn, Đại học Thành Công.

Pháp Luân Công đang truyền rất nhanh tại các nhà trẻ, tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học tại Đài Loan, như một dòng nước mát chảy mạnh tuôn vào hệ thống giáo dục. Như hiệu trưởng trường tiểu học Tân Sinh tại Đài Bắc, bà Lưu Mỹ Nga nói: “Đây là lựa chọn giáo dục công dân tốt nhất.”

25-1-2005

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/1/25/94193.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/1/27/56956.html.

Dịch và đăng ngày 30-1-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share