Bài viết của Hoa Văn

[MINH HUỆ 26-02-2010] Câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ được tìm thấy sớm nhất trong cuốn “90 bài thơ cổ” thời nhà Hán. Thơ viết rằng:

“Điều điều Khiên Ngưu tinh,
Hạo hạo Hà Hán nữ.
Tiêm tiêm trạc tố thủ,
Trát trát lộng cơ trữ.
Chung nhật bất thành chương,
Khấp thế linh như vũ.
Hà Hán thanh thả thiển,
Tương khứ phục kỷ hứa!
Doanh doanh nhất thuỷ gian,
Mạch mạch bất đắc ngữ.”

Dịch thơ:

Sao Khiên Ngưu xa xăm,
Ngân Hà người trắng muốt.
Nho nhỏ động tay thon,
Lách cách khung cửi động.
Cả ngày dệt không thành,
Lệ như mưa rớt xuống.
Sông Hán trong lại nông,
Xa cách thời bao thuở?
Lóng lánh nước một dòng,
Đăm đăm lời chẳng cất. (Bản dịch của Điệp Luyến Hoa)

Khiên Ngưu Tinh và Hà Hán Nữ trong thơ là chỉ hai ngôi sao cách nhau trên hai bờ ngân hà, nhưng luôn hướng về nhau. “Điều điều” hình dung khoảng cách xa xôi, “hạo hạo” mô tả sự trong sáng, tinh khôi. “Doanh doanh” miêu tả dòng nước nông và trong vắt. “Mạch mạch” (đăm đăm) hình dung tâm tình, nỗi lòng đang muốn bảy tỏ cùng ai. Lúc này còn chưa có truyền thuyết về Ngưu Lang, Chức Nữ, vậy mà ngôi sao Chức Nữ đã xuất hiện rất lâu trên bầu trời mùa Hạ. Ngôi sao sáng nhất ấy thường khiến con người không khỏi suy ngẫm vẩn vơ.

Tới thời Nam Bắc Tống, câu chuyện về Ngưu Lang và Chức Nữ đã khá hoàn chỉnh. Hai cuốn “Tục Tề Hài Ký” của Ngô Quân triều Nam Lương và cuốn “Tiểu thuyết” của Ân Vân triều Nam Lương, đều có ghi chép lại. Trong “Tục Tề Hài Ký” nói rằng, Quế Dương (Nay là Sâm Châu, Hồ Nam) có một tiên nhân đắc đạo tên là Thành Vũ Đinh, đã nói với em trai của mình rằng: “Ngày mùng 7/7, Chức Nữ phải vượt sông, các vị tiên nhân đều phải hồi cung. Ta cũng đã bị triệu hồi về cung, không thể lưu lại, nên tới cáo biệt với đệ.” Em trai của Thành Vũ Đinh hỏi rằng: “Vì sao Chức Nữ phải vượt sông? Khi nào thì huynh quay trở về?” Thành Vũ Đinh đáp: “Chức Nữ tạm thời đi gặp Ngưu Lang, ba năm sau ta mới quay trở lại.” Hôm sau thì không thấy Thành Vũ Đinh đâu nữa. Mãi cho tới ngày nay, người ta vẫn truyền tai nhau về câu chuyện nàng Chức Nữ được gả cho Ngưu Lang.

Thành Vũ Đinh được nhắc tới trong “Tục Tề Hài Ký” là một Tiên nhân rất nổi tiếng. Trong cuốn “Thần Tiên Truyện”, “Liệt Tiên Truyện”, “Thái Bình Quảng Ký” đều lưu truyền về ông. Ngày mà Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, chính là ngày đầu tiên ông tiết lộ thân phận của mình. Một bài thơ trong cuốn “Phụng hòa thất tịch lưỡng nghi điện ứng chế” của Lưu Hiến, một thi nhân thời nhà Đường, cũng có câu rằng: “Điện thượng hô Phương Sóc, Nhân gian thất Vũ Đinh” (Trên điện hô Phương Sóc, Nhân gian mất Vũ Đinh), chính là nói về câu chuyện này.

Cuốn “Tiểu thuyết” của Ân Vân triều Nam Lương còn miêu tả chi tiết hơn về câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đồng thời nói về nguyên nhân của cuộc tương ngộ đêm 7/7. Chuyện kể rằng Chức Nữ là con gái của Thiên đế, sống tại bờ Đông của dòng sông Thiên Hà. Nàng quanh năm suốt tháng chăm chỉ cần mẫn bên khung cửi, dệt nên những bộ Thiên y hoa lệ. Hoàng Đế thương nàng phận gái một mình cô độc, không ai bầu bạn, bèn gả nàng cho Ngưu Lang tại bờ Tây của dòng sông Thiên Hà. Sau khi xuất giá, Chức Nữ không còn dệt vải nữa. Thiên đế nổi giận, lệnh cho nàng quay về bờ Đông, chỉ cho phép nàng gặp Ngưu Lang một năm một lần. Hàng năm, cứ vào ngày thứ 7 khi bắt đầu vào Thu, đầu của những chú chim Hỷ Tước tự nhiên lại trọc lông lốc. Tương truyền rằng, vào ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau tại bờ Đông, chim Hỷ Tước bay tới bắc cầu. Ngưu Lang đi trên đầu chúng vượt sông, khiến lông trên đầu chim Hỷ Tước đều bị rụng hết.

Câu chuyện kể với chúng ta rằng: Làm người phải chăm chỉ, đặc biệt là phụ nữ. Dẫu còn son rỗi hay đã xuất giá, cũng đều nên chăm chỉ, lo liệu việc nhà, chớ tham thú hưởng lạc, lười nhác ắt sẽ bị trừng phạt.

Ngày nay, mọi người đều cải biên câu chuyện hội ngộ của Ngưu Lang, Chức Nữ vào đêm 7/7 thành một câu chuyện tình yêu lãng mạn. Thậm chí còn cho thêm nội dung tuyên truyền chính trị của văn hóa đảng, bẻ cong, tước đoạt nội hàm văn hóa và ý nghĩa giáo dục vốn có của nó. Trên thực tế, những câu truyện dân gian thời Trung Quốc cổ đại đều dạy con người hướng thiện, quy phạm lại hành vi đạo đức. Chỉ những người hiện đại với đạo đức bại hoại mới không thể hiểu được cảnh giới tư tưởng của cổ nhân, mà thay đổi nội hàm đó.

Tài liệu tham khảo:

  1. “Tục Tề Hài Ký” của Ngô Quân thời Nam Lương
  2. “Tiểu thuyết” của Ân Vân triều Nam Lương.

Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/26/218764.html

Đăng ngày 14-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share