Bài viết của một học viên ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11–12–2011] Kính chào Sư Phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi muốn báo cáo với Sư Phụ và các bạn đồng tu về quá trình tôi và nhóm học Pháp liên tục hướng nội tìm và loại bỏ chấp trước, chính lại những thiếu sót và tuyệt đối tín Sư tín Đại Pháp như thế nào. Xin từ bi chỉ ra những điểm chưa phù hợp.

1. Học pháp tốt và đặt định một nền tạng vững chắc cho việc liên tục hướng nội khi gặp vấn đề

Sư Phụ đã bảo chúng ta trong nhiều bài giảng Pháp là phải hướng nội khi gặp phải mâu thuẫn. Sư Phụ cũng bảo chúng ta: “…‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo.” (“Giảng pháp tại Pháp hội quốc tế Wasington DC năm 2009”). Nhưng trong khổ nạn thực sự, nhiều học viên đã không thể bình tĩnh và hướng nội tìm chấp trước của bản thân. Họ thường thấy bản thân mình bị dẫn động theo mâu thuẫn đó và bề mặt của mọi thứ. Họ chỉ nhìn vào những thiếu sót của người khác; họ không nghĩ về những chấp trước nào đã dẫn đến những mâu thuẫn này. Khi các học viên chỉ ra là họ phải hướng nội, họ vẫn cố gắng giải thích một cách giận giữ: “Rõ ràng là lỗi của những người khác, vì sao tôi phải hướng nội?” Tất cả những thứ này xảy ra vì chúng ta đã không học Pháp tốt. Trước kia tôi cũng ở trong trạng thái này: Tôi có một tâm thái tốt khi học Pháp, nhưng vẫn không dễ để tôi kiểm soát được khi gặp mâu thuẫn.

Sư Phụ đã giảng cho chúng ta trong “Bài trừ can nhiễu”: “Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Nhận ra tầm quan trọng của việc học Pháp, chúng tôi đã nhanh chóng bắt đầu lại việc học Pháp nhóm. Mọi người tham gia nhóm học Pháp đã thấy được những đề cao nhanh chóng và học được cách hướng nội. Tôi không còn lo lắng nữa, cũng không để mình luôn luôn tập trung vào những thiếu sót của người khác. Bây giờ, tôi hướng nội khi nhìn thấy những thiếu sót của người khác.

Nhưng qua thời gian nó đã trở thành một hình thức, và chúng tôi học Pháp không thể nhập tâm được nữa. Tập trung vào vấn đề này, chúng tôi đã tìm thấy nhiều chấp trước căn bản qua việc hướng nội. Chẳng hạn, chấp trước vào thời gian của Chính Pháp. Với sự kéo dài của Chính Pháp, chúng tôi bắt đầu nghĩ rằng chúng tôi nên tận dụng thời gian của mình để chứng thực Pháp và trước tiên chúng tôi cần chăm lo cho cuộc sống hàng ngày. Do đó, chúng tôi dần dần trở nên kém tinh tấn hơn. Những chấp trước vào lợi ích cá nhân của chúng tôi phát triển, và có nhiều học viên hơn chấp trước vào tâm an dật. Trong khi trên bề mặt chúng tôi vẫn làm ba việc, những nỗ lực làm việc của chúng tôi đã không có hiệu quả.

Chẳng hạn như, gần đây một học viên ở nhóm chúng tôi bị can nhiễu trực tiếp từ tà ác sau khi anh buông lơi tu luyện một thời gian dài. Học viên này cũng nhận ra sự nghiêm túc của vấn đề, nhưng anh vẫn không sao vượt ra được trạng thái buông lơi đó. Đó là, anh học Pháp không thể nhập tâm , không muốn giảng chân tướng và không dậy sớm vào mỗi sáng để tập công. Các đồng tu đều lo lắng cho anh, và anh cũng lo lắng. Theo lời của anh ấy, có vẻ như anh không thể tinh tấn hơn được nữa, bất kể anh đã cố gắng như thế nào. Trên thực tế, những lời của anh ấy cũng chỉ ra trạng thái học Pháp của anh ấy. Sư Phụ đã giảng cho chúng ta: “Làm đệ tử Đại Pháp mà nói, chính niệm đến từ Pháp,…” (“Tinh tấn hơn nữa”) Nếu chúng ta không có chính niệm tinh tấn hơn, khi đó chỉ ra chính xác rằng chúng ta không học Pháp tốt. Đồng thời, khi chúng ta hướng nội, chúng ta cũng đặt định một nền tảng đúng đắn cho việc học Pháp.  Chúng ta học Pháp không phải vì mục đích nghiên cứu, cũng không phải để duy trì hình thức học. Học Pháp là một quá trình đồng hóa với Pháp. Đó là một quá trình liên tục phát hiện thiếu sót bằng việc đối chiếu bản thân theo Pháp, quy chính những thiếu sót và tăng cường chính niệm của chúng ta. Sau khi làm rõ quan hệ này, chúng tôi đã điều chỉnh tâm thái trong khi học Pháp. Chúng tôi loại bỏ một số chấp trước khi học Pháp. Thay vào đó, chúng tôi đặt nhiều nỗ lực hơn vào việc cải thiện chất lượng học Pháp của chúng tôi. Hiện nay, tôi cố gắng hết sức để đáp ứng những yêu cầu của Sư Phụ để dụng tâm học Pháp và hòa tan trong Pháp.

2. Hướng nội tìm và từng bước đề cao bản thân qua công tác điều phối

Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, tôi tham gia vào việc điều phối công việc của các đồng tu. Ban đầu, cuộc bức hại tà ác rất nghiêm trọng, và tôi có tâm sợ hãi rất lớn. Là một điều phối viên tôi cũng cảm thấy nhiều áp lực. Tôi lo lắng rằng tôi sẽ không thể làm tốt, mà điều này sẽ ảnh hưởng đến những học viên khác.

Sư Phụ giảng, “tâm sợ hãi là một ‘cửa tử’ [trên con đường] từ người trở thành Thần” (“Vượt qua cửa tử”) “không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ” (“Tống khứ chấp trước cuối cùng” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Qua việc học đi học lại các bài giảng Pháp của Sư Phụ, tôi đã có thể tìm được nguồn gốc của tâm sợ hãi bằng việc hướng nội tìm.

Tâm sợ hãi là một loại tư tâm và là một chấp trước vào bản thân. Đó là sợ đau đớn về mặt thân thể, lợi ích cá nhân và danh tiếng. Đó chẳng phải là đang duy hộ “danh, lợi và tình” của người thường sao? Nhận ra điều này, tâm tôi luôn ở trong Pháp. Khi tôi giữ được chính niệm, tâm sợ hãi càng ngày càng yếu. Nhưng thỉnh thoảng tâm sợ hãi vẫn hiện ra. Qua việc học Pháp và hướng nội tìm, tôi phát hiện ra một vấn đề khác, đó là vấn đề tín Sư tín Pháp. Khi chúng ta đối đãi cuộc bức hại như người đang bức hại người, chúng ta không đủ tín Sư tín Pháp, và chúng ta có thể khiến cho cuộc bức hại trên bề mặt tàn ác hơn. Sư Phụ giảng cho chúng ta trong bài “Phạ xá” (Hồng Ngâm 2)

“Nễ hữu phạ – Tha tựu trảo
Niệm nhất chính – ác tựu khỏa
Tu luyện nhân – trang trữ Pháp
Phát chính niệm – lạn quỷ tạc
Thần tại thế – chứng thực Pháp”

Trong suốt những năm tu luyện với vai trò là một điều phối viên, tâm chấp trước có khả năng nhất là tâm hiển thị chứng thực bản thân. Qua việc học Pháp và hướng nội tìm, tôi dần dần hình thành một cơ chế hay một quá trình hướng nội tìm. Khi học viên A nói với tôi rằng học viên B không ở trong Pháp, tôi sẽ nhìn lại bản thân về cùng vấn đề này; khi tôi nghe nói rằng một đồng tu bị bức hại, tôi sẽ xem xét kỹ xem liệu niệm đầu tiên của tôi có ở trong Pháp không; khi một học viên nói với tôi rằng người nào đó vẫn còn quan tâm đến những sắc dục, tôi sẽ coi nó là một lời cảnh báo đối với bản thân mình, v.v..

Nói tóm lại, hướng nội là một Pháp bảo mà Sư Phụ đã ban cho chúng ta. Vậy thì chúng ta nên nắm lấy Pháp bảo này và sử dụng nó thật tốt. Khi chúng ta có thể chân chính học cách hướng nội tìm và đang hướng nội tìm, chúng ta sẽ tạo được một chỉnh thể kim cương bất hoại vô mạch vô huyệt. Nó sẽ là sức mạnh vô địch và tà ác sẽ tự diệt.

3. Hướng nội tìm và hướng đến việc tuyệt đối tín Sư tín Pháp

Trong hơn mười năm tu luyện, không kể những khổ nạn và khảo nghiệm gì mà chúng tôi gặp phải, chúng tôi luôn luôn được khảo nghiệm cùng một vấn đề; chúng tôi có tín Sư tín Pháp không? Nếu chúng tôi có một điểm khởi đầu là tuyệt đối tín Sư tín Pháp, tất cả những mâu thuẫn và những khó khăn trở ngại sẽ được giải quyết, và mọi việc sẽ được Đại Pháp quy chính và thiện giải. Làm sao chúng tôi bảo trì chính niệm vào việc tín Sư tín Pháp là một quá trình tu luyện liên tục tống khứ quan niệm người thường và hướng đến tuyệt đối tín Sư tín Pháp.

Một thời gian trước đây, tôi bị ngã xe, điều này dẫn đến trật khớp cổ tay và lồng ngực bị bầm dập. Sau khi trở về nhà, cổ tay tôi bị sưng lên, và rất đau. Gia đình tôi khăng khăng bắt tôi đi gặp bác sĩ chỉnh hình. Vì lúc đó tôi thực sự chấp vào tâm an dật, tôi đã không phản đối điều đó. Khi tôi đến đó, văn phòng của bác sĩ chỉnh hình đóng cửa. Tôi bắt đầu tỉnh ngộ: Tôi là một đệ tử Đại Pháp, tại sao tôi lại yêu cầu người thường trị bệnh cho tôi? Dù là vấn đề gì thì tôi phải được Đại Pháp quy chính. Chẳng phải Đại Pháp có quyền năng vô biên sao? Vì vậy, tôi ngồi xuống và bắt đầu hướng nội. Ngoài những chấp trước hiển nhiên của tôi, vấn đề tối căn bản mà tôi nhìn thấy là tôi đã không đủ tín Sư tín Pháp. Trong thời điểm then chốt đó, tôi đã không làm theo như Sư Phụ đã dạy chúng ta; thay vào đó tôi đã dùng tư tưởng của người thường. Nhận ra điều này, tôi đã tự quyết định. Sư Phụ giảng rằng người tu luyện là không có bệnh. Vậy thì tôi không nên có bệnh, và tôi nên tiếp tục những gì tôi đang làm. Tôi bắt đầu tập công. Tôi cảm thấy vô cùng đau đớn và một số động tác không được chuẩn lắm. Tôi không để ý đến nó và tiếp tục tập công. Khi tôi tập bài công pháp số ba, tôi cảm nhận rõ ràng sự khó chịu ở chỗ cổ tay bị trật khớp và nghe thấy một số tiếng động phát ra từ chỗ đó. Vì vậy, tôi cố tình làm chậm lại tốc độ mỗi lần tôi “xung-quán” để làm giảm cơn đau. Thực ra, tôi đang dùng biện pháp của người thường để đối diện với vấn đề này. Vào lần “xung-quán” thứ ba tôi vô ý thả lỏng ý niệm người thường này. Không chú ý đến, tôi nghe thấy một âm thanh nhỏ và cái cổ tay bị trật khớp của tôi hồi phục trong khi tập công. Cơn đau không thể nào chịu được đã biến mất. Mắt tôi tràn đầy những giọt nước mắt hạnh phúc. Tôi đã khóc; tôi khóc vì sự không xứng đáng của mình. Tôi hổ thẹn vì đã không từ bỏ danh, lợi, tình và lòng oán hận trong thế giới người thường, trong khi nắm giữ Đại Pháp toàn năng và lấp lánh ánh quang thì lại không trân quý nó.

Nhận ra điều này, tôi cảm thấy tu luyện không thực sự khó. Toàn bộ quá trình tu luyện của chúng ta là một quá trình liên tục tín Sư tín Pháp. Khi chúng ta tín Sư tín Pháp trong mọi việc một cách tuyệt đối mà không dao động, chúng ta đã đạt đến cảnh giới của những giác giả ở các tầng thứ khác nhau.

4. Hướng nội tìm mọi lúc mọi nơi và dũng mãnh tinh tấn tu luyện

Hướng nội tìm thể hiện trong việc tu luyện mỗi từng sự việc. Bất kể chúng ta cảm thấy không thoải mái hay cao hứng, chúng ta nên hướng nội tìm. Khẳng định là chúng ta có chấp trước khi chúng ta dễ dàng bị ảnh hưởng bởi mâu thuẫn; nếu không thì không có gì trong xã hội người thường có thể làm động tâm của chúng ta. Đương nhiên, chúng ta đang tu luyện trong thế giới người thường. Không thể nào không có bất kỳ chấp trước và quan niệm người thường nào. Vì vậy, có chấp trước không phải là đáng sợ. Điều đáng lo ngại là khi chúng ta có chấp trước, nhưng chúng ta không hướng nội tìm và tu luyện bản thân mình. Chúng ta có thể nói chúng ta là những người tu luyện chân chính không? Chúng ta có thể vinh dự là những người tu luyện Đại Pháp, mà không làm những gì chúng ta cần làm chiểu theo những yêu cầu của Đại Pháp không? Có lẽ, đây là nguyên nhân căn bản mà các đệ tử Đại Pháp bị bức hại và bị can nhiễu.

Tôi nhớ rằng khi các học viên bắt đầu truyền rộng Cửu Bình và giúp mọi người thoái đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó, có nhiều người đầu óc chưa được minh bạch. Vì vậy, chúng tôi đã gặp phải đủ loại vấn đề và can nhiễu. Chẳng hạn như, sau khi đọc cửu bình, một quan chức ở làng chúng tôi cho rằng chúng tôi đang làm chính trị, và gần như đã đóng sầm cửa trước mặt một đồng tu.

Chúng tôi tập trung vào sự việc này để chia sẻ nhận thức và chân chính hướng nội từ quan điểm của Pháp. Nhiều học viên đã có ý kiến thế này: “Chúng ta hiểu rằng những gì Sư Phụ đã bảo chúng ta làm là chân chính phi thường. Nhưng chúng ta vẫn nghi ngờ: Việc này có là đang làm chính trị không? Việc này có liên quan đến tu luyện không?” Khi mà chúng ta đang làm việc Đại Pháp với những quan niệm người thường này, chẳng trách người thường nói rằng chúng ta đang làm chính trị. Kỳ thật các chủng phản ánh của người thường là do những chấp trước của chúng ta tạo thành.

Nhận ra điều này, các học viên đều hiểu ngay: Chính là nhân tâm và quan niệm người thường của chúng ta ngăn cản việc chúng sinh được đắc cứu! Về khía cạnh này, nếu chúng ta không tu luyện tốt, nó cũng là một chướng ngại cho việc cứu độ chúng sinh. Vì vậy, mỗi đệ tử Đại Pháp phải có trách nhiệm. Nguyên do chính là vẫn không đủ tín Sư tín Pháp, thêm vào đó là học Pháp chưa đủ và học Pháp với tâm người thường. Cựu thế lực tà ác đã dùng những chấp trước của đệ tử Đại Pháp để khuấy đảo mọi thứ lên. Thêm vào đó tà linh cộng sản đang lôi kéo con người trong xã hội. Sau khi liệt kê ra những thứ này, chúng tôi đã phát chính niệm để giải thể tà linh cộng sản đang lôi kéo và ngăn chúng sinh được cứu. Không lâu sau, tôi tình cờ gặp viên quan chức này khi ông ấy đang dỡ hàng từ một chiếc xe tải. Tôi đã đến giúp ông và bảo ông thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Không còn bị can nhiễu bởi tà linh, ông đã vui mừng thoái tổ chức ĐCSTQ tà ác.

Kinh nghiệm tổng thể của tôi là hướng nội tìm là một Pháp bảo. Đó là một Pháp bảo mà Sư Phụ đã ban cho chúng ta để trảm yêu trừ ma trên đường tu luyện của chúng ta và tu luyện dũng mãnh tinh tấn. Pháp bảo này nhìn mà không thấy, là vô xứ bất tại, nó có mặt và hiện hữu khắp mọi nơi. Miễn là chúng ta học cách “hướng nội tìm” và luôn dùng Pháp bảo “hướng nội tìm” trong mọi việc, nó sẽ khởi tác dụng: có thể cuộc bức hại và can nhiễu sẽ bị giải thể; có thể mâu thuẫn sẽ được giải quyết; có thể những người không phải là học viên mà ma tính lớn đột nhiên bình tĩnh lại và tiếp thụ chân tướng và được đắc cứu; thân thể bệnh hoạn có thể bỗng trở nên vô bệnh và toàn thân nhẹ nhàng; có thể con đường còn chưa thông và cánh cửa đóng kín sẽ mở ra, vân vân. Cứ khi nào tôi gặp phải một tình cảnh dường như vô vọng và có thể hướng nội tìm trên cơ sở của Pháp, nhiều khả năng một cảnh giới mĩ diệu “Liễu ám hoa minh hữu nhất thôn” (“Bài giảng thứ chín”, Chuyển Pháp Luân) sẽ xuất hiện.

 


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/12/11/明慧法会–“向内找”真是法宝-249183.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/28/130370.html#.T4KW6ZmO2Gg

Đăng ngày 17-4-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share