Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 1-2-2016] Ngày 25 tháng 1 năm 2016, ông La Quốc Long ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bị xét xử vì tội phỉ báng sau khi đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân, buộc cựu độc tài Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với việc ông bị bắt giam trong trại lao động cưỡng bức và tra tấn tàn bạo liên tục.

Luật sư của ông La biện hộ tại phiên xét xử rằng thân chủ của anh có quyền [dựa trên] hiến pháp để đòi công bằng từ các tòa án, vì Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công khiến gây ra những đau khổ cho ông La.

Sau phiên xét xử, gia đình của ông La nói: “Luật sư đã làm rõ rằng thân nhân của chúng tôi không phạm pháp. Công tố viên cũng không có căn cứ pháp lý nào để buộc tội ông La.”

Tuy nhiên, gia đình ông lo lắng về bản án mà thẩm phán sẽ đưa ra, cho rằng bản án của các học viên Pháp Luân Công luôn được định trước.

Người nông dân 62 tuổi vẫn bị giam sau lần bắt giữ vào ngày 8 tháng 9 năm 2015, chưa đầy hai tháng sau khi ông gửi đơn kiện Giang Trạch Dân.

Tòa án vi phạm thủ tục pháp lý

Tòa án Thẩm Bắc chỉ thông báo cho gia đình ông La biết về thời gian diễn ra phiên tòa trước hai ngày làm việc theo lịch đã sắp xếp. [Thứ Năm] Ngày 21 tháng 1 năm 2016, gia đình ông mới nhận một thông báo rằng phiên xét xử được sắp xếp vào thứ Hai tuần tới. Theo luật, họ nên được thông báo trước ít nhất một tuần.

Gia đình ông La cố gắng thuê luật sư biện hộ cho ông. Thật may mắn, họ đã tìm được anh Lý Tĩnh Lâm, một luật sư tại Bắc Kinh.

Mặc dù luật pháp Trung Quốc quy định rằng luật sư biện hộ phải được xem lại hồ sơ của thân chủ mình trước ít nhất 10 ngày, nhưng tòa án đã từ chối yêu cầu hoãn phiên xét xử của gia đình ông La.

Luật sư đã chỉ có 30 phút để xem qua hồ sơ ngay trước khi phiên xét xử bắt đầu.

Chỉ có ba thân nhân được phép vào phòng xét xử

Chín rưỡi sáng ngày 25 tháng 1, phiên tòa bắt đầu và chỉ ba thân nhân của ông La được phép vào trong phòng xét xử có sức chứa 100 người.

Bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức

Ông La khai rằng ông đã bị sốc bằng dùi cui điện, đánh đập tàn bạo và bị trói chân tay nhiều lần trong ba kỳ lao động cưỡng bức của ông. Ông nói rằng đáng lẽ ông không đáng phải trả giá nhiều như vậy chỉ vì không từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Ông buộc Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ của mình.

Thẩm phán đã hoãn việc tố tụng mà không đưa ra bất kỳ phán quyết nào.

Ông La vẫn bị giam giữ. Cả vợ và con trai ông đã bị tổn thương bởi vụ bắt giữ của ông La đến nỗi hiện giờ bà đã mất thị lực, còn con trai ông gặp vấn đề với thính giác. Họ cũng đang xin giúp đỡ để bảo lãnh cho ông La được thả.

Tòa án Thẩm Bắc: +86-24-89749899

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Bài viết liên quan:

Ông La Quốc Long được điều trị khẩn cấp ở bệnh viện vì bị cảnh sát ngược đãi trong khi bị giam giữ

Học viên La Quốc Long ở thành phố Thẩm Dương bị bắt giữ và bức hại lần thứ tư


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/1/323007.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/6/155132.html

Đăng ngày 1-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share