Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-11-2018] Một người phụ nữ trẻ ở thành phố Trường Xuân đã bị giáng thêm một đòn mạnh khác khi cha cô bị bắt giữ một lần nữa vào ngày 12 tháng 10 năm 2018 vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Cô Trịnh Tiên Sở mới lên bốn khi cha cô bị bắt giữ lần đầu vì đức tin vào Pháp Luân Công và bị kết án 12 năm tù vào ngày 6 tháng 3 năm 2002. Ngày hôm đó, mẹ cô, cũng là học viên Pháp Luân Công, đã bế cô đứng đợi ở ngoài phòng xử án bởi họ không được phép vào tham dự phiên tòa.

Giữa phiên tòa, công an đã bắt mẹ cô Trịnh. Các học viên địa phương cũng bị chặn ở bên ngoài phòng xử và đợi ở bên ngoài để dõi theo tình hình bên trong và sau đó đưa cô bé về với ông bà.

Không chỉ cô Trịnh mà các thành viên khác trong gia đình cô cũng không được gặp mẹ cô nữa. Theo nhiều nguồn tin, họ biết rằng mẹ cô đã qua đời ở trong tù chỉ một tháng sau khi bị bắt giữ. Đến nay, họ vẫn chưa hề biết về nội tình cái chết của bà hay nơi an nghỉ cuối cùng của bà.

Người cha bị cầm tù dài hạn và lần bắt giữ gần đây nhất

Cha cô Trịnh, ông Trịnh Vĩ Đông, là một giảng viên cao cấp của Trường Kỹ thuật Thông tin Điện tử Cát Lâm. Theo gia đình cô, công an đã lục soát nhà cha cô và lấy đi các sách Pháp Luân Đại Pháp, máy tính, máy in vào ngày bắt giữ. Sau 15 ngày tạm giam hành chính, công an đặt ông dưới diện tạm giam hình sự trong Trại tạm giam Số 3 Thành phố Trường Xuân vào ngày 27 tháng 10.

Vụ án của ông Trịnh đã bị trình lên Viện Kiểm sát Khu Nam Quan vào ngày 23 tháng 11 và trong bảy ngày, viện kiểm sát sẽ đưa ra quyết định có thông qua việc bắt giữ và kết án ông hay không.

Lần bắt giữ gần đây nhất của ông Trịnh xảy ra chỉ năm năm sau khi ông được trả tự do sau 12 năm thụ án tù oan trong Nhà tù Cát Lâm và Nhà tù Thạch Lĩnh.

Bởi từ chối từ bỏ đức tin của mình, ông bị trói vào giường ở tư thế ‘đại bàng sải cánh’, và bị đánh đập hàng ngày trong ba tháng. Lính canh cũng nâng thân người ông lên trong khi tay và chân ông vẫn bị trói vào giường nhằm khiến ông đau đớn cùng cực.

Năm 2009, ông bị nhiễm bệnh lao, nhưng lính canh vẫn bắt ông lao động khổ sai bất chấp tình trạng ốm yếu của ông.

Người mẹ qua đời tại trạm giam trong một tháng bị giam giữ

Mẹ cô Trịnh, bà Thẩm Kiếm Lợi, nguyên là một giảng viên môn toán của Đại học Cát Lâm. Gia đình bà chưa từng gặp lại bà sau khi bà bị bắt giữ ở phía ngoài tòa án trong khi đợi nghe phán quyết của tòa về vụ án chồng bà vào ngày 6 tháng 3 năm 2002.

53958fc51567d07c534dc117e6158499.jpg

Bà Thẩm Kiếm Lợi

Bà nội của cô Trịnh, vì tinh thần suy sụp nghiêm trọng sau khi mẹ cô bị bắt và cha cô bị kết trọng án mà đã qua đời không lâu sau đó.

Theo nguồn tin nội bộ, bà Thẩm đã bị đưa tới trại tạm giam Số 3 sau khi bị bắt giữ, ở đó, bà tuyệt thực phản đối bức hại. Công an đưa bà đi “thẩm vấn” một ngày và kể từ đó, chưa bao giờ thấy họ đưa bà trở lại trại giam.

Cuối tháng 4 năm 2002, một công an đã buột miệng tiết lộ rằng bà Thẩm đã chết.

Một công an khác nói với một học viên địa phương, người đang tìm kiếm bà: “Tôi không thể nói cho chị biết cô ta ở đâu, nếu tôi làm vậy, tôi sẽ toi mạng.”

Một năm sau, một người trong ngành nói với gia đình bà Thẩm rằng bà thực sự đã chết vào tháng 4 năm 2002.

Bà Thẩm bị bắt giữ khi mới 33 tuổi. Tại thời điểm tội ác thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống bị vạch trần vào năm 2006, gia đình bà nghi ngờ rằng bà có lẽ đã là nạn nhân của tội ác ghê rợn này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/24/377585.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/29/173438.html

Đăng ngày 03-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share