Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-7-2016] Một người tu luyện sẽ không thể đắc Chính Quả hoặc ra khỏi Tam Giới mà không vứt bỏ tâm tật đố.

Một người có tâm tật đố sẽ cảm thấy bất công khi thấy tài năng, năng lực, danh tiếng, địa vị hay hoàn cảnh của người khác tốt hơn mình. Thậm chí anh ta còn có thể đáp lại bằng những lời nói gây tổn thương hoặc những hành vi làm hại [người khác].

Những hành vi này đi ngược lại với lòng từ bi, là nguyên nhân gây tổn đức và tạo nghiệp. Vứt bỏ hoàn toàn tâm tật đố chính là chìa khoá để có một trái tim bao dung.

Sư phụ giảng rằng:

“Tâm tật đố [ghen tị] là chướng ngại cực lớn trong luyện công, ảnh hưởng phi thường to lớn tới người luyện công, sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới công lực của người luyện công, làm hại người đồng Đạo, can nhiễu nghiêm trọng đến tu luyện lên cao của chúng ta. Làm người luyện công thì cần 100% trừ bỏ [tâm này]. Có người luyện công tới một tầng thứ nhất định, nhưng tâm tật đố không buông bỏ, hơn nữa khi càng không buông bỏ thì càng dễ tăng cường. Loại phản tác dụng ấy khiến những tâm tính khác mà họ đã đề cao biến thành phi thường yếu đuối.” (Chương III: Tu luyện tâm tính – Pháp Luân Công)

“Người có tâm tật đố là coi thường người khác, không để người khác hơn mình, thấy người khác hơn họ thì họ chẳng cân bằng trong tâm, không chịu nổi, không phục. [Họ cho rằng] tăng lương thì cùng tăng, được thưởng thì cùng nhiều như nhau, trời sập xuống thì mọi người cùng đỡ. Thấy người khác kiếm nhiều tiền hơn thì họ ghen tị, dù thế nào đi nữa hễ vượt họ thì quả là không được.” (Chương III: Tu luyện tâm tính – Pháp Luân Công)

Cổ nhân từng có một mô tả sâu sắc về tâm tật đố: “Nghe được người khác làm việc thiện trong lòng liền sinh hoài nghi, nghe được người khác làm việc ác liền rất tin không nghi ngờ, người đó cảm thấy [khó chịu] như bị mất mát cái gì đó khi thấy người khác có chỗ tốt, nhưng cảm thấy thoải mái khi trông thấy sự mất mát của họ.”

Tâm tật đố là điều nghiêm cấm đối với người tu luyện. Nó cũng tự biểu hiện trong văn hoá của Đảng Cộng sản.

Là người tu luyện, chúng ta phải thay thế ảnh hưởng của văn hoá Đảng bằng văn hóa Thần truyền, và chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp để đề cao cảnh giới tu luyện của mình.

Trần Kế Đình, một nhà tư tưởng học triều nhà Minh, nói rằng một người đàn ông có hai sự sỉ nhục lớn: đó là khoe khoang những bộ quần áo của mình và bao che những thiếu sót của bản thân. Ông cũng nói rằng một người đàn ông còn có hai tật xấu: đố kỵ đối với năng lực của người khác và lan truyền sự kém cỏi của người khác.

Vương Dương Minh, một nhà tư tưởng học khác triều nhà Minh, có một triết lý: Sự thống khổ của con người là vì sự ngạo mạn của họ. Sự ngạo mạn gây ra tâm lý tự mãn. Tâm tự mãn ngăn cản họ cúi mình trước người khác.

Ngược lại, khiêm tốn khiến một người được tôn trọng và dễ được tiếp thu. Điều đó đến từ tận đáy lòng của một người, và không phải để hiển thị. Biết thiếu sót của mình sẽ khiến một người khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi từ người khác để hoàn thiện bản thân. Một người khiêm tốn sẽ tự hoàn thiện bản thân, không đổ lỗi hay tật đố với người khác.

Một số học viên bị tâm tật đố và tâm tranh đấu khiến cho mê muội. Họ mất khả năng phân biệt đúng sai, thậm chí đi xa hơn là phá hoại công tác của các học viên khác.

Khi các học viên Đại Pháp không phối hợp với nhau, tà ác sẽ rất đắc ý, và Sư phụ sẽ rất buồn. Cuối cùng, những học viên này đã không thể cứu độ chúng sinh, mà còn chiêu mời khổ nạn cho chính mình.

Sư phụ đã nhiều lần cảnh báo chúng ta những tác hại của tâm tật đố. Sư phụ giảng:

“Đến hiện nay, còn có một vài học viên phối hợp với nhau phi thường kém. Không chỉ là kém bình thường, thậm chí là phá đám. Tôi bảo chư vị, dù là tâm gì, miễn là hạng mục của đệ tử Đại Pháp hoặc là việc đệ tử Đại Pháp nên làm, chư vị khởi tác dụng phá hoại, chư vị chính là khởi tác dụng của ma. Dù chư vị cảm thấy ‘tôi là đệ tử Đại Pháp, tôi cũng đã làm rất nhiều việc’, nhưng những cựu thế lực kia đang ghi sổ từng món cho chư vị.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011)

Tâm tật đố là căn nguyên khiến nhiều học viên không thể phối hợp tốt. Họ coi thường nhau và thậm chí trở nên xa lạ với nhau.

Tranh đấu chỉ khiến tâm tật đố nặng hơn và nó có thể chiêu mời nghiệp bệnh. Bất kỳ chấp trước nào cũng có thể gây rắc rối và mang đến nguy hiểm cho người tu luyện.

Một bài chia sẻ gần đây kể về câu chuyện của hai học viên không thể phối hợp tốt với nhau. Một trong hai người đã rất bối rối.

Một lần, Sư phụ đã khai mở ký ức tiền kiếp của anh và anh thấy rằng cựu thế lực đã an bài các mâu thuẫn của họ.

Trước khi họ chuyển sinh trong đời này, Sư phụ đã nhiều lần nói với họ: “Các con phải phối hợp tốt. Các con phải phối hợp tốt. Các con phải phối hợp tốt…”

Cuối cùng học viên đó đã buông bỏ được những lời than phiền của mình, tìm thấy thiếu sót của bản thân và chủ động phối hợp tốt với đồng tu của mình. Cuối cùng, Sư phụ và Đại Pháp đã giải quyết mâu thuẫn cho họ.

Tâm tật đố có nguồn gốc từ sự vị tư (ích kỷ). Điểm này giống hệt với cựu thế lực.

Nó kéo chúng ta [đi] theo hướng ngược hoàn toàn với yêu cầu của Sư phụ. Thuận theo tâm tật đố cũng tương đương với chiểu theo cựu thế lực. Và nó sẽ cấp cho cựu thế lực lý do thích hợp để quản bạn.

Sư phụ giảng rằng:

“Như mọi người đã biết, thể hệ của cựu thế lực tuy đã bị thanh lý hết rồi, nhưng bề mặt thế gian vẫn chưa được đột phá tới; ở thế gian chưa có đột phá tới này, từ lịch sử rất xa xưa hàng nghìn vạn năm về trước, cựu thế lực đã đặt định ra rất nhiều thứ. Những thứ mà chúng định ra ấy tựa như một cái bàn đang xoay chuyển, hễ hoán chuyển vị trí, liền xuất hiện một thiên tượng nơi ở thiên hạ này; hơn nữa nó lại còn có liên hệ với nhân thể.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Trong khi cơ chế của cựu thế lực vẫn đang vận hành, cách duy nhất để chúng ta phủ nhận nó là làm theo lời Sư phụ để đồng hoá với Chân-Thiện-Nhẫn.

Nhiều học viên Đại Pháp nói rằng mình là đệ tử của Sư phụ và chỉ đi theo con đường tu luyện mà Sư phụ an bài, và họ nói rằng phủ nhận mọi an bài của cựu thế lực.

Tuy nhiên, hành vi của họ lại không như lời họ nói. Chúng ta phải vứt bỏ tâm tật đố và tất cả các tâm chấp trước, để giải thể cái bàn của cựu thế lực.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/15/331306.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/10/158192.html

Đăng ngày 19-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share