Mất tích - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Sun, 07 Jan 2024 13:29:38 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2Nhà thiết kế hệ thống điện bị giam giữ bí mật gần sáu tháng vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/258509-nha-thiet-ke-he-thong-dien-bi-giam-giu-bi-mat-gan-sau-thang-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlSun, 07 Jan 2024 13:29:38 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258509[MINH HUỆ 14-12-2023] Ngày 26 tháng 6 năm 2023, bà Viên Cảnh Tú, một kỹ sư thiết kế hệ thống điện 54 tuổi, bị bắt tại nơi làm việc. Sáu tháng kể từ đó đến nay, không có thông tin nào về […]

The post Nhà thiết kế hệ thống điện bị giam giữ bí mật gần sáu tháng vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-12-2023] Ngày 26 tháng 6 năm 2023, bà Viên Cảnh Tú, một kỹ sư thiết kế hệ thống điện 54 tuổi, bị bắt tại nơi làm việc. Sáu tháng kể từ đó đến nay, không có thông tin nào về nơi giam giữ cũng như tình trạng hiện tại của bà.

Gia đình bà Viên cho biết, sau khi bà bị bắt, họ nhận được một cuộc điện thoại của bà. Bà nói mình bị giam trong một căn phòng tối, nhưng không rõ là ở đâu. Sau đó, gia đình bà không nhận được thêm tin tức gì nữa.

Bà Viên, cư dân thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân, từ tháng 8 năm 1997. Từ khi ĐCSTQ ra lệnh bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc, bà đã nhiều lần bị bắt cóc vì kiên định với đức tin của mình. Bà bị giam hai lần tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng, và bị Viện Thiết kế và Khảo sát Điện lực Liêu Dương sa thải. Sau đó, bà làm việc tại Công ty Thiết kế Kỹ thuật Điện Trung Định, và lại bị bắt giữ thêm một lần nữa.

Dưới đây là tóm tắt về những bức hại mà bà Viên phải chịu đựng trong suốt 24 năm qua.

Sớm bị bắt giữ và tẩy não

Ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bà Viên chịu áp lực phải từ bỏ đức tin của mình, nhưng bà chưa bao giờ khuất phục trước những lời đe dọa hay áp lực từ cảnh sát địa phương và nơi làm việc của bà, trong đó có Lưu Thụ Bằng, Trưởng Đồn Công an Điện Kiến, Chu Tuyết Siêu, Trưởng ban Khu phố Quả Phẩm, Thôi Ái Vinh, Giám đốc điều hành của Tổng Công ty Xây dựng Điện lực Liêu Dương, và Trương Vị Khắc, Trưởng phòng nhân sự.

Ngày 23 tháng 1 năm 2001, một ngày trước Tết Nguyên Đán, trong khi bà Viên đang ăn tối cùng với cha mình, thì cảnh sát trưởng Lưu và sỹ quan Cao bất ngờ xông vào nhà. Cảnh sát ép buộc cha của bà phải cùng họ gây áp lực buộc bà từ bỏ đức tin của mình. Bà nhất quyết không nhượng bộ và đã bị bắt đi. Cảnh sát đưa bà vào Trại tạm giam Thành phố Liêu Dương để tạm giam hình sự.

Trong khi bà bị giam giữ, cảnh sát trưởng Lưu, Giám đốc Thôi ở công ty của bà, cũng như các nhân viên của Đội Lao động Cưỡng bức Thạch Chủy Tử (những người có kinh nghiệm trong việc chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công), thay nhau tấn công bà bằng những tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công, tìm mọi cách khiến bà ngừng tu luyện. Bà phải chịu áp lực rất lớn, và cảm thấy đau đầu dữ dội.

Hai lần bị giam giữ tại trại lao động với tổng thời hạn bốn năm

Sau khi chuyển hóa bà Viên không thành, vào ngày 6 tháng 4 năm 2001, bà bị đuổi việc, và bị cảnh sát đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng ở thành phố Thẩm Dương để thụ án một năm.

Lính canh trại lao động cấm bà Viên ngủ, và tra tấn bà. Bà bắt đầu tuyệt thực để phản đối, và bị bức thực. Sau hai tháng, thân thể bà chỉ còn da bọc xương, thậm chí các tù nhân cũng xót xa khi nhìn thấy bà. Cảnh sát còn lợi dụng việc bức thực để tống tiền gia đình bà.

Tháng 2 năm 2002, khi bà Viên được thả tự do, cảnh sát trưởng Lưu và Trưởng ban khu phố Chu tiếp tục sách nhiễu khiến bà không thể sống một cuộc sống bình thường.

Ngày 30 tháng 5 năm 2002, bà Viên đến Văn phòng Kháng cáo của Hội đồng Nhà nước ở Bắc Kinh để yêu cầu quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Để trả thù, cảnh sát trưởng Lưu phối hợp với Đồn Công an Thái Tử Hà ở Thành phố Liêu Dương kết án bà ba năm, và lại đưa bà vào Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia.

Bà Viên bị giam giữ trong một phòng cách ly hình tam giác không có cửa thông gió. Bà tuyệt thực để phản đối việc bức hại, và bị buộc phải lao động khổ sai không công. Lính canh Trương Tú Vinh ra lệnh các tù nhân trói bà lại và ép bà ký vào “hối quá thư” để tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và vu khống nhà sáng lập môn tu luyện. Họ tra tấn bà cả về thể xác và tinh thần không ngừng cho đến khi bà được thả vào tháng 5 năm 2005.

Bị sách nhiễu nhiều lần trong những năm gần đây

Sau đó, cảnh sát đánh dấu vào giấy tờ tùy thân của bà và theo dõi bà. Khi bà đang lái xe về nhà sau chuyến công tác ngoại thành vào cuối năm 2019, bà bị cảnh sát chặn lại ở lối vào đường cao tốc. Cảnh sát khám xét xe và thẩm vấn bà. Những sự cố tương tự cũng xảy ra vài lần nữa, kể cả khi bà di chuyển bằng tàu hỏa.

Ngày 27 tháng 6 năm 2016, bà Viên bị cảnh sát của Đồn Công an Tân Hoa bắt cóc và giam giữ trong đồn cảnh sát qua đêm vì dùng tên thật để khiếu nại hình sự Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính quyền ĐCSTQ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công.

Báo cáo liên quan:

Thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh: 16 học viên Pháp Luân Đại Pháp bị bắt, 7 người bị kết án

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/14/469293.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/23/213442.html

Đăng ngày 07-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nhà thiết kế hệ thống điện bị giam giữ bí mật gần sáu tháng vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một người phụ nữ Trùng Khánh mất tích sau khi bị kết án 5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/255945-mot-nguoi-phu-nu-trung-khanh-mat-tich-sau-khi-bi-ket-an-5-nam-tu-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlSat, 18 Nov 2023 09:30:22 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=255945[MINH HUỆ 28-10-2023] Bà Trần Bình (59 tuổi) ở Trùng Khánh đã bị kết án 5 năm tù vào ngày 23 tháng 8 năm 2023 vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị Đảng […]

The post Một người phụ nữ Trùng Khánh mất tích sau khi bị kết án 5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-10-2023] Bà Trần Bình (59 tuổi) ở Trùng Khánh đã bị kết án 5 năm tù vào ngày 23 tháng 8 năm 2023 vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999. Gia đình bà Trần không được thông báo về phiên tòa hoặc nơi giam giữ bà.

Án tù của bà Trần bắt nguồn từ vụ bắt giữ ngày 2 tháng 10 năm 2022. Ngày hôm đó, khi bà đang ở nhà thì một nhóm cảnh sát của Đội An ninh Nội địa quận Sa Bình Bá và Phòng 610 kéo tới và đột nhập vào nhà bà. Họ tịch thu máy in và những tài sản có giá trị khác của bà trước khi đưa bà đến Trại tạm giam quận Sa Bình Bá. Vài ngày sau, gia đình bà nhận được lệnh bắt giữ chính thức bà.

Đầu năm 2023, Tòa án quận Giang Bắc đã chỉ định luật sư đại diện cho bà Trần. Khi chị gái bà, người đại diện gia đình tìm kiếm công lý cho bà, gọi điện đến tòa án và hỏi về chủ tọa phiên tòa và luật sư bên nguyên, người trả lời điện thoại đã từ chối tiết lộ.

Ngày 18 tháng 8 năm 2023, chị gái của bà Trần gọi điện để hỏi về tình trạng vụ án của bà và được thông báo: “Vụ án vẫn đang chờ xử lý”, mặc dù thực tế tòa án đã lên lịch xét xử bà vào năm ngày sau.

Ngày 23 tháng 8 năm 2023, bà Trần bị tòa án xét xử mà gia đình bà không hề hay biết. Bà bị tuyên án vào cuối phiên tòa. Mãi đến ngày 8 tháng 10, khi Đồn Công an Tân Kiều gọi điện để báo tin, chị gái bà Kiều mới biết về bản án.

Cảnh sát không tiết lộ nơi giam giữ bà Trần, do đó vào ngày 24 tháng 10, chị gái của bà gọi điện đến tòa án để hỏi về việc này. Người trả lời cuộc gọi hướng dẫn bà gọi đến gặp chủ tọa phiên tòa (họ Chu, số điện thoại +86-23-17721792)–người phụ trách vụ án. Tuy nhiên, thẩm phán Chu từ chối tiết lộ nơi bà Trần đang bị giam giữ.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/10/28/467570.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/31/212709.html

Đăng ngày 18-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một người phụ nữ Trùng Khánh mất tích sau khi bị kết án 5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người đàn ông mất tung tích từ 20 năm trước sau khi bị cảnh sát bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/232520-nguoi-dan-ong-mat-tung-tich-tu-20-nam-truoc-sau-khi-bi-canh-sat-bat-giu-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlWed, 15 Jun 2022 08:14:50 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=232520[MINH HUỆ 09-05-2022] Một người dân ở tỉnh Hồ Nam đã trốn khỏi nhà và chuyển đến tỉnh Hải Nam ở miền Nam Trung Quốc để tránh bị bức hại bởi đức tin vào Pháp Luân Công. Anh đã bị […]

The post Người đàn ông mất tung tích từ 20 năm trước sau khi bị cảnh sát bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-05-2022] Một người dân ở tỉnh Hồ Nam đã trốn khỏi nhà và chuyển đến tỉnh Hải Nam ở miền Nam Trung Quốc để tránh bị bức hại bởi đức tin vào Pháp Luân Công. Anh đã bị bắt vào tháng 9 năm 2002 ở Hải Nam vì tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Từ đó không một ai kể cả gia đình nghe tin tức gì về anh. Khi đó anh 33 tuổi. Đã 20 năm trôi qua từ khi anh mất tích và gia đình vẫn tiếp tục tìm kiếm anh.

97525b8afd26ed54932e7ed78b82f17a.jpg

03b3ef09997cfcb6ecd2505ff0682148.jpg

19abfbe5e8043018290af71dd589a609.jpg

Anh Dương Ái Kim

Anh Dương Ái Kim ở huyện Trung Phương, thành phố Hoài Hoá, tỉnh Hồ Nam, trở thành một học viên Pháp Luân Công vào năm 1997. Sau đó, chứng động kinh, căn bệnh anh mắc phải từ chín tuổi và suýt giết chết anh vài lần, đã biến mất. Vì anh từ chối từ bỏ Pháp Luân Công khi chính quyền bắt đầu cuộc đàn áp vào tháng 7 năm 1999 nên cảnh sát đã bắt và giam giữ anh bốn lần. Cảnh sát địa phương cũng đến nhà anh để hành hung và hăm doạ anh nhiều lần. Có lần anh chảy nhiều máu đến nỗi máu bắn tung toé trên sàn và tường. Anh suýt chết vì ngộ độc khí carbon monoxide trong khi bị giam vào tháng 2 năm 2001.

Sách nhiễu, bắt giữ và tra tấn

Hai tháng sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, bốn viên chức thuộc làng Cẩm Khê đã đến nhà anh lúc 4 giờ sáng vào một ngày trong tháng 9. Họ bắt anh và đưa anh vào Trại tạm giam Huyện Trung Phương để giam giữ 15 ngày. Sự xáo trộn tinh thần đột ngột đã khiến bệnh động kinh của anh tái phát.

Để phản bức hại, anh Dương đã cùng cha mình là ông Dương Xuân Hy, mẹ là bà Dương Mỹ Tú, và bảy học viên khác, gồm ông Dương Mãn Sanh và bà Đinh Hương Liên đến Bắc Kinh vào tháng 11 năm 1999. Cảnh sát vũ trang tại Quảng trường Thiên An Môn đã đánh đập và bắt giữ tất cả ngay khi biết họ tu luyện Pháp Luân Công. Chính quyền từ quê của anh Dương đã đến Bắc Kinh để đưa họ về và giam trong Trại tạm giam Trung Phương.

Sau 15 ngày, anh Dương cùng cha mẹ và ông Dương Mãn Sanh, bà Đinh Hương Liên bị chuyển đến làng Cẩm Khê. Các viên chức làng cố ép họ ký vào các tuyên bố từ bỏ đức tin và đảm bảo họ không đến phản đối ở Bắc Kinh nữa. Năm học viên đã từ chối và bị nhốt trong toà nhà của làng hơn 10 ngày và bị ép trả 70 Nhân dân tệ trước khi được thả.

Tháng 3 năm 2000, người của Phòng 610 Huyện Trung Phương, Sở Công an Huyện và Đồn Công an Làng Cẩm Khê đã xông vào ngày anh Dương. Không thông qua quy trình pháp lý nào, họ đã đưa anh vào Trại tạm giam Huyện Trung Phương trong 15 ngày.

Bốn người thuộc chính quyền làng Cẩm Khê đã bắt giữ anh Dương, mẹ anh và bốn học viên khác là ông Dương Vân Sanh, bà Dương Tú Anh, ông Dương Mãn Sanh, bà Đinh Hương Liên và đưa đến một trung tâm tẩy não vào ngày 12 tháng 4 năm 2000. Họ tuyên bố đây là để ngăn các học viên đến Bắc Kinh để phản đối trong ngày nhạy cảm 25 tháng 4. Sáu học viên đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ tuỳ tiện. Họ được thả ra ba ngày sau đó.

Ngày 6 tháng 6 năm 2000, năm viên chức đã đến nhà anh Dương trên một chiếc máy kéo. Họ lôi anh ra khỏi nhà. Khi anh kháng cự, một người đã nắm hai chân anh lôi đi trên sàn đất đến phía chiếc máy kéo. Da trên lưng anh bị rách và máu dính vào quần áo và nền đất.

Một người hàng xóm la lên: “Anh ấy bị bệnh và ông sẽ giết anh ấy mất.”

Một viên chức hét lên: “Tôi sẽ chịu trách nhiệm nếu anh ấy chết.”

Những người hàng xóm vây quanh họ nói: “Hãy đưa ra một thông báo chính thức và ký tên của anh vào vì anh muốn chịu trách nhiệm”.

Vì vậy các viên chức đã bỏ cuộc và rời đi. Hôm sau, họ quay trở lại và bắt anh Dương cùng cha anh, nhốt họ trong toà nhà của làng trong 25 ngày. Hai cha con mỗi người bị tính 146,7 Nhân dân tệ tiền ăn.

Vào một buổi sáng tháng 11 năm 2011, khi anh Dương và gia đình đang luyện Pháp Luân Công tại nhà thì chín viên chức của chính quyền làng xông vào. Không nói lời nào, họ lôi anh Dương vô bếp và đánh đập anh. Họ đuổi theo anh Dương ra bên ngoài, đè anh xuống và tiếp tục đánh đập anh. Máu của anh dính trên sàn, tường và quần áo của các viên chức. Các hàng xóm của anh đã bước ra để ngăn việc đánh đập và bắt giữ anh. Các viên chức đã bắt cha mẹ anh và giam họ 11 ngày trong toà nhà của làng, trong thời gian này các viên chức cố ép cha mẹ anh và ba học viên khác ký vào một tuyên bố hứa không đi phản đối ở Bắc Kinh.

Ngày 11 tháng 2 năm 2001, anh Dương cùng mẹ đến một nghĩa trang để viếng người anh trai đã khuất của bà. Các viên chức đã theo dõi họ và đưa họ đến một ngôi nhà gạch nhỏ. Họ bịt kín các cửa sổ bằng những thanh gỗ với cái cớ ngăn học viên đi Bắc Kinh lần thứ ba. Ngôi nhà chỉ có một cái ghế sofa và một cái nồi đốt than để sưởi ấm. Hai người đã suýt chết vì ngộ độc carbon monoxide. Người họ cứng đờ và không thể di chuyển. Một chỗ trên quần bà Dương bị than đốt cháy. Vào buổi sáng, một viên chức mang bữa sáng đến thấy họ không cử động đã hét lên. Bà Dương đã tỉnh dậy khi nghe tiếng hét. Tuy nhiên, người này nói với những người khác rằng bà Dương ngất đi trong khi thiền định và vì thế bị bắt lửa và anh ta đã giúp dập lửa.

Anh Dương, mẹ anh và một học viên khác là bà Dương Tú Anh đã đến làng lân cận để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Một người đã tố cáo họ với cảnh sát để lấy 500 Nhân dân tệ tiền thưởng mỗi người. Hàng chục cảnh sát ở làng Loan Khê đã đưa ba người đến một trường trung học, còng tay họ vào một khán đài bóng rổ và đánh đập họ trong một giờ.

Sau đó, họ còng tay anh Dương và bà Dương Tú Anh vào vòng bóng rổ và treo họ lên. Họ bị đánh đập và treo đến khi ngất đi vì đau đớn. Tối đó ba học viên bị đưa đến Trại tạm giam Bạch Hổ Não ở trấn An Giang, thành phố Hồng Giang. Họ đã thả anh Dương và mẹ anh sau khi tống tiền 10.000 Nhân dân tệ. Bà Dương Tú Anh bị giam thêm bốn tháng nữa. Tháng 12 năm 2001, họ đưa bà vào Trại Lao động Cưỡng bức Bạch Mã Lũng ở thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam để thụ án 18 tháng.

Tháng 5 năm 2002, các viên chức ở làng Cẩm Kê bắt đầu xông vào nhà của các học viên địa phương và lục soát. Họ đã lấy đi hai con bò, một cái TV, hai máy radio và một cái quạt của anh Dương. Việc bắt giữ, đánh đập và giam giữ không ngừng đã buộc anh Dương phải rời khỏi nhà và làm việc ở làng Bảo Phương thuộc tỉnh Hải Nam (cách nhà khoảng 750 dặm). Các viên chức ở quê anh nhanh chóng theo anh đến đó và đưa anh đến Đồn Công an làng Bảo Phương. Họ bắt anh phải báo cáo cho cảnh sát mỗi ngày và giám sát các hoạt động của anh.

Sáng ngày 6 tháng 9 năm 2002, anh Dương ngồi thiền trên một bãi cỏ cạnh nhà. Một cảnh sát thuộc Đồn Công an Bảo Phương đã đến và bắt giữ anh. Lâm Minh Quần, phó Sở Công an Thành phố Văn Xương, đã lệnh giam anh Dương tại Đội An ninh Chính trị của Sở Công an. Dù cảnh sát nói rằng đã thả anh Dương nhưng không ai nghe tin tức gì về anh kể từ đó.

7e43b21ce315f2460fe68a25b0a320a0.jpg

ac3d1de612154e910a44503dccb60b3b.jpg

Thông báo của cảnh sát thuộc Đồn Công an Bảo Phương, người đã bắt giữ anh Dương, miêu tả việc bắt giữ vào ngày 6 tháng 9 năm 2002

Gia đình anh Dương đã nhiều lần đến Sở Công an Thành phố Văn Xương để tìm anh nhưng lại bị phó sở chửi bới và hăm doạ.

Cha của anh Dương đã qua đời và không thể gặp anh lần cuối. Trước khi qua đời, ông đã viết hàng chục bức thư gửi đến Văn phòng Thỉnh nguyện của Sở Công an Thành phố Văn Xương. Ông chỉ nhận được một bức thư trả lời vào tháng 10 năm 2007 rằng: “Mọi thứ rất phức tạp và chúng tôi sẽ trả lời trong 60 ngày”. Gia đình không còn nghe phản hồi gì nữa.

Đã 20 năm trôi qua từ khi anh Dương mất tích. Gia đình tiếp tục tìm kiếm anh và lo lắng cho anh. Khi tin tức về việc mổ cướp nội tạng có hệ thống của chế độ cộng sản Trung Quốc từ các học viên còn sống bị phanh phui, sự đau đớn và buồn bã của gia đình anh nặng nề hơn.

Trong 23 năm bức hại, một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã mất tích sau khi họ đến Bắc Kinh để phản đối hay bị giam trong các trại lao động cưỡng bức, nhà tù, trại tạm giam và bệnh viện tâm thần. Nhiều học viên bị bắt tại nhà, nơi làm việc hoặc trên đường và không ai nghe gì về họ kể từ đó. Theo Minh Huệ Net, các vụ mất tích lan ra hơn 30 tỉnh, thành phố và khu tự trị ở Trung Quốc.

***

Dưới đây là bản dịch về thông báo bắt giữ anh Dương của cảnh sát.

Báo cáo vụ việc của Sở Công an Thành phố Văn Xương

Lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 6 tháng 9 năm 2002 (Thứ Sáu), cảnh sát Ngô Sướng thuộc đồn của chúng tôi nhận được một cuộc gọi từ Chung Ái Kim, chủ của Ao Cá Đại Phẩm. Chung nói rằng một người đàn ông (nói tiếng phổ thông) đang ngồi thiền trên mặt đất của ngọn đồi gần đó. Họ nghi ngờ rằng anh ấy là một học viên Pháp Luân Công và đề nghị đồn của chúng tôi cử một người đến kiểm tra.

Sau khi nhận cuộc gọi, Ngô Sướng đã báo cáo cho trưởng đồn Phù Nho Tiến, người này lập tức cùng cảnh sát Vân Xương Quý đến hiện trường. Chung, người tố cáo, và chồng bà ấy vẫn ở đó. Ngay khi đến nơi, Phù đã nói chuyện với hai vợ chồng, họ cho biết đã nói chuyện với người đàn ông. Anh ấy chỉ nói rằng anh ấy đến từ Bắc Kinh và không có gì khác. Sau đó Phù và cảnh sát Vân đưa người đàn ông này đến Đồn Công an Bảo Phương. Khi lục soát người, chúng tôi chỉ tìm thấy một hướng dẫn cách học Pháp Luân Công trên thân người này. Nội dung hướng dẫn đều là anh ấy chép tay. Anh ta không mang theo căn cước bên người.

Trưởng đồn Phù đã tìm kiếm dữ liệu về đăng ký tạm trú và những người bất đồng chính kiến trong khu vực nhưng không tìm thấy ai phù hợp với miêu tả của người này. Anh ta nói rằng mình đến từ Bắc Kinh và không cho chúng tôi biết tên và địa chỉ. Chúng tôi đưa cho anh ta nước uống nhưng anh ta từ chối uống và giữ im lặng trong suốt thời gian đó.

Sau đó, tôi đã báo cáo tình huống cho bộ phận chính trị của Sở Công an Thành phố Văn Xương và xin chỉ đạo của phó sở Lâm Minh Quần. Theo chỉ đạo của Lâm, chúng tôi được yêu cầu đưa anh ta đến Sở Công an Thành phố Văn Xương để điều tra thêm. Do đó, chúng tôi đã để cảnh sát Ngô và Vân đưa người này đến văn Phòng tiếp công dân của sở công an sau 8 giờ sáng. Sau khi gặp người của bộ phận chín trị của Sở Công an Thành phố Văn Xương, chúng tôi bàn giao người đàn ông này cho họ tại Phòng tiếp công dân.

Người báo cáo: Phù Nho Tiến, Đồn Công an Bảo Phương

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/9/442296.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/20/201400.html

Đăng ngày 15-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người đàn ông mất tung tích từ 20 năm trước sau khi bị cảnh sát bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hai cư dân Hồ Nam mất tích lần lượt trong hơn 10 và 20 nămhttps://vn.minghui.org/news/196141-hai-cu-dan-ho-nam-mat-tich-lan-luot-trong-hon-10-va-20-nam.htmlFri, 09 Oct 2020 11:57:39 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=196141[MINH HUỆ 20-09-2020] Hai cư dân thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam bị mất tích, một người đã mất tích hơn 10 năm và người còn lại 20 năm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu […]

The post Hai cư dân Hồ Nam mất tích lần lượt trong hơn 10 và 20 năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-09-2020] Hai cư dân thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam bị mất tích, một người đã mất tích hơn 10 năm và người còn lại 20 năm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ông Hồ Mãnh

Vào ngày 11 tháng 4 năm 2008, các nhân viên của Văn phòng An ninh Nội địa quận Hà Đường đã bắt giữ ông Hồ Mãnh, một nhân viên công ty điện lực. Mặc dù bị tra tấn nghiêm trọng trong khi thẩm vấn, ông vẫn từ chối trả lời mọi câu hỏi. Sau đó công an đã tiêm một loại thuốc độc hại làm tổn thương hệ thần kinh của ông.

Sau khi bị đưa đến trại tạm giam, ông Hồ liên tục bị ngược đãi, bao gồm tiếp tục cưỡng bức sử dụng thuốc, ép ăn phân người và nước tiểu, bị trói vào “giường chết” và ở các vị trí gây đau đớn khác nhau, bị treo lên cửa. Lính canh chỉ định các tù nhân theo dõi ông và họ cũng liên tục đánh đập ông.

Không còn nơi nào để thoát khỏi sự đánh đập, một đêm, ông đã trèo lên hàng rào cao 10 mét. Ông vẫn bị giữ chặt vào hàng rào sau khi công an đánh đập ông trong suốt 2 giờ.

Sau đó ông Hồ được đưa đến bệnh viện tâm thần khi ông đang cận kề cái chết. Ông bị kết án tù 3 năm và 4 năm án treo vào tháng 12 năm 2008.

Sau khi trở về nhà, ông tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công, và tình trạng của ông nhanh chóng được cải thiện. Ông thậm chí còn mở một cửa hàng nhỏ để bán đồ điện tử. Tuy nhiên, công an vẫn thường xuyên sách nhiễu ông. Khoảng một năm sau khi được trả tự do, ông Hồ đột nhiên biến mất và mất tích cho đến nay.

Bà Tạ Vận Niên

2020-9-19-xie-yun-nian--ss.jpg

Bà Tạ Vận Niên

Bà Tạ Vận Niên, nguyên là một bác sỹ trưởng, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2000 và không bao giờ trở về nhà kể từ thời điểm đó. Chồng bà đã dành nhiều năm để tìm kiếm bà nhưng vô ích. Do thành tích công tác xuất sắc, người quản lý của bà thậm chí vẫn tiếp tục trả lương cho bà trong vài năm đầu bà mất tích.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/20/412026.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/3/187659.html

Đăng ngày 09-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hai cư dân Hồ Nam mất tích lần lượt trong hơn 10 và 20 năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Anh Điền Minh Quân đã mất tích 20 nămhttps://vn.minghui.org/news/134440-anh-dien-minh-quan-da-mat-tich-20-nam.htmlSun, 21 Jul 2019 11:25:51 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=134440[MINH HUỆ 13-07-2019] Anh Điền Minh Quân chưa từng trở về nhà sau khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công vào năm 1999, không lâu sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh […]

The post Anh Điền Minh Quân đã mất tích 20 năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-07-2019] Anh Điền Minh Quân chưa từng trở về nhà sau khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công vào năm 1999, không lâu sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh đàn áp trên toàn quốc đức tin của anh, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân.

2019-7-4-tian-ming-jun_01--ss.jpg

Anh Điền Minh Quân

Anh Điền, hiện giờ 47 tuổi, là cư dân ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hồ Bắc, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào khoảng năm 1996.

Theo lời cha anh là ông Điền Mạnh Cần, anh Điền được cha vợ giới thiệu Pháp Luân Công. Anh từng làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng Thạch Gia Trang và thường xuyên tham gia luyện công tập thể với các học viên. Anh được xem là một người trẻ tuổi có tài và thông minh, giỏi chơi cờ và đàn ghi-ta, violon cùng các nhạc cụ khác.

Quan chức và công an địa phương đã nhiều lần sách nhiễu gia đình anh Điền trong những năm qua hòng tìm kiếm tung tích của anh.

Gia đình anh Điền thỉnh cầu ai biết thông tin về anh vui lòng thông tin cho họ theo các số điện thoại dưới đây:

Cha của anh Điền, ông Điền Mạnh Cần: +86-18033718107
Anh của anh Điền, anh Điền Sĩ Quân: +86-18630158335
Em gái của anh Điền, cô Điền Huệ Quân: +86-15027716312


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/13/389621.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/15/178444.html

Đăng ngày 21-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Anh Điền Minh Quân đã mất tích 20 năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người phụ nữ Hà Bắc mất tích 15 năm sau khi bị bắt giữhttps://vn.minghui.org/news/80068-nguoi-phu-nu-ha-bac-mat-tich-15-nam-sau-khi-bi-bat-giu.htmlSat, 03 Jun 2017 16:30:36 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=80068[MINH HUỆ 15-5-2017] Một cư dân huyện Đường đã biến mất trong khi bị công an giam giữ một ngày sau khi bà bị bắt giữ vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện đang bị Đảng Cộng sản […]

The post Người phụ nữ Hà Bắc mất tích 15 năm sau khi bị bắt giữ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 15-5-2017] Một cư dân huyện Đường đã biến mất trong khi bị công an giam giữ một ngày sau khi bà bị bắt giữ vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại.

Chính quyền địa phương cho hay họ không biết bà Lưu Thanh Chi ở đâu và đề nghị đưa chồng bà 30.000 nhân dân tệ để tìm một người vợ mới. Gia đình đã tìm kiếm bà trong 15 năm qua trên khắp Trung Quốc – một cuộc tìm kiếm mà cho đến nay vẫn không có kết quả.

35638dc0bbad46715de16c7a215e3fde.jpg

Bà Lưu Thanh Chi

Gần đây chồng bà Lưu đã biết được chuyện mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ. Ông sợ rằng vợ mình có thể đã bị giết để lấy tạng từ nhiều năm trước.

Bà Lưu biến mất

Ngày 21 tháng 8 năm 2002, bà Lưu đã bị bắt giữ tại nhà cùng con trai vừa mới kết hôn và con dâu, họ đã bị đánh đập tàn bạo và được thả ra vài giờ sau đó.

Ngay khi được thả ra, con trai bà Lưu đã đến trung tâm tẩy não địa phương để gặp mẹ. Anh đã trở về nhà và lấy một cái khăn trải giường cho bà khi thấy các lính canh không cho mẹ anh nằm giường.

Khi con trai và chồng bà, ông Vưu Thứ Thần đến trung tâm tẩy não vào sáng hôm sau thì không tìm thấy bà Lưu nữa. Họ chỉ thấy một đôi giầy.

Ông Vưu đã tra hỏi Đổng Vĩnh Mậu, giám đốc trung tâm tẩy não về tung tích của vợ ông. Đổng đi vào phòng và cứ nói “Tôi không biết.”

Lý Chí Viễn, khi đó là Phó bí thư huyện Đường nói với ông Vưu hãy “làm theo quy trình pháp lý để tìm kiếm vợ ông.” Khi ông Vưu cố gắng liên lạc lại với Lý, thì Lý đã được chuyển đến một nơi khác.

Sau đó ông Vưu đã tìm đến Lý Tăng Lương (không liên quan đến người họ Lý ở trên), Trưởng Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ tiêu diệt Pháp Luân Công và được trao quyền cao hơn hệ thống pháp luật.

Lý không những từ chối trả lời thẳng câu hỏi mà còn hai lần xuất hiện tại nhà ông Vưu vào nửa đêm để hỏi bà Lý đã trở về nhà chưa.

Ông Vưu cũng cố gắng liên lạc với những nhân viên chính quyền liên quan, nhưng họ đều lảng tránh. Lưu Tuấn Vũ, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, sau đó đã đề nghị đưa ông Vưu 30.000 nhân dân tệ để tìm một người vợ mới.

Ông Vưu đã từ chối và báo cáo về việc mất tích của vợ mình. Hơn 15 năm qua, gia đình ông đã dần dần bán hết tất cả gia súc của họ và dùng tất cả tiền tiết kiệm để tìm kiếm bà Lưu nhưng không thấy tung tích.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/15/348199.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/24/163986.html

Đăng ngày 3-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người phụ nữ Hà Bắc mất tích 15 năm sau khi bị bắt giữ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Xin hãy để ý đến trường hợp các học viên địa phương bị mất tíchhttps://vn.minghui.org/news/72059-xin-hay-de-y-den-truong-hop-cac-hoc-vien-dia-phuong-bi-mat-tich.htmlMon, 12 Sep 2016 11:19:51 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=72059[MINH HUỆ 31-7-2016] Năm ngoái, tôi công tác tại một thành phố khác và thường xuyên giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người trên quan điểm của một bên thứ ba. Cá biệt có 1 người […]

The post Xin hãy để ý đến trường hợp các học viên địa phương bị mất tích first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-7-2016] Năm ngoái, tôi công tác tại một thành phố khác và thường xuyên giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người trên quan điểm của một bên thứ ba.

Cá biệt có 1 người giữ thái độ phản ứng kịch liệt khi nghe sự thật về Pháp Luân Công. Anh bảo tôi rằng một người họ hàng của anh là một học viên Pháp Luân Công đã bị mất tích sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999.

Anh ấy tin rằng người họ hàng này rời xa gia đình vì không muốn quan tâm đến gia đình của mình sau khi học Pháp Luân Công.

Tôi cũng có biết hai trường hợp học viên bị mất tích được bốn tháng. Gia đình họ cũng tin rằng những học viên này ra đi để theo đuổi những thứ của riêng mình hoặc từ bỏ gia đình họ.

Tôi đã nói với các gia đình có các học viên bị mất tích về mức độ tàn bạo của cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giết hại một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công rồi thu hoạch nội tạng của họ để kiếm những món lợi khổng lồ. Cuối cùng họ cũng đã hiểu những gì đang diễn ra và hỏi liệu những thân nhân của mình có bị giết hại để lấy nội tạng hay không.

Cập nhật tội ác thu hoạch nội tạng

Có một bản báo cáo cập nhật về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng dựa trên các bằng chứng mà ba nhà điều tra đã thu thập được từ Trung Quốc. Bản báo cáo này cho biết về một con số ước tính rất cẩn trọng thì đã có đến 200.000 học viên bị mổ lấy nội tạng trước khi chết.

Ở Trung Quốc, có đến 2.860 quận với hơn 40.000 thị trấn. Chỉ một phép tính sơ bộ thôi thì cũng có thể thấy khoảng 70 học viên trên một quận hoặc 4 học viên trên một thị trấn có lẽ đã bị mổ lấy nội tạng trong lúc vẫn còn đang khỏe mạnh để cung ứng cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng ghê rợn của Trung Quốc

Sự mất tích của các học viên

Trước khi cuộc bức hại [Pháp Luân Công] bắt đầu vào năm 1999, hàng triệu người ở Trung Quốc khi ấy đang cùng học và luyện các bài công pháp. Không cần đăng ký ghi danh. Mọi người cũng không cần phải biết lẫn nhau.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, rất nhiều học viên đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã bị bắt khi họ tới nơi. Không thể đếm hết số học viên mất liên lạc với gia đình và biến mất trong hệ thống nhà tù và các trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc.

Việc quan tâm đến những học viên mất tích là điều rất quan trọng. Nếu chúng ta biết họ là những ai và có thể nói chuyện với gia đình của họ để giúp họ hiểu được sự thật về những gì mà các thành viên [là học viên Pháp Luân Công] trong gia đình mình có thể đã gặp phải. Điều này sẽ rất có lợi cho họ và các học viên bị mất tích. Nó cũng có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho việc điều tra về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đang được các chuyên gia tiến hành.

Tôi đề xuất tất cả các học viên ở Trung Quốc hãy thu thập bất kỳ thông tin nào có thể về các trường hợp học viên bị mất tích. Nếu không nguy hại đến cuộc sống của học viên, xin hãy gửi thông tin đến các website Minh Huệ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/31/332173.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/30/158478.html

Đăng ngày 12-9-2016. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Xin hãy để ý đến trường hợp các học viên địa phương bị mất tích first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Học viên Kiều Quang Thanh ở Quảng Châu mất tích hơn một tuần; gia đình nghi ngờ ông bị bắt giữ do khởi kiện Giang Trạch Dânhttps://vn.minghui.org/news/67533-hoc-vien-kieu-quang-thanh-o-quang-chau-mat-tich-hon-mot-tuan-gia-dinh-nghi-ngo-ong-bi-bat-giu-do-khoi-kien-giang-trach-dan.htmlMon, 04 Apr 2016 08:13:42 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=67533[MINH HUỆ 20-3-2016] Một người đàn ông 56 tuổi ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông bị mất tích vào ngày 7 tháng 3 năm 2016. Gia đình ông nghi ngờ rằng có lẽ ông đã bị bắt giữ do đệ đơn kiện […]

The post Học viên Kiều Quang Thanh ở Quảng Châu mất tích hơn một tuần; gia đình nghi ngờ ông bị bắt giữ do khởi kiện Giang Trạch Dân first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông

[MINH HUỆ 20-3-2016] Một người đàn ông 56 tuổi ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông bị mất tích vào ngày 7 tháng 3 năm 2016. Gia đình ông nghi ngờ rằng có lẽ ông đã bị bắt giữ do đệ đơn kiện Giang Trạch Dân và cáo buộc cựu độc tài Trung Quốc tội phát động cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công.

Trước khi ông Kiều Quang Thanh đột ngột mất tích, một viên cảnh sát đã tới cơ quan nơi ông làm việc vào ngày 15 tháng 1 đầu năm nay. Bốn cảnh sát bất ngờ xuất hiện ở Hội người khuyết tật Thành phố Quảng Châu và yêu cầu ông Kiều viết bản tuyên bố vô hiệu hóa đơn kiện Giang của ông. Cảnh sát đe dọa sẽ bắt và giam giữ ông trong một trung tâm tẩy não nếu ông không tuân thủ.

Bởi từ chối từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, ông Kiều từng hai lần bị tống vào trại lao động cưỡng bức, với tổng thời gian 45 tháng. Trong thời gian bị giam cầm, ông bị cấm ngủ trong thời gian dài và bắt ép phải xem các đoạn phim tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công. Cơ quan ông cũng tước đi của ông những khoản phúc lợi vốn có dành cho các viên chức chính phủ.

Cảnh sát địa phương đến nhà và cơ quan sách nhiễu ông Kiều nhiều lần sau khi ông đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vào năm 2015. Ông không trở về nhà kể từ ngày 7 tháng 3 năm nay, và cho đến hiện tại gia đình ông vẫn chưa hay biết gì về tung tích của ông.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/3/20/325582.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/23/156015.html

Đăng ngày 6-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Học viên Kiều Quang Thanh ở Quảng Châu mất tích hơn một tuần; gia đình nghi ngờ ông bị bắt giữ do khởi kiện Giang Trạch Dân first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bà Vương Gia Linh ở Hắc Long Giang bị mất tích 14 nămhttps://vn.minghui.org/news/65344-ba-vuong-gia-linh-o-hac-long-giang-bi-mat-tich-14-nam.htmlThu, 28 Jan 2016 08:38:06 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=65344[MINH HUỆ 30-12-2015] Bà Vương Gia Linh, sinh năm 1939, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Bà bị mất tích từ tháng 2 năm 2002, sau khi viết một lá thư khiếu nại đến chính […]

The post Bà Vương Gia Linh ở Hắc Long Giang bị mất tích 14 năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-12-2015] Bà Vương Gia Linh, sinh năm 1939, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Bà bị mất tích từ tháng 2 năm 2002, sau khi viết một lá thư khiếu nại đến chính phủ ở Bắc Kinh để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công.

2015-12-29-minghui-jiamusi-wangjialing--ss.jpg

Bà Vương Gia Linh

Sau khi chồng bà Vương qua đời, bà sống cùng con gái trong một năm. Đầu năm 1999, Bà Vương mua một căn nhà riêng gần nhà con gái mình.

Sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, bà Vương viết một lá thư ngắn tới Văn phòng Đơn thư và Khiếu nại ở Bắc Kinh. Một vài học viên khác ở thành phố Giai Mộc Tư cũng viết những lá đơn tương tự.

Ngày 5 tháng 2 năm 2002, một người hàng xóm ghé qua nhà bà Vương Gia Linh, nhưng không có ai ở nhà. Dù cửa trước không khóa, [nhưng] sân phủ đầy tuyết nhà bà không có dấu chân nào. Ba ngày trước đó, con gái đến thăm bà, [nhưng] không thấy bà [Vương] nhắc đến việc định đi đâu. Con gái bà đã báo cảnh sát về việc bà bị mất tích đồng thời liên hệ với Phòng 610 và trại tạm giam.

Thân nhân của bà nghi ngờ rằng bà Vương đã bị cảnh sát bắt ở bên ngoài thị trấn vì viết thư khiếu nại đến Bắc Kinh.

Bà Vương đã mất tích 14 năm. Con gái và các thành viên khác trong gia đình bà vô cùng lo lắng.

Chúng tôi hy vọng ai đó có thể cung cấp thông tin liên quan đến nơi ở [hiện nay] của bà Vương Gia Linh. Số chứng minh thư nhân dân của bà Vương là 230805391201.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/30/321308.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/19/154870.html

Đăng ngày 28-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bà Vương Gia Linh ở Hắc Long Giang bị mất tích 14 năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Trương Mẫn, con ở đâu?https://vn.minghui.org/news/50581-truong-man-con-o-dau.htmlTue, 13 May 2014 06:33:58 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=50581[MINH HUỆ 15-03-2014] Trương Mẫn là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang, cô chưa kết hôn. Khoảng cuối năm 2002, cô một mình đến Bắc Kinh kêu oan cho Pháp Luân Công, khi đó cô […]

The post Trương Mẫn, con ở đâu? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 15-03-2014] Trương Mẫn là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang, cô chưa kết hôn. Khoảng cuối năm 2002, cô một mình đến Bắc Kinh kêu oan cho Pháp Luân Công, khi đó cô mới 26 tuổi, đến nay đã 12 năm trôi qua nhưng gia đình vẫn không thấy tin tức gì của cô.

Trương Mẫn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1997. Cuối năm 2000, cô và các học viên Pháp Luân Công khác cùng nhau đến Bắc Kinh để kêu oan cho Đại Pháp, cô vừa giương biểu ngữ thì bị cảnh sát bắt, bị đưa về Triệu Đông và giam giữ phi pháp 15 ngày. Cuối năm 2002, Trương Mẫn lại đến Bắc Kinh để nói rõ chân tướng cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công, nào ngờ cô một đi không trở lại, đến giờ vẫn bặt vô âm tín.

Trương Mẫn

Trương Mẫn cao chừng 1,5m, mắt to, da trắng trẻo, dáng người nhỏ nhắn, xinh đẹp, dịu dàng, thánh thiện. Cô có ba người chị và một người anh, là đứa con út được cha mẹ thương yêu nhất.

Hai chị của Trương Mẫn cũng tu luyện Pháp Luân Công, sau khi Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công năm 1999, ba chị em cô liên tục bị bắt, giam giữ. Năm 2001, bố cô vì không chịu nổi áp lực lớn như vậy nên đã đột ngột lên cơn đột quỵ mà qua đời, năm đó ông 60 tuổi.

Mười hai năm nay, mẹ cô đã rơi biết bao nước mắt vì nhớ thương cô con gái bị lạc không biết tin tức gì, đến giờ bà vẫn trông ngóng đứa con mình yêu quý nhất được bình an quay trở về.

Trương Mẫn, con ở đâu? Con là đứa con gái lương thiện và hiểu biết, mẹ và chị tin rằng nếu con còn ở trên thế gian này, nếu con còn tự do thì không có lý do gì mà không trở về bên người thân, ít nhất thì cũng nghĩ cách gì để báo cho người thân rằng con vẫn bình an!

Trương Mẫn rời nhà vào khoảng cuối năm 2002, cũng là lúc Trung Cộng bắt đầu tiến hành mổ cướp và buôn bán nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng, mà Trương Mẫn trẻ trung, khỏe mạnh, thuần khiến và thiện lương như vậy, rất có khả năng đã bị sát hại một cách tàn nhẫn, đó mới là điều khiến người ta phải rùng mình.

Người thân của Trương Mẫn vẫn hy vọng cô có thể may mắn sống sót, sẽ có ngày bình an quay trở về. Những ai đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện từ cuối năm 2002 về sau, nếu từng trông thấy Trương Mẫn xin hãy cung cấp một vài manh mối, tin tức về cô cho Minh Huệ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/15/张敏,你在哪里–288726.html

Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/23/146030.html

Đăng ngày 13-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Trương Mẫn, con ở đâu? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Anh Ngụy Hải Văn mất tích 11 năm, hộ khẩu bị lén trộm mấthttps://vn.minghui.org/news/48643-anh-nguy-hai-van-mat-tich-11-nam-ho-khau-bi-len-trom-mat.htmlMon, 21 Apr 2014 11:11:37 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=48643[MINH HUỆ 25-02-2014] Anh Ngụy Hải Văn, một học viên Pháp Luân Công, đã bị mất tích 11 năm. Vào mùa xuân năm 2003, anh đã không về nhà sau khi đi chợ tại quận Triều Dương thành phố Lang Phường, tỉnh […]

The post Anh Ngụy Hải Văn mất tích 11 năm, hộ khẩu bị lén trộm mất first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-02-2014] Anh Ngụy Hải Văn, một học viên Pháp Luân Công, đã bị mất tích 11 năm. Vào mùa xuân năm 2003, anh đã không về nhà sau khi đi chợ tại quận Triều Dương thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc.

Anh Ngụy Hải Văn

Sau đó thì sổ hộ khẩu của anh ở tỉnh Cam Túc bị hai người không danh tính lấy mất.

Một nhân chứng nói với mẹ anh rằng có một hôm ba chiếc xe màu đen đã tới thôn. Anh nói rằng có hai người mặc com lê và đeo kính đen đi ra khỏi xe. Họ cho kế toán thôn hai cây thuốc lá thay cho thư bảo chứng rồi mang sổ hộ khẩu của anh Văn đi.

Các nhân viên của Cục an ninh nội địa nói với một trong những người thân của anh rằng: “Nói với mẹ của anh ta là đừng tra xét nữa, còn tra xét nữa là sẽ bị bắt đó.”

Anh Văn bị bắt giữ bất hợp pháp vào năm 2002 khi đang phát tài liệu giảng chân tướng tại Khu vực Phát triển Kinh tế và Kỹ thuật Lang Phường. Anh bị gửi tới nhà tù Lang Phường khoảng chín tháng. Sau khi được thả vào cuối năm 2002, anh Văn vẫn bị giám sát và theo dõi.

Anh Văn sinh năm 1983 ở làng Ngô Gia Loan, xã Cao Trang, huyện Tòng Tân, tỉnh Cam Túc. Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Là một học viên, anh luôn làm việc chăm chỉ và thường được ông chủ khen ngợi.

Bị bức hại trước khi mất tích

Anh Văn đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cùng anh trai mình vào ngày 22 tháng 07 năm 1999. Sau khi bị bắt và đưa trở lại Lang Phường, họ bị đánh đập dã man. Lúc đó anh chưa  đầy 16 tuổi.

Anh Văn và anh trai lại bị bắt và đưa trở lại quê nhà vào tháng 05 năm 2000. Họ bị giam và tra tấn tại trung tâm giam giữ khoảng 6 tháng. Phòng 610 của địa phương ép họ phải tuyên bố trên TV. Nếu họ từ chối nói rằng “sẽ không tu luyện Pháp Luân Công nữa”, họ sẽ bị đánh đập dã man.

Họ được thả sau khi người chú phải trả 4.000 nhân dân tệ tiền đút lót.

Anh của anh Văn đã trốn thoát thành công sau khi bị bắt lại vào mùa xuân năm 2001. Cảnh sát đã bắt anh Văn, người mới chỉ gần 18 tuổi và đang làm việc trong một siêu thị. Anh đã bị các cảnh sát đánh đập một cách tàn độc.

Khi được thả nhờ sự giúp đỡ của ông chủ, quần áo anh bê bết máu, dính cả vào cơ thể.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/25/魏海文神秘失踪十一年-户口被“墨镜客”偷偷迁走-288071.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/12/145805.html

Đăng ngày 21-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Anh Ngụy Hải Văn mất tích 11 năm, hộ khẩu bị lén trộm mất first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bà Lý Thụy Hoàn ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, bị mất tích trong mười nămhttps://vn.minghui.org/news/27253-ba-ly-thuy-hoan-o-thach-gia-trang-tinh-ha-bac-bi-mat-tich-trong-muoi-nam.htmlTue, 29 May 2012 14:44:43 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=27253[MINH HUỆ 21-04-2012] Bà Lý Thụy Hoàn sống tại khu dân cư Hoa Hưng ở Nam Đại Nhai tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Bà Lý bị bắt ở Bắc Kinh vào tháng 01 năm 2002. Từ lúc đó, không ai biết […]

The post Bà Lý Thụy Hoàn ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, bị mất tích trong mười năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-04-2012] Bà Lý Thụy Hoàn sống tại khu dân cư Hoa Hưng ở Nam Đại Nhai tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Bà Lý bị bắt ở Bắc Kinh vào tháng 01 năm 2002. Từ lúc đó, không ai biết bà hiện đang ở đâu. Lúc đó bà Lý được 55 tuổi.

Trong tháng 12 năm 1999 và tháng 04 năm 2000, bà Lý và các học viên Pháp Luân Công khác đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Trong lúc trở về nhà, bà đã bị bắt và bị giam giữ bởi người ở Đồn công an Dục Tài Nhai. Sau đó, bà Lý hay bị giam bất cứ khi nào có cái gọi là “ngày nhạy cảm”. Lương hưu của bà cũng bị giữ.

Tháng 05 năm 2000, bà Lý bị giam tại Trại giam Dục Tài Nhai. Do bà tập các bài công của Pháp Luân Công trong lúc bị giam, bà đã bị đánh. Tóc của bà bị giật ra từng nhúm. Bà đã bị giam tại trại giam hai lần.

Bà Lý và nhiều học viên khác lại đến Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 01 năm 2002, để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp. Họ hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp Tốt!” Từ đó, bà Lý không còn được nhìn thấy nữa. Có thông tin rằng bà Lý đã bị công an Bắc Kinh đánh đến mức không thể đi lại được.

Chồng bà, con dâu, con gái đang tuổi đi học, và một cháu trai hai tuổi đang đợi bà ở nhà. Mười năm đã qua, và gia đình bà không biết bà đang ở đâu. Điều đó đã khiến họ chịu rất nhiều đau khổ.

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/21/河北石家庄法轮功学员李瑞环失踪十年-255982.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/4/133080.html

Đăng ngày 29-5-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bà Lý Thụy Hoàn ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, bị mất tích trong mười năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>