Bài viết của Tuyết Lỵ, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 03-09-2020] 10 giờ sáng ngày 1 tháng 9 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công tại Berlin đã tập trung bên ngoài Bộ Ngoại giao Đức để kêu gọi chính phủ Đức ngăn chặn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Bà Chu Lôi, người đứng đầu Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đức, đã trao 35.000 chữ ký cho Bộ Ngoại giao nhằm bày tỏ nguyện vọng của người dân Đức mong muốn chính phủ của họ ngăn chặn ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).

8da2daa156cd013492a191b26fd86151.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện các bài công pháp bên ngoài Bộ Ngoại giao Đức và kêu gọi chính phủ Đức giúp ngăn chặn ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Người Đức có quyền được biết sự thật

Cô Đái (bí danh) là một trong những học viên trình diễn các bài công pháp của Đại Pháp bên ngoài Bộ Ngoại giao. Cô bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại vào năm 1999. Cô cho rằng Đức, với tư cách là một chính phủ dân chủ, cần có trách nhiệm cho người dân của mình biết về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công. Cô nói họ có quyền được biết sự thật và đưa ra lập trường của mình về cuộc bức hại này.

Cô Đái cho biết: “Dù từ góc độ nhân quyền hay luật pháp, mọi người cần nhận thức được rằng cái ác, bao gồm cả việc giết người để lấy nội tạng, đang tồn tại trên thế giới này. Một chính phủ cần có trách nhiệm cho người dân của mình biết ĐCSTQ là tà ác và các công ty, tổ chức Đức cần biết họ đang giao thiệp với ai trong hoạt động kinh doanh hay chia sẻ kiến ​​thức của họ.

“Như chúng ta đã biết, nhiều quốc gia phương Tây có công nghệ y học tiên tiến và thiết bị y khoa ưu việt. Họ giúp ĐCSTQ đào tạo bác sỹ và cung cấp thiết bị cho các hoạt động y khoa của nước này, nhưng nhiều người trong số họ không hề biết ĐCSTQ là tà ác.” Cô nói và đề cập đến việc chính quyền cộng sản Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công để cung cấp cho ngành cấy ghép tạng.

“Người Đức cần nhận biết ĐCSTQ sử dụng những công nghệ và thiết bị mà nó có được từ Đức như thế nào. Chúng tôi hy vọng chính phủ Đức sẽ biết cách đối phó với chế độ cộng sản Trung Quốc.”

Cô Đái còn lưu ý rằng, nếu một công ty hoặc tổ chức biết ĐCSTQ đang phạm tội nhưng vẫn tiếp tay cho nó thực hiện các hành vi phi pháp, thì sẽ có pháp luật và chính phủ hành động để ngăn chặn những hành vi đó.

“Khi chúng tôi nói về những điều như vậy với người dân Đức, nhiều người trong số họ bày tỏ ý kiến ​​rằng họ có quyền được biết về sự tàn bạo mà ĐCSTQ đã gây ra. Sau khi biết về chúng, họ muốn làm điều gì đó cho những học viên Pháp Luân Công bị bức hại nhưng không biết cần làm điều gì. Ký bản kiến nghị là một cách để thể hiện quan điểm của một người và khiến tiếng nói của họ được lắng nghe.”

Cô Đái cho rằng những tiếng nói chân chính cần được khuyến khích và ủng hộ, rằng đó là điều đúng đắn cần làm để nhắc nhở nhau khi đối mặt với nguy hiểm. Trong quá trình thu thập chữ ký, cô nhận thấy rằng “nhiều người đang theo dõi để xem những người khác sẽ phản ứng như thế nào.” Cô cho biết đối với nhiều người, hành động theo lương tri của họ sẽ dễ dàng hơn khi có sự ủng hộ từ những người xung quanh.

“Nhiều người có lẽ sẽ không nói khẳng định rằng: ‘Tôi phải kiên quyết ủng hộ công lý.’ Nhưng đa số mọi người đều có ý thức căn bản về đúng sai, chính là khả năng có thể phân biệt thiện và ác. Khi một người nghe tin có người khác bị sát hại ở đâu đó, anh ta sẽ nghĩ: ‘Vậy thì mình có thể làm gì?’ Nếu luôn có những tiếng nói yêu cầu chấm dứt tội ác, thì một số những người muốn phản đối cái ác, nhưng lại chưa đủ dũng khí, sẽ có động lực để đứng lên. Một trái tim nhân hậu cũng cần được động viên và khích lệ, cô cho biết.

“Nếu chính phủ của chúng ta cho rằng người dân không quan tâm đến cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc, và không ai muốn thảo luận về những điều này, thì tại sao tôi lại muốn động chạm đến ĐCSTQ? Một tâm thái như vậy sẽ ảnh hưởng đến cách chính phủ Đức lựa chọn giữa thiện và ác. Nhiều chính phủ phương Tây không biết về sự tà ác của ĐCSTQ. Nếu các quan chức cấp cao của chính phủ Đức cho rằng họ không thể làm gì ĐCSTQ, thì tiếng nói của người dân Đức [đằng sau những chữ ký này] sẽ cho chính phủ Đức biết được thái độ đó là sai, rằng ‘Người Đức chúng tôi có thể nói “Không” với ĐCSTQ.’”

Pháp Luân Đại Pháp mang lại hy vọng cho mọi người

Ông Nhạc (bí danh) bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Ông giải thích lý do tại sao các học viên lại tập trung bên ngoài Bộ Ngoại giao và nói việc thu thập chữ ký mang lại hy vọng cho mọi người.

Ông nói: “Tôi thường nói chuyện với mọi người từ góc độ khoa học. Nhiều bệnh tật, suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc của con người đều bắt nguồn từ năng lượng xấu. Thông qua tu luyện, mọi người bắt đầu xem nhẹ mọi thứ. Vật chất xấu trong họ giảm đi nên sức khỏe của họ được cải thiện. Nếu thời gian cho phép, tôi sẽ sử dụng điện thoại di động của mình để tìm và chia sẻ các điểm luyện công Đại Pháp cũng như thông tin liên hệ trong thành phố của từng người đó.”

“Cuốn sách Chuyển Pháp Luân có thể được mua ở hiệu sách hoặc đặt hàng trực tuyến. Nhưng các bạn cũng có thể tải sách và nhạc luyện công miễn phí. Sau khi nói chuyện với tôi về pháp môn này, nhiều người nói, ‘Đây là điều chúng tôi thực sự cần. Thật tuyệt vời.’“

Khi được hỏi động lực gì khiến ông thu thập chữ ký, ông Nhạc cho biết: “Bởi vì đó là điều đúng đắn nên làm. Nó phù hợp với các giá trị phổ quát của mọi người. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó cho đến khi cuộc bức hại này kết thúc.”

Ủng hộ từ Nhà lập pháp Đức

0053023343814e9b7f0a96df5d85254b.jpg

Bà Margarete Bause, một nghị sỹ quốc hội Đức và là người phát ngôn của Đảng Xanh về các vấn đề nhân quyền, đến để ủng hộ hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp.

Bà Margarete Bause, một nghị sỹ quốc hội Đức và là người phát ngôn của Đảng Xanh về các vấn đề nhân quyền, đã đến nói chuyện với các học viên và bày tỏ sự ủng hộ của bà. Bà đã nhiều lần lên tiếng bênh vực các học viên Pháp Luân Đại Pháp và công khai lên án tội ác của ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/3/411326.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/8/186677.html

Đăng ngày 11-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share