[MINH HUỆ 08-11-2014] Dưới đây là bức thư của một nhân viên Phòng 610 tại Trung Quốc Đại lục gửi tới Ban Biên tập Minh Huệ. Anh ấy viết trong bức thư này: “Một người bà con của tôi là người luyện tập Pháp Luân Công. Sau khi tôi được điều động đến làm việc ở Phòng 610, vị ấy thường xuyên đến tìm tôi để nói về đạo lý,… nhưng công việc của tôi không phải trong ngày một ngày hai có thể thay đổi được. Sau đó, vị ấy đưa tôi phần mềm vượt qua phong tỏa mạng Internet và email, bảo tôi hãy xem Minh Huệ cho nhiều vào. Tôi nghĩ rất đơn giản thôi, tôi không định tham gia Pháp Luân Công và cũng không phản đối Đảng Cộng sản, nên đơn giản là tiếp tục công ăn việc làm, như thế hẳn sẽ không chịu quả báo gì cả. Mong có được trả lời thoả đáng từ các vị.”

Bên dưới bức thư của anh này, là bức thư trả lời của Ban Biên tập Minh Huệ.

* * * * *

Thư gửi đến Ban Biên tập Minh Huệ:

Gửi các vị Ban Biên tập Minh Huệ:

Thân chào!

Tôi là…, bị điều động đến Phòng 610 một cách ngoài ý muốn, nhận công tác trực tiếp đối với Pháp Luân Công. Rất nhiều năm trước tôi đã từng tình cờ tiếp xúc với Pháp Luân Công, về sau quốc gia không cho luyện nữa nên cũng không luyện nữa. Những người ở độ tuổi chúng tôi thường khá tuân thủ. Trước khi được điều động làm công việc này, tôi không có ấn tượng gì sâu sắc về Pháp Luân Công. Mặc dù cũng thỉnh thoảng mạ lỵ sự thối nát của Đảng Cộng sản, nhưng thực ra cũng không căm ghét Đảng Cộng sản. Ngẫm nghĩ thấy Đảng Cộng sản xoá bỏ thuế cho nông dân, giảm phí khám chữa bệnh cho nông dân, không ngừng tăng lương cho công nhân, cũng đã làm không ít việc tốt đẹp.

Sau khi tôi được điều động làm công tác này, một người bà con của tôi [tu luyện Pháp Luân Công] thường tìm tôi để nói đạo lý, nói về nào là quả báo phải chịu vì bức hại Pháp Luân Công, còn dẫn ra không ít những ví dụ cụ thể, như Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân. Tôi không muốn tham dự vào những thị phi [liên quan đến] Pháp Luân Công, đồng thời cũng không muốn tham gia những hoạt động phản đối Đảng Cộng sản… Nhưng vị bà con kia đã nhiều lần tìm gặp tôi, nói về những thứ như nhân quả, nghiệp lực, v.v. Khiến tôi giờ đây tâm tình vô cùng bồn chồn. Tôi bảo anh ấy đừng nói với tôi những điều như thế nữa, những thứ anh ta nói đó quá huyễn hoặc, chẳng hạn anh ấy đưa ra ví dụ thế này về chữ “bạo” (爆), rằng ai mà gia nhập Đảng Cộng sản thì trên bị mặt trời nướng khô, dưới bị hồng thuỷ nhấn chìm, hai bên bị lửa thiêu đốt. Mà công việc của tôi không phải trong ngày một ngày hai có thể thay đổi được.

Sau đó vị ấy đưa tôi phần mềm vượt qua phong toả mạng Internet và email, bảo tôi hãy xem Minh Huệ cho nhiều vào. Tôi nghĩ rất đơn giản thôi, tôi không định tham gia Pháp Luân Công và cũng không phản đối Đảng Cộng sản, nên đơn giản là tiếp tục công ăn việc làm, như thế hẳn sẽ không chịu quả báo gì cả. Mong có được trả lời thoả đáng từ các vị.

Chúc mọi người khoẻ mạnh và hạnh phúc!

01-11-2014

* * * * *

Thư Ban Biên tập trả lời:

Thân chào:

Xem xong thư của anh, chúng tôi rất cảm thông với tâm tình của anh. Quả thực là đời người không tránh khỏi phải đối mặt với lựa chọn bên này hay bên kia. Người sống ở đời, thì thăng tiến, công tác, sống vui vẻ qua ngày là những điều hợp lẽ thôi. Nhưng hoàn cảnh xã hội đặc thù của Trung Quốc Đại Lục đã đặt anh vào vị trí đối lập với rất nhiều người.

Anh muốn có giải đáp cho nghi hoặc, có được trả lời thoả đáng từ phía chúng tôi, vậy chúng tôi thử đề xuất với anh một số ý kiến. Có lẽ không hoàn toàn giải hết câu hỏi của anh, khiến anh hài lòng, nhưng anh hãy thử xem có giá trị tham khảo chăng, từ một góc độ nào đó. Nếu anh thấy có đạo lý, thì hãy lấy đó tham chiếu một chút; còn nếu như nhất thời không cảm thấy có lý, thì ít nhất cũng mong anh nhận ra thiện ý của chúng tôi ở đây.

Chúng ta hãy tìm hiểu việc này từ ba góc độ: luật pháp, đạo đức, và nhân tính.

1. Luật pháp

Hiến pháp Trung Quốc điều 35 và 36 khẳng định rõ rằng công dân Trung Quốc có quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng. Tuy nhiên, chính quyền do Đảng Cộng sản khống chế biết luật pháp mà cứ phạm pháp, đàn áp một cách phi pháp những người tin theo Pháp Luân Công. Pháp Luân Công lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên tắc để tu, truyền rộng hơn 100 quốc gia trên thế giới, gồm cả Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, được toàn thế giới tán đồng và ủng hộ, ấy vậy mà ở Trung Quốc Đại Lục là bị Đảng Cộng sản đàn áp dã man. Cuộc đàn áp này là ngang nhiên chà đạp Hiến pháp, đúng không? Phái anh đi làm công tác bức ép người ta không luyện Pháp Luân Công, đó chẳng phải là đặt anh vào vị trí đối lập với rất nhiều người sao? Đặt vào vị trí chà đạp Hiến pháp, đúng không?

Xin hãy đưa chân tướng đó nói cho bạn bè thân quyến của anh, để những kẻ phạm pháp không còn mặt mũi gặp người; đây là bảo hộ hoàn cảnh [xã hội] pháp trị mà chúng ta nên có. Hôm nay bỏ mặc hàng xóm cháy nhà không cứu, thì ngày mai nhà mình gặp nạn sẽ chẳng ai giúp mình.

2. Đạo đức

Khuyên người ta làm tam thoái (tức là thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội) không phải tham dự chính trị, mà là kêu gọi đạo đức dân tộc Trung Hoa. Nói mà giữ lời là đạo đức, nói mà không giữ lời thì là không coi trọng đạo đức. Người đã thề rồi mà cũng không coi đó là gì, thì có thể xem đó là người coi trọng đạo đức chăng? Là người đáng tin chăng?

Hãy nghĩ xem, tương lai con cháu của anh lớn lên đi học, về nhà hỏi anh: “Ông ơi! Hôm nay cháu phát thệ giả lừa người ta thôi, lấy được khăn quàng đỏ đây này.” Và anh bảo cháu rằng: “Cháu ngoan, giỏi quá! Năm xưa ông còn nhỏ cũng là gạt người như thế!”

Là người có văn hoá, chúng ta đều muốn làm người biết giữ chữ tín, làm gương cho con trẻ, đúng không? Nhưng các vị từng phát lời thề độc trọn đời dâng hiến và phấn đấu cho sự nghiệp của tà đảng. Lời nói ấy là từ chân tâm của các vị chăng? Các vị có thể thật sự thực hiện điều đó chăng? Hiện nay rất nhiều người đều tuyên bố thu hồi lời thề khi vào đảng đoàn đội. Khi tuyên bố thoái đảng, đoàn, đội ấy dùng tên thời nhỏ hay là tên giả cũng đều được, là vì ở đây quan trọng là chân tâm.

Anh hãy dùng tên thời nhỏ hoặc hoá danh tuyên bố rút lại lời thề với đảng đi. Hãy lấy lại lương tâm của mình, làm một người Trung Quốc có đạo đức nâng cao và biết giữ chữ tín. Như vậy sẽ không có báo ứng ở đó, nếu quả thực đúng là đến ngày Trời Đất báo ứng, thì vì anh có lương tâm trong sạch, nên sẽ không ở trong số đó!

3. Nhân tính

Sống làm người, muốn thăng tiến, muốn tiền bạc, nuôi nấng gia đình, cái đó là hoàn toàn hợp lý. Là một cán bộ nhà nước, có thể nói là “làm người nô bộc vì nhân dân phục vụ”, thì anh có thể chiểu theo Hiến pháp chăng, và không bắt nạt bàn dân trăm họ chung quanh chăng, đó là điều chúng tôi nhìn nhận là cơ bản để phân biệt thị phi.

Một đời người ấy, không tránh khỏi phải có những lúc đối diện với lựa chọn rất éo le khó giải. Những rắc rối mắc mớ đó chủ yếu là đến từ xung đột giữa lợi ích, đạo đức lương tâm, và tình cảm. Khi mà không thể vừa được tay gấu vừa được vây cá, thì chúng ta luôn là muốn đạt được tối đa có thể, đó cũng là lẽ thường tình, nhưng cần biết phân biệt thị-phi đúng-sai, phải biết giữ vững lương tâm; ấy là điều cần có khi làm người.

Còn về chính trị, thì theo nhìn nhận của cá nhân chúng tôi về những người chung quanh, thì người dân Trung Quốc trải qua nhiều vận động chính trị thế đã trưởng thành rồi, nào còn ai muốn làm bia đỡ đạn cho chính trị nữa. Vậy tại sao có nhiều người đến thế đến chất vấn chính quyền về vấn đề Pháp Luân Công? Chính là vì họ thật sự nhận được lợi ích từ tập luyện Pháp Luân Công! Hiện nay xã hội Trung Quốc đã rất méo mó biến hình, rất nhiều việc mà nhà nước làm không hề tốt đẹp gì, đồng thời rất nhiều việc nhà nước cấm kỳ thực không phải điều gì đó xấu xa đâu. Tư duy một cách độc lập là rất quan trọng.

Chúng tôi nghĩ rằng, hai điều sau đây đủ để thuyết minh rằng Pháp Luân Công có thể đem đến thăng hoa về tâm trí và thân thể: (1) Toàn thế giới đều luyện, đủ các loại dân tộc màu da; (2) Các nơi ở Trung Quốc, nhiều người đến thế vẫn tiếp tục kiên trì mặc dù sau đàn áp tàn khốc lâu dài đến thế. Đã như vậy, thì dù chưa thấu hiểu thì cũng nên tôn trọng họ, đây là giáo lý cơ bản làm người.

Nay kiến nghị:

Nói về lựa chọn, thì điều cần thiết nhất trước khi lựa chọn chính là xác định tiêu chuẩn, nghĩa là dựa theo tiêu chuẩn nào mà lựa chọn. Tiêu chuẩn của chúng tôi chính là: nhìn người khác mà hiểu ra được gì mất gì, xem lịch sử mà sáng tỏ thăng trầm ra sao.

Lịch sử trải ra trước mắt và chúng ta có thể tham khảo các vai diễn trong đó. Ví như: bạo chúa và thủ hạ của chúng thảy đều bị ác báo; có những người giả vờ ốm, giả vờ bất tài để bảo trụ được lương tri, thì đều có thiện báo; có những người đứng lên chống lại áp bức, vì chính nghĩa mà làm, thì cuối cùng có được thành quả tốt đẹp.

Số mệnh của Đảng cộng sản đã hết rồi, đó là sự thật. Giang Trạch Dân nếu biết trước rằng hôm nay ra hải ngoại đi đâu cũng sẽ gặp Pháp Luân Công, tương lai phải trả món nợ này, thì ông ta đã không dám đàn áp! Nhưng giờ đây, ông ta dù đã thấy rõ rồi, ông ta cũng không tìm đâu được thuốc hối hận, đó gọi là “chúng nộ nan phạm”.

Vô luận anh lựa chọn công tác và sinh sống theo bên nào, chúng tôi đều mong rằng anh biết tôn trọng Hiến pháp, làm một công dân tuân thủ luật pháp.

Dù anh lựa chọn thế nào, cũng mong rằng gửi cho chúng tôi tên thời nhỏ hoặc hoá danh, chúng tôi sẽ giúp anh thoái khỏi lời thề độc ấy, giúp anh làm một người Trung Quốc biết giữ chữ tín. Đó là tốt cho anh, cũng là tốt cho con cháu của anh, cớ sao không làm?

Ban Biên tập Minh Huệ
07-11-2014


Ghi chú: (1) Chữ “bạo” [爆], phần bên trên có chữ nhật (mặt trời), phần dưới có chữ thuỷ (nước), phần bên cạnh có chữ hoả (lửa). (2) “Nô bộc của nhân dân” cách nói của cộng sản về quan chức nhà nước. (3) Không thể vừa được tay gấu vừa được vây cá: (ngạn ngữ của người Hoa) không thể cùng một lúc mà ăn được cả hai, cùng lắm là chọn một cái thôi. (4) “Chúng nộ nan phạm”: (thành ngữ người Hoa) làm quần chúng tức giận thì rất nguy hiểm.

Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2014/11/8/300006.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/9/146778.html
Đăng ngày 15-11-2014. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share