Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Thụy Điển

[MINH HUỆ 22-07-2020] Ngày 20 tháng 7 năm nay ghi dấu 21 năm cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện ôn hòa. Các quan chức đắc cử bao gồm các Nghị sỹ Thụy Điển và Nghị sỹ Châu Âu đã ký một tuyên bố chung để thể hiện sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công và lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ.

2684e93086c9be7acbf4b3aea5f5d557.jpg

Bà Ann-Sofie Alm, Nghị sỹ Thụy Điển, người khởi xướng tuyên bố chung

23af99625643935023d811a57536770e.jpg

5ca94dfc4e6a627e7cb56b49055e7c96.jpg

Các nghị sỹ Thụy Điển ký tuyên bố chung

532f03eb3998c65c3308f0450b757383.jpg

Các nghị sỹ Châu Âu ký tuyên bố chung

Bà Ann-Sofie Alm, Nghị sỹ Thụy Điển, là người khởi xướng tuyên bố chung. Bà đưa ra tuyên bố như sau:

“Đã 21 năm đã trôi qua từ khi cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công bắt đầu cho tới ngày 20 tháng 7 năm nay. Thế giới tự do đã dần nhận ra sự đối xử tàn nhẫn của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc. Tôi mong mọi người biết rằng các học viên Pháp Luân Công là những tù nhân lương tâm bị cầm tù hoặc bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức hay trại tạm giam mà không qua xét xử. Cũng có báo cáo rằng họ đã bị tra tấn và thậm chí còn bị sát hại để lấy nội tạng. Đây là mục đích ban đầu của chúng tôi khi ban hành tuyên bố chung này.”

“Thực tế cho thấy, cuộc bức hại các nhóm dễ bị tổn thương ở Trung Quốc là sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trong lịch sử thế giới. Một số nhà quan sát quốc tế và các tổ chức tư pháp mô tả nó như tội diệt chủng. Thế giới tự do của chúng ta phải lên tiếng cho người dân Trung Quốc. Chúng ta phải đoàn kết lại. Do đó, tuyên bố chung này là vô cùng quan trọng.”

“ĐCSTQ cần biết thế giới tự do muốn gì: chúng tôi muốn cuộc bức hại này cũng như tất cả các cuộc bức hại khác phải chấm dứt. Những hành động tàn bạo này phải lập tức chấm dứt.”

eec3d2df71edae834e3358910ace3260.jpg

Nhật báo Thụy Điển (SvD), tờ nhật báo lớn thứ hai tại Thụy Điển, đã đưa tin về tuyên bố chung dưới tiêu đề: “Các quan chức cấp cao kêu gọi ủng hộ Pháp Luân Công”.

Trong một cuộc phỏng vấn, bà Alm cho biết tuyên bố chung này không chỉ ở Thụy Điển, mà là tuyên bố chung của gần 600 nhà lập pháp tại 27 quốc gia trên thế giới. Bà còn nói những người dân Hồng Kông, hiện đang quan ngại về quyền tự do của họ, đang phải chiến đấu chống lại ĐCSTQ, chính vì người dân Hồng Kông có hiểu biết sâu sắc về những việc mà ĐCSTQ có thể làm. Thế giới đang dần nhận ra bản chất của ĐCSTQ và đang đoàn kết lại để chống lại nó.

Bối cảnh

Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Việc tu luyện Pháp Luân Công giúp người học cải thiện tâm tính và sức khỏe. Do sự phổ biến rộng rãi của môn tu luyện, 21 năm trước, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến nay đã có hơn 4.500 cái chết của học viên Pháp Luân Công được ghi nhận. Hàng trăm ngàn học viên đã bị cầm tù, bị giam giữ, tra tấn, và thậm chí còn bị thu hoạch nội tạng sống do chính nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.

Con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều do sự bưng bít và kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ. Hàng năm, cứ đến dịp ngày 20 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đều tổ chức các hoạt động để phản đối cuộc bức hại một cách ôn hòa và kêu gọi chấm dứt nó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/22/409398.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/25/186022.html

Đăng ngày 28-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share