Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 28-07-2015] Lăng Nguyên là một vùng đất lịch sử lâu dài được thiên nhiên ưu đãi, khiến cho những người dân ở đây có một sự yêu thích đặc biệt đối với văn hóa tu luyện cổ xưa, bởi vì nó thực sự có hiệu quả trong việc tu thân dưỡng tính, tăng cường sức khỏe thân thể, tịnh hóa tâm linh, điều mà ai ai cũng có thể thấy được. Vào những năm 1980, các nơi trên toàn quốc xuất hiện cao trào khí công, đủ mọi công phái khác nhau được lưu truyền ngoài xã hội, và Lăng Nguyên cũng không ngoại lệ.

Hiệp hội Khí công của Công ty Gang thép Lăng Nguyên, một Doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Lăng Nguyên (gọi tắt là “Thép Lăng”), được thành lập để tổ chức và hướng dẫn các công nhân viên chức triển khai các hoạt động khí công khỏe người. Thời điểm đó có hơn 1.000 công nhân viên có thể tham gia thường xuyên hoạt động khí công khỏe người, các công pháp mà họ luyện có hơn hàng chục loại. Có nhiều công nhân viên chức thông qua luyện tập khí công mà khởi được tác dụng khỏe người, nhưng cũng có một bộ phận những nhân viên vì luyện khí công mà xuất hiện thiên sai về mặt sức khỏe thể chất và chướng ngại tinh thần, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống gia đình. Vì để hoạt động khí công của nhân viên có thể phát triển một cách đúng đắn, Liên đoàn Lao động Thép Lăng đã tăng cường thu thập và nghiên cứu các tài liệu và thông tin về nhiều loại khí công từ năm 1992.

Khi ấy, thông qua nghiên cứu trên các bài báo và tạp chí về khí công trong nước, Liên đoàn Lao động Thép Lăng phát hiện ra rằng, từ năm 1992, Pháp Luân Công đã trở thành một công phái khí công phát triển nhanh nhất và có sức ảnh hưởng nhất tại Trung Quốc vào thời điểm đó. Các tờ báo lớn của quốc gia như “Thời báo công nhân”, “Báo pháp chế”, “Báo thể thao Trung Quốc” cùng các tạp chí chuyên nghiệp như “Khí công Trung Hoa” và “Nghiên cứu khí công” đều có đưa tin dài hơn và tổng quan hơn (liên quan đến Pháp Luân Công), tất cả đều nhận được nhiều đánh giá tích cực.

Hàng nghìn đề xuất, hàng trăm lựa chọn, nhưng tốt nhất vẫn là Pháp Luân Công

Đặc biệt vào tháng 9 năm 1993, khi “Báo thể thao Trung Quốc” đăng tải thông tin về kế hoạch mở lớp truyền thụ của “Pháp Luân Công Trung Quốc” sẽ được tổ chức tại Hội trường Pháo binh thứ hai ở Bắc Kinh, tin tức này đã gây sự chú ý đến rất nhiều người hâm mộ khí công ở Thép Lăng.

1. Liên đoàn Lao động Thép Lăng đã phái nhân viên đi Bắc Kinh học Pháp Luân Công dưới danh nghĩa một chuyến công tác

Liên đoàn Lao động Thép Lăng đã phái một vài nhân viên yêu thích khí công đi Bắc Kinh tham gia lớp truyền thụ Pháp Luân Công dưới danh nghĩa một chuyến công tác. Liên đoàn yêu cầu họ nghiêm túc học tốt các động tác để quay về hướng dẫn lại cho các công nhân viên chức khác. Sau khi họ đến Bắc Kinh, vì địa điểm mở lớp thay đổi sang hội trường chính phủ thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, nên họ di chuyển đến Hợp Phì để tham gia lớp truyền thụ của Pháp Luân Công. Nhờ tham gia lớp truyền thụ mà thân tâm họ đều được thụ ích rất lớn, họ cho rằng công pháp này là công pháp tốt nhất mà họ từng tiếp xúc, vì vậy trong thời gian mở lớp, họ điện thoại về cho lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thép Lăng để báo cáo về tình hình tham gia lớp học, và xin ý kiến liệu có đồng ý thỉnh mời Sư phụ Lý Hồng Chí đến mở một lớp truyền thụ tại Thép Lăng hay không. Sau khi ban lãnh đạo Liên đoàn nghiên cứu và đồng ý, qua nhiều lần liên hệ và bàn bạc với Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công, Hội Nghiên cứu đã đồng ý tổ chức “Lớp truyền thụ Pháp Luân Công” tại nhà máy Thép Lăng từ ngày 22 đến 28 tháng 2 năm 1994.

Một vị học viên đích thân trải nghiệm điều này đã nhớ lại và kể rằng:

Sau khi đến Hợp Phì, không biết vì sao tôi lại rất mong muốn được gặp mặt Sư phụ, nguyện vọng mạnh mẽ này đã thúc đẩy tôi đến khách sạn nơi Sư phụ ở. Khi đó tôi đứng ở trước quầy rượu tầng một, nhất định đợi Sư phụ đi xuống, muốn xem xem Sư phụ như thế nào. Không lâu sau, tôi nhìn thấy có người đứng ở tầng hai, đầu tiên tôi nghĩ: Đây chính là Sư phụ, mình sẽ đợi Sư phụ đi xuống. Tuy nhiên, người mà tôi nhìn thấy đang đi từ cầu thang xuống không phải là Sư phụ, nhưng ngay lúc đó Sư phụ đã đến trước mặt tôi rồi: Gương mặt của Sư phụ hồng hào và nhìn tôi thật hiền từ. Cuối cùng tôi cũng gặp được Sư phụ mà tôi ngày đêm tưởng nhớ, không biết nên nói gì mới đúng đây… Sau đó, trên lớp học, những lời giảng Pháp của Sư phụ đã thấm nhuần trái tim tôi, khiến chúng tôi cảm nhận được sự tốt đẹp vô bờ bến của Pháp Luân Công, càng khích lệ chúng tôi nhất định phải thỉnh mời cho được Sư phụ đến Lăng Nguyên, để Pháp Luân Công có thể truyền rộng tại Lăng Nguyên.

Một hôm, chúng tôi gặp Sư phụ đang dùng bữa ở một quán ăn nhanh, chúng tôi cũng bước vào trong và đợi Sư phụ, chúng tôi mời Ngài đến Lăng Nguyên truyền công. Một chút sau, Sư phụ dùng bữa xong thì bước về phía chúng tôi, không đợi chúng tôi mở lời, Ngài đã hỏi (đại ý): “Lãnh đạo ủng hộ không, có hội trường không?” Kỳ thực Sư phụ đã biết suy nghĩ của chúng tôi từ trước rồi. Lúc đó, có chị Lưu là nhân viên công tác ở bên cạnh Sư phụ, chị nói với chúng tôi rằng: “Sư phụ đồng ý đến Lăng Nguyên, chỉ cần có 200 người học thì sẽ đi, thời gian tổ chức vào dịp lễ Tết Nguyên đán nhé.” Sư phụ đã vui vẻ chấp nhận lời thỉnh cầu của chúng tôi, điều này làm chúng tôi vô cùng vui sướng.

Sau khi lớp học ở Hợp Phì kết thúc, chúng tôi trở về Lăng Nguyên với tâm trạng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, chúng tôi báo cáo với lãnh đạo, họ cũng rất vui, không ngờ chuyến đi này lại đáng giá đến vậy, thật sự đã mời được Sư phụ.

2. Giải quyết vấn đề xe đi Bắc Kinh đón Sư phụ

Ngày 18 tháng 2 năm 1994 (ngày 9 tháng Giêng) là ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Buổi sáng vừa đi làm, thì Liên đoàn Lao động Thép Lăng nhận được điện thoại của Hội nghiên cứu Pháp Luân Công Bắc Kinh, nói rằng Sư phụ Lý Hồng Chí đã mở lớp ở Thạch Gia Trang trong dịp lễ Tết này, ngày 20 mới có thể về đến Bắc Kinh. Nếu đi bằng tàu hỏa đến Lăng Nguyên, thì nhiều khả năng là không kịp đến Lăng Nguyên vào ngày 21 tháng 2, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian mở lớp như dự kiến, nên đề xuất liệu có thể sắp xếp một chiếc xe hơi đến Bắc Kinh để đón Sư phụ được hay không. Vì thời điểm đó Liên đoàn Lao động Thép Lăng không có xe hơi riêng nên chỉ có thể nhờ công ty giúp đỡ.

Quy định sử dụng xe hơi tại Công ty Thép Lăng khá nghiêm ngặt, thông thường không phải là cấp lãnh đạo công ty thì không được phép sử dụng xe công, nên lần này lãnh đạo Liên đoàn Lao động cũng thấy khó xử. Năm đó, Phó chủ tịch công đoàn chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề cụ thể trong việc tổ chức lớp Pháp Luân Công. Vậy nên ông liền đến gặp Chủ nhiệm Công ty Thép Lăng, Chủ nhiệm nói thật là trùng hợp: Vì ngày mai, công ty sẽ cử hai chiếc xe hơi đi Bắc Kinh để tiễn Giám đốc Tống của công ty, Tổng thư ký Chính quyền thành phố Triều Dương, Ủy ban Kinh tế thành phố và Lãnh đạo Cục luyện kim thành phố đi khảo sát ở phía Nam. Tài xế sẽ lái xe đưa họ đến sân bay Bắc Kinh rồi chạy xe không về. Bởi vì những người đi chuyến này đều là lãnh đạo của công ty và thành phố, nên anh muốn dùng xe thì đến nói với Giám đốc Tống một tiếng nhé, nếu ông ấy đồng ý thì anh cùng đi với họ đến Bắc Kinh, đợi họ lên máy bay xong thì anh có thể đưa xe đến đón Sư phụ khí công nhé.

Sau khi tôi đến gặp Giám đốc Tống trình bày sự việc, Giám đốc Tống rất vui vẻ đồng ý, vậy là đã giải quyết xong vấn đề xe hơi đi đón Sư phụ, cơ duyên thật là trùng hợp.

3. Trời mù sương và sự thay đổi kỳ lạ của chuyến bay tại Bắc Kinh

Sau khi nhóm người của Thép Lăng đến Bắc Kinh vào chiều ngày 19 tháng 2, và đến trụ sở văn phòng Thép Lăng tại Bắc Kinh. Tối đó, tin tức đài truyền hình Bắc Kinh phát sóng về tình hình thời tiết ở Bắc Kinh rằng, sẽ có sương mù dày đặc ở miền Bắc Trung Quốc từ buổi tối cho đến cả ngày hôm sau, nên sân bay thủ đô đã dừng tất cả các máy bay cất cánh và hạ cánh. Vào lúc này ở Thép Lăng, ông Quách, Chủ tịch Liên đoàn Lao động, cũng xem thấy tin tức trên tivi, và lo lắng vì trời sương mù dày như vậy thì máy bay không thể bay được, lo rằng Giám đốc Tống và nhóm của ông ấy sẽ ở lại Bắc Kinh, thì xe hơi không thể kịp đón Sư phụ và quay trở về như kế hoạch, sẽ ảnh hưởng đến thời gian mở lớp học. Nên ông đã điện thoại đến Bắc Kinh để bàn bạc về các biện pháp giải quyết. Cuối cùng thì hai người là Chủ tịch và Phó chủ tịch Liên đoàn đã đưa ra quyết định rằng: Nếu trong trường hợp Giám đốc Tống và mọi người không thể khởi hành, và xe không thể quay về thì sẽ thuê một chiếc xe hơi khác tại địa phương để đón Sư phụ về Lăng Nguyên. Tối đó, Phó chủ tịch lo lắng cả đêm không ngủ được.

Vào lúc 5 giờ sáng ngày 20, chúng tôi thức dậy và nhìn ra bên ngoài, toàn bộ Bắc Kinh bị bao phủ trong màn sương mù dày đặc, tầm nhìn cực kỳ hạn chế, ước chừng máy bay sẽ không thể cất cánh trong cả buổi sáng này. Thời gian bay của Giám đốc Tống là 11 giờ, vì lúc ấy vẫn còn trong kỳ lễ Tết nên việc thuê xe cũng không dễ dàng gì, trong tâm thật sự rất lo lắng. Nhưng chúng tôi vẫn kiên trì đến cùng, bèn tìm Giám đốc Tống bày tỏ rằng: Nếu máy bay không thể cất cánh, liệu ban lãnh đạo có thể ở lại khách sạn trong sân bay một đêm không, vì tôi sẽ đưa xe đi đón Sư phụ Lý và quay về nhà máy.

Giám đốc Tống rất hiểu chuyện và ủng hộ, ông nói: Như Liên đoàn Lao động Thép Lăng đã lên kế hoạch với Thầy khí công, chúng ta phải đón mọi người về nhà máy đúng như dự định. Vậy nhé, sau khi đến sân bay, mặc dù thời tiết có như thế nào, anh cứ điều xe đi, nếu hôm nay chúng tôi không bay được, chúng tôi sẽ đón taxi từ sân bay về văn phòng Bắc Kinh, rồi ngày mai lại đón taxi đến sân bay. Chúng tôi đón taxi không khó, nhưng các anh đi đoạn đường xa như vậy thì biết thuê xe ở đâu?

Những lời này của Giám đốc Tống khiến Phó chủ tịch vô cùng cảm động. Sau khi dùng bữa sáng xong, lúc đó hơn bảy giờ, đoàn 12 người của Thép Lăng lên hai chiếc xe hơi đến sân bay. Trên đường đi, sương mù vẫn dày đặc, không hề tản ra chút nào, tầm nhìn vẫn rất hạn chế, và tốc độ xe cũng rất chậm. Trong xe có vị chuyên gia kinh tế nói đùa với Phó chủ tịch rằng: Hôm nay anh đi mời Đại Sư, liệu ông ấy có thể bảo hộ chúng tôi lên máy bay và cất cánh an toàn mà không bị ảnh hưởng thời tiết không?

Nghe vậy, Giám đốc Tống nói: Anh đừng trêu chọc như vậy, sẽ không có vị Đại Sư nào có thể thổi bay được sương mù dày đặc như thế này đâu, chúng ta đến sân bay và đợi vậy!

Do sương mù dày quá, bình thường đoạn đường như thế này chỉ mất hơn một giờ là đến, nhưng hôm nay phải đi hơn hai giờ mới đến nơi. Khi xe đến sân bay, bầu trời vẫn mù sương. Phó chủ tịch Liên đoàn tiễn các vị lãnh đạo đến khu vực phòng chờ, rồi cùng một chiếc xe quay về văn phòng Bắc Kinh. Hơn 12 giờ, một chiếc xe khác cũng về đến. Tài xế nói rằng tất cả chuyến bay trong buổi sáng nay đều bị dừng, nhưng đến 11 giờ thì sương mù bỗng tản ra, trời trong xanh trở lại, chỉ có duy nhất chuyến bay của Giám đốc Tống là có thể cất cánh đúng giờ. Lúc này các nhân viên làm việc ở văn phòng Bắc Kinh đều cảm thấy đoàn của Giám đốc Tống quá may mắn, và họ cũng cảm thấy câu chuyện sáng hôm nay quả thật có chút kỳ lạ.

4. Thị trấn nhỏ Lăng Nguyên chào đón mọi người từ khắp nơi đến cầu Đạo

Vào lúc hơn 9 giờ tối ngày 20, sau khi chúng tôi đón Sư phụ đến khách sạn Thép Lăng, vừa bước vào sảnh, có gần 100 học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên đất nước đang chờ đón Sư phụ. Trong nhóm họ, từ đàn ông, phụ nữ cho đến người cao tuổi hay trẻ nhỏ đều rất cung kính đứng đợi Sư phụ ở trước sảnh, hai tay hợp thập bày tỏ tấm lòng kính trọng đối với Sư phụ. Sư phụ cũng làm thế tay đơn thủ lập chưởng để chào họ đến tham gia lớp truyền thụ Pháp Luân Công ở Thép Lăng, và Ngài cũng tỏ ý hỏi thăm họ.

Qua tìm hiểu, chúng tôi biết rằng những người này đến từ Cát Lâm, Hắc Long Giang, Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông và xa nhất là từ ​​Tân Cương, Hồ Bắc. Trong số họ có các giáo sư, cảnh sát an ninh công cộng, công chức nhà nước, nhân viên doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp… Một vài người ở tại khách sạn Thép Lăng, còn đại đa số thì ở các nhà nghỉ nhỏ xung quanh Thép Lăng để tiết kiệm chi phí. Trong số họ có những người đã theo một vài lớp học và đến một số địa phương. Như họ chia sẻ, có thể được tham gia lớp học Pháp Luân Công, đích thân gặp được Sư phụ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời của họ. Thông qua những học viên đến từ vùng ngoài này, học viên tại Thép Lăng càng hiểu rõ hơn về công hiệu thần kỳ của Pháp Luân Công cũng như uy danh lẫy lừng của Sư phụ.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/28/313150.html

Đăng ngày 31-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share