Bài của Trí Chân

[MINH HUỆ 01-12-2010] Hiên Viên Hoàng Đế là một minh quân và cũng là một người tu Đạo. Có truyền thuyết về Hiên Viên Hoàng Đế thống nhất Trung Quốc và lên ngôi Hoàng Đế, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những tiêu chuẩn đạo đức cao. Ông đã làm nhiều việc để thiết lập nền tảng văn hóa Thần truyền Trung Quốc. Vào thời cổ đại, các sách về thiên văn, địa lý, chính trị, triết học, y học, dưỡng sinh, và nhiều nữa, đều dựa trên những lời giảng của Hoàng Đế.

Chư Thần phù hộ người có tiêu chuẩn đạo đức cao

Người ta nói rằng, Hoàng Đế có thể nói khi mới đầy hai tháng tuổi. Năm lên mười, ông đã hiểu mục đích chân thực của đời mình. Ông tập trung vào tu luyện bản thân và trở thành một người đàn ông khôn ngoan trong những năm trưởng thành.

Khi trở thành Hoàng Đế, ông phát hiện rằng Xi Vưu, một Tộc trưởng tộc Cửu Lê, là một tên bạo chúa tàn sát dân lành. Ông đã kêu gọi những tộc khác tập hợp lại và để thảo phạt Xi Vưu. Tuy nhiên, quân đội của ông đã bị ngăn lại bởi yêu thuật. Ông đã cầu Thiên thượng chỉ dẫn. Tây Vương Mẫu đã cấp cho ông một tấm ngọc phù cho phép lời cầu nguyện của ông được Thiên Đế nghe thấy. Thiên Đế đã hạ lệnh cho Huyền Nữ cấp cho ông hai cuốn binh thư, “Cửu đỉnh thần đan kinh” và “Âm phù sách”, cả hai đều là binh thư yếu lược, và cũng gửi một đạo thiên binh tới giúp ông. Vì thế, Xi Vưu bị đánh bại và Trung Quốc được thống nhất.

Sau khi Xi Vưu bị đánh bại, Hoàng Đế đã xây một đàn tế để phụng thờ Thiên Đế. Đây là đàn tế đầu tiên ở Trung Quốc được xây dựng cho mục đích này.

Hoàng Đế chân thành tầm Đạo để trị quốc

Hoàng Đế đi chu du rất nhiều để học cách trị quốc tốt hơn. Ông đã đi về phía Đông tới mãi tận Thanh Khâu và gặp Tử Phù chân nhân, người đã đưa cho ông những lời giảng của Tam Hoàng, cho phép những lời cầu nguyện của ông được chư Thần nghe thấu. Ông đi về mãi phương Nam tới tận Viên Lũng, nơi ông học về các cây thuốc rất có lợi cho sức khỏe con người. Ở phía Tây, ông gặp Trung Hoàng Tử, người tặng ông Cửu Hoàng Đan để nâng cao sức khỏe. Ông cũng ghé qua động Đình Hồ và núi Không Động để gặp Quảng Thành Tử, người tặng ông một cuốn sách về tương lai. Ông tới thành phố, Hồng Đê, ở phía Bắc đi tới núi Cụ Tỳ nơi ông đắc được bức đồ của Thần. Ông sau đó trở về nhà và tới núi Vương Ốc đàm đạo với Hoạt Tử trong động Kim Cốc. Sau đó, ông tới gặp Thiên Hoàng chân nhân ở núi Nga Mi, người bảo ông rằng, “Nếu ngài theo Đạo và lấy đức trị quốc, triều đại của ngài sẽ trường tồn. Nếu ngài tuân thủ theo Đạo tự nhiên, sự thịnh vượng sẽ tới.

Làm việc cật lực vì dân

Hoàng Đế chỉ định các thượng thư có đạo đức cao, và ông tin tưởng họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Ông chia toàn bộ quốc gia thành 09 tỉnh và bảo với quần thần rằng tất cả công việc phải được kiểm soát bởi Vương triều một cách có đạo đức. Đạo đức trở thành nền tảng để luật pháp thực thi và mọi việc đều dùng thiện để hành xử. Ông tạo ra một chức quan trong triều để giảng cho dân chúng biết Hiếu, Từ, Văn, Tín, Ngôn, Cung, Trung, Dũng, Nghĩa, và sẵn lòng học hỏi. Ông mong mỏi các quan lại cần xem xét việc chi tiêu chặt chẽ và ông tự mình nêu gương.

Hoàng Đế quan sát sự vận hành của Mặt Trời, Mặt Trăng, và các vì tinh tú rồi tạo ra lịch. Ông định nghĩa các tên cho tất cả mọi thứ, dạy mọi người xây nhà và thành phố như thế nào và bảo vệ chính bản thân họ khỏi thời tiết xấu ra sao, bảo họ làm nông nghiệp, xây đường xá, thuyền bè, và xe chở. Vợ ông dạy mọi người làm cách nào để nuôi tằm và làm quần áo bằng tơ tằm.

Ông lệnh cho viên quan ghi chép lịch sử, Thương Hiệt, người rất giỏi hội họa, tạo ra chữ viết. Thương Hiệt tập trung vào công việc của mình đến mức ông quên ăn quên ngủ. Ông quan sát hình tượng của Mặt Trời, Mặt Trăng, tinh tú, dãy núi, dòng sông, cỏ, hoa, cây, chim chóc và muông thú. Sau vài năm ông tạo ra những biểu tượng khác nhau để đại diện cho những thứ khác nhau. Những biểu tượng này là nguyên gốc của ký tự chữ Hán ngày nay.

Ông lệnh cho viên quan Linh Luân, để chế tác luật âm. Linh Luân tới một thung lũng và phát hiện những cây tre có chiều dài khác nhau. Ông định ra 12 âm khác nhau từ việc thổi vào 12 ống tre có chiều dài được chọn. Sau đó, ông tạo ra 12 cái chuông từ 12 âm này và sử dụng chúng làm tiêu chuẩn. Khi Hoàng Đế tới Thái Sơn để lễ Trời, ông soạn ra bản nhạc gọi là Thanh Giác, nó được cho là thiên nhạc và rất xúc động.

Hoàng Đế cùng với những y sư nổi tiếng, Kỳ Bá, và nhiều thầy thuốc khác soạn ra cuốn sách tham khảo y lý, “Hoàng Đế Nội Kinh”. Nhiều người ốm được chữa lành nhờ công việc vĩ đại này. Người ta nói rằng bởi vì nhiều đóng góp đáng kể mà ông đã làm cho đất nước, người dân biết ơn ông và ông đã được lên Thiên giới.

Hoàng Đế tu luyện bản thân và hòa hợp với Thiên Đạo. Ông đề ra các luật lệ cho những người nông dân trong sự phù hợp hài hòa với bốn mùa và bảo mọi người xây dựng đức tính và tuân thủ đạo đức là điều chủ yếu cho một xã hội hài hòa. Trong triều đại của ông, xã hội đánh giá và coi trọng những người với tiêu chuẩn đạo đức cao, và giúp cho những người đó được nhất mực tôn kính. Những lời giảng của ông cho phép người dân làm việc hài hòa với tự nhiên thay vì phá hủy dòng chảy tự nhiên của sự vật. Do đó, người dân hòa nhập hơn với tự nhiên và quan tâm lẫn nhau. Những đóng góp của Hoàng Đế là những gì mà người Trung Quốc có thể tự hào. Nền tảng thật sự của văn hóa Thần truyền Trung Quốc là sự nhấn mạnh vào xây dựng những tiêu chuẩn đạo đức cao, hòa hợp tự nhiên, và truy cầu chân lý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/1/【神传文化】修身证道-垂范后世-233064.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/15/128776.html
Đăng ngày 10-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share