Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Toronto, Canada

[MINH HUỆ 29-04-2020] Nghị sỹ Canada James Bezan kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thuộc đảng đối lập, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Thời báo The Epoch Times nói rằng chính phủ Canada cần trừng phạt “các quan chức cộng sản Trung Quốc liên bang mà góp phần bưng bít ở Vũ Hán trong đại dịch COVID-19” theo Luật Sergei Magnitsky.

Nghị sỹ Bezan đang kêu gọi chính phủ xem xét sự bưng bít của chính quyền Trung Quốc và sự “lừa dối người dân của chính họ cũng như thế giới”.

8c940892e342f45ad2aa845c0840e455.jpg

Nghị sỹ James Bezan

Nghị sỹ Bezan cũng lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bịt miệng những người thổi còi. Ông lưu ý rằng những người “cố gắng nói lên sự thật với chính quyền” và “làm theo nguyên tắc để cảnh báo công dân nước mình cũng như thế giới về sự nguy hiểm của COVID-19 đột nhiên bị bịt miệng.”

“Chúng tôi không biết họ đang ở đâu. Chúng tôi cũng không biết đã xảy ra chuyện gì với họ, chúng tôi nghi ngờ điều tồi tệ nhất. Những người thuộc chính quyền cộng sản cần phải chịu trách nhiệm với thế giới về những tổn thất không đáng có về sinh mạng, cũng như những hệ quả về tài chính do nền kinh tế toàn cầu bị tổn hại chỉ vì sự bưng bít của họ.”

Nghị sỹ Bezan nói: “Luật [Magnitsky] cung cấp công cụ cho chính phủ Canada ngăn chặn các quan chức tham nhũng nước ngoài dùng Canada làm nơi trú ẩn an toàn cho của cải và gia đình họ trong khi họ lạm dụng chức quyền làm tổn lại chính người dân nước họ.”

Nghị sỹ Kent: Canada cần xem xét lại mối quan hệ với ĐCSTQ

d1e754cc643fc74d69b15219178b51f0.jpg

Nghị sỹ Peter Kent

Cũng trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo The Epoch Times, Nghị sỹ Canada Peter Kent kiêm Bộ trưởng Di trú, Tị nạn và Quyền công dân Canada thuộc đảng đối lập, cho hay mặc dù “thế giới đang bận rộn với đại dịch COVID, điều quan trọng là chúng ta cần phải nhớ nhiều yếu tố khiến đại dịch này trở nên nghiêm trọng, gây chết người thảm khốc đến vậy, là do chính sách đàn áp, tàn nhẫn, chết chóc, tàn bạo của chính quyền Bắc Kinh.”

Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế dùng thông tin và thương mại để dỡ bỏ bức tường đỏ của Trung Quốc.

Ông nói khi lấy sự sụp đổ của Liên Xô làm ví dụ: “Việc cô lập Nga trong chiến tranh lạnh, và chi phí lớn khủng khiếp để Liên Xô cầm cự, sự sụp đổ của liên bang Xô-viết, như hồi năm 1989. Như vậy, về cơ bản, các quốc gia, các nước dân chủ sẽ phải bắt đầu nói đến thương mại quốc tế, nếu các vị không tôn trọng việc giao dịch công bằng thì chúng tôi sẽ không giao thương với các vị.”

Ông cũng cho rằng điều quan trọng là “khiến những người nắm quyền ở Bắc Kinh ý thức được rằng thế giới sẽ không còn dung túng cho quốc gia hiếu chiến, xâm phạm nhân quyền tàn bạo này trong cộng đồng quốc tế” và “thông tin và mạng xã hội, có lúc bị chặn ít nhiều ở Trung Quốc, cần phải hoạt động tự do.”

Ông kết luận: “Canada cần phải xem xét lại mối quan hệ với ĐCSTQ và chính quyền Bắc Kinh.”

Nghị sỹ Genuis: “Chúng ta không nên thỏa hiệp các giá trị của mình” khi giao dịch với ĐCSTQ

3efd83e51304e303b7721bedddacf35b.jpg

Nghị sỹ Garnett Genuis

Nghị sỹ Garnett Genuis kiêm Bộ trưởng Đa văn hóa và Quan hệ Canada-Trung Quốc thuộc đảng đối lập, phát biểu với Thời báo The Epoch Times rằng ông cho rằng Canada nên sắp xếp lại các ưu tiên của mình và thận trọng khi đối phó với ĐCSTQ.

Ông chỉ trích nhắm thẳng vào chính phủ đương nhiệm đã thỏa hiệp các giá trị của Canada trong giao thương với ĐCSTQ, đặc biệt là về Huawei và việc xây dựng mạng 5G của tập đoàn này.

Nghị sỹ Genuis nói: “Một nền kinh tế mạnh xuất phát từ việc trao cho người dân quyền tự do sống với bản chất con người căn bản nhất của họ mà không bị can thiệp ở trong nước.”

Nghị sỹ Genuis cảnh báo: “Tôi hy vọng nhiều người hơn nữa trong chúng ta trước hết sẽ xem xét vấn đề rủi ro bảo mật an ninh khi nghĩ đến quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc.” Trong khi chính phủ tiền nhiệm thận trọng như thế, chính phủ đương nhiệm, ở mức độ nào đó, lại đánh mất sự thận trọng đó. “Tới đây, chúng ta không được nhẹ dạ nữa. Chúng ta cần nhìn nhận những ưu tiên khác về an ninh và chúng ta cần thận trọng.”

Ông tiếp tục: “Tôi không nghĩ thỏa hiệp nguyên tắc của chúng ta sẽ có thể mang lại nhiều lợi ích. Đó là sự đánh đổi mà một số người ủng hộ. Nếu chúng ta đặt các giá trị của chúng ta xuống thấp hơn, rồi nâng lợi ích của chúng ta cao đến đây. Việc này không thực sự mang lại kết quả tốt, đúng không? Lợi ích của chúng ta gặp rủi ro ở các phương diện khác vì chúng ta đã thỏa hiệp nguyên tắc của mình. Tôi cho rằng giữ vững các nguyên tắc của chúng ta chính là lợi ích của chúng ta. Tôi nghĩ những tình huống thế này [đại dịch] càng chứng minh điều này rõ hơn.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/29/404526.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/3/184315.html

Đăng ngày 09-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share