[MINH HUỆ 04-04-2015] Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Người tu luyện nên dĩ Pháp vi sư. Khi người khác chỉ ra điểm thiếu sót của đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên đối chiếu hành vi của mình với Pháp, hướng nội, tu chính bản thân, và tìm ra nguyên nhân khiến mình chưa tín Sư tín Pháp.

* * *

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Giảng đến vấn đề địa thượng Phật và địa thượng Đạo. Còn một tình huống nữa, Trung Quốc cổ đại có rất nhiều người tu luyện tại núi sâu rừng già. Vì sao hiện nay không có? Kỳ thực không phải là không có, mà là không để người thường biết; cũng không thiếu đi chút nào; những vị này đều có công năng. Mấy năm nay không phải là những vị này không có mặt, họ đều có cả đấy. Hiện nay trên thế giới còn có vài nghìn; Trung Quốc nước ta tương đối nhiều hơn. Đặc biệt là ở các danh sơn đại xuyên đều có, một số núi cao cũng có. Họ dùng công năng bít [hang] động lại, do đó chư vị không thấy được sự tồn tại của họ. Họ tu luyện rất chậm, chiêu [pháp] của họ không lanh lợi, [vì] họ không nắm được trung tâm của tu luyện. Còn chúng ta trực chỉ nhân tâm, chiểu theo đặc tính tối cao của vũ trụ chúng ta mà tu luyện, chiểu theo hình thức ấy của vũ trụ mà tu luyện, nên đương nhiên công tăng trưởng rất mau.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã gặp một vị Thần tiên giống như Sư phụ mô tả trong đoạn Pháp ở trên. Không phải tôi gặp ông ấy trong định, mà ngay trong không gian này. Tôi nghĩ rằng cuộc đàm đạo của chúng tôi được diễn ra nhằm mục đích chỉ ra những thiếu sót của chúng ta, và chính Sư phụ đã điểm hóa cho chúng ta thông qua lời của một vị Thần tiên. Nay tôi xin viết ra để chia sẻ với các đồng tu những trải nghiệm của mình.

Vị Thần tiên này bề ngoài trông giống như một người thường ở tuổi trung niên, ngoài ra không có gì nổi bật. Tôi gần như không nhìn thấy ông ấy, nhưng Sư phụ đã cho phép thiên mục của tôi nhìn vào quá khứ của ông. Tôi kinh ngạc khi biết rằng ông là một danh nhân nổi tiếng trong lịch sử, đa số mọi người đều biết ông. Vị Thần tiên mà tôi gặp không phải là danh nhân đó chuyển sinh, mà ông đã sống trong thời gian rất lâu dài. Ông đã hơn 1.800 tuổi rồi.

Sư phụ giảng:

“Trong số những người tôi đã gặp, một số đã tu luyện hơn 4.000 năm. Tại sao họ lại tu luyện lâu như thế? Không phải là tầng thứ của họ không đủ cao để lên thiên quốc, bởi vì vài người trong số họ đã vượt xa Tam Giới rồi; tuy thế, họ vẫn không thể lên được. Chính là họ không được phép đi lên, vì không có thiên quốc nào thu nhận họ. Tại sao họ lại có thể tăng công? Pháp lý của tầng thứ này đã định ra như vậy. Tuy nhiên, những tiểu đạo thế gian rất đa dạng; một số là do con người tạo ra. Lúc ban đầu người ấy chỉ tu luyện theo một pháp môn, có thể là Đạo gia hoặc Phật gia. Sau khi tu luyện một thời gian cá nhân ấy thấy môn này khá tốt, nhưng một người khác đến tìm anh ta, nói: hãy tu môn này đi. Thế là anh ta tu theo môn đó. Vì vậy công của người này đã bị trộn lẫn. Ban đầu anh ta được một vị sư phụ trông nom, nhưng khi sư phụ ở trên cao nhìn thấy anh ta đã trở nên như thế, vị sư phụ ấy không muốn quản anh ta nữa. Vì ở trên không chấp nhận anh ta nữa, nên người này không thể thoát khỏi Tam Giới được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston(tạm dịch)

Ông ấy nhận thấy tôi đã nhìn vào quá khứ của ông, nên ông đến gặp tôi. Tôi không sợ cũng không ngưỡng mộ ông chút nào, bởi vì pháp tu của ông không thể sánh với Pháp Luân Đại Pháp được. Ông ấy không bao giờ có thể can nhiễu được tôi vì trong tâm tôi luôn nhận thức rõ ràng pháp lý “bất nhị pháp môn”. Có thể vì lý do này mà Sư phụ đã cho phép tôi gặp ông ấy. Tôi định giới thiệu Đại Pháp cho ông, nhưng ông đã đọc những bài giảng của Sư phụ rồi.

Ông ấy hỏi tôi có tin Sư phụ và Đại Pháp không? Tôi trả lời rằng tôi tin tưởng tuyệt đối. Nhưng ông vẫn hỏi tiếp: Trong Hồng Ngâm có viết:

“Tĩnh tư kỷ đa chấp trước sự

Liễu khước nhân tâm ác tự bại.” (Biệt Ai, Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

“Tĩnh lặng suy nghĩ xem bản thân có bao nhiêu chấp trước

Dứt đi được tâm người thường thì tà ác sẽ tự thất bại.” (Đừng Đau Buồn, Hồng Ngâm II)

Ông ấy hỏi tôi tin tưởng điều này mạnh mẽ tới đâu. Tôi không biết trả lời ra sao.

Chúng tôi đã thảo luận về những thiếu sót mà ông quan sát thấy trong chỉnh thể đệ tử Đại Pháp. Ông đã chia sẻ quan điểm với tôi, và tôi nhận ra chúng thật nghiêm trọng. Điều này đã giúp tôi có được nhận thức sâu sắc hơn về Pháp, do đó tôi xin tóm lược lại lời của ông ấy như sau.

Vị Thần tiên đó nói rằng người thường không thể nhìn thấy uy lực của Đại Pháp. Nếu một người có thể tín Sư tín Pháp 100%, không gì có thể cản trở nổi cá nhân ấy. Tất cả những ai bị va vấp đều có vấn đề với tín tâm của họ ở một mức độ nào đó. Một số học viên tỏ ra thật sự tín Sư tín Pháp, nhưng sự kiên định của họ chỉ để hiển thị. Suy nghĩ và hành vi thật sự của họ không thể qua mắt các Thần.

Khi tôi đối chiếu với bản thân và các đồng tu, tôi thấy ông nói đúng. Khi gặp khảo nghiệm cam go, chúng ta tỏ ra mình đang rất kiên định tín niệm nhằm che đậy việc chúng ta không chịu cải biến bản thân. Sư phụ đã giảng:

“Mọi người đều biết, chúng ta làm các việc là không phải để cho người ta xem, cũng không phải là để người phụ trách hạng mục xem, cũng không phải là để người phụ trách của Phật Học Hội xem, đúng không? Chư vị bảo là để cho Sư phụ xem, chủ thể Sư phụ cũng không ở trước mặt chư vị. Để cho ai xem? Để chư Thần xem, Pháp thân của Sư phụ cũng đang nhìn, vô lượng chúng sinh vũ trụ đang nhìn chăm chú không chớp mắt vào từng ý từng niệm của chư vị và từng động thái tư tưởng của chư vị. Để cho ai xem? Trong chứng thực Pháp rất nhiều việc mà chư vị làm rất xuất sắc ấy đều được ghi chép vào đoạn lịch sử này của vũ trụ, không hề bỏ sót một chút nào của mỗi từng đệ tử Đại Pháp. Nhưng nếu mà chư vị chú trọng những thứ người thường ở bề mặt, thì chư vị chính là chấp trước, thì chư vị chính là nhân tâm.” (Tinh Tấn Hơn Nữa)

Vị Thần tiên còn bảo rằng hầu hết đệ tử Đại Pháp đều tu luyện bản thân rất tốt. Tuy nhiên, tu luyện nơi người thường có rất nhiều giả tướng. Bất kể tầng thứ tu luyện của chúng ta cao đến đâu, hay chính quả của chúng ta cao đến đâu, hễ tư tưởng hoặc hành vi không phù hợp sẽ gây ra vấn đề. Ngay cả các Thần ở trong Tam Giới cũng có thể nhìn thấy mọi thứ rất rõ ràng, nhưng họ không thể chỉ ra cho chúng ta được. Sư phụ lại càng không. Tất cả tùy thuộc vào chúng ta tự nhận thức thôi.

Những lời này không có gì mới. Hầu hết học viên biết rằng Sư phụ không thể giảng cho chúng ta quá chi tiết. Sư phụ đã giảng về việc này nhiều lần. Sư phụ giảng:

“…các học viên gặp nhiều vấn đề nhất định và nhiều khó khăn. Ban đầu các vị không biết phải xử trí ra sao. Dần dần các vị ấy hiểu ra sau đó, và qua việc thử và chịu lỗi đã nhận ra cần phải làm gì. Tôi đã không nói gì cả, đặc biệt là trong giai đoạn này, bởi vì cuộc khảo nghiệm sẽ không được tính nếu tôi nói. Nếu khảo nghiệm không được tính, sẽ có hai vấn đề nảy sinh. Thế lực cũ sẽ dùng hết tất cả năng lực của họ để gây hại. Họ sẽ coi Pháp này là tà Pháp, và điều ấy sẽ gây rất nhiều rắc rối cho công việc chính Pháp của tôi, và gây nên đại hỗn loạn trong toàn vũ trụ này. Điều ấy không được phép.” (Giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Pháp hội tại Great Lakes Bắc Mỹ)

Vị Thần tiên còn chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hơn. Ông nói rằng có nhiều người không hề đề cao trong tu luyện, không thể vượt qua khảo nghiệm trong nhiều năm. Tín tâm của họ phai nhạt dần. Một số người đắc được công năng, rồi bắt đầu phát triển tâm lý tự mãn về bản sự của mình từ những lời tán dương của các đồng tu. Một số học viên ngộ Pháp không sâu còn bị đặc vụ xúi giục đi theo những học viên có công năng. Họ thậm chí còn tưởng rằng bản sự của họ không thua gì Sư phụ.

Cuối cùng họ cho rằng Đại Pháp quá huyễn hoặc, và Sư phụ chỉ có năng lực giới hạn. Nếu là trong pháp môn tu luyện của ông ấy thì những đồ đệ như thế đã bị trục xuất rồi. Đại Pháp liên tục cho họ cơ hội quy chính lại bản thân. Sư phụ càng không muốn giảng nhiều, thì họ lại càng nghĩ mình cao cường và kém tin tưởng vào Sư phụ và Đại Pháp.

Điều này làm tôi nhớ đến một đồng tu mà tôi biết. Người ấy đã từng có vấn đề đối với tín Sư tín Pháp, người ấy không thể ngộ được gì khi học Pháp. Cách giải quyết duy nhất là cho một gậy bổng hát để giúp người đó nhận thức ra căn nguyên của vấn đề.

Sư phụ giảng:

“Sư phụ là sẽ biểu hiện kiểu con người, sẽ không [tỏ ra] như là Thần mà đối đãi ai cả, trừ phi ngay trước lúc Chính Pháp kết thúc. Nếu hiện nay tôi [trông] tựa như Thần, thì sẽ phá hoại hoàn cảnh tu luyện của chư vị, phá mất cái ‘mê’ này vốn là chư vị cần ngộ ra trong tu luyện, những gì chư vị làm và tu luyện của chư vị có thể sẽ [vì thế] mà không được tính, chính là phá đi hết thảy những điều ấy, chúng sinh cũng không thể được cứu độ, do đó chư vị không được dùng nhân tâm để đo lường Pháp, không được dùng lối nghĩ của con người để nhìn Sư phụ. Bộ Pháp mà Sư phụ truyền đây, có thể khiến chư vị tu luyện, chư vị chính là tu luyện trong bộ Pháp này, dùng bộ Pháp này để đối chiếu, Pháp là không hề sai. Pháp ở bề mặt nhất có văn tự của con người và kết cấu văn tự của con người, nhưng tuyệt không hề hạn cuộc ở bề mặt đâu, tầng tầng tầng tầng đều có nội hàm của Pháp.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)

Vị Thần tiên còn tiết lộ rằng một vài học viên quá cố đã bí mật uống thuốc giảm đau, gặp bác sĩ, và đi khám ở bệnh viện. Một số ít hơn, kể cả học viên tu lâu, đã trải qua phẫu thuật hoặc một số liệu trình khác ở bệnh viện.

Khi một học viên mới hoài nghi Đại Pháp, bệnh tật của học viên ấy vẫn có thể được chữa lành miễn là tín tâm của người đó mạnh hơn nghi tâm, và nếu học viên này vẫn luyện công tốt. Tuy nhiên đối với học viên tu lâu thì cách duy nhất để vượt qua khảo nghiệm là phải kiên định tín niệm đối với Sư phụ và Đại Pháp. Ôm giữ bất kỳ tâm hoài nghi nào cũng sẽ khiến “căn bệnh” kéo dài và mất đi tín tâm.

Con đường tu luyện của những đệ tử đó sẽ hoàn toàn bị hủy nếu sự việc như thế xảy ra trong pháp môn của ông ấy. Đại Pháp đã từ bi với những học viên ấy hết lần này đến lần khác. Nhưng họ vẫn cho rằng mình ngộ cao hơn và sâu hơn người khác.

Những học viên tu tốt hơn một chút lại mất tự tin, dù rằng họ không hoài nghi Đại Pháp. Nhưng họ vẫn cứ nghĩ rằng Sư phụ không chăm sóc họ nữa. Đây là một hình thức khác của không tín Sư tín Pháp.

Đại Pháp không đặt yêu cầu cao cho học viên mới. Sư phụ đã từng giảng:

“Nhưng nói cách khác, rằng ‘tôi là học viên mới’, hoặc là bản thân cũng không cảm thấy tinh tấn đầy đủ đến vậy, có bệnh còn là đến bệnh viện. Vậy đi [bệnh viện] là cứ đi [bệnh viện] thôi; cũng tính là quá trình tu luyện, sau này khi tu tốt hơn sẽ dần dần minh bạch thực hiện như thế nào. Tu luyện vẫn cần một quá trình, vẫn phải cấp cơ hội cho người ta. Tất nhiên tinh tấn rồi thì khỏi phải nói nữa. [Với ai] mà trong tâm vẫn chưa rõ: chư vị đi [bệnh viện] thì Sư phụ cũng không thể nói gì.”(Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Vị Thần tiên nhìn thấy rằng những nguyên lý của Đại Pháp triển hiện năng lượng và uy lực cường đại vô biên. Nhiều học viên không thật sự tin điều này. Một số học viên bị thương do tra tấn ở trong tù. Nếu họ có thể chân thành tin tưởng Đại Pháp, chân chính tu luyện bản thân, và cải biến quan niệm, thì họ sẽ hồi phục rất nhanh. Thế nhưng chính niệm của nhiều học viên đã bị nhục hình làm cho lay chuyển. Khi bị thương nặng thì họ lại nghi ngờ Đại Pháp. Một số người vẫn còn học Pháp chỉ để người khác thấy rằng họ vẫn đang tinh tấn.

Hồi mới tu luyện, họ cố gắng luyện công cho bằng được dù bệnh nặng đến mấy. Tuy vậy, sau khi ra khỏi tù, họ lại không còn hứng thú luyện công nữa, dù họ vẫn còn đi lại được. Họ phàn nàn về những điều khiến họ khó chịu, và viện ra đủ loại lý do để thoái thác việc luyện công. Tại sao? Bởi vì trong thâm tâm họ đã nghi ngờ Đại Pháp. Những nghi tâm này có thể giấu được con người, nhưng không thể qua mắt chư Thần. Dù chỉ còn một chút xíu nghi tâm cũng không thể vượt qua khảo nghiệm sinh tử được, huống là nghi ngờ ở mức độ như của họ. Nhận thức của họ đối với Pháp chỉ ở tầng người thường. Chẳng có cách nào vượt qua khảo nghiệm được. Nếu họ không thể đề cao trong một thời gian dài, sinh mệnh của họ không thể được kéo dài thêm nữa. Ngược lại nếu họ tăng cường chính niệm và tinh tấn như thuở đầu tu luyện, thì chắc chắn họ sẽ hồi phục. Trên thực tế, nhiều học viên bị tra tấn đến tàn phế hoặc cận kề cái chết, đã có thể hồi phục nhanh chóng. Thần tích đã triển hiện, nhưng chỉ đối với những ai không chút nghi ngờ Đại Pháp. Họ thật sự rất đáng khâm phục.

Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, nhiều học viên chăm sóc đồng tu bị thương theo kiểu giống như chăm sóc cho người thường bị bệnh, không thật sự tranh thủ thời gian học Pháp hay luyện công chung với họ. Học viên bị thương không chủ động luyện công, và không thể tập trung nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ. Cuối cùng họ đã qua đời. Nguyên nhân rất có thể là như lời vị Thần tiên đã trình bày. Một học viên bị thương đã nói với gia đình rằng ông không còn tin tưởng Đại Pháp nữa sau khi ông được thả khỏi tù. Các đồng tu của ông không biết điều này và vẫn phát chính niệm theo nhóm cho ông. Rốt cuộc ông đã qua đời. Tôi biết khá nhiều trường hợp như vậy. Nếu chúng ta có thể giao lưu tốt với họ và giúp họ khôi phục chính niệm, chúng ta mới có thể cứu mạng họ.

Vị Thần tiên nhận xét rằng pháp môn tu của ông không thể sánh được với Đại Pháp. Nhưng ông đã đương đầu với những khổ nạn ở Tam Giới bằng 100% tín tâm mãnh liệt của mình. Nếu một người tu tiểu đạo có thể làm được vậy, tại sao đệ tử Đại Pháp lại không thể? Tâm bất tín của họ đã khiến họ bị gián cách với uy lực của Đại Pháp.

Tôi đã có thêm thể ngộ sâu sắc hơn về điều Sư phụ giảng:

“…khi chư vị không ngừng tu luyện, thì sinh mệnh không ngừng được kéo dài; chư vị không ngừng luyện, nó không ngừng kéo dài; nếu người cao tuổi có căn cơ tốt, chư vị vẫn có thể đủ thời gian luyện công. Nhưng có một tiêu chuẩn: khi vượt qua tiến trình sinh mệnh thiên định ban đầu, [thì] sinh mệnh được kéo dài thêm kia, hoàn toàn chỉ để cho chư vị dùng để tu luyện; chư vị suy nghĩ chỉ chệch đi chút xíu, là sinh mệnh gặp nguy hiểm ngay; bởi vì quá trình sinh mệnh của chư vị đã qua lâu rồi. Trừ phi chư vị bước sang tu luyện xuất thế gian pháp, thì không có khống chế ấy; lúc đó có một trạng thái khác.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Vị Thần tiên còn kể về những rắc rối khác do tín tâm không đầy đủ đưa đến. Ông đưa ra khá nhiều ví dụ thực tế cho vấn đề này. Tôi không hỏi ông nhiều. Tôi chỉ đối chiếu lời ông nói với Pháp và nhận ra những thiếu sót trong nhận thức Pháp của một vài đồng tu.

Tôi cảm thấy rằng nhiều đệ tử Đại Pháp đã tự cô lập bản thân và che đậy vấn đề của mình, ngay cả khi họ tỏ ra tinh tấn trong mắt người khác. Nếu chúng ta đều có thể mở rộng tấm lòng, giao tiếp với nhau, và hiểu Pháp sâu hơn, thì chúng ta có thể tránh được rất nhiều tổn thất.

Đây chỉ là thể ngộ hữu hạn của tôi. Xin hãy từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp.

(Còn tiếp)

Xem tiếp Phần 2


Bản tiếng Hán: www.minghui. Org/mh/articles/2015/3/31/306893.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/4/149602.html

Đăng ngày 24-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share