[MINH HUỆ 27-4-2016] Ông Thượng Xuân Quang đã từng là Phó trưởng Chi cục Long Đàm, Cục thuế nhà đất thành phố Cát Lâm. Tháng 7 năm 1999, khi cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông Thượng bị mất việc và bị quản thúc phi pháp tại trại tạm giam ba lần. Ông cũng hai lần bị giam trong trại tạm giam hình sự và hai lần bị giam trong trại cưỡng bức lao động; nơi ông bị tra tấn tàn bạo và chứng kiến những cái chết tàn khốc của các học viên Pháp Luân Công dưới bàn tay của lính canh.

Những thành viên gia đình ông cũng phải chịu nhiều thống khổ và đau đớn. Họ liên tục bị sách nhiễu và đe doạ. Người mẹ già của ông đã mắc bệnh tim do sợ hãi và lo lắng, con của ông bị giáo viên và bạn học phân biệt đối xử, anh trai của ông bị từ chối thăng cấp và tăng lương bởi vì ông tu luyện Pháp Luân Công.

Thậm chí tới hôm nay, ông và gia đình mình vẫn liên tục bị giám sát, đặc biệt trong những “ngày nhạy cảm”.

Tháng 6 năm 2016, ông Thượng đã nộp đơn kiện Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, yêu cầu Viện Kiểm sát tiến hành điều tra và đưa ra xét xử đối với Giang Trạch Dân cùng với những kẻ đồng phạm khác trong cuộc đàn áp này.

Sau đây là bản tóm tắt về những gì ông Thượng đã phải chịu đựng và sự tàn bạo mà ông đã chứng kiến ở các trại tạm giam và trại lao động cưỡng bức.

Sự tàn bạo ở trại tạm giam Cát Lâm số 3

Ông Thượng bị bắt vào ngày 25 tháng 11 năm 2000. Đầu tiên, ông bị đưa tới Đồn cảnh sát Long Đàm và bị trói vào một cái “ghế sắt” trong hai ngày đêm. Ông không được cung cấp đồ ăn hay nước uống. Ông cũng bị đánh đập tàn bạo và bị ép phải đứng dưới tuyết vào ban đêm chỉ với quần áo mỏng. Sau đó ông bị đưa tới trại tạm giam Cát Lâm số 3.

Cát chết của một người đàn ông trẻ

Ông cũng chứng kiến sự tra tấn và cái chết của một học viên trẻ từ quận Xương Ấp của thành phố Cát Lâm:

“Ba ngày sau khi tôi bị đưa tới trại tạm giam, tôi đã trông thấy một người đàn ông trẻ khoảng 28 tuổi bị còng tay và chân. Tôi biết tên anh ấy là Vương Lập Tân. Một đêm, tôi nghe thấy lính gác đánh ai đó bằng gậy gỗ ở cửa bên cạnh, và tôi có thể nghe thấy tiếng la hét của anh Vương Lập Tân. Tiếng đánh đập vang lên một lúc lâu. Ngày hôm sau, tôi được biết là chân và xương sườn của Vương bị gãy. Đêm hôm sau, lính gác lại đánh anh ấy và tiếng kêu của Vương dần dần ngừng hẳn. Anh ấy bị chết vì nghẹt thở trong khi bị ép uống nước muối nồng độ cao. Một cuộc đời trẻ trung đã bị kết thúc một cách tàn bạo chỉ trong vài ngày”. Ông Thượng viết.

Ông Thượng lại bị bắt giữ phi pháp vào 2005 vì gửi tinh nhắn nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công và lại bị giam ở cùng trại tạm giam đó trong 10 ngày. Ông đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ phi pháp và bị bức thực hai lần mỗi ngày; việc này làm ông đau đớn cùng cực.

Sự kiện “14 tháng 3” tại Trại lao động cưỡng bức Hoan Lĩnh

Tháng 11 năm 2000, ông Thượng bị bắt và bị đưa tới Trại lao động cưỡng bức Hoan Lĩnh ở Cát Lâm trong hai năm. Ngoài việc bị tra tấn, ông còn có mặt trong sự kiện “14 tháng 3” năm 2001:

“Ngày 10 tháng 3, một học viên Pháp Luân Công trẻ đi lấy ít nước. Bởi vì không thông báo trước với lính canh trực ban, khuôn mặt của anh ấy đã bị đánh tím tái, mũi miệng chảy máu và bị nhốt vào phòng biệt giam trong ba ngày,” Ông Thượng nhớ lại.

“Chúng tôi tuyệt thực để phản đối cách đối xử tàn bạo của lính canh. Ngày 14 tháng 3, tất cả lính canh trong trại lao động cưỡng bức đã bắt đầu trả thù. Tôi bị mang tới một văn phòng và bị đánh bằng gậy nhọn và bị sốc điện bằng nhiều dùi cui điện cùng lúc. Họ đã đấm đá tôi. Tôi lăn lộn trên sàn nhà trong đau đớn.”

“Sau này tôi nghe nói rằng một số học viên cũng bị thương nghiêm trọng vào ngày hôm đó. Ông Ngưu Tuấn Tệ từ Thư Lan bị đưa tới bênh viện và đã không bao giờ trở lại. Ông Hầu Chiêm Hải bị gãy xương sườn, thương tổn phổi. Ông ấy bị chuyển tới Trại lao động cưỡng bức Liêu Nguyên, nhưng một vài tháng sau ông ấy bị gửi trả về nhà và chết vì chấn thương.”

Bị tra tấn ở Trại lao động cưỡng bức Triêu Dương Câu ở Trường Xuân

Vì lo sợ tin tức về vụ việc xảy ra trong trại ngày 14 tháng 3 sẽ được truyền ra ngoài, nhà chức trách của Trại lao động cưỡng bức Hoan Lĩnh đã chuyển các học viên bị tra tấn tàn khốc nhất sang các trại lao động khác. Ông Thượng Xuân Quang và 14 học viên khác bị gửi tới Trại lao động Bạch Tuyền ở Liêu Nguyên, nơi ông bị ép phải lao động nặng vào ban ngày ngày và bị tra tấn đủ kiểu vào ban đêm, bao gồm cả việc bị treo người lên và bị đốt.

Sáu tháng sau, ngày 24 tháng 12 năm 2001,họ bị chuyển tới Trại lao động cưỡng bức Triêu Dương Câu ở thành phố Trường Xuân. Sự bức hại ở đó thậm chí còn tồi tệ hơn.

Tất cả những người mới bị lột hết quần áo và bị đánh đập dã man khi họ mới tới trại lao động.

Các học viên phải chịu đủ kiểu tra tấn, chẳng hạn không được sử dụng nhà vệ sinh trong một thời gian dài, buộc họ phải đi vệ sinh ra quần, bị ép phải đứng im trong nhiều giờ, cấm ngủ, ép lao động, đánh đập tàn bạo bằng gậy, bằng những tấm ván, bằng thắt lưng da, và bị sốc điện. Một số người còn bị bấm đinh vào lòng bàn tay hoặc bị nhét que tre dưới móng tay của họ, gây cho họ những cơn đau đớn khủng khiếp.

Một người đàn ông trẻ khác bị tra tấn tới chết

Ông Tùy Phúc Đào tới trại lao động cùng ngày với ông Thượng. Khi ông nói tại một buổi họp rằng Pháp Luân Cộng bị oan, ông đã bị đánh dã man và bị tra tấn.

“Trước khi ông kết thúc câu nói, ba tên ác ôn đã quật ông bằng một thắt lưng bằng da và đánh đập ông. Đầu của ông bị sưng vù như một quả bóng bay. Khi một học viên khác cố ngăn họ lại, họ đã quất vào mặt anh ấy bảy hay tám lần. Trong khi sự việc diễn ra, chỉ huy bộ phận quản giáo của trại ung dung quan sát,” Ông Thượng kể lại.

“Sau đó, họ đã trói tay ông Tuỳ ra sau lưng và treo ông lên một chiếc giường ngủ. Ông Tuỳ đã bất tỉnh vì đau đớn. Sau vài tháng, họ tiếp tục tra tấn ông Tuỳ cho tới khi ông chết vào tháng 4 năm 2002.”

Ông Thượng nói rằng ông may mắn khi vẫn còn sống, bởi vì nhiều học viên ông biết đã mất mạng trong cuộc bức hại.

“Điều tôi trải qua là một sự miêu tả chân thực về những gì mà một học viên Pháp Luân Công bình thường ở Trung Quốc phải chịu đựng, và là một dẫn chứng khiêm tốn về cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân và thuộc cấp gây ra. Giang Trạch Dân và những kẻ đồng phạm phải bị mang ra công lý, và họ phải chịu đầy đủ trách nhiệm cho những tội ác của họ,” Ông Thượng viết trong bản khiếu nại.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “ Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/27/327111.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/9/156607.html

Đăng ngày 13-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share