Bài viết của một học viên ở Trùng Khánh

[MINH HUỆ 08-06-2012] Ngày 13 tháng 05 năm 2012 là kỷ niệm hai mươi năm ngày Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng, đó cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã tập luyện Pháp Luân Đại Pháp trong mười sáu năm và không thể báo đáp trước sự cứu độ từ bi của Sư Phụ. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình để kể cho độc giả rằng tôi đã may mắn như thế nào khi được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi sáu mươi hai tuổi, thể chất khỏe mạnh, điềm đạm, lạc quan, vui vẻ và tốt với những người khác. Trước khi tu luyện, tôi không được giống như vậy. Tôi bị hội chứng Meniere’s (điếc, ù tai và chóng mặt), thiếu máu, có bệnh về dạ dày, bàng quang và tiết niệu kém, sự suy giảm dịch nhầy ở đốt sống thứ tư và thứ năm, bị chèn ép dây thần kinh tọa. Tôi đã bị liệt một phần, không thể đứng, ngồi, ngủ hay đi bộ. Ngày nào tôi cũng khóc và gần như suy sụp tinh thần. Tôi nằm liệt giường và không thể làm việc trong sáu tháng. Tôi tìm kiếm phương pháp chữa trị ở khắp mọi nơi nhưng chỉ có tác dụng rất ít. Tôi phát sinh tính hay nóng giận do bệnh tật. Hơn nữa, tôi đã bị mất thị lực bên mắt trái. Sau đó tôi đã mất hết hy vọng vào cuộc sống. Chỉ bởi vì tôi không thể rời xa đứa con gái yêu quý của tôi, nên tôi đã phải chịu đựng và hy vọng rằng ai đó sẽ cứu tôi và thay đổi cuộc đời của tôi.

Cuối cùng, vào ngày 08 tháng 01 năm 1996, tôi đã  gặp được cơ hội cứu lấy cuộc đời mình mà tôi đã chờ đợi cả đời. Với sự trợ giúp của một thành viên trong gia đình, tôi đã đọc sách Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Lý Hồng Chí. Tôi hiểu rằng khổ nạn và hạnh phúc là kết quả của nghiệp lực, “Chân – Thiện – Nhẫn” là đặc tính của vũ trụ và là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt và xấu.

Sư Phụ giảng,

“Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu.”(Chuyển Pháp Luân)

Tôi muốn trở thành một người tốt, một người tu luyện chân chính. Kể từ đó, tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp và bắt đầu một cuộc sống mới. Không lâu sau, tôi đến một điểm luyện công và những đau đớn do bệnh tật đã bớt dần và sau đó biến mất. Kể từ khi đó, tôi đã được tận hưởng sự khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Tôi nói với mọi người mà tôi gặp “Pháp Luân Đại Pháp đã cứu tôi, Sư phụ Lý Hồng Chí đã cứu tôi.” Kỳ lạ thay, con mắt bị mù lòa trong 31 năm của tôi đã nhìn lại được sau hai năm ba tháng kể từ khi tôi bắt đầu tập luyện.

Câu chuyện bắt đầu khi tôi mười bảy tuổi. Vào khoảng ba giờ chiều ngày 30 tháng 09 năm 1967, mẹ tôi chuẩn bị khâu một số mảnh đan của một chiếc khăn lại với nhau bằng một cây kim lớn. Vì tò mò, tôi ngồi gần mẹ và muốn học cách để khâu vá. Lúc mẹ tôi đang rút kim, tôi cũng cúi xuống để nhìn rõ hơn. Cây kim đã đâm vào mắt trái của tôi. Tôi đã khóc vì đau đớn và nước mắt đã chảy dàn dụa từ con mắt đó. Mẹ tôi sợ chết khiếp còn bố tôi nói, “Nhanh lên, hãy đưa đến bệnh viện.” Tuy nhiên, đó là thời kỳ của cuộc Cách mạng Văn hóa và người dân trên khắp Trung Quốc đều bị liên lụy. Không ai làm việc trong bệnh viện và tất cả các bác sỹ đều phải trốn vì vậy chúng tôi không thể tìm được ai. Mẹ tôi và tôi trở về nhà một cách chán nản. Nước mắt tiếp tục chảy ra từ mắt trái của tôi cho đến tận sáng hôm sau. Sáng hôm đó chúng tôi đến bệnh viện duy nhất còn hoạt động – Bệnh viện Tây Nam ở Trùng Khánh. Sau khi kiểm tra mắt của tôi, bác sỹ nói, “Nhãn cầu là một túi chứa nước. Khi nước chảy hết thì nó sẽ không còn nhìn được” Về cơ bản ông ấy nói với chúng tôi rằng không có cách nào để cứu được con mắt ấy.

Đó như một đòn nặng giáng xuống mẹ tôi và bà đã suy sụp trong nước mắt. Bà chẳng thể làm gì ngoài việc chấp nhận việc đó. Sau đó bà đã kể cho tôi về một lời tiên tri của một Đạo sỹ. Khi tôi hai hay ba tuổi, một Đạo sỹ qua đường đã nói với mẹ tôi, “Thưa bà, tôi muốn bói một quẻ về tương lai cho con gái của bà!’” Mẹ tôi trả lời, “Cho một đứa nhỏ thế này sao?” Do người Đạo sỹ cứ thúc giục, mẹ tôi đã bảo tôi nhặt một quẻ. Tôi sóc ống tre và một cái quẻ dự đoán rơi ra. Người Đạo sỹ đọc nó và giải thích cho mẹ tôi, “Bất kể con gái của bà bao nhiêu tuổi, cô ấy phải bị tật nguyền nếu không thì cô ấy sẽ không lập gia đình.” Kể từ đó, mẹ tôi luôn cẩn thận và sợ rằng có điều gì đó sẽ xảy đến cho tôi. Bà không bao giờ nghĩ rằng lời tiên tri sẽ thành sự thật khi tôi sắp bước sang tuổi mười bảy. Sau khi mẹ tôi kể cho tôi nghe câu chuyện này, bà nhìn tôi một cách vô vọng, “Con gái của mẹ, dường như con phải chịu đựng khổ nạn này trong cuộc đời của con rồi.” Đúng vậy! Nếu một khổ nạn đã được sắp đặt thì ai có thể thoát khỏi nó? Kể từ khi mắt trái của tôi mất thị lực, tôi đã phải dùng mắt phải làm mọi việc. Do đó tôi đã trở thành tật nguyền ở tuổi còn trẻ, nó không khó để hình dung được tôi có nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc trong cuộc sống. Cho đến tận năm 1996 khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, mọi việc đã hoàn toàn thay đổi.

Vào ngày 22 tháng 04 năm 1998, trên bàn ăn tối chồng tôi đã khó chịu đến mức hầu như không ăn được chút gì. Tôi lo lắng và hỏi anh ấy xem chuyện gì đã xảy ra. Anh ấy nói, “Giám đốc ở nơi anh làm đã bảo một số người ngay trước mặt anh ra ngoài và đi ăn với ông ta (được chi trả bởi cơ quan) nhưng không mời anh. Hiển nhiên là ông ta muốn gây khó khăn cho anh. Có lẽ ông ta vẫn có ác cảm do không được mời tới đám cưới của con gái chúng ta.” Tôi nói“Dạ dày của anh  không tốt. Nếu anh đi, anh sẽ ăn, uống những thực phẩm có hại cho sức khỏe, vì vậy nó không tốt cho anh. Tại sao anh lại phải sầu não vậy? Hơn nữa khi mọi người trong cơ quan biết rằng nhóm anh dùng tiền của họ để ăn uống thì họ cũng tức giận. Thế chẳng phải là tốt khi ông ta không bảo anh đi cùng sao?” Tuy nhiên, những lời của tôi không có tác dụng. Thay vào đó, anh ấy đã đấm vào mắt trái mù lòa của tôi.

Chồng tôi biết võ thuật và anh ấy đấm tôi khá mạnh. Anh ấy đã dồn hết sự tức giận của mình đối với viên giám đốc lên tôi. Ngay lập tức mắt trái của tôi bị sưng lên và sau đó thành một vòng tròn màu tím giống như một con gấu trúc. Tôi nghĩ, “Anh ấy không tu luyện, anh ấy không phải là một học viên. Việc này thật sự rất khó đối với anh ấy vì vậy làm sao anh ấy có thể chịu đựng được việc đó?” Tôi không tức giận với anh ấy. Tôi đứng trước hình Sư phụ và nói, “Sư phụ, con là đệ tử của Ngài. Con tuân theo tiêu chuẩn của Đại Pháp – Không đánh lại khi bị đánh và không chửi lại khi bị chửi. Con sẽ tuân theo những yêu cầu đối với một người tu luyện.” Tôi không tin rằng sẽ có bất cứ vấn đề gì. Tôi bình tĩnh quay trở lại bàn ăn và nói với chồng tôi, “Không phải khó chịu như vậy. Em không ghét anh đâu. Anh ăn đi!” Nếu điều này xảy ra trước khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi sẽ không thể giữ bình tĩnh hay chịu đựng được. Tôi đã khuyên nhủ anh ấy một cách tử tế nhưng đổi lại là bị đấm vào mắt. Tôi có thể sẽ đánh trả hoặc ly dị anh ấy. Tuy nhiên, kể từ khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết rằng một người tu luyện không thể đối xử với mọi người theo cái lý thông thường – anh đánh vào mắt tôi thì tôi đánh vào mắt anh và anh chơi xấu tôi thì tôi chơi xấu anh, chúng ta cần phải dùng “Chân – Thiện – Nhẫn” như tôn chỉ của chúng ta, cư xử có đạo đức khi đối mặt với hận thù và giải quyết thù hận bằng sự tử tế. Chúng ta cần phải thực sự bình tĩnh và vị tha ngay cả khi chúng ta bị tổn thương. Tôi đối xử với anh ấy như bình thường. Trong bữa ăn tối, tôi chủ động nói chuyện với anh ấy ngay cả khi tôi là người đang phải đối mặt với khổ nạn. Tôi vẫn quan tâm và an ủi anh ấy. Điều kỳ lạ là tôi đã chảy nước mắt giống như tôi đã bị ba mươi năm trước đây. Tôi biết rằng Sư phụ đang khảo nghiệm tôi để xem tôi có thể buông bỏ khi tôi bị tổn thương và ngược đãi hay không.

Nhẫn mà không bất bình hay thù hận sau sự việc này trái ngược rõ ràng với con người tôi vốn thiếu kiên nhẫn và không dễ dàng bỏ qua cho người khác trước kia. Chồng tôi vô cùng xúc động và cảm thấy có lỗi. Vào đêm thứ tư sau đó, anh ấy đã đánh thức tôi dậy và hỏi, “Em đang nghĩ gì trong những ngày qua?” Tôi nói, “Em chẳng nghĩ gì cả.” Anh ấy hỏi lại, “Em không nghĩ đến việc li dị với anh sao?” (Trước đây khi anh ấy xúc phạm tôi thì tôi thường lấy việc li dị ra để đe dọa anh ấy) Tôi trả lời, “Không”. “Tại sao?” – Anh ấy đã rất bối rối.

Tôi đọc thuộc giáo lý Pháp Luân Đại Pháp của Sư Phụ:

“Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui” (“Cảnh Giới” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Anh ấy ngồi yên lặng bên giường và lắng nghe. Tôi có thể thấy rằng anh ấy đã bị cảm động bởi Pháp của Sư phụ. Mắt anh ấy đỏ và anh ấy cố gắng hết sức để ngăn những giọt nước mắt lại. Anh ấy nói, “Đọc lại đi.” Tôi đọc  lại lần nữa. Anh ấy nói, “Anh không biết làm cách nào để bù đắp cho em. Anh sẽ mua thuốc để chữa trị cho em.” Tôi an ủi anh ấy, “Không cần đâu, em sẽ ổn thôi.”

Vào tối thứ sáu sau vụ việc đó, tôi đang trên đường tới điểm tập công. Tôi vô ý che mất mắt phải của mình thì đột nhiên nhận ra rằng mắt trái có thể nhìn thấy – ngôi nhà, sau đó là cái cây. Tôi lấy cuốn sách Chuyển Pháp Luân ra và ba chữ đầu đề hiển hiện rõ ràng trước mắt tôi. Tôi nghĩ, “Sư phụ! Giờ đây mắt của con có thể nhìn được sau ba mươi mốt năm bị mất thị lực! Bởi vì tâm tính của con đã đề cao từng chút một và con tuân theo những yêu cầu của Ngài, Ngài đã lấy đi khổ nạn này và thay đổi cuộc đời con, làm sao con có thể hoàn trả hết sự từ bi của Ngài?” Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đối với Sư phụ. Con xin đa tạ Sư phụ bởi ơn từ bi cứu độ của Ngài!

Từ lúc đó, tôi có nhận thức sâu sắc hơn đối với Pháp:

“Do đó con người thường xuyên tự họ có ma nạn nào đó, hay gặp lúc có việc không tốt, đó đều là ở trong nghiệp lực luân báo mà hoàn trả nghiệp của mình.” “… chư vị phải coi trọng việc tu luyện tâm tính, chiểu theo đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ mà tu luyện; vứt bỏ [hết] những dục vọng, tâm không tốt, ý định hành động xấu ở người thường. Chỉ một chút đề cao cảnh giới tư tưởng, [thì] đã có những thứ xấu trong thân chư vị được loại bỏ bớt rồi.” “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi kinh ngạc trước sự kỳ diệu của Đại Pháp. Việc phục hồi lại thị lực sau ba mươi mốt năm bị mù lòa là điều không thể đối với y học hiện đại nhưng đã xảy đến với tôi bởi vì tôi đã tuân theo những tiêu chuẩn của một người tu luyện.

Sư Phụ giảng,

“[Chư vị] là một người tu luyện, [nên] có thể cải biến đường đời cho chư vị; cũng duy chỉ có tu luyện là có thể cải biến mà thôi.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi không thể kiềm chế được sự háo hức của mình. Tôi vội vàng đến điểm luyện công đề chia sẻ niềm vui lấy lại được thị lực với các đồng tu. Tất cả chúng tôi đều nhận ra rằng Pháp là chân lý tuyệt đối.

Sư Phụ giảng:

“Phật Pháp” tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới.”(“Luận Ngữ” trong Chuyển Pháp Luân)

Ngày nay, Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền tại hơn 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Có hàng nghìn học viên được hưởng lợi từ Đại Pháp và đề cao phẩm chất đạo đức của mình. Chúng tôi dùng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để chỉ đạo bản thân mình và trở thành những người tốt. Chúng tôi đóng góp to lớn cho xã hội và cho gia đình của mình. Chúng tôi không truy cầu tiền bạc hay quyền lực, chúng tôi chỉ muốn giúp thêm nhiều người hơn nữa được hưởng lợi ích từ Đại Pháp, giống như chúng tôi. Chúng tôi mong muốn nói với nhiều người hơn nữa chân tướng về Đại Pháp.

Theo Thông tri kêu gọi gửi bài kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/8/【征稿选登】三十一年后左眼重见光明-256763.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/23/134590.html

Đăng ngày 28-8-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share