Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-2-2016] Nhiều học viên Pháp Luân Công hiện đang thực thi quyền hợp pháp của mình khi kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc vì tội phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công cũng như gây ra những tổn thất và thống khổ cho các học viên suốt 16 năm qua.

Bà Vệ Thải Hà, nhân danh mẹ là bà Dương Tú Liên và chính bản thân, đã đệ đơn kiện Giang lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 24 tháng 6 năm 2015.

Dưới đây là trích đoạn lời tự thuật của bà Vệ về những thống khổ mà bản thân bà và người mẹ phải gánh chịu trong suốt 16 năm kể từ khi cuộc bức hại khai màn.

Người mẹ qua đời vì bị tra tấn và tấn công tình dục

Mẹ tôi tên là Vương Tú Liên, bị bắt giữ vào tháng 3 năm 2000 vì tới Bắc Kinh thỉnh nguyện ôn hòa đòi quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Khi đó bà tầm 60 tuổi. Bà bị giam giữ phi pháp một tháng tại Trại tạm giám Hán Trung. Cảnh sát đã lục soát nhà và tịch thu nhiều sách Pháp Luân Công của bà.

Đến năm 2002, tôi và mẹ cùng bị bắt giữ phi pháp vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công, nhưng bị nhốt vào hai buồng giam khác nhau trong cùng một Trại tạm giam. Lính canh ra lệnh cho tù nhân ngược đãi chúng tôi cả về thể xác lẫn tinh thần.

Mẹ tôi bị tra tấn. Bà phải giữ nguyên một tư thế như ngồi xổm, đứng thẳng, hay khom lưng, trong thời gian dài. Tù nhân cũng đánh vào cổ họng mẹ tôi khiến bà không thể nói năng gì được hàng tháng trời. Bà cũng bị phát bệnh viêm phế quản và hen suyễn.

Hình thức tra tấn khủng khiếp nhất là họ tấn công tình dục bà bằng chiếc bàn chải. Lính canh bắt bà đứng dựa vào tường trong tư thế “đại bàng sải cánh”, bốn tù nhân khác giữ chân tay bà. Hai tù nhân dùng một chiếc bàn chải đánh răng thọc vào âm đạo của bà và chà đi chà lại.

Năm 2003, mẹ tôi bị kết án tù hai năm trong lao động cưỡng bức và bị tống giam trong Trại Lao động Nữ Thiểm Tây. Tháng 1 năm 2004, khi bà được trả tự do, bà gầy mòn tiều tụy và chỉ có thể đi lại chậm chạm.

Sự sang chấn tâm lý do bị tra tấn đã khiến bà bị ám ảnh sâu sắc và thậm chí nó đã cướp đi mạng sống của bà. Bà qua đời vào ngày 28 tháng 3 năm 2008. Hai tháng trước khi qua đời, cảnh sát vẫn còn đến sách nhiễu và lục soát nhà bà.

Bà Vệ bị bắt giữ và tra tấn nhiều lần

Lần đầu tiên tôi bị bắt là ngày 3 tháng 3 năm 2000 và bị giam giữ 10 ngày. Cảnh sát của Cục Cảnh sát Hán Trung bắt tôi tại nơi làm việc vào ngày 11 tháng 3 năm 2002. Họ lục soát phi pháp văn phòng và nhà tôi. Tôi bị giam giữ một năm trong trại tạm giam Hán Trung.

Năm 2003, mẹ tôi phải chịu án lao động cưỡng bức hai năm, còn tôi là ba năm. Tôi bị đưa vào Trại Lao động Nữ Thiểm Tây.

Sau khi được ra trại lao động cưỡng bức vào tháng 9 năm 2004, tôi lại bị liên tục sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm và lục soát nhà, thậm chí có lần họ còn thẩm vấn tôi từ sáng đến 10 giờ đêm.

Cụ thể, tôi bị bắt giữ vào ngày 10 tháng 1 năm 2008. Ngày 21 tháng 9 năm 2009, tôi bị đưa vào Trung tâm Tẩy não Long Giang Vũ Phong. Ngày 23 tháng 10 năm 2012, tôi bị bắt tại nơi làm việc và bị giam giữ tại thôn Phô Trấn Tạo Thụ trong một tháng.

Trở nên thiện lương và khoan dung hơn sau khi tu luyện

Mẹ tôi bước vào tu luyện năm 1996. Chứng kiến những lợi ích mà mẹ tôi được hưởng từ Pháp Luân Công, tôi cũng bắt đầu tu luyện kể từ năm 1998.

Pháp Luân Công mang lại cho tôi lợi ích to lớn. Tôi không chỉ khỏi mọi bệnh tật mà còn hiểu được ý nghĩa chân chính của cuộc sống.

Trước khi bước vào tu luyện, chồng tôi ngoại tình nên tôi đã ly thân với anh ấy và sống trong tuyệt vọng. Nhưng kể từ khi bắt đầu tu luyện, tôi trở nên thiện lương và khoan dung hơn với người khác, kể cả với chồng tôi.

Đến năm 2012, người chồng đã ly thân của tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Tôi đã mời anh ấy về nhà tôi ở sau đợt xạ trị. Tôi chăm sóc anh ấy tận tâm trong ba tháng trước khi anh ấy qua đời.

Chứng kiến việc tôi đối đãi tốt với người chồng đã ly thân của mình, đồng nghiệp của tôi cũng thay đổi định kiến của họ về tôi và Pháp Luân Công.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/2/11/323980.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/18/155612.html

Đăng ngày 1-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share