Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-09-2014] Ghi chú của Ban biên tập: Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công được phát động vào tháng 07 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã thu thập thông tin về các vụ bức hại và cập nhật một “danh sách các thủ phạm”. Họ tin rằng công lý cuối cùng sẽ được thực thi theo nguyên lý “nghiệp lực luân báo” của vũ trụ và quy luật “gieo nhân nào gặt quả đó” nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhằm cảnh báo các hung thủ, giúp họ tránh được quả báo và lựa chọn cho mình một tương lai tốt đẹp hơn, các học viên đã thu thập những trường hợp bị quả báo ở địa phương mình. Những trường hợp được nêu ra trong bài viết dưới đây là một số ví dụ.

Ông Trần Cảnh Cường, cựu phó chủ tịch của tòa án huyện Khang Bình, đã bị sét đánh tử vong không lâu sau khi ông này thoát được tội danh nhận hối lộ từ các băng nhóm tội phạm ở địa phương. Ngày 15 tháng 08 năm 2014, ông Trần Cảnh Cường đang trên đường đi câu cá thì bị sét đánh. Ông đã qua đời khi mới 48 tuổi.

Ông Trần Cảnh Cường gặp một vụ tai nạn xe hơi trong thời gian bị điều tra và vì vậy không thể hầu tòa. Ông này đã dùng các mối quan hệ của mình để được hưởng án tù treo ba năm.

Một tháng trước khi xảy ra vụ tai nạn xe hơi, ông Trần Cảnh Cường và thẩm phán Phạm Bân đã kết án các học viên Pháp Luân Công là cô Vương Kim Phượng và ông Lý Hiểu Bình lần lượt bảy và ba năm tù giam. Thẩm phán Phạm Bân đã bị kết án tù trong cùng vụ án hối lộ mà ông Trần Cảnh Cường thoát được.

Tại phiên tòa của các học viên, ông Phạm Bân thường xuyên ngắt lời luật sư bào chữa. Ông này còn thô lỗ, la mắng và đe dọa cô Vương. Ông cũng không ngừng rời khỏi phòng xử án để nhận chỉ thị từ các nhân viên của Phòng 610 ở phòng bên cạnh.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện tâm linh cổ xưa, dạy người tu luyện thực hành theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ. Những người hành xử hòa hợp với các nguyên lý này sẽ được phúc báo, trong khi những hành động như đánh đập, tra tấn và giết hại người vô tội sẽ nhận phải quả báo.

Sự thật là ông Trần Cảnh Cường không phải là thẩm phán duy nhất bị tử vong khi đang câu cá. Năm 2013, một thẩm phán đã kết án hơn 17 học viên dựa vào những lời buộc tội giả dối cũng bị ngã xuống nước và chết đuối khi kéo mạnh cần câu.

Một tai nạn khác đã xảy đến với Chu Bằng, phó giám đốc đồn cảnh sát Vinh Hoa ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc vào năm 2010. Trong khi đang câu cá, cần câu của ông này chạm phải một đường dây cao thế và ông này lập tức bị điện giật chết. Nhiều đồng nghiệp của Chu Bằng tin rằng ông bị quả báo vì tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/1/沈阳市法官陈景强诬判好人-遭雷劈毙命-296762.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/11/3205.html

Đăng ngày 29-10-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share