Các thủ phạm liên quan - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Mon, 18 Mar 2024 10:46:56 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Tội ác của Phùng Thiều Huệ, Giám đốc và Bí thư Đảng ủy Sở Tư pháp Hà Bắc, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262734-toi-ac-cua-phung-thieu-hue-giam-doc-va-bi-thu-dang-uy-so-tu-phap-ha-bac-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlMon, 18 Mar 2024 10:46:56 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262734[MINH HUỆ 31-12-2023] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân […]

The post Tội ác của Phùng Thiều Huệ, Giám đốc và Bí thư Đảng ủy Sở Tư pháp Hà Bắc, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 31-12-2023] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Các học viên đề xuất chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà của họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Phùng Thiều Huệ, giám đốc và bí thư Đảng ủy của Sở Tư pháp Hà Bắc.

Thông tin thủ phạm

Họ và tên: Phùng Thiều Huệ (冯韶慧)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: Tháng 12 năm 1965
Nơi sinh: Huyện Khúc Dương, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc

6be458e0e4720bed4c7a3c6fa7d9ede3.jpg
Phùng Thiều Huệ

Chức danh, chức vụ

Tháng 5 năm 2012 – Tháng 7 năm 2012: Phó Bí thư Thành ủy Lang Phường
Tháng 7 năm 2012 – Tháng 2 năm 2013: Phó Bí thư Thành ủy Lang Phường, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đảng Cộng sản
Tháng 2 năm 2013 – tháng 4 năm 2013: Phó Bí thư Thành ủy Lang Phường, Phó Thị trưởng, Quyền Thị trưởng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đảng Cộng sản
Tháng 4 năm 2013 – tháng 9 năm 2013: Phó Bí thư Thành ủy Lang Phường, Thị trưởng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đảng Cộng sản
Tháng 9 năm 2013 – tháng 6 năm 2016: Phó Bí thư Thành ủy kiêm Thị trưởng Lang Phường
Tháng 6 năm 2016 – tháng 7 năm 2016: Bí thư Thành ủy kiêm Thị trưởng Lang Phường
Tháng 7 năm 2016 – tháng 10 năm 2020: Bí thư Thành ủy Lang Phường
Tháng 11 năm 2020 – Tháng 12 năm 2022: Bí thư Đảng ủy Sở Tư pháp tỉnh Hà Bắc
Tháng 1 năm 2023 – hiện nay: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Bắc, Bí thư thứ nhất Đảng ủy, Chính ủy thứ nhất Cục Quản lý Trại giam tỉnh (trong hệ thống ĐCSTQ, nhà tù và luật sư thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp tỉnh)

Những tội ác chính

Phùng Thiều Huệ từng là phó bí thư và bí thư Thành ủy Lang Phường, và phó thị trưởng và thị trưởng thành phố Lang Phường từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 10 năm 2020, và là bí thư đảng ủy và giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Bắc từ tháng 11 năm 2020 đến nay.

Trong những năm qua, Phùng đã tích cực thực hiện chính sách của ĐCSTQ để bức hại Pháp Luân Công, dẫn đến một lượng lớn các học viên bị bắt, sách nhiễu, kết án và tra tấn trong tù. Nhiều người đã bị bức hại đến chết.

Từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 10 năm 2023, khi Phùng giữ chức vụ Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Bắc, có ít nhất 8 học viên ở tỉnh Hà Bắc đã bị tra tấn đến chết trong tù, hoặc ngay sau khi trở về nhà, bao gồm bà Lý Quế Bân, ông Vương Kiến, ông Cao Chấn Tài, ông Lại Chí Cường, ông Dương Trí Hùng, ông Hàn Tuấn Đức, ông Bạch Hưng Quốc và ông Phan Anh Thuận.

Báo cáo này bao gồm các vụ bức hại trong nhiệm kỳ của Phùng với tư cách là Bí thư Đảng ủy và Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Bắc.

Các trường hợp tử vong chọn lọc

1. Người phụ nữ 80 tuổi trong tình trạng nguy kịch khi bị cầm tù, chết vài ngày sau khi được thả vì lý do sức khỏe

Bà Lý Quốc Bân ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, bị kết án bốn năm tù ở tuổi 76 vì tu luyện Pháp Luân Công. Vào giữa tháng 4 năm 2023, hai năm sau khi bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Hà Bắc, con trai bà được nhà tù thông báo rằng bà sắp chết. Anh vội đến nhà tù và đưa bà đến một bệnh viện ở Thạch Gia Trang (nơi này cũng có nhà tù), sau khi nhà tù đồng ý thả bà vì lý do sức khỏe.

Sau hai ngày điều trị, bà Lý được đưa về nhà (cách Thạch Gia Trang khoảng 600km), và được đưa vào một bệnh viện địa phương. Bà qua đời ngay sau đó, vào ngày 16 tháng 4, hưởng thọ 80 tuổi. Theo lời một người nhìn thấy thi thể của bà, cơ thể của bà chỉ còn da bọc xương sau hai năm bị giam cầm.

2. Gia đình nghi ngờ có khuất tất trong cái chết đột ngột của cụ ông 72 tuổi tại Nhà tù Ký Đông

Ngày 6 tháng 7 năm 2019, ông Vương Kiến ở thành phố Tuân Hoa, tỉnh Hà Bắc, bị bắt tại nhà, và sau đó bị kết án 7 năm tù và phạt 5.000 Nhân dân tệ. Vào ngày 2 tháng 3 năm 2023, ông vẫn có sức khỏe tốt khi đi khám sức khỏe. Đến ngày 19 tháng 3, ông cũng có vẻ ổn và có tinh thần tốt khi gia đình đến thăm ông. Tuy nhiên, vào ngày 3 tháng 4, gia đình nhận được một cuộc điện thoại bất ngờ từ nhà tù thông báo về cái chết của ông. Ông hưởng thọ 72 tuổi.

Ông Vương có những vết bầm tím sâu quanh tai và trên lưng, cũng như một số vết bầm tím ở mu bàn tay phải. Có một vết tròn trên ngực và một số vết trầy xước trên lưng. Khi nhân viên điều tra lật người ông ấy lại, có chất lỏng chảy ra từ tai trái của ông.

Nhà tù thông báo ông Vương đột ngột qua đời vì bệnh, nhưng không nói rõ là bệnh gì. Họ yêu cầu gia đình cung cấp minh chứng có thu nhập thấp, vì họ dự định cấp cho gia đình ông khoản trợ cấp từ 8.000 đến 10.000 nhân dân tệ.

Theo gia đình ông, những vết bầm tím trên đầu và lưng của ông Vương có vẻ bất thường, và không phải do một căn bệnh bình thường gây ra. Họ tự hỏi liệu có phải đó là hậu quả của việc tra tấn hoặc sự bức hại khác mà nhà tù đang cố gắng che giấu không.

3. Vợ chồng qua đời cách nhau ba tháng

Vào ngày 2 tháng 1 năm 2023, khi được thả ra sau khi thụ án 3,5 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công, ông Cao Chấn Tài ốm yếu, gần như bị mù và mất khả năng tự chủ. Vợ ông, bà Từ Tố Cầm, không có nhà để đón ông, vì bà đã qua đời một tháng trước đó, do sự đau khổ về tinh thần của cuộc bức hại. Vào ngày 26 tháng 2, ông Cao qua đời chưa đầy hai tháng sau đó. Ông hưởng thọ 71 tuổi.

Vào ngày 3 tháng 7 năm 2019, ông Cao ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, bị bắt tại nhà, sau đó bị kết án 3,5 năm tù vào ngày 11 tháng 11 năm 2020. Bởi vì bà Từ và con gái thường xuyên đến đồn cảnh sát để tìm kiếm công lý cho ông Cao, cảnh sát và nhân viên ủy ban dân cư liên tục sách nhiễu họ, và yêu cầu bà Từ ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối tuân theo, cảnh sát đã cố gắng ép con gái bà, người không tu luyện Pháp Luân Công, ký tên thay cho bà.

Ngoài việc sách nhiễu, chính quyền cũng xúi giục hàng xóm của bà Từ theo dõi bà. Đôi khi họ theo dõi bà khi bà đi ra ngoài. Khi bạn bè của bà đến thăm và mang thức ăn cho bà, hàng xóm của bà đến và cảnh báo bạn bè của bà không được phép đến đây nữa.

Do suy sụp tinh thần, bà Từ bắt đầu bị sốt dai dẳng và phù nề toàn thân. Bà dần mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân, và qua đời vào giữa tháng 11 năm 2022.

4. Lâm vào tình trạng sống thực vật và bị từ chối bảo lãnh y tế trong hai năm, người đàn ông Hà Bắc chết hai tháng trước khi ra tù

Vợ của ông Lại Chí Cường chờ đợi trong bảy năm để được đoàn tụ với ông, nhưng lại nhận được tin ông đã qua đời vào ngày 3 tháng 1 năm 2023, hai tháng trước khi được thả theo dự kiến vì chịu án oan do đức tin của ông vào Pháp Luân Công.

Theo vợ của ông Lại, người không được phép nhìn thấy thi thể của ông cho đến ngày hôm sau, người ông cuộn tròn và mặt ông bị thương. Năm lính canh giữ bà lại để giữ bà không thể đến gần hoặc chạm vào người của ông. Họ từ chối trả thi thể ông cho gia đình, và lừa con gái của ông ký vào đơn đồng ý hỏa táng.

Ông Lại ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, bị bắt vào ngày 31 tháng 3 năm 2016, sau đó bị kết án bí mật bảy năm tù. Người mẹ già của ông đau buồn đến nỗi bà đã qua đời ngay sau đó.

Nam 2019, ông Lại bị đột quỵ do bị tra tấn trong tù, nhưng nhà tù nhiều lần từ chối yêu cầu thăm thân của gia đình ông. Tháng 1 năm 2020, khi vợ ông cuối cùng cũng được phép đến thăm ông, bà rất đau lòng khi thấy các lính canh phải dìu ông ra ngoài. Ông khó có thể di chuyển. Ông dường như không nhận ra bà, và không có phản ứng khi bà khóc.

Theo lời một người trong cuộc, ông Lại bị giam giữ trong phòng khám của nhà tù gần sáu tháng và bị bức thực mỗi ngày. Các lính canh giữ ống dẫn thức ăn trong dạ dày của ông. Môi ông trở nên rất khô và nứt nẻ. Một số y tá thỉnh thoảng dùng khăn nhỏ giọt nước vào miệng ông. Ông thường rơi nước mắt khi họ làm điều đó. Ông cũng mấp máy môi nhưng không nói được.

Gia đình ông Lại yêu cầu thả ông vì lý do sức khỏe, nhưng nhà tù tuyên bố họ phải đợi cấp trên đưa ra quyết định. Trong khi đó, họ tính phí gia đình ông vài nghìn nhân dân tệ, nói là dùng để trả cho các hóa đơn y tế của ông Lại.

Năm 2020, tình trạng của ông Lại ngày càng xấu đi, và ông bị nhiễm trùng phổi vào tháng 8 năm 2020. Ông rơi vào trong trạng thái thực vật và bị khó thở. Khi nhà tù đưa ông đến bệnh viện, bác sỹ đã mở khí quản cho ông, nhưng không thay đổi được gì. Bác sĩ ngụ ý rằng không có nhiều hy vọng trong việc hồi phục của ông.

Bất chấp tình trạng của ông Lai, nhà tù giam cầm ông trong tình trạng bị xiềng xích nặng nề. Ông được đưa trở lại nhà tù sau hơn một tháng ở bệnh viện, rồi lại được đưa trở lại bệnh viện vào ngày 9 tháng 9 năm 2020, ngay cả trước khi khí quản của ông được đóng lại.

Gia đình ông Lại tiếp tục làm đơn bảo lãnh y tế cho ông. Nhà tù thông báo rằng văn phòng tư pháp đã từ chối yêu cầu này. Khi gia đình ông tự đến văn phòng tư pháp để nộp đơn yêu cầu, họ bị chặn ở cửa và không được phép nói chuyện với bất cứ ai.

5. Người đàn ông tỉnh Hà Bắc chết trong bệnh viện nhà tù 16 tháng sau khi bị tống giam vì đức tin

Ông Dương Trí Hùng bị bắt vào ngày 26 tháng 9 năm 2019, sau đó bị kết án 6,5 năm tù vào ngày 1 tháng 12 năm 2020. Đơn kháng cáo của ông đã bị bác bỏ, và ông bị đưa đến Nhà tù Số 5 Ký Đông vào khoảng tháng 4 năm 2021. 16 tháng sau khi bị đưa đến Nhà tù Số 5 Ký Đông, ông đã qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm 2022, tại bệnh viện của nhà tù, lúc mới 58 tuổi.

Theo gia đình ông Dương, khi họ nhìn thấy thi thể của ông tại Bệnh viện Công đoàn Đường Sơn, hốc mắt ông trống rỗng và miệng mở to.

Ngày 30 tháng 6 năm 2022, ông Dương rơi vào tình trạng hôn mê do u tủy (ung thư tế bào plasma), nhưng cai ngục đợi hai ngày trước khi đưa ông đến bệnh viện. Trước đó, ông thường phàn nàn về cơn đau ở lưng và chân.

Ông Dương bị giam giữ trong phòng chăm sóc đặc biệt gần 40 ngày, từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 10 tháng 8, và việc thăm viếng của gia đình ông bị hạn chế. Lính canh cũng còng tay và cùm chân ông. Sau khi ông qua đời, một cai ngục nói với gia đình ông rằng nếu ông từ bỏ Pháp Luân Công, họ đã không đối xử với ông như vậy.

6. Người đàn ông bị bệnh nặng, 77 tuổi, bị từ chối bảo lãnh y tế khi đang thụ án 8,5 năm, qua đời vài tháng sau đó

Ngày 14 tháng 4 năm 2022, Nhà tù Số 5 Ký Đông ở tỉnh Hà Bắc thông báo cho gia đình ông Hàn Tuấn Đức rằng người đàn ông ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc này, đã qua đời lúc 10 giờ 35 phút sáng cùng ngày.

Ông Hàn qua đời chưa đầy ba năm sau khi bị đưa vào nhà tù để thụ án 8,5 năm vì làm đồ thủ công có khắc chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Sau khi ông Hàn bị đưa đến nhà tù, lính canh liên tục yêu cầu ông nhận tội và phải từ bỏ Pháp Luân Công. Bởi vì ông từ chối nghe theo, họ đã tước đi quyền được gặp, gọi điện hoặc viết thư cho gia đình ông.

Sau đó, gia đình ông Hàn được biết ông đã bị thiếu máu nghiêm trọng do bị ngược đãi trong tù. Ông bị mù một mắt, và phải ngồi xe lăn trong tù. Gia đình đã nộp đơn bảo lãnh y tế cho ông, nhưng Phòng Tư pháp quận Cạnh Tú đã từ chối đơn của họ, ngay cả sau khi bác sỹ xác định ông đủ điều kiện.

Khoảng đầu năm 2022, ông Hàn nhập viện sau khi lâm bệnh nặng. Ông đã đeo ống dẫn khí sau khi xuất viện. Ngày 5 tháng 4 năm 2022, ông được đưa đến bệnh viện một lần nữa. Ông không thể tự thở, và phải thở bằng máy. Ông qua đời chín ngày sau đó.

Đàn áp và cản trở luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công

Sở Tư pháp Tỉnh Hà Bắc, cơ quan giám sát đoàn luật sư của tỉnh, đã ban hành một lệnh bí mật cấm các luật sư địa phương bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công. Nếu họ làm như vậy, giấy phép của họ sẽ bị thu hồi hoặc không được gia hạn. Do đó, các luật sư địa phương không dám tiếp nhận các trường hợp Pháp Luân Công một lần nữa. Nhưng sự đàn áp không dừng lại ở các luật sư địa phương. Khi các luật sư từ Bắc Kinh được thuê để bảo vệ cho các học viên Pháp Luân Công, họ cũng phải đối mặt với sự đe dọa tương tự.

Một luật sư ở Bắc Kinh đã đệ trình một số khiếu nại chống lại các công tố viên và thẩm phán ở thành phố Thạch Gia Trang vì đã kết án sai các học viên Pháp Luân Công. Vào năm 2022, Sở Tư pháp Thành phố Thạch Gia Trang đã ra thông báo cấm các công ty luật địa phương làm việc với người luật sư Bắc Kinh này, và không cho phép tòa án địa phương chấp nhận bất kỳ tài liệu nào từ luật sư Bắc Kinh này. Luật sư này đã không thể đại diện cho các học viên Pháp Luân Công nữa.

Vào tháng 5 năm 2023, một luật sư khác ở Bắc Kinh đã được bà Cự Ngọc Hà thuê để giúp bảo vệ sự vô tội cho bà. Tòa án Ninh Tấn ở thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc và phòng tư pháp địa phương, đã gửi một lá thư chính thức đến Cục Tư pháp Bắc Kinh, yêu cầu họ gây áp lực lên công ty luật mà luật sư đó làm việc. Luật sư đó buộc phải hủy bỏ vụ kiện của bà Cự.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảoo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/31/469892.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/28/214476.html

Đăng ngày 18-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tội ác của Phùng Thiều Huệ, Giám đốc và Bí thư Đảng ủy Sở Tư pháp Hà Bắc, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tội ác của Phong Quang, Trưởng Phòng 1, Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ, tỉnh Hắc Long Giang, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262607-toi-ac-cua-phong-quang-truong-phong-1-vien-kiem-sat-quan-nhuong-ho-lo-tinh-hac-long-giang-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlThu, 14 Mar 2024 14:23:57 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262607[MINH HUỆ 14-01-2024] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân […]

The post Tội ác của Phong Quang, Trưởng Phòng 1, Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ, tỉnh Hắc Long Giang, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 14-01-2024] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Các học viên đề xuất chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà của họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Trong số những thủ phạm được liệt kê có Phong Quang, Trưởng Phòng 1, Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ, thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang.

Thông tin thủ phạm

Họ và tên: Phong Quang (Tiếng Trung: 封光)

Giới tính: Nam

Dân tộc: Hán

Ngày tháng năm sinh: Tháng 12 năm 1976

Nơi sinh: Thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang

9913f8bc3697ed91d92fb442ee68bea5.jpg

Phong Quang

Các tội ác chính

Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các viện kiểm sát và tòa án đã giúp đỡ chính quyền trong việc kết án các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2019 đến nay, Phong Quang, công tố viên tại Viện kiểm sát Nhượng Hồ Lộ, thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, đã truy tố ít nhất 40 học viên Pháp Luân Công ở Đại Khánh và Cáp Nhĩ Tân, với cáo buộc bịa đặt là “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Tất cả các học viên sau đó đã bị kết án tù, trong đó 27 học viên hiện vẫn phải thụ án, và 3 người qua đời do hậu quả của việc tra tấn trong tù.

Dưới đây là một số trường hợp bức hại có sự tham gia trực tiếp của Phong Quang:

Trường hợp 1: Ông Lữ Quan Như bị tra tấn đến chết trong Nhà tù Thái Lai

Ông Lữ Quan Như, một cư dân của thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vào ngày 9 tháng 11 năm 2018, trong một cuộc truy quét của cảnh sát đối với hơn 60 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Khánh và Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang. Trong khi bị giam giữ tại Trại tạm giam thành phố Đại Khánh, ông bị cảnh sát thẩm vấn, bị bắt đứng trong nhiều giờ và phải mang cùm. Việc bắt giữ ông đã được Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ phê duyệt vào ngày 15 tháng 12 năm 2018.

Khi ông Lữ tuyệt thực để phản bức hại, lính canh bức thực ông, khiến ông nôn ra máu và bị suy tim. Trước bờ vực cái chết, ông được cấp cứu ở bệnh viện nhiều lần.

Ngày 30 tháng 3 năm 2019, ông Lữ bị Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ truy tố, và bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ xét xử vào ngày 6 tháng 6 cùng năm. Hai luật sư của ông bào chữa vô tội cho ông, và ông cũng làm chứng để tự bào chữa. Ngày 1 tháng 7 năm 2019, thẩm phán kết án ông Lữ 7 năm tù, với khoản phạt 40.000 nhân dân tệ. Ông đã kháng cáo, nhưng ngày 23 tháng 7, Tòa án Trung cấp Thành phố Đại Khánh quyết định giữ nguyên bản sơ thẩm mà không xét xử.

Ngày 30 tháng 7 năm 2019, ông Lữ bị đưa thẳng đến Nhà tù Hô Lan. Sau đó, vì kiên định đức tin của mình và từ chối “chuyển hóa”, nên ông bị đưa đến Nhà tù Thái Lai vào tháng 11 cùng năm, và bị kiểm soát chặt chẽ. Mặc cho sức khỏe của ông yếu, Nhà tù Thái Lai vẫn tiếp tục tra tấn và giam ông trong một phòng nhỏ trong hơn một tháng. Ngày 4 tháng 4 năm 2021, ông qua đời ở tuổi 69, vì một cơn “xuất huyết não” bí ẩn trong nhà tù Thái Lai.

Trường hợp 2: Cựu giáo viên 75 tuổi chết trong Nhà tù Nữ Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang

Ngày 13 tháng 7 năm 2023, bà Mâu Vĩnh Hà, một giáo viên đã nghỉ hưu 75 tuổi, chết vì bị tra tấn liên tục và ngược đãi tại Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Thi thể của bà Mâu đã bị lính canh tùy tiện hỏa táng trước khi thông báo cho gia đình bà.

Ngày 11 tháng 9 năm 2019, bà Mâu bị bắt giữ phi pháp tại thành phố Cáp Nhĩ Tân. Ngày 15 tháng 11 năm 2019, Phong Quang, từ Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ đã trình hồ sơ truy tố bà Mâu lên Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ. Tháng 5 năm 2020, bà bị kết án 6 năm tù và bị phạt 60.000 nhân dân tệ. Bà bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang để bức hại. Lính canh tại Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang xúi giục các tù nhân đánh đập và lăng mạ bà. Do bị tra tấn và ngược đãi trong nhiều năm, sức khỏe của bà bị tổn hại, và bà gần như không thể cử động hay tự chăm sóc bản thân.

Tháng 8 năm 2022, sau khi bà Mâu bị đại tiện không tự chủ, một tù nhân đã đánh và đổ nước lạnh lên người bà. Sau đó, bà cũng bị rối loạn tâm thần, nhưng vẫn bị các lính canh và các tù nhân khác tiếp tục đánh đập thường xuyên.

Cuối tháng 12 năm 2022, một tù nhân phàn nàn rằng bà Mâu đi quá chậm, và đẩy mạnh bà từ phía sau khiến bà ngã xuống đất, và bị bầm tím trên mặt. Đêm đó, bà bắt đầu đi tiểu thường xuyên, và phải thức dậy hơn 10 lần trong mỗi đêm tiếp theo. Vì điều này, các tù nhân được giao nhiệm vụ trông chừng bà thường xuyên chửi bới và đánh đập bà.

Bà Mâu thường thức dậy vào lúc nửa đêm và la hét vì bị ngược đãi liên tục. Tiếng ồn lớn đến mức các tù nhân ở phòng giam khác có thể nghe thấy. Bà bị mất phương hướng, và thậm chí không thể nhận ra những học viên Pháp Luân Công khác ở cùng phòng giam với bà.

Con trai bà yêu cầu chính quyền nhà tù thả bà Mâu để điều trị bệnh, nhưng liên tục bị từ chối.

Trường hợp 3: Nguyên trợ lý giám đốc ngân hàng qua đời khi đang lưu lạc

Bà Đinh Lệ Hoa, nguyên Trợ lý Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trung Quốc tại thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt giữ phi pháp vào ngày 9 tháng 11 năm 2018, và bị giam tại Trại tạm giam Thành phố Đại Khánh. Mặc dù sau đó bà được tại ngoại vì bị cao huyết áp, nhưng vào ngày 22 tháng 12 năm 2018, cảnh sát lại bắt giữ bà và đưa bà trở lại trại tạm giam. Sau khi trại tạm giam từ chối tiếp nhận, bà Đinh được thả ra.

Cuối tháng 5 năm 2019, bà bị công tố viên Phong Quang truy tố phi pháp lên Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ, và bị giam giữ trái pháp luật. Ngày 22 tháng 8 năm 2019, bà bị xét xử, và cuối tháng 9 bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ kết án 3,5 năm tù và phạt 20.000 nhân dân tệ. Đơn kháng cáo của bà gửi lên Tòa án Trung cấp Thành phố Đại Khánh bị từ chối vào tháng 10 năm 2019. Vì bà Đinh không đáp ứng điều kiện sức khỏe, nên bà bị kết án “treo”, trong thời gian này, tòa án vẫn cố gắng bắt giữ bà.

Để tránh bị bắt lại, bà Đinh phải sống xa nhà. Trong tình trạng vô gia cư, sợ hãi và đau khổ, sức khỏe của bà ngày càng giảm sút. Bà bị đau bụng dữ dội vào tháng 5 năm 2021, và không thuyên giảm.

Ngày 15 tháng 6 năm 2021, bà bị hôn mê và được đưa đến bệnh viện. Bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Bà qua đời vào ngày 18 tháng 6 năm 2021, thọ 73 tuổi.

Trường hợp 4: Trong đợt bắt giữ hàng loạt, ba học viên Pháp Luân Công bị kết án tù

Ba cư dân thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị kết án tù vì đức tin vào Pháp Luân Công. Ông Đỗ Nghiệp Thành, khoảng 40 tuổi, chủ một cửa hàng kính, bị kết án 7 năm tù. Ông Quan Hưng Đào bị kết án 8 năm tù, và vợ ông, bà Ngô Diễm Hoa, bị kết án 7,5 năm tù. Tất cả họ đều đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Thành phố Đại Khánh.

Ba học viên trở thành mục tiêu trong vụ bắt giữ hàng loạt hơn 100 học viên ở tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 9 tháng 11 năm 2018.

Ngày 14 tháng 12 năm 2018, Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ đã phê chuẩn vụ bắt giữ ba học viên này. Ngày 12 tháng 8 năm 2019, họ bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ xét xử. Gia đình ông Quan và bà Ngô thuê luật sư biện hộ cho họ. Ông Đỗ tự bào chữa cho mình.

Cả luật sư và ông Đỗ đều lập luận rằng không có bộ luật nào ở Trung Quốc hình sự hóa Pháp Luân Công. Họ cũng bác bỏ cáo buộc “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ tiêu chuẩn mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để buộc tội các học viên.

Luật sư chất vấn công tố viên Phong: “Ông có thể chỉ rõ thân chủ của tôi phá hoại điều luật nào không?” Phong không trả lời.

Trong hơn 100 trang hồ sơ vụ án, tất cả bằng chứng chống lại các học viên đều là sách Pháp Luân Công, điện thoại di động cá nhân và máy tính. Luật sư nói: “Không có mục nào trong số này có thể chứng minh thân chủ của tôi đã vi phạm bất kỳ điều luật nào”. Ông tiếp tục nói: “Pháp Luân Công đã được giới thiệu đến nhiều quốc gia trên thế giới và được người dân những nơi đó đón nhận, và chỉ bị bức hại tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.”

Ông Đỗ cũng tự bào chữa cho mình. Ông nói: “Tôi chỉ muốn trở thành một người tốt bằng cách tu luyện Pháp Luân Công và sống chiểu theo các nguyên lý của môn tu luyện. Tôi không vi phạm bất kỳ luật nào trong việc theo đuổi đức tin của mình.”

Chủ tọa phiên tòa Trương Tân Nhạc đã hoãn phiên tòa mà không đưa ra phán quyết. Tháng 11 năm 2019, ông ta công bố phán quyết.

Trường hợp 5: Bảy học viên ở thành phố Cáp Nhĩ Tân bị truy tố phi pháp và kết án nặng

Vào ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2020, chín học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, bao gồm Lý Lập Tráng, Đường Trúc Nhân, Triệu Lệ Hoa, Tiêu Kỳ Hoa, Hoắc Hiểu Huy, Đinh Yến, Lý Diễm Thanh, Chu Minh Đích, Thái Tú Anh, đã bị bắt vì gọi điện cho người dân về việc chế độ cộng sản đã che giấu đại dịch như thế nào, cũng như việc những người nhiễm virus được hồi phục nhanh chóng khi thành tâm niệm cửu tự chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Ngày 17 tháng 11 năm 2020, bảy người trong số đó bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ kết án phi pháp, với mức án từ 1 đến hơn 10 năm.

Các học viên bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ xét xử bốn lần, vào các ngày 17 và 29 tháng 12 năm 2020, và ngày 22 tháng 6 và 21 tháng 10 năm 2021. Trong phiên xét xử vào tháng 10, một học viên, ông Lý Lập Tráng, chỉ ra cảnh sát đã không cung cấp thông tin cụ thể về các cuộc điện thoại, bao gồm thời gian chính xác, thời lượng, nội dung của các cuộc gọi, số lượng điện thoại mà mỗi học viên đã sử dụng, số điện thoại di động của các học viên, cũng như các cuộc gọi điện thoại đã gây nguy hại cho người khác như thế nào.

Ông Lý nói thêm trong thời gian phong tỏa đại dịch từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020, mỗi học viên chỉ có thể rời khỏi nhà hai giờ mỗi ngày để gọi điện thoại tới công chúng nhằm phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công. Mỗi cuộc điện thoại kéo dài khoảng ba phút, và các học viên không thể thực hiện 150.000 cuộc điện thoại trong 100 ngày phong tỏa như công tố viên Phong cáo buộc, vì họ chỉ có thể thực hiện tổng cộng tối đa 28.000 cuộc gọi dựa trên tính toán. (100 ngày x 120 phút mỗi ngày x 7 học viên, chia 3 phút cho mỗi cuộc gọi). Trên thực tế, ông nói, số cuộc điện thoại mà các học viên thực hiện thậm chí còn chưa đến gần 28.000, chứ chưa nói đến con số 150.000 bị cáo buộc.

Khi công tố viên Phong đọc từ cuốn sổ rằng ông ta đề nghị 5 năm tù đối với ông Lý, thẩm phán Học Quang hắng giọng, và Phong lập tức thay đổi thời hạn đề nghị thành 10 đến 11 năm.

Trước đó, trong phiên tòa diễn ra trong tháng 6, Phong cố gắng lừa các học viên thừa nhận đã thực hiện hàng chục nghìn cuộc gọi điện thoại, bằng cách hứa giảm án tù cho họ từ 3 đến 5 năm. Ông ta đe dọa rằng nếu không sẽ đưa ra mức án từ 7 đến 11 năm tù.

Ngày 17 tháng 11 năm 2021, thẩm phán Học công bố bản án phi pháp đối với 7 học viên. Ông Lý bị kết án 10 năm 8 tháng tù với số tiền phạt 80.000 nhân dân tệ. Bà Đường Trúc Nhân bị kết án 9 năm 4 tháng tù với mức phạt 50.000 nhân dân tệ. Bà Triệu Lệ Hoa bị kết án 7 năm 5 tháng tù và mức phạt 40.000 nhân dân tệ. Ông Hoắc Hiểu Huy bị kết án 7 năm 3 tháng tù với mức phạt 40.000 nhân dân tệ. Bà Đinh Yến bị kết án 4 năm 2 tháng tù và mức phạt 30.000 nhân dân tệ. Bà Tiêu Kỳ Hoa bị kết án 4 năm tù với số tiền phạt 30.000 nhân dân tệ. Bà Lý Diễm Thanh bị kết án 1 năm 10 tháng tù với mức phạt 20.000 nhân dân tệ.

Trường hợp 6: Cụ bà 71 tuổi bị kết án tám năm tù

Ngày 22 tháng 11 năm 2020, bà Hàn Lệ Hoa, 71 tuổi, cư dân thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt giữ, bị lục soát nhà và tịch thu đồ đạc phi pháp. Ngày 2 tháng 8 năm 2022, bà bị Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ truy tố, và bị tòa án xét xử. Thẩm phán Lãnh Chí Cường hỏi bà rằng liệu bà có thừa nhận các tài liệu Pháp Luân Công bị tịch thu là bằng chứng cho việc phạm tội của bà không. Bà lập luận việc sở hữu các tài liệu này không vi phạm pháp luật, và rằng bà không có mặt khi công an lục soát nhà bà và họ cũng chưa bao giờ xác minh với bà về những đồ vật bị tịch thu hay cung cấp cho bà danh sách đồ tịch thu.

Luật sư của bà Hàn thay mặt bà đưa ra lời bào chữa vô tội, và phủ nhận lại các cáo buộc chống lại bà, cụ thể là cáo buộc “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ thường được dùng để hình sự hóa các học viên Pháp Luân Công. Ông lập luận rằng công tố viên Phong không chứng minh được ý định phạm tội của bà, cũng như không chỉ ra được việc bà phá hoại điều luật nào hoặc những thiệt hại mà bà đã gây ra cho bất kỳ cá nhân nào hoặc cho đất nước. Ông kêu gọi thẩm phán trả tự do cho bà. Đầu tháng 1 năm 2023, thẩm phán vẫn kết án bà Hàn 8 năm tù với mức phạt 50.000 nhân dân tệ.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/14/470842.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/5/214581.html

Đăng ngày 14-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tội ác của Phong Quang, Trưởng Phòng 1, Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ, tỉnh Hắc Long Giang, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tội ác của Thương Tiểu Vân, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Vân Nam, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262553-toi-ac-cua-thuong-tieu-van-pho-bi-thu-uy-ban-chinh-tri-va-phap-luat-tinh-van-nam-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlTue, 12 Mar 2024 09:04:09 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262553[MINH HUỆ 29-12-2023] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân […]

The post Tội ác của Thương Tiểu Vân, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Vân Nam, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 29-12-2023] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Các học viên đề xuất chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà của họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Thương Tiểu Vân, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Vân Nam.

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên: Thương Tiểu Vân (商小云)
Giới tính: Nam
Dân tộc: Hán
Ngày tháng năm sinh: Tháng 5 năm 1963
Nơi sinh: Diêu An, tỉnh Vân Nam

ef78e193f9d112a75a9276a12bd20309.jpg

Thương Tiểu Vân

Chức vụ

29/12/2022 – hiện nay: Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Vân Nam (UBCTPL), Chính ủy thứ nhất của Sở Quản lý Nhà tù tỉnh; Phó Giám đốc Ủy ban Pháp luật và Xã hội thuộc Ủy ban Chuyên môn tỉnh Vân Nam của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CTNDTQ) khóa 13.

10/2015 – 12/2022: Phó Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy Vân Nam, Bí thư Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tư pháp, Chính ủy thứ nhất của Sở Quản lý Nhà tù tỉnh.

6/2015: Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Vân Nam.

Thương Tiểu Vân còn từng giữ chức vụ Bí thư chi bộ và Hiệu trưởng Trường Thể thao Sở Hùng, Phó tổng thư ký Đảng ủy châu tự trị Sở Hùng, Giám đốc Văn phòng Đảng ủy châu tự trị Sở Hùng, Bí thư Đảng ủy huyện Đại Diêu, Ủy viên thường vụ của Đảng bộ châu tự trị Nộ Giang và Giám đốc Sở Nội vụ.

Những tội ác chính

Kể từ khi trở thành Phó Bí thư UBCTPL tỉnh Vân Nam và Giám đốc Sở Tư pháp vào năm 2015, Thương Tiểu Vân tích cực thực hiện chính sách bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Tình trạng tra tấn các học viên Pháp Luân Công đặc biệt nghiêm trọng tại Nhà tù Nam Số 1 tỉnh Vân Nam và Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Vân Nam.

Trong nhiệm kỳ của Thương, ít nhất chín học viên Pháp Luân Công, trong đó có ông Thạch Kiến Vĩ, ông Lý Bồi Cao, ông Ngô Quảng Thành, ông Chu Diễm Đông, bà Đinh Quế Anh, ông Liêu Kiện Phủ, ông Trương Thế Ninh, và bà Trương Công Cần, bị tra tấn đến chết trong tù hoặc ngay sau khi được thả.

Nhà tù Nam Số 1 tỉnh Vân Nam

Kể từ năm 2019, cai tù tại Nhà tù Nam Số 1 tỉnh Vân Nam đã áp dụng các hình thức tra tấn tàn bạo hơn nhưng bí mật hơn đối với các học viên. Tất cả học viên không từ bỏ Pháp Luân Công đều bị giam giữ trong khu nghiêm quản. Mỗi người đều bị bốn tù nhân giám sát suốt cả ngày. Các học viên bị buộc phải ngồi yên trên ghế nhỏ, các tù nhân khác ngồi xung quanh và đánh họ bằng cùi chỏ và đầu gối. Những hình thức tra tấn khác mà các học viên phải chịu đựng bao gồm tẩy não, biệt giam, đứng dưới nắng gắt trong nhiều giờ, đánh đập, xịt nước cay và sốc điện.

Tháng 5 năm 2022, phòng giáo dục của nhà tù đã chuyển các học viên đến một tòa nhà, và bắt họ xem các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công từ sáng đến tối. Các học viên cũng bị ép phải viết báo cáo tư tưởng mỗi ngày. Việc tẩy não sẽ tiếp tục nếu họ không từ bỏ Pháp Luân Công.

Ông Hà Kiện Quang là một trong những học viên bị giữ lại trong các buổi tẩy não. Lính canh cũng tra tấn ông bằng cách treo người lên trong phòng cho đến tận đêm khuya. Cơ thể ông đầy nốt ghẻ do bị ngược đãi.

Ông Ngô Quảng Thành cũng bị tẩy não và ngược đãi trong thời gian dài. Sức khỏe của ông rất yếu khi được thả vào ngày 6 tháng 4 năm 2022. Ba tháng sau, ông qua đời vào ngày 27 tháng 7.

Cho đến nay còn hơn 10 học viên vẫn bị giam trong tù.

Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Vân Nam

Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Vân Nam thuộc sự quản lý trực tiếp của Phòng 610 tỉnh Vân Nam, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập đặc biệt để bức hại Pháp Luân Công. Khu 9 được chỉ định để tra tấn các học viên. Trong các khu khác, cũng có cai tù với nhiệm vụ duy nhất là giám sát các học viên.

Các hình thức tra tấn phổ biến bao gồm biệt giam, ngồi yên trên ghế nhỏ, đánh đập, sốc điện, ép dùng thuốc, bức thực, cấm ngủ, cấm sử dụng nhà vệ sinh và cấm tắm rửa.

Nửa cuối năm 2019, Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Vân Nam thành lập một khu nghiêm quản với hai mức độ khác nhau. Các học viên bị đưa vào diện nghiêm quản mức độ một bị bắt ngồi trên ghế nhỏ từ 5 giờ 40 phút sáng đến nửa đêm mỗi ngày, và không được phép đánh răng hay rửa mặt trong phòng vệ sinh. Họ chỉ có thể nhanh chóng lấy nửa chậu nước trong phòng vệ sinh rồi chạy về phòng giam để tắm rửa. Những người ở mức độ hai bị buộc phải ngồi trên ghế nhỏ từ 5 giờ 40 phút sáng đến 9 giờ 30 phút tối mỗi ngày, và được phép đánh răng và rửa mặt trong phòng vệ sinh.

Cả hai mức độ chỉ cho phép nghỉ vệ sinh 4 lần mỗi ngày và tắm 7 phút mỗi tuần. Không có thời gian để giặt quần áo, chỉ có thể tranh thủ trong thời gian tắm hàng tuần.

Bà Hà Lỵ Xuân bị đưa vào diện nghiêm quản cấp độ một. Bà bị buộc phải ngồi trên ghế nhỏ gần 19 tiếng mỗi ngày. Cho đến nay, còn hơn 20 học viên Pháp Luân Công bị giam trong nhà tù.

Một số trường hợp bị bức hại điển hình

Trường hợp 1: Cụ ông 86 tuổi qua đời vài ngày trước khi mãn hạn án tù oan vì tu luyện Pháp Luân Công

Ông Lý Bồi Cao ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, đã qua đời vào ngày 4 tháng 1 năm 2023, vài ngày trước khi ông mãn hạn án tù bốn năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Theo những tù nhân được trả tự do trước ông, trong thời gian ở tù sức khỏe của ông Lý vẫn tốt, và họ rất bất ngờ khi ông đột ngột qua đời chỉ vài ngày trước khi được thả. Ông ra đi ở tuổi 86.

Ông Lý bị bắt vào ngày 26 tháng 11 năm 2015, và bị kết án bốn năm tù vào ngày 8 tháng 10 năm 2016. Tháng 1 năm 2019, ông bị đưa đến Nhà tù tỉnh Vân Nam để thụ án, và gia đình ông không được phép vào thăm.

Trường hợp 2: Cụ bà 76 tuổi đột tử trong thời gian thụ án

Gia đình bà Đinh Quế Anh chịu cú sốc lớn khi Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Vân Nam bất ngờ thông báo người thân của họ qua đời vào giữa tháng 1 năm 2021. Trước đó, gia đình bà Đinh thậm chí còn không biết việc bà bị kết án vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công. Chỉ vài ngày sau khi bà qua đời, nhà tù đã vội vã hỏa táng thi thể của bà. Bà Đinh qua đời ở tuổi 76.

Bà Đinh, cư dân thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị bắt tại nhà vào ngày 28 tháng 8 năm 2019. Vì Trại tạm giam thành phố Côn Minh không cho phép gia đình bà Đinh được vào thăm, và chính quyền chưa bao giờ cập nhật cho họ về vụ việc của bà, nên gia đình bà vẫn nghĩ bà đang ở trong trại tạm giam, và thường xuyên đến Đội An ninh Nội địa để yêu cầu thả bà.

Một cai tù từ Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Vân Nam đã thông báo với họ rằng bà Đinh đột nhiên mắc “bệnh cấp tính” vào ngày 14 tháng 1, và qua đời lúc 8 giờ 53 phút sáng ngày 15 tháng 1. Nhà tù đã hỏa táng thi thể của bà vào ngày 19 tháng 1 mà không giải thích gì nhiều về tình trạng của bà. Vì trước khi bị bắt, bà Đinh hoàn toàn khỏe mạnh, nên gia đình nghi ngờ bà có thể đã bị ngược đãi đến chết trong khi bị giam giữ, chứ không phải do bệnh tật như nhà tù tuyên bố.

Chỉ sau khi bà Đinh qua đời, gia đình bà mới nhận được bản án. Bà bị Tòa án quận Ngũ Hoa kết án bốn năm tù vào ngày 10 tháng 7 năm 2020.

Trường hợp 3: Ông Thạch Kiến Vĩ bị tra tấn đến chết và thi thể bị cưỡng chế hỏa táng

Ông Thạch Kiến Vĩ là một giáo viên tiếng Anh ở huyện Tân Xuyên, tỉnh Vân Nam. Ông qua đời ở tuổi 56 tại Nhà tù Số 1 tỉnh Vân Nam, trong khi thụ án 6,5 năm tù vì kiên định đức tin của mình. Nhà tù cho biết ông Thạch chết vì ung thư gan. Tuy nhiên, gia đình nghi ngờ ông đã bị tra tấn đến chết, vì trên lưng ông có vết thâm tím, và trong hồ sơ bệnh án không thấy có dấu hiệu ông bị ung thư gan. Thi thể của ông bị hỏa táng mà không được sự đồng ý của gia đình, đây là cách thức phổ biến nhằm che đậy bằng chứng về việc tra tấn cũng như các hành vi ngược đãi khác như cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Trường hợp 4: Ông Liêu Kiện Phủ bị bức hại đến chết trong nhà tù

Ông Liêu Kiện Phủ, cư dân thành phố Phàn Chi Hoa, tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt vào tháng 10 năm 2016 vì dán áp phích thông tin về Pháp Luân Công. Chính quyền đã kết án ông bốn năm tù tại Nhà tù Số 1 tỉnh Vân Nam. Tháng 7 năm 2018, ông bị đưa vào tù, và chưa đầy chín tháng sau thì ông qua đời.

Trong tù, ông Liêu bị huyết áp cao, nhưng cai tù vẫn bắt ông phải ngồi hơn 10 tiếng mỗi ngày trong suốt ba tháng. Để gia tăng thêm áp lực đối với ông, cai tù đo huyết áp của ông nhiều lần trong ngày, và thậm chí còn đưa ông đến bệnh viện để kiểm tra. Gia đình ông đã hai lần vào thăm ông, và biết huyết áp của ông cao đến mức nguy hiểm và trong não ông có cục máu đông. Gia đình đã yêu cầu bão lãnh để điều trị y tế cho ông, nhưng liên tục bị từ chối. Ông Liêu qua đời ngày 19 tháng 1 năm 2019 ở tuổi 65.

Trường hợp 5: Một cặp vợ chồng qua đời do phát sinh vấn đề về thể chất trong tù

Ông Trương Thế Ninh là nhân viên đã nghỉ hưu của một cửa hàng bách hóa ở thành phố Cá Cựu. Ngày 4 tháng 5 năm 2012, ông cùng vợ, bà Trương Công Cần, bị bắt tại nhà. Hai vợ chồng khi đó đã ngoài 60 tuổi, mỗi người bị kết án 7 năm tù. Trong thời gian thụ án trong tù, ông Trương bị cao huyết áp, bệnh tim và tiểu đường vào năm 2017. Ông rơi vào tình trạng nguy kịch, nhưng gia đình không được phép vào thăm. Khi tình trạng của ông ngày càng xấu đi, nhà tù không muốn ông mất trong khi bị giam giữ nên đã thả ông. Ông qua đời ngay sau đó. Vợ ông cũng mắc bệnh tiểu đường khi ở trong tù. Sức khỏe của bà cũng ngày càng yếu sau khi được thả. Bà cũng bị mất thị lực. Bà qua đời vào năm 2021.

Trường hợp 6: Người buôn trang sức qua đời sau ba năm tù

Hai năm sau khi ông Chu Diễm Đông, một người buôn đồ trang sức ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, theo học Pháp Luân Công, ông bị bắt và bị kết án ba năm tù vì phơi bày cuộc bức hại. Cai tù đã đánh đập và tiêm thuốc độc vào ông. Lượng đường trong máu của ông tăng đột ngột, khiến thị lực của ông suy giảm. Lính canh còn buộc ông mặc áo bó. Vào thời điểm được thả, ngày 8 tháng 9 năm 2016, ông Chu bị tổn thương về thể chất và tinh thần. Chính quyền tiếp tục sách nhiễu sau khi ông được thả, khiến sức khỏe của ông ngày càng xấu đi. Cuối cùng ông qua đời vào ngày 25 tháng 8 năm 2019, khi mới 51 tuổi.

Trường hợp 7: Người phụ nữ bị xịt hóa chất ăn mòn trong thời gian thụ án tù lần thứ tư vì kiên định đức tin của mình

Bà Vương Tiến Tiên, cư dân thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, đã bị tra tấn và xịt một loại hóa chất ăn mòn, khiến khuôn mặt bà gần như biến dạng, khi đang thụ án tù lần thứ tư vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Vương bị kết án bốn năm tù vào năm 2019, và bị đưa đến Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Vân Nam. Bà phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau, bao gồm bị bắt ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài, bị biệt giam và bị tát liên tục vào mặt. Bà bị các tù nhân giám sát và liên tục bị đánh đập cũng như chửi bới. Vào mùa đông, cai tù buộc bà Vương phải chép tay các nội quy nhà tù trong khi bị gió lạnh thổi vào người, khiến tay bà bị tê cóng.

Cai tù cấm bà Vương sử dụng giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh hoặc dùng chăn vào ban đêm. Bà không được phép tự mình lấy đồ ăn trong căng tin, và phải ăn hết bất cứ đồ ăn nào mà các tù nhân khác mang đến cho bà. Đôi khi họ cho bà ăn rất ít, có lúc lại cho bà ăn quá nhiều. Bà sẽ bị phạt nếu không ăn hết mọi thứ.

Vì bà hô lớn để lên án cuộc bức hại, cai tù nhiều lần xịt hóa chất ăn mòn lên mặt bà, khiến mặt bà bị bỏng nặng và đầy vết sẹo đen. Trước khi phun hóa chất, cai tù đóng cửa sổ phòng giam của bà và ra lệnh cho các tù nhân khác ra ngoài. Sau khi đeo mặt nạ hoặc mặt nạ phòng độc, cai tù xịt hóa chất vào mặt bà. Bà cảm thấy ngạt thở, và không thể thở được. Đôi khi cai tù phun một lượng lớn hơn, và hóa chất nhanh chóng lan sang các phòng giam khác thông qua hệ thống thông gió, khiến các tù nhân khác bị ho.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/29/469883.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/26/214450.html

Đăng ngày 12-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tội ác của Thương Tiểu Vân, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Vân Nam, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tội ác của Trương Văn Các, Nguyên Trưởng phòng An ninh Nội địa của Công an tỉnh Hà Bắc, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262531-toi-ac-cua-truong-van-cac-nguyen-truong-phong-an-ninh-noi-dia-cua-cong-an-tinh-ha-bac-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlMon, 11 Mar 2024 11:45:52 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262531[MINH HUỆ 06-01-2024] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, […]

The post Tội ác của Trương Văn Các, Nguyên Trưởng phòng An ninh Nội địa của Công an tỉnh Hà Bắc, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 06-01-2024] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Các học viên đề xuất chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà của họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Trương Văn Các, Nguyên Trưởng phòng An ninh Nội địa của Công an tỉnh Hà Bắc.

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên: Trương Văn Các (张文阁)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: Tháng 11 năm 1966
Nơi sinh: Huyện Cố Thành, tỉnh Hà Bắc

66f0159d3352eb3e5d52eb5c156ddc6b.jpg

Trương Văn Các

Chức danh, chức vụ

6/2022 – Hiện tại: Phó Thị trưởng thành phố Lang Phường kiêm Trưởng phòng An ninh Nội địa thành phố.

12/2019 – 5/2022: Ủy viên Ban Lãnh đạo Đảng, Phó Thị trưởng thành phố Thương Châu kiêm Trưởng phòng An ninh Nội địa.

02/2017 – 12/2019: Trưởng phòng An ninh Nội địa Công an tỉnh Hà Bắc.

11/2013 – 02/2017: Chính ủy Văn phòng An ninh Nội địa Công an tỉnh Hà Bắc.

8/1989 – 11/2013: Công tác tại Công an tỉnh Hà Bắc.

Những tội ác chính

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, Trương Văn Các đã giữ nhiều vai trò trong hệ thống công an, như chính ủy và trưởng phòng An ninh Nội địa Công an tỉnh Hà Bắc, cũng như trưởng phòng An ninh Nội địa hai thành phố Thương Châu và Lang Phường. Ông ta tích cực thực thi chính sách bức hại của ĐCSTQ, huy động lực lượng cảnh sát các cấp ở Hà Bắc tham gia. Ít nhất 32 học viên Pháp Luân Công đã chết do bị bức hại trong thời gian Trương đảm nhiệm hai chức vụ nói trên. Thêm nhiều học viên nữa bị giam giữ, sách nhiễu, kết án và tra tấn.

Tháng 12/2019 đến nay: Phó Thị trưởng thành phố Thương Châu và thành phố Lang Phường, kiêm trưởng phòng An ninh Nội địa thành phố

Từ năm 2019, kể từ khi Trương đảm nhận chức vụ trưởng phòng An ninh Nội địa của hai thành thành phố Thương Châu và Lang Phường, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc, sách nhiễu và giam giữ.

Bức hại ở thành phố Lang Phường

Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2023, tổng cộng 10 học viên tại thành phố Tam Hà, trực thuộc thẩm quyền của Lang Phường, đã bị bắt. Việc bắt giữ bà Tùy Lệ Tiên và ông Trương Học Phủ đã được phê duyệt.

Bà Quản Trung Phượng, cư dân thành phố Lang Phường, bị bắt cóc khi đang phát tặng tài liệu thông tin về Pháp Luân Công tại một khu dân cư vào chiều ngày 18 tháng 8 năm 2023. Nhà của bà bị lục soát, mặc dù huyết áp cao nhưng bà vẫn bị tạm giam 15 ngày, sau đó được thả vào ngày 1 tháng 9 năm 2023.

Tháng 9 năm 2022, trước thềm Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, phòng An ninh Nội địa thành phố Tam Hà đã gây áp lực buộc các đồn cảnh sát địa phương sách nhiễu ít nhất 40 học viên Pháp Luân Công. Một số cảnh sát gọi điện thoại sách nhiễu, một số đến nhà các học viên, một số bí mật chụp ảnh và quay phim các học viên, và một số lừa người nhà của các học viên để quay những đoạn video ngắn về các học viên cho họ.

Ngày 5 tháng 9 năm 2023, hai cư dân ở huyện Hương Hà, tỉnh Hà Bắc, bị kết án vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Ông Vương Chí Sơn, một bác sỹ 52 tuổi, bị kết án 2 năm tù. Ông Trương Hiến, một cựu cảnh sát 50 tuổi, bị kết án 1,5 năm tù. Cả hai học viên đều được tại ngoại từ tháng 1 năm 2023, nhưng bị bắt lại một ngày sau khi tuyên án.

Tối ngày 11 tháng 1 năm 2022, các học viên Pháp Luân Công Lưu Tại Vân, Tô Xuân Phong, Hầu Thụ Nguyên và Hồ Tú Mai lái xe đến quận Tân Hoa, thành phố Thương Châu. Vừa bước ra khỏi xe, họ đã bị Cao Phúc Tùng cùng hơn chục cảnh sát từ Đồn Công an Tân Hoa bắt giữ. Các học viên đã bị giam giữ và thẩm vấn phi pháp tại Đồn Công an Tân Hoa, và nhà của họ bị khám xét mà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

Bức hại ở thành phố Thương Châu

Tại thành phố Thương Châu, vào năm 2021, 4 học viên Pháp Luân Công bị kết án, 15 người bị bắt và 100 người bị sách nhiễu; trong năm trước đó, 7 học viên bị kết án, 50 người bị bắt và 306 người bị sách nhiễu. Tháng 11 năm 2020, cảnh sát đã sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công với nhiều lý do khác nhau, như “điều tra dân số” hoặc “kiểm tra tình trạng nhiễm bệnh COVID-19”.

Ngày 13 tháng 3 năm 2020, ông Trương Thiết Sơn, một cư dân thành phố Thương Châu, bị bắt khi đang phổ biến cho mọi người về Pháp Luân Công ở gần Trường Tiểu học Thực nghiệm Huyện Thanh. Mặc dù được thả vào ngày 14 tháng 3, nhưng ông bị trầm cảm. Ông thường xuyên khóc, và hiếm khi nói chuyện với người khác. Ngoài ra, ông không thể ăn uống được gì và thỉnh thoảng ho ra máu. Ông nhanh chóng sụt cân và bắt đầu đi lại khó khăn. Ngày 12 tháng 9 năm 2020, ông rơi vào trạng thái hôn mê khi đang làm việc, và qua đời vào buổi tối cùng ngày, hưởng thọ 64 tuổi.

Ông Vương Thủy Vĩnh ở thành phố Bạc Đầu (thuộc địa phận Thương Châu), gặp khó khăn trong ăn uống và ngủ sau khi bị chính quyền địa phương và quan chức xã sách nhiễu vào ngày 10 tháng 9 năm 2020. Ông qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 2 tháng 10 năm 2020.

Ngày 16 tháng 11 năm 2020, bà Trương Nhữ Phân, gần 70 tuổi, bị hơn chục cảnh sát bắt cóc tại nhà. Sau khi khiêng bà Trương xuống lầu và đẩy vào xe cảnh sát, cảnh sát sập cửa xe trong khi chân của bà vẫn còn ở bên ngoài. Bà hét lên trong đau đớn. Bị giam trong xe, bà bị đau lưng trầm trọng và muốn duỗi người, nhưng cảnh sát từ chối nhường chỗ. Khi đến đồn công an, bà Trương đau đến mức không thể cử động được. Một số cảnh sát túm chân bà kéo bà ra khỏi xe, khiến đầu của bà đập xuống nền bê tông và bất tỉnh.

Khi tỉnh lại, bà Trương thấy mình đang nằm trên nền bê tông trong sân của đồn công an và với lưng trần. Một tay áo của áo khoác của bà bị rách. Bà khó thở, run rẩy và không thể cử động do quá đau đớn. Bà còn bị sưng phù nặng ở phía sau đầu, và không khỏi trong nhiều ngày.

Thấy bà tỉnh dậy, một số cảnh sát đến và cố gắng kéo bà vào phòng thẩm vấn, khiến bà hét lên trong đau đớn. Sau đó, cảnh sát yêu cầu bà đứng dậy, nhưng bà lại gần như ngất đi. Vùng ngực thắt chặt lại, và bà cảm thấy như thể lưng của mình đã bị gãy.

Ngày 11 tháng 1 năm 2022, bốn học viên ở thành phố Thương Châu là bà Lưu Tại Vân, bà Tô Xuân Phong, ông Hầu Thụ Nguyên và bà Hồ Tú Mai, bị bắt sau khi bị cảnh sát theo dõi khi ra ngoài phát tặng tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Bà Tô được tại ngoại vào ngày 14 tháng 1 do tình trạng sức khỏe yếu, ông Hầu bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Thương Châu vào ngày 16 tháng 1, còn bà Lưu và bà Hồ bị đưa đến trại tạm giam này hai ngày sau. Mặc dù ông Hầu bị cao huyết áp và tụ dịch xung quanh động mạch não do bị ngược đãi trong khi giam giữ, nhưng ông vẫn đã bị từ chối bảo lãnh tại ngoại để trị bệnh. Ngày 26 tháng 10 năm 2022, cả bốn học viên bị truy tố. Ngày 21 tháng 12 năm 2023, họ bị tòa án xét xử, và hiện đang chờ phán quyết.

Từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 12 năm 2019: Trưởng phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Hà Bắc

Năm 2014, sau khi Trương trở thành Trưởng phòng An ninh Nội địa thuộc Sở Công an tỉnh Hà Bắc, ông ta đã tổ chức nhiều vụ bắt giữ học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn. Trong nửa cuối năm 2017 và 2018, tỉnh Hà Bắc dẫn đầu Trung Quốc về số vụ sách nhiễu.

Trong năm 2019, 10 học viên bị bức hại đến chết, 64 học viên bị kết án tù, 544 người bị bắt, trong đó 289 học viên bị lục soát nhà và 234 học viên khác bị sách nhiễu.

Trong năm 2018, có tổng cộng 1.075 vụ sách nhiễu đã được báo cáo, cao nhất cả nước. 326 học viên bị bắt. 41 học viên bị bức hại tài chính, bao gồm tịch thu hoặc phạt tiền, với tổng số tiền là 382.700 nhân dân tệ.

Trong nửa đầu năm 2017, ít nhất 306 vụ sách nhiễu đã được ghi nhận, cùng với 281 vụ bắt giữ và 126 vụ lục soát nhà. Bốn học viên bị bức hại đến chết.

Trong nửa cuối năm 2017, tỉnh Hà Bắc có 2.092 học viên Pháp Luân Công bị sách nhiễu, cao nhất trong cả nước. Trong cùng kỳ, 269 học viên đã bị bắt.

Trong năm 2016, 1.226 học viên ở tỉnh Hà Bắc đã bị bắt hoặc bị sách nhiễu, trong đó có 187 học viên bị lục soát nhà. Trong năm 2015, có 462 học viên bị bắt cóc và 901 người bị sách nhiễu.

Trong năm 2014, tỉnh Hà Bắc có ít nhất 487 học viên bị bắt, đứng thứ ba toàn quốc. Ngày 17 tháng 8 năm 2014, 42 học viên Pháp Luân Công đã bị hơn chục cảnh sát ở thành phố Thương Châu bắt giữ, trong đó có bà Lý Lệ, bà Khang Lan Anh và bà Đường Kiến Anh, khi họ đang tổ chức Pháp hội chia sẻ trải nghiệm tu luyện. Trong nhiều ngày tiếp theo, cảnh sát đã đột kích nhà của các học viên này.

Các vụ bắt giữ và sách nhiễu tập thể

Tháng 4 năm 2019, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã phát động chiến dịch kéo dài 100 ngày, nhắm vào các học viên không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Sở Công an tỉnh Hà Bắc thành lập một đội đặc nhiệm nhằm triển khai chiến dịch, kéo dài từ ngày 5 tháng 4 đến ngày 15 tháng 7 năm 2019. Đội đặc vụ này đóng quân tại một khách sạn ở huyện Lai Thủy. Lý Hoành Vũ, cựu trưởng Phòng 610 huyện Lai Thủy, chỉ huy đội đặc vụ này.

Khoảng 3 giờ sáng ngày 6 tháng 7 năm 2019, hơn 300 cảnh sát được huy động để vây bắt các học viên. Một cảnh sát trưởng tiết lộ rằng họ đã theo dõi điện thoại di động của các học viên trong hai tháng trước khi hành động. Cảnh sát đã nhận lệnh bắt giữ hơn 30 người.

Ngày 13 tháng 7 năm 2019, 34 học viên ở huyện Vi Trường, tỉnh Hà Bắc, bị bắt và nhà của họ đã bị lục soát. Cảnh sát đã tịch thu máy in, máy tính, sách Pháp Luân Công và tài liệu thông tin về Pháp Luân Công của các học viên. Sau đó, 13 học viên bị Tòa án huyện Loan Bình kết án từ 1 đến 6 năm tù giam.

Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2018, dưới sự chỉ đạo của chính quyền huyện Lai Thủy, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Văn phòng Duy trì Ổn định và Phòng Công an huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc, cảnh sát đã lục soát nhà của 550 học viên Pháp Luân Công tại 284 ngôi làng ở 15 thị trấn [thuộc tỉnh Hà Bắc]. Họ đã quay phim, chụp ảnh và thu thập thông tin cá nhân của các học viên.

Các trường hợp bị bức hại đến chết

Trường hợp 1: Cô Khổng Hồng Vân ở thành phố Bảo Định chết tại Trại tạm giam Bảo Định

Cô Khổng Hồng Vân, một cư dân của thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, bị bắt vào ngày 2 tháng 1 năm 2019, sau khi bị tố giác vì phổ biến cho mọi người về đức tin của mình. Vào tháng 3 năm đó, cô rơi vào trạng thái hôn mê, và được phẫu thuật khí quản nhưng không được gia đình cô đồng ý. Cô Khổng không bao giờ tỉnh lại, và qua đời vào ngày 12 tháng 6 năm 2019, khi mới 47 tuổi. Chính quyền từ chối đưa ra bất kỳ lời giải thích nào cho gia đình về nguyên nhân khiến cô đột ngột hôn mê và qua đời.

Trong khi tự điều tra về nguyên nhân cái chết của cô Khổng, gia đình đã lấy được một số kết quả chụp phim của cô và tham khảo ý kiến bác sỹ ở một bệnh viện khác.

Bác sỹ nói với họ rằng dây thần kinh cột sống của cô Khổng bị tổn thương nghiêm trọng từ cổ trở xuống, khiến cô bị liệt hoàn toàn.

Ngoài ra, do nằm liệt giường lâu ngày và không được chăm sóc chu đáo, cô bị nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, không thể thở được. Bác sỹ nghi ngờ đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của cô.

Vị bác sỹ cũng nhận thấy những vết thương nhẹ ở phần dưới đầu của cô, đốt sống thắt lưng cũng bị biến dạng, và các mô xung quanh bị sưng tấy nghiêm trọng. Bác sỹ cho biết ông chưa từng nhìn thấy bất cứ điều gì như vậy, và không biết nguyên nhân gì có thể gây ra tình trạng như vậy.

Gia đình nghi ngờ cô Khổng có thể đã bị tiêm một số loại thuốc phá hủy thần kinh trong thời gian bị giam giữ, khiến cô có vấn đề ở cột sống và cuối cùng là tử vong.

Trường hợp 2: Nội tạng của bà Mã Quế Lan bị cắt bỏ sau khi qua đời

Bà Mã Quế Lan, một học viên Pháp Luân Công ở độ tuổi 60 ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, bị bắt vào ngày 4 tháng 7 năm 2018. Ngày 17 tháng 9, bất ngờ có tin bà Mã đã bị bức hại đến chết tại Trại giam Tần Hoàng Đảo. Theo thông tin nội bộ, chính quyền đã lấy đi nội tạng của bà và nói là để khám nghiệm.

Trường hợp 3: Ông Ngụy Khởi Sơn đột ngột qua đời khi đang bị tạm giữ

Ông Ngụy Khởi Sơn có thể đã bị tra tấn đến chết tại Trại tạm giam thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, vào tối ngày 23 tháng 11 năm 2019. Trước khi chết, ông đã bị kết án 4 năm tù, và vợ ông, bà Vu Thục Vinh, cũng bị kết án 3,5 năm tù.

Khoảng 9 giờ 20 phút tối ngày 23 tháng 11, hai con trai của ông Ngụy nhận được cuộc gọi từ Trại tạm giam thành phố Tần Hoàng Đảo, thông báo cha của họ đang nguy kịch tại Bệnh viện Nhân dân Thành phố Tần Hoàng Đảo. Vì cả hai người con trai đều sống xa quê, nên họ gọi điện cho dì của mình, nhờ bà đến bệnh viện để xem tình trạng sức khỏe của ông. Mười phút sau, cảnh sát gọi lại cho các con trai của ông Ngụy, thông báo ông vừa mới qua đời.

Chị dâu ông Ngụy vội chạy đến bệnh viện thì thấy thi thể ông vẫn nằm trên cáng nhưng không phải ở phòng cấp cứu. Bà để ý thấy mắt ông Ngụy đang nhắm hờ, cánh tay phải thõng xuống và tay áo phải ướt đẫm. Bà xắn tay áo của ông Ngụy lên nửa chừng thì thấy cánh tay phải của ông tím đen.

Trường hợp 4: Bà Diêm Quốc Diễm qua đời vì bị ngược đãi trong khi bị giam giữ

Bà Diêm Quốc Diễm, cư dân thành phố Tuân Hóa, bị bắt vào ngày 15 tháng 1 năm 2016. Vào đêm ngày 2 tháng 2 năm 2016, Diêm Vạn Giang (không có quan hệ họ hàng với bà Diêm), giám đốc trung tâm tẩy não, gọi điện cho gia đình bà Diêm đòi tiền, và bảo họ đến đón bà. Khi gia đình đến trại tạm giam thì thấy bà rất yếu do bị ngược đãi ở đó. Bà đang nằm ngửa trên giường và chỉ có thể thều thào nói chuyện. Chồng và con trai của bà đã bế bà ra ngoài và đưa về nhà ngay ngày hôm đó. Bà Diêm qua đời vào ngày 13 tháng 3 năm 2016, khi mới 46 tuổi.

Bản án nặng

Trường hợp 1: Ông Lý Diên Xuân và vợ, bà Bùi Ngọc Hiền, bị kết án nhiều năm tù giam

Ông Lý Diên Xuân và vợ ông, bà Bùi Ngọc Hiền, bị bắt vào ngày 25 tháng 11 năm 2018, sau khi bị tố giác vì phát lịch có thông tin về Pháp Luân Công. Họ bị cùm và còng tay trong khi thẩm vấn. Khi ông Lý chống cự, cảnh sát đã tát vào mặt ông, khiến miệng ông chảy máu, và họ bắt ông quỳ xuống, hai tay còng sau lưng.

Sau 20 giờ bị tạm giam, ông Lý được tại ngoại do bị cao huyết áp, bà Bùi bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Tần Hoàng Đảo.

Ngày 31 tháng 5 năm 2019, Tòa án huyện Xương Lê kết án ông Lý 7,5 năm tù và phạt 20.000 nhân dân tệ (khoảng 3.139 USD), bà Bùi Ngọc Hiện 4 năm tù giam.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/6/470660.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/1/214537.html

Đăng ngày 11-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tội ác của Trương Văn Các, Nguyên Trưởng phòng An ninh Nội địa của Công an tỉnh Hà Bắc, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tội ác của Ngô Quốc Khánh, Giám đốc Phòng An ninh Nội địa thuộc Sở Công an tỉnh Cát Lâm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262463-toi-ac-cua-ngo-quoc-khanh-giam-doc-phong-an-ninh-noi-dia-thuoc-so-cong-an-tinh-cat-lam-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlFri, 08 Mar 2024 15:42:47 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262463[MINH HUỆ 05-01-2024] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân […]

The post Tội ác của Ngô Quốc Khánh, Giám đốc Phòng An ninh Nội địa thuộc Sở Công an tỉnh Cát Lâm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 05-01-2024] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Các học viên đề xuất chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà của họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Ngô Quốc Khánh, Giám đốc Phòng An ninh Nội địa thuộc Sở Công an tỉnh Cát Lâm.

Thông tin về thủ phạm

Họ tên đầy đủ: Ngô Quốc Khánh (吴国庆)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: Tháng 11 năm 1961
Nơi sinh: Không rõ

268b470ea07b35e31631b2a21beda785.jpg

Ngô Quốc Khánh

Chức danh, chức vụ:

2013 – Hiện tại: Giám đốc Phòng An ninh Nội địa, Sở Công an tỉnh Cát Lâm.

Trước đó: Phó Giám đốc Phòng An ninh Nội địa, Sở Công an tỉnh Cát Lâm, Giám đốc Đội 4 và Đội 1 của Phòng An ninh Nội địa, Sở Công an tỉnh Cát Lâm.

Những tội ác chính

Kể từ khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, Cục An ninh Nội địa trực thuộc Bộ Công an, hoặc các sở công an, đã được giao nhiệm vụ bắt bớ, sách nhiễu và lục soát nhà của các học viên. Họ cũng tham gia vào việc ngụy tạo chứng cứ giả và gửi vụ án của các học viên tới viện kiểm sát.

Năm 2013, Ngô Quốc Khánh được thăng chức Giám đốc phòng An ninh Nội địa thuộc Sở Công an tỉnh Cát Lâm, sau khi đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong cơ quan này. Ông ta đã thực thi chính sách bức hại tàn bạo, huy động lực lượng cảnh sát trên toàn tỉnh tham gia. Trong nhiệm kỳ của Ngô, ít nhất 83 học viên đã bị bức hại. Hàng ngàn người khác đã bị bắt, sách nhiễu hoặc kết án.

Dưới đây là các vụ bức hại từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2023.

Bức hại trong nửa đầu năm 2023

Trong nửa đầu năm 2023, 11 học viên bị bức hại đến chết ở Cát Lâm, 56 học viên bị kết án, 239 học viên bị bắt cóc và 283 người bị sách nhiễu. 38 học viên khác đã bị bức hại tài chính và tống tiền dưới nhiều hình thức khác nhau, với tổng số tiền lên đến 184.728 Nhân dân tệ.

Sáng ngày 19 tháng 2 năm 2023, cảnh sát thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã bắt giữ 17 học viên Pháp Luân Công và người nhà của họ. Hầu hết các học viên đều bị lục soát nơi ở, tịch thu sách và tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Cảnh sát còn ở lại nhà của một số học viên để chờ bắt thêm các học viên khác nếu họ đến thăm.

Theo một người trong cuộc, việc bắt bớ này là theo chỉ thị của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trường Xuân, Phòng 610 và Đội An ninh Nội địa quận Nhị Đạo. Hầu hết các học viên đã bị theo dõi trong nhiều tháng trước khi bị bắt cóc. Cảnh sát thậm chí còn lắp đặt camera giám sát bên ngoài nhà ông Lục Kim Hoa để theo dõi các hoạt động hàng ngày của ông và các học viên mà ông đã tiếp xúc.

Ngày 4 tháng 6 năm 2023, Phòng 610 cùng Sở Công an thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, cử nhiều đặc vụ bắt giữ hơn 30 học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát đã theo dõi các học viên trong một thời gian dài và thu thập hình ảnh từ camera giám sát trước khi tiến hành bắt giữ. Nếu bất kỳ học viên nào hoặc gia đình họ từ chối mở cửa thì cảnh sát đột nhập, thậm chí phá cửa sổ để bắt giữ các học viên và lục soát nhà của họ.

Bức hại trong năm 2022

Trong năm 2022, 4 học viên bị bức hại đến chết, 40 học viên bị kết án, 338 học viên bị bắt, 384 học viên bị sách nhiễu, 41 học viên bị đình chỉ lương hưu, 34 học viên bị giam trong các trung tâm tẩy não và 7 học viên buộc phải rời nhà sống phiêu bạt.

Bà Khương Vĩnh Cần, 53 tuổi, ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, bị giam giữ tại một cơ sở giam giữ bí mật, và bị một đặc vụ của Sở Công an tỉnh Cát Lâm tấn công tình dục sau khi bị bắt vào ngày 12 tháng 6 năm 2022.

Sau khi đổ nước mù tạt vào mũi và nhét thuốc lá đang cháy vào mũi bà Khương, cảnh sát bắt đầu tấn công tình dục bà. Họ vén áo bà lên. Đặc vụ này sau đó đã ra lệnh cho cảnh sát sờ vào ngực bà. Sau đó, kẻ này sử dụng một thiết bị đặc biệt để kích thích ngực của bà. Tiếp đó, hắn bắt bà Khương cởi quần. Khi quần của bà tụt xuống được một nửa thì cảnh sát phát hiện bà đang có kinh nguyệt. Viên đặc vụ cho rằng việc bức hại này có tác dụng tốt nhất trong thời kỳ kinh nguyệt, và ra lệnh cho cảnh sát tiếp tục. Bà Khương gần như suy sụp và vô cùng tuyệt vọng.

Bức hại trong năm 2021

Năm 2021, 10 học viên bị tra tấn đến chết, 96 người bị kết án, 6 người bị tòa án xét xử, 14 người bị truy tố, 287 người bị bắt, 732 người bị sách nhiễu, 79 người bị giam trong các trung tâm tẩy não và 43 người bị tống tiền với tổng số tiền 115.160 nhân dân tệ. ĐCSTQ cũng phát động chiến dịch “Xóa sổ” để truy tìm tất cả học viên Pháp Luân Công trong danh sách đen, kể cả những học viên ở độ tuổi 90. Nếu không thể tìm thấy các học viên, chính quyền sách nhiễu người nhà của họ.

Ông Lưu Vĩnh Tồn, ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, bị bắt cóc vào mùa đông năm 2020. Cảnh sát đã lục soát nhà ông và khiến ông bị tổn thương tâm lý. Ông bị đột quỵ và phải nằm liệt giường. Tháng 5 năm 2021, cảnh sát lại lục soát nhà ông. Ông Lưu qua đời vào ngày 10 tháng 9 năm 2021, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 16 tháng 3 năm 2021, hai cảnh sát là Phác Đông Kiệt và Tôn Hải Đào đã đột nhập vào nhà của ông Doãn Chí Ba, 44 tuổi. Trong lúc giằng co, cảnh sát đẩy ông Doãn ra ngoài cửa sổ khiến ông ngã từ trên cao xuống đất tử vong.

Bức hại trong năm 2020

Năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn không hề suy giảm. 6 học viên bị bức hại đến chết, 68 người bị kết án, 21 người bị tòa án xét xử, 10 người bị truy tố, 486 người bị bắt, 471 người bị sách nhiễu, 337 người bị giam trong các trung tâm tẩy não và 58 người bị phạt tổng cộng 810.550 nhân dân tệ.

Ngày 15 tháng 7 năm 2020, bà Tôn Phượng Tiên, một cư dân 65 tuổi ở huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, bị bắt cùng với 21 học viên Pháp Luân Công khác. Bà bị Tòa án thành phố Đức Huệ kết án hai năm tù vào ngày 26 tháng 7 năm 2021. Bà bị đột quỵ tại Trại giam huyện Nông An lúc vào lúc 4 giờ 30 phút chiều ngày 3 tháng 12 năm 2021. Sau khi được đưa đến bệnh viện, bà Tôn được phẫu thuật với sự đồng ý của gia đình bà. Ca phẫu thuật kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ, và bác sỹ cho biết ca phẫu thuật đã thành công. Sau đó, bà Tôn vẫn hôn mê và được chuyển đến Bệnh viện Trung y huyện Nông An vào ngày 13 tháng 12. Vào 12 giờ 40 phút sáng ngày 15 tháng 12, gia đình bà được thông báo rằng bà phải cấp cứu. Bà Tôn qua đời vào khoảng 1 giờ 30 phút sáng cùng ngày.

Ngày 15 tháng 7 năm 2020, cảnh sát huyện Nông An bắt giữ 22 học viên. 13 người trong đó bị kết án. Trong số đó có bà Trương Tú Chi bị kết án 10 năm tù, bà Cao Hiểu Kỳ, bà Thái Ngọc Anh và ông Phùng Lập Tề mỗi người bị kết án 9 năm tù, bà Ngô Đông Mai bị kết án 7 năm tù, bà Vu Giảo Như, ông Thiền Vị Hòa và ông Lã Tương Phú mỗi người bị kết án 6 năm tù.

Bà Tôn Tú Anh cùng chồng là ông Khương Toàn Đức bị bắt cóc tại nhà. Ông Khương lúc đó đang bị bệnh và gầy yếu, nhưng cảnh sát vẫn bắt giữ ông. Sau khi được thả khoảng hai tuần sau đó, ông phải duy trì truyền tĩnh mạch hàng ngày để duy trì sự sống. Cảnh sát vẫn không thả bà Tôn để bà có thể chăm sóc cho chồng mình. Ông Khương qua đời vào ngày 26 tháng 8 năm 2020, hưởng thọ 66 tuổi.

Ông Trương Tử Hữu ở Thành phố Trường Xuân bị bắt cóc vào ngày 14 tháng 4 năm 2017. Ngày 1 tháng 11 năm 2017, ông bị Tòa án Khu công nghiệp Công nghệ cao kết án 6 năm tù, và bị chuyển đến Nhà tù Công Chủ Lĩnh vào ngày 22 tháng 11. Tại đây, ông bị đột quỵ và được phát hiện mắc bệnh tiểu đường. Ông không thể tự chăm sóc bản thân hoặc tự đi lại. Gia đình đã nộp đơn xin bảo lãnh tại ngoại để điều trị bệnh cho ông, nhưng nhà tù liên tục bác bỏ đơn của họ và công khai tuyên bố lý do là vì ông không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Sau 3 năm và 10 ngày giam giữ, ông Trương đã qua đời trong tù vào ngày 13 tháng 12 năm 2020, hưởng thọ 68 tuổi.

Bức hại trong năm 2019

Trong năm 2019, 8 học viên bị bức hại đến chết, 72 người bị kết án, 19 người bị xét xử, 582 người bị bắt và 236 người bị sách nhiễu. Ngoài ra, 8 người bị giam tại các trung tâm tẩy não, 9 người bị truy tố và 27 người bị phê chuẩn việc bắt giữ, 6 người mất tích và 10 người buộc phải sống phiêu bạt. 38 học viên khác phải chịu nhiều hình thức tống tiền và bức hại tài chính khác nhau, với tổng số tiền là 286.605 nhân dân tệ.

Một số học viên cao tuổi phải nhận những bản án rất nặng. Bà Lý Tinh, 64 tuổi, bị kết án 10 năm tù; ông Quách Dư Niên, 85 tuổi, bị kết án 6 năm tù; ông Vu Hồng Phúc và vợ là bà Sơ Ngọc Trân, ở tuổi 70, lần lượt bị kết án 8,5 và 9,5 năm tù.

Tháng 4 năm 2019, bà Trương Viện Viện nhiều lần bị bắt cóc và lục soát nơi ở. Vì bị huyết áp cao nên các trại tạm giam từ chối tiếp nhận bà. Tuy vậy, cảnh sát địa phương vẫn tiếp tục sách nhiễu và gửi vụ việc của bà tới viện kiểm sát. Sáng ngày 24 tháng 6 năm 2019, bà lại bị cảnh sát bắt cóc và áp giải tới viện kiểm sát địa phương. Họ đe dọa và ra lệnh cho bà không được rời khỏi nhà trong 15 ngày, và trong thời gian này, bà phải liên tục phải nghe điện thoại. Họ nói nếu bà không tuân thủ thì bị bắt lại.

Ngày 1 tháng 7 năm 2019, bà Trương bị áp giải đến tòa án địa phương để xét xử mà gia đình bà không hề hay biết. Bà đã ngục ngã xuống sàn nhà ngay khi về đến nhà lúc 4 giờ chiều. Bà rơi vào trạng thái hôn mê và qua đời hai ngày sau đó.

Ngày 15 tháng 8 năm 2019, Công an thành phố Tứ Bình và huyện Lê Thụ huy động hàng trăm cảnh sát, phối hợp cùng công an thành phố Trường Xuân bắt giữ hơn 30 học viên và người nhà của họ ở Trường Xuân.

Trong số đó, 14 học viên có 7 người là thành viên của một đại gia đình, đã bị Tòa án huyện Lê Thụ xét xử vào ngày 28 tháng 9 năm 2020. Thẩm phán cấm luật sư và thân nhân của các học viên bào chữa cho họ, và thường xuyên ngắt lời các học viên khi họ tự làm chứng để bào chữa cho chính mình. Thẩm phán kết án tù các học viên vào ngày 26 tháng 2 năm 2021.

Anh Mạnh Tường Kỳ, 37 tuổi và mẹ vợ của anh là bà Phó Quý Hoa, 55 tuổi, đều bị kết án 7,5 năm tù. Cha của anh Mạnh là ông Mạnh Phàm Quân, 59 tuổi; em vợ là Vu Kiện Lị, 30 tuổi cùng chồng của cô Vu là anh Vương Đông Cát, 40 tuổi, và cha mẹ của anh Vương là ông Vương Khắc Dân, 69 tuổi, và bà Vương Phượng Chi, 69 tuổi, mỗi người bị kết án 7 năm tù.

Bà Phó bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm vào ngày 27 tháng 5 năm 2021. Gia đình bà không được phép vào thăm, bà bị ép phải ngồi bất động trên một chiếc ghế nhỏ trong nhiều giờ mỗi ngày, cũng như phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác. Bà qua đời tại nhà tù này vào ngày 25 tháng 7 năm 2021. Nhà tù không cho gia đình bà xem thi thể, và cưỡng bức đem thi thể đi hỏa táng.

Bức hại trong năm 2018

Năm 2018, tại tỉnh Cát Lâm, 1 học viên chết do bức hại, 65 học viên bị kết án, 26 học viên bị xét xử tại tòa, 15 người bị truy tố, 463 người bị bắt, 134 người bị sách nhiễu, 31 người bị bức hại tài chính, 2 người mất tích, và 3 người buộc phải sống phiêu bạt không nhà.

Đầu tháng 5 năm 2018, cô Lý Xuân Ngọc bị tố giác vì phát tặng các tờ tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Cô bị Đồn Công an Số 110 thành phố Hồn Xuân bắt giữ và đưa đến Trại giam Hồn Xuân. Tại đây, bốn cảnh sát cưỡng chế lấy dấu vân tay khiến cánh tay của cô bị thương. Kết quả chụp X-quang xác nhận cô bị gãy cánh tay. Sau đó, cô đã được thả.

Bức hại trong năm 2017

Trong năm 2017, 16 học viên bị chết bởi bức hại, 100 học viên bị tòa án xét xử, 712 người bị bắt cóc và 1.441 người bị sách nhiễu.

Bà Hàn Hồng Hà, ở thành phố Đại An, tỉnh Cát Lâm, bị bắt cóc vào ngày 18 tháng 10 năm 2016. Khi bà phản kháng việc bắt bớ trái phép, một cảnh sát hét vào mặt bà trước đám đông: “Những người như bà đáng bị thu hoạch nội tạng sống!” Nhà của bà Hàn sau đó bị đột kích. Bà bị xét xử bí mật vào tháng 2 năm 2017 mà gia đình bà không hề hay biết.

Các lính canh tại Trại giam thành phố Bạch Thành đã tiêm cho bà Hàn những loại thuốc không rõ chủng loại. Từ lòng bàn tay cho đến cánh tay của bà bị thâm tím. Bà bị bức thực vào đầu tháng 3 năm 2017, cho đến khi nguy kịch đến tính mạng. Bà được đưa đến Bệnh viện Nhà tù Trường Xuân vào ngày 8 tháng 3, sau đó được phát hiện bị nhiễm trùng phổi và tràn dịch dẫn đến suy phổi. Bà qua đời vào ngày 10 tháng 3, chưa đầy 5 tháng sau khi bị bắt.

Bức hại trong năm 2016

Năm 2016, 8 học viên bị chết bởi bức hại, 66 người bị kết án, 293 người bị bắt và 102 người bị sách nhiễu. Trong số các học viên bị nhắm đến, có ít nhất 140 học viên bị lục soát nhà và tịch thu tổng cộng 460.308 nhân dân tệ tiền mặt.

Ngày 16 tháng 6 năm 2016, ông Trương Cảnh Toàn và vợ là bà Lưu Kim Như bị bắt tại nhà ở tỉnh Cát Lâm. Cảnh sát lục soát nơi ở của họ và tịch thu hơn 180.000 nhân dân tệ. Bà Lưu bị tra tấn tại đồn công an. Bà bị rách cơ và đứt gân ở bắp chân trái nên phải phẫu thuật. Khi về nhà, bà có triệu chứng chóng mặt, nôn mửa và cao huyết áp. Bà thường xuyên bị ngất và suy sụp tinh thần. Bà Lưu qua đời vào ngày 22 tháng 10 năm 2018. Ông Trương bị xét xử bí mật và bị kết án 8,5 năm tù vào tháng 11 năm 2016. Ông bị chuyển đến Nhà tù Công Chủ Lĩnh vào tháng 4 năm 2017. Hiện ông vẫn chưa biết về cái chết của vợ mình.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/5/470596.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/31/214518.html

Đăng ngày 08-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tội ác của Ngô Quốc Khánh, Giám đốc Phòng An ninh Nội địa thuộc Sở Công an tỉnh Cát Lâm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những tội ác của Doãn Y Quân, Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát Cát Lâm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262461-nhung-toi-ac-cua-doan-y-quan-bi-thu-dang-uy-vien-kiem-sat-cat-lam-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlFri, 08 Mar 2024 15:42:22 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262461[MINH HUỆ 29-12-2023] Sau 24 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình bản danh sách cập nhật các thủ phạm của cuộc bức […]

The post Những tội ác của Doãn Y Quân, Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát Cát Lâm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 29-12-2023] Sau 24 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình bản danh sách cập nhật các thủ phạm của cuộc bức hại lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những cá nhân tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên đề nghị chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Doãn Y Quân, bí thư Đảng ủy của Viện Kiểm sát Cát Lâm.

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên: Doãn (họ) Y Quân (tên) (尹伊君)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: tháng 10 năm 1962
Nơi sinh: An Khang, Thiểm Tây

e2a97980653bb039dc9fc0bbd8b20269.jpg

Doãn Y Quân

Chức vụ

Tháng 1/2015: Phó Vụ trưởng Vụ Chính trị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

Tháng 1/2019: Viện trưởng Viện Kiểm sát Số 3 Viện thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

Tháng 10/2019: Phó Viện trưởng, Quyền Viện trưởng, Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát tỉnh Cát Lâm; Ủy viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy

Tháng 1/2020: Trưởng Công tố kiêm Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát tỉnh Cát Lâm

Tháng 2/2023 – hiện nay: Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Cát Lâm

Những tội ác chính

Từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, hệ thống Viện kiểm sát tỉnh Cát Lâm, với tư cách là cơ quan thực thi pháp luật, đã kết án tù nhiều học viên Pháp Luân Công.

Tháng 10 năm 2019, Doãn được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng, rồi Quyền Viện trưởng và Bí thư Đảng ủy của Viện Kiểm sát tỉnh Cát Lâm. Từ năm 2020 đến năm 2023, 327 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm đã bị kết án, trong đó có 68 người vào năm 2020, 96 người vào năm 2021, 40 người vào năm 2022, và 123 người vào năm 2023. Ít nhất 7 học viên, trong đó có ông Khương Dũng, bà Vương Quế Cầm, bà Phó Quý Hoa, bà Vương Khánh Văn, bà Diêm Tĩnh, ba Triệu Tâm, và bà Tôn Phượng Tiên đã bị bức hại đến chết.

Các trường hợp tử vong điển hình

Bà Phó Quý Hoa bị kết án bảy năm và bị tra tấn đến chết trong tù

Bà Phó Quý Hoa và con gái bà, cô Vu Kiện Lỵ, bị bắt vào ngày 15 tháng 8 năm 2019. Họ lần lượt bị kết án 7,5 năm và 7 năm tù vào ngày 26 tháng 2 năm 2021. Họ bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm vào ngày 27 tháng 5 năm 2021.

Ban đầu, hai mẹ con bà bị nhốt riêng ở tầng một trong hai tuần. Trong thời gian đó, bà Phó vẫn rất khỏe mạnh và liên tục nhắc nhở cô Vu không được ôm hận với những kẻ hành ác.

Tiền Vĩ, trưởng Khu số 8, chuyển bà Phó lên tầng ba, còn cô Vu vẫn ở tầng một. Khi bà Phó vẫn kiên định không chịu từ bỏ Pháp Luân Công sau 43 ngày ở phòng 310, Tiền đã chuyển bà sang phòng bên cạnh, 311, để tăng cường bức hại bà.

Theo một người trong cuộc, tù nhân Quách Lệ Hoa ở phòng 310 đã ép bà Phó ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ với bề mặt gồ ghề trong hơn 12 giờ mỗi ngày. Cô ta đặt một mảnh giấy vào giữa hai chân bà Phó và sẽ chửi bới bà nếu tờ giấy rơi xuống. Mông của bà Phó trở nên chảy máu và mưng mủ. Phía sau quần của bà dính đầy những vết bẩn.

Quách còn cấm bà Phó uống nước trong mùa hè nóng bức. Để bà khát đến nỗi khó nuốt khi ăn. Sau đó Quách mới cho bà uống một ngụm nước nhỏ. Một số học viên khát nước đến mức họ lao ra khỏi phòng giam vào lúc nửa đêm và uống nước dùng cho việc vệ sinh.

Sau khi bà Phó bị chuyển sang phòng 311, tù nhân Lã Kim Miểu đã cấm bà ngủ và tiếp tục cấm bà uống nước. Ba ngày sau đó, bà Phó qua đời khi mới 55 tuổi.

Trong quãng thời gian đó, cô Vu cũng bị tra tấn, trong đó có cấm ngủ, ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài và hạn chế sử dụng nhà vệ sinh.

Bà Tôn Phượng Tiên bị bức hại đến chết trong Trại tạm giam Huyện Nông An

Bà Tôn Phượng Tiên, một cư dân 65 tuổi ở huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, đã bị bắt cùng với 21 học viên Pháp Luân Công khác vào ngày 15 tháng 7 năm 2020. Bà bị Tòa án Thành phố Đức Huệ kết án hai năm vào ngày 26 tháng 7 năm 2021. Bà bị đột quỵ trong Trại tạm giam Huyện Nông An lúc 4 giờ 30 chiều ngày 3 tháng 12 năm 2021. Sau khi được đưa đến bệnh viện, với sự đồng ý của gia đình, bà đã được phẫu thuật. Ca phẫu thuật kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ và bác sỹ cho hay đã thành công. Sau đó, bà Tôn vẫn hôn mê và được chuyển đến Bệnh viện Y học Trung Quốc huyện Nông An vào ngày 13 tháng 12. Lúc 12 giờ 40 sáng ngày 15 tháng 12, gia đình bà được thông báo rằng bà đang được điều trị khẩn cấp. Bà qua đời vào khoảng 1 giờ 30 sáng.

Bà Vương Quế Cầm mắc bệnh ung thư vú trong thời gian thụ án, qua đời một năm sau đó

Bà Vương Quế Cầm bị bắt vào ngày 18 tháng 6 năm 2020 và bị Tòa án Quận Triều Dương kết án hai năm hai tháng tù vào tháng 6 năm 2022. Trong thời gian bị giam giữ, sức khỏe của bà bắt đầu xấu đi và xuất hiện một khối u hình bên ngực phải, bị rỉ mủ và máu. Ngày 19 tháng 6 năm 2022, bà được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và được xác nhận mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối. Ba gặp khó khăn trong việc nhấc cánh tay phải lên và thường xuyên thức đêm vì đau đớn dữ dội.

Gia đình bà Vương thường xuyên đến đồn công an và tòa án để yêu cầu trả tự do cho bà ngay lập tức nhưng vô ích. Sau khi mãn hạn tù, đến ngày 18 tháng 10 năm 2022 bà mới được thả. Sau khi trở về nhà, tình trạng sức khỏe của bà Vương tiếp tục suy giảm. Ngực phải của bà cũng bị mưng mủ. Bà trở nên hốc hác và liên tục hôn mê. Người thân đã đưa bà đến bệnh viện nhưng bác sĩ cho biết tình trạng của bà đã hết khả năng điều trị. Bà qua đời bảy tháng sau đó, vào ngày 8 tháng 5 năm 2023, ở tuổi 53.

Các trường hợp bị kết án điển hình

Bà Hồ Ngọc Lan bị kết án năm năm tù

Bà Hồ Ngọc Lan, 74 tuổi, bị bắt vào ngày 16 tháng 5 năm 2020 vì phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Bà bị giam trong Trại tạm giamThành phố Cát Lâm. Sau đó, Viện Kiểm sát Quận Xương Ấp đã truy tố bà và chuyển vụ việc của bà lên Tòa án Quận Xương Ấp. Ngày 10 tháng 9 năm 2020, bà bị kết án 5 năm tù và bị đưa đến Nhà tù Nữ Trường Xuân vào ngày 2 tháng 11 năm 2020.

14 học viên Pháp Luân Công, trong đó có 7 học viên trong cùng một gia đình, bị kết án từ 7 đến 9 năm

Trong một cuộc truy quét của cảnh sát vào ngày 15 tháng 8 năm 2019, 14 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt. Họ bị xét xử tại Tòa án Huyện Tứ Bình vào ngày 28 tháng 9 năm 2020 và bị kết án tù vào ngày 26 tháng 2 năm 2021.

Bảy người trong số họ đến từ cùng một gia đình. Anh Mạnh Tường Kỳ, 37 tuổi, và mẹ vợ anh, bà Phó Quý Hoa (trường hợp tử vong đầu tiên nêu trên), 55 tuổi, mỗi người bị kết án bảy 7,5 năm.

Cha của anh Mạnh, ông Mạnh Phàm Quân, 59 tuổi; chị dâu của anh, cô Vu Kiện Lỵ, 30 tuổi; chồng cô Vu, anh Vương Đông Cát, 40 tuổi; và cha mẹ của anh Vương, ông Vương Khắc Dân, 69 tuổi và bà Vương Phượng Chi, 69 tuổi, mỗi người bị kết án bảy năm.

7 học viên khác cũng bị kết án nặng. Trong đó, ông Khương Đào, 46 ​​tuổi, bị kết án 9 năm; ông Hầu Hồng Khánh, 49 tuổi; ông Hàn Kiến Bình, 58 tuổi; ông Đàm Thu Thành, 44 tuổi; bà Trương Thiệu Bình, 51 tuổi; bà Thôi Quế Hiền, 56 tuổi; và bà Lưu Đông Anh (mẹ của con rể bà Thôi), 55 tuổi, mỗi người bị kết án 7 năm.

Hai học viên khác bị bắt cùng ngày đã bị quản chế trong trại tạm giam. Ông Lý Trường Khôn, 77 tuổi, bị kết án 3 năm và 4 năm quản chế. Bà Chu Lệ Bình, 63 tuổi, bị kết án 3 năm và 5 năm quản chế.

Huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm: 13 học viên Pháp Luân Công bị kết án từ 18 tháng đến 10 năm tù

13 cư dân ở huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt trong một cuộc truy quét của cảnh sát vào ngày 15 tháng 7 năm 2020. Họ bị Tòa án Thành phố Đức Huệ tuyên án có người đến 10 năm tù vào ngày 26 tháng 7 năm 2021. Dưới đây là bản án của họ.

  • Bà Trương Tú Chi, 64 tuổi, bị kết án 10 năm.
  • Bà Cao Hiểu Kỳ, 56 tuổi, bị kết án 9 năm.
  • Bà Thái Ngọc Anh, 66 tuổi, bị kết án 9 năm.
  • Ông Phùng Lập Tề bị kết án 9 năm.
  • Bà Ngô Đông Mai, 50 tuổi, bị kết án 7 năm.
  • Cô Vu Giảo Như (con gái bà Thái), 34 tuổi, bị kết án 6 năm.
  • Ông Thiện Vi Hòa bị kết án 6 năm.
  • Ông Lữ Tương Phú bị kết án 6 năm.
  • Bà Triệu Tú Lan, 67 tuổi, bị kết án 5 năm.
  • Bà Tôn Tú Anh, 68 tuổi, bị kết án 4 năm.
  • Ông Trương Kính Nguyên bị kết án 2 năm.
  • Bà Tôn Phượng Tiên (trường hợp tử vong thứ hai nêu trên), 65 tuổi, bị kết án 2 năm.
  • Cô Đổng Tú Huy bị kết án 18 tháng.

Hai học viên cao tuổi bị kết án vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công

Bà Lưu Ngọc Hoa, 70 tuổi và bà Vu Quế Lan, 74 tuổi, ở thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm, bị bắt vào ngày 13 tháng 2 năm 2022 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã lấy chìa khóa và đột kích vào nhà của họ. Ở nhà bà Lưu, hơn 150.000 nhân dân tệ tiền mặt, cùng máy tính, máy in và các vật dụng khác của bà đã bị tịch thu. Cảnh sát đã thu giữ 50.000 nhân dân tệ tiền mặt của bà Vu.

Cả hai bà đã được thả vào ngày 14 tháng 2, sau khi trại tạm giam địa phương từ chối tiếp nhận họ vì kết quả kiểm tra sức khỏe của họ không đạt. Tuy nhiên, cảnh sát đã lừa bà Lưu đến đồn công an vào ngày 18 tháng 2 và bắt giữ bà. Kể từ đó, bà bị giam trong Trại tạm giam Trường Lưu. Còn bà Vu vẫn được tại ngoại.

Tòa án địa phương đã bí mật xét xử cả hai bà và kết án bà Lưu 5 năm, còn bà Vu 1 năm cùng 2 năm quản chế.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/29/469848.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/27/214468.html

Đăng ngày 08-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những tội ác của Doãn Y Quân, Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát Cát Lâm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những tội ác của Vương Huệ Mai, nguyên Phó Chủ tịch “Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc” trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262408-nhung-toi-ac-cua-vuong-hue-mai-nguyen-pho-chu-tich-hiep-hoi-chong-ta-giao-trung-quoc-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlWed, 06 Mar 2024 10:04:50 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262408[MINH HUỆ 08-01-2024] Sau 24 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình bản danh sách cập nhật các thủ phạm của cuộc bức […]

The post Những tội ác của Vương Huệ Mai, nguyên Phó Chủ tịch “Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc” trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 08-01-2024] Sau 24 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình bản danh sách cập nhật các thủ phạm của cuộc bức hại lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những cá nhân tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên đề nghị chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Vương Huệ Mai, Phó Chủ tịch “Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc”.

Thông tin về thủ phạm

Tên đầy đủ của thủ phạm: Vương (họ) Huệ Mai (tên) (王慧梅)

Giới tính: Nữ

Quốc gia: Trung Quốc

Ngày tháng năm sinh: Không rõ

Nơi sinh: Không rõ

803fe4cc9fd200fb472271ee5535bfe3.jpg

Vương Huệ Mai

Chức vụ

Vương Huệ Mai từng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Phổ biến Khoa học và Công nghệ, Phó trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Hiệp hội Khoa học và Công nghệ). Bà ta cũng từng giữ chức vụ phó tổng thư ký điều hành của Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc.

6/2015 – 4/2022: Phó Chủ tịch, tổng thư ký, đại diện pháp luật của Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc

Những tội ác chính

Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc được thành lập vào ngày 13 tháng 11 năm 2000 dưới danh nghĩa một tổ chức phi chính phủ nhằm mục đích bức hại Pháp Luân Công. Tổ chức này huy động các nguồn nhân lực, vật lực, và tài chính của cộng đồng khoa học và công nghệ để phục vụ cho cuộc bức hại.

Từ khi thành lập, tổ chức này đã phát động hàng loạt chiến dịch trong và ngoài nước, bao gồm tổ chức triển lãm, hội thảo, diễn thuyết, hội nghị chuyên đề, lập các trang web, xuất bản ẩn phẩm, cũng như sản xuất phim và chương trình truyền hình để phỉ báng Pháp Luân Công trên nhiều kênh thông tin khác nhau.

Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc còn có tên gọi khác là “Hiệp hội Bảo trợ Trung Quốc.” Nó có chi nhánh ở tất cả các cấp bao trùm khắp các tỉnh, thành phố và khu tự trị của Trung Quốc.

Vương Huệ Mai làm việc cho Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc ít nhất mười năm và là một trong những lãnh đạo của tổ chức này, bà ta thường đi khắp Trung Quốc để “tìm hiểu”, “điều tra” và “nghiên cứu” cho nhiều chiến dịch chống lại Pháp Luân Công.

Giám sát hoạt động “chống tà giáo” ở các trường cao đẳng, đại học

Vương thường đến các trường đại học để kiểm tra giám sát và chỉ đạo các hoạt động “chống tà giáo” ở đó.

Ngày 15 tháng 10 năm 2015, Vương, với tư cách tổng thư ký lúc bấy giờ của Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc, cùng với Trương Hồng, phó tổng thư ký, và những người khác, đã đến thăm Đại học Sư phạm Trịnh Châu để kiểm tra “Trung tâm Nghiên cứu Chống tà giáo”. Đỗ Lị, chủ tịch Hiệp hội Chống Tà giáo tỉnh Hà Nam, Trương Phúc Thanh, Bí thư Đảng ủy Hiệp hội Khoa học và Công nghệ thành phố Trịnh Châu, và Lý Trí Hiến, Giám đốc Phòng 610 Trịnh Châu, đã đi cùng Vương trong cuộc điều tra, khảo sát này.

Ngày 23 tháng 5 năm 2018, Vương, với tư cách phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc, đã đến Đại học Đồng Tề ở Thượng Hải để kiểm tra các hoạt động “chống tà giáo” trong trường và đánh giá thành tích của nhà trường. Mã Cẩm Minh, Phó bí thư Đảng ủy trường đã tham dự và phát biểu trong cuộc họp, các lãnh đạo của Phòng 610 Thượng Hải, Hiệp hội Chống Tà giáo Thượng Hải, Quận ủy Dương Phố, Phòng 610 Quận Dương Phố và Phòng An ninh của trường cũng tham dự cuộc họp này.

Tổ chức và hỗ trợ các hoạt động “chống tà giáo”

Vương thường đi khắp Trung Quốc để tổ chức và tham gia các hoạt động “chống tà giáo” nhằm vào Pháp Luân Công. Trong sự kiện, bà ta thường phát biểu với tư cách là người lãnh đạo của chiến dịch, bày tỏ sự ủng hộ đối với các hoạt động phỉ báng Pháp Luân Công và đôi khi đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các hoạt động .

Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 11 năm 2013, Vương, với tư cách là phó tổng thư ký điều hành của Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc, đã tham gia hội nghị chia sẻ kinh nghiệm và giáo dục “chống tà giáo” toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hàng Châu, Chiết Giang. Bà ta bày tỏ sự quyết tâm và ủng hộ hoạt động này.

Ngày 21 tháng 8 năm 2015, một cuộc hội thảo về kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu “chống tà giáo” được tổ chức tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Vương được mời phát biểu chính với tư cách là phó chủ tịch và tổng thư ký của Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc.

Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 4 năm 2016, trong một hội nghị đào tạo dành cho các thư ký của Hiệp hội Chống Tà giáo trên toàn quốc được tổ chức tại thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Vương đã tham dự để báo cáo công việc và phát biểu tổng kết sự kiện.

Ngày 15 tháng 11 năm 2016, Vương cùng những người khác đã đến quận Lịch Hạ, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông để kiếm tra các hoạt động “chống tà giáo” cấp cơ sở trong khu vực. Bà ta hoàn toàn “ghi nhận thành tích công tác của quận”.

Ngày 28 tháng 1 năm 2017, Vương đã đến Ô Lỗ Mộc Tề, Khu tự trị Tân Cương để tham dự hội nghị thành viên đại diện lần thứ hai của Hiệp hội Chống tà giáo Tân Cương, bà ta đã phát biểu tại hội nghị để “ghi nhận và ủng hộ” công tác của hiệp hội.

Ngày 10 tháng 4 năm 2018, “Hội nghị Công tác Chống Tà giáo và Hội nghị Xúc tiến Tài nguyên Sáng tạo Chống Tà giáo của tỉnh Chiết Giang” lần thứ hai đã được tổ chức tại Thành phố Hàng Châu, Vương đã có mặt để bày tỏ sự ủng hộ của mình.

Tháng 5 năm 2018, Vương đến thăm quận Nam Hải, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông để hướng dẫn công tác của Hiệp hội Chống Tà giáo của quận và “hoàn toàn ghi nhận thành tích” của hiệp hội này. Bà ta tuyên bố Hiệp hội Chống Tà giáo quận Nam Hải đi đầu trong các nỗ lực ở Trung Quốc.

Ngày 16 tháng 12 năm 2019, “Diễn đàn Chống Tà giáo phía Tây Trung Quốc” được tổ chức tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Vương đã tham dự hội nghị và phát biểu tổng kết.

Ngày 25 tháng 11 năm 2020, “Diễn đàn Chống Tà giáo phía Tây Trung Quốc” được tổ chức tại thành phố Trùng Khánh, Vương đã tham dự và phát biểu tại sự kiện, bà ta bày tỏ “sự ủng hộ” đối với công tác sâu rộng mà Hiệp hội Chống Tà giáo Trùng Khánh đã thực hiện.

Ngày 27 tháng 11 năm 2020, Hiệp hội Chống Tà giáo tỉnh Cam Túc đã tổ chức hội nghị thành viên đại diện lần thứ tư tại thành phố Lan Châu, Vương đã có mặt để chúc mừng và “ghi nhận thành tích công tác” của Hiệp hội Chống Tà giáo tỉnh Cam Túc.

Ngày 12 tháng 5 năm 2021, Vương đến quận Tiêu Sơn, thành phố Hàng Châu để kiểm tra công tác “chống tà giáo”, bà ta đánh giá cao công tác của quận.

Từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 5 năm 2021, Vương đã đến thăm Liên đoàn Hưng An ở Nội Mông để kiếm tra tình hình công tác “chống tà giáo” và việc xây dựng “Nhà Chăm sóc” (trung tâm tẩy não). Bà ta “đánh giá cao” và “ủng hộ” công tác của Hiệp hội Chống Tà giáo của Liên đoàn.

Ngày 25 tháng 6 năm 2021, hội nghị thành lập Hiệp hội Chống Tà giáo tỉnh An Huy và đại hội thành viên đại diện đầu tiên đã được tổ chức tại thành phố Hợp Phì, Vương đã có mặt tại cả hai cuộc họp để chúc mừng và yêu cầu hiệp hội thực hiện đầy đủ các yêu cầu của “Hiệp hội Chống Tà giáo” ở mọi cấp.

Công tác “chống tà giáo” của các nhóm tôn giáo trực thuộc ĐCSTQ

Vương thường đến thăm các nhóm tôn giáo và chuyên gia về tôn giáo trực thuộc ĐCSTQ để thảo luận về những nỗ lực “chống tà giáo” nhằm phỉ báng Pháp Luân Công một cách hiệu quả hơn và kích động lòng căm thù đối với môn tu luyện này.

Ngày 11 tháng 2 năm 2015, Vương đến thăm Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc với tư cách là phó chủ tịch và tổng thư ký của Hiệp hội Chống Tà giáo và thảo luận với người phụ trách hiệp hội này. Bà ta hy vọng hai hiệp hội có thể hợp tác và thực hiện các hoạt động chống lại Pháp Luân Công trong tương lai.

Ngày 2 tháng 12 năm 2015, Vương đến thăm Hiệp hội Cơ đốc giáo Trung Quốc với tư cách là tổng thư ký của Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc và tổ chức các cuộc thảo luận với các thành viên liên quan về cách các nhóm tôn giáo có thể sử dụng vai trò cụ thể của mình để tiếp tục triển khai các hoạt động “chống tà giáo”.

Ngày 25 tháng 5 năm 2017, Vương đến “cơ sở giáo dục chống tà giáo” của Nhà thờ Cơ đốc giáo Giao Giang ở thành phố Thái Châu, tỉnh Chiết Giang. Sau khi nghe báo cáo, bà ta hoàn toàn ủng hộ “các hoạt động chống tà giáo” do Nhà thờ Cơ đốc giáo Giao Giang tổ chức và đưa ra những đề xuất cụ thể cho các hoạt động trong tương lai.

Sáng ngày 22 tháng 5 năm 2018, Vương đến Miếu Thành Hoàng ở Thượng Hải để tìm hiểu “kinh nghiệm chống tà giáo tiên tiến” của cộng đồng Đạo giáo. Bà ta đã điều tra nghiên cứu sự phát triển của công tác “chống tà giáo” ở thành phố Thượng Hải và đánh giá cao “công tác tuyên truyền chống tà giáo” của cộng đồng Đạo giáo ở đây.

Chiều ngày 22 tháng 5 năm 2018, Vương, với tư cách là tổng thư ký của Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc, đã đến thăm Hội đồng Cơ đốc giáo Quốc gia, và tổ chức phiên thảo luận với các lãnh đạo liên quan của hiệp hội và khuyến khích những người theo đạo Cơ Đốc tích cực tham gia vào các chiến dịch “chống tà giáo”.

Tham gia bức hại ở các trung tâm tẩy não

Ngày 10 tháng 6 năm 2014, Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc đã tổ chức “Hội thảo Hòa nhập Xã hội” tại khách sạn Song Môn Lâu ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô và lấy “Nhà Chăm sóc” (thực ra là một trung tâm tẩy não) làm ví dụ. Vương đã tham gia hội thảo này.

Ngày 21 tháng 5 năm 2021, Vương đến quận Tây Hồ, thành phố Hàng Châu để tham dự hoạt động “Ghép cặp, Chăm sóc và Đồng hóa”, đồng thời kiểm tra hoạt động của hai “Nhà Chăm sóc” ở quận Tây Hồ. Sau đó bà ta tổ chức một hội nghị chuyên đề, lắng nghe các báo cáo và đưa ra yêu cầu cụ thể cho các bước tiếp theo.

Theo dữ liệu trên trang Minghui.org, trong năm 2020 và 2021 có ít nhất 1.145 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị giam trong các trung tâm tẩy não. Ngày 21 tháng 10 năm 2019, bà Khương Thu Anh ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt. Sau khi bị giam giữ 15 ngày, bà bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Dương Nguyên (còn được gọi là “Trung tâm Chăm sóc Vũ Xương”). Chỉ trong mười ngày, bà bị tra tấn đến suýt chết. Chồng bà đã gọi xe cấp cứu và đưa bà về nhà.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/8/470568.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/3/214560.html

Đăng ngày 06-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những tội ác của Vương Huệ Mai, nguyên Phó Chủ tịch “Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc” trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những tội ác của Cảnh Tuấn Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262381-nhung-toi-ac-cua-canh-tuan-hai-bi-thu-tinh-uy-cat-lam-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlTue, 05 Mar 2024 13:00:05 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262381[MINH HUỆ 25-12-2023] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày […]

The post Những tội ác của Cảnh Tuấn Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 25-12-2023] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Các học viên đề xuất chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà của họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Cảnh Tuấn Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm.

Thông tin thủ phạm

Tên đầy đủ của thủ phạm: Cảnh (họ) Tuấn Hải (tên) (景俊海)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày/năm sinh: Tháng 12 năm 1960
Nơi sinh: Bạch Thủy, Thiểm Tây

66573fd32edc423ed699be88a1990444.jpg

Cảnh Tuấn Hải

Chức danh, chức vụ

Tháng 1 năm 2021 – đến nay: Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ban Thường vụ Đại Hội đồng Nhân dân tỉnh Cát Lâm, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19

Tháng 11 năm 2020: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm

Tháng 1 năm 2018: Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó Tỉnh trưởng, Quyền Tỉnh trưởng kiêm Bí thư Ban lãnh đạo Đảng Chính quyền tỉnh Cát Lâm

Tháng 12 năm 2017 – tháng 1 năm 2018: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm

Các tội ác chính

Ngay từ khi giữ chức phó tỉnh trưởng tỉnh Thiểm Tây từ năm 2008 đến năm 2015, Cảnh Tuấn Hải đã công khai vu khống Pháp Luân Công tại hội nghị qua truyền hình về du lịch Olympic của tỉnh.

Trong cả sự nghiệp chính trị của mình, Cảnh vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc bức hại, đặc biệt là sau khi nhậm chức ở tỉnh Cát Lâm vào năm 2017. Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tỉnh Cát Lâm, nơi Pháp Luân Công lần đầu được truyền xuất ra công chúng, đã trở thành một trong những nơi bị bức hại nghiêm trọng nhất. Toàn bộ lãnh đạo của tỉnh đã tích cực triển khai chính sách bức hại, và coi những hoạt động này là “thành tựu chính trị” để thăng tiến trên nấc thang chính trị.

Trong thời gian Cảnh làm tỉnh trưởng và bí thư tỉnh Cát Lâm, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610, và các cơ quan công an trên toàn tỉnh đã vận động mọi thành phần xã hội và xúi giục cộng đồng cấp địa phương tham gia vào cuộc bức hại.

Các đặc vụ mặc thường phục và những người được trả lương được cử đi theo dõi và giám sát các học viên Pháp Luân Công, đồng thời quấy nhiễu, đe dọa, và lăng mạ các học viên, cũng như người nhà của họ. Không chỉ bị bắt giữ, sách nhiễu, giam giữ và tra tấn, các học viên còn bị bức hại tài chính dưới hình thức phạt tiền và đình chỉ lương hoặc lương hưu.

Ngày 21 tháng 1 năm 2020, tại một hội nghị công tác chính trị và pháp lý ở tỉnh Cát Lâm, Cảnh đã ra lệnh cho Ủy ban Chính trị và Pháp luật của tỉnh, các công tố viên và hệ thống chấp pháp “Kiên quyết chống tà giáo trong năm mới”.

Trong thời gian Cảnh nắm quyền ở tỉnh Cát Lâm, ít nhất 41 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết. Nhiều người khác bị tàn tật, gia đình tan vỡ và/hoặc buộc phải sống xa nhà để trốn tránh cảnh sát.

Các trường hợp bức hại năm 2018

Năm 2018, tại tỉnh Cát Lâm, tổng cộng có 777 lượt học viên Pháp Luân Công ở 9 địa khu bị bức hại ở các mức độ khác nhau, trong đó 1 học viên đã bị bức hại đến chết, 65 học viên bị kết án, 26 học viên bị xét xử tại tòa, 15 người bị truy tố, 463 người bị bắt, 134 người bị sách nhiễu, 31 người bị bức hại tài chính, 2 người bị mất tích, và 3 người bị buộc phải sống xa nhà.

Ông Dương Bảo Sâm ở thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm, bị kết án 10 năm tù. Sau gần 9 năm bị tra tấn ở Nhà tù Công Chủ Lĩnh, ông được đưa đến bệnh viện để cấp cứu vào ngày 27 tháng 2 năm 2018.

Kết quả chụp CT ngực ngày 3 tháng 3 cho thấy ông bị nhiễm trùng phổi nặng, phổi bị ứ dịch, khiến ông không ăn uống gì được, mà phải truyền dinh dưỡng dạng lỏng qua tĩnh mạch.

Ban đầu, chính quyền định thả ông Dương để ông chữa bệnh vào ngày 5 tháng 3, nhưng mãi đến ngày 7 tháng 3 ông mới được đón về nhà. Khi được thả, ông không đi lại được, nói năng khó khăn. Dù vậy, chính quyền vẫn tiếp tục đến nhà sách nhiễu ông. Ông qua đời lúc 3 giờ sáng ngày 7 tháng 4, ở tuổi 61.

Các trường hợp bức hại năm 2019

Năm 2019, tổng cộng có 1.015 lượt học viên Pháp Luân Công ở 9 địa khu bị bức hại ở các mức độ khác nhau, trong đó, 8 học viên bị bức hại đến chết, 72 người bị kết án, 19 người bị xét xử, 582 người bị bắt giữ, và 236 người bị quấy nhiễu; ngoài ra, 8 người bị giam trong các trung tâm tẩy não, 9 người bị truy tố và 27 người đã được chấp thuận bắt giữ, 6 học viên bị mất tích, và 10 học viên bị buộc phải sống xa nhà, 38 học viên khác bị tống tiền dưới nhiều hình thức khác nhau, với tổng số tiền là 286.605 nhân dân tệ.

Một số học viên cao tuổi đã bị kết án nặng. Bà Lý Tinh, 64 tuổi, bị kết án 10 năm; ông Quách Dư Niên, 85 tuổi, bị kết án 6 năm; ông Ô Hồng Phúc và vợ ông, bà Sơ Ngọc Trân, 70 tuổi lần lượt bị kết án 8,5 và 9,5 năm.

Tháng 4 năm 2019, bà Trương Viện Viện nhiều lần bị đồn công an bắt và lục soát nhà. Vì bị huyết áp cao, bà đã bị các trại tạm giam từ chối tiếp nhận. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương vẫn tiếp tục sách nhiễu bà và đưa vụ việc của bà lên viện kiểm sát. Sáng ngày 24 tháng 6 năm 2019, công an lại bắt giữ bà và đưa bà đến viện kiểm sát địa phương. Họ đe dọa và ra lệnh cho bà không được rời khỏi nhà trong 15 ngày, và trong thời gian này, bà phải liên tục túc trực điện thoại. Họ nói rằng nếu bà không tuân thủ, bà sẽ bị bắt lại.

Ngày 1 tháng 7 năm 2019, bà Trương bị đưa đến tòa án địa phương để xét xử trong khi gia đình bà không hề hay biết. Lúc 4 giờ chiều, vừa về đến nhà, bà đã bị ngã xuống đất và bất tỉnh, rồi qua đời hai ngày sau đó.

Ngày 15 tháng 8 năm 2019, cảnh sát thành phố Tứ Bình và huyện Lê Thụ đã huy động hàng trăm cảnh sát. Cùng với cảnh sát thành phố Trường Xuân, họ đã bắt giữ hơn 30 học viên cùng người nhà của họ ở Trường Xuân.

Trong số những học viên bị bắt, có 14 học viên, trong đó 7 người cùng thuộc một đại gia đình, đã bị Tòa án quận Lê Thụ xét xử vào ngày 28 tháng 9 năm 2020. Thẩm phán đã cấm luật sư cũng như người nhà học viên biện hộ cho họ, và thường xuyên ngắt lời các học viên khi họ làm chứng để biện hộ cho chính mình. Ngày 26 tháng 2 năm 2021, thẩm phán đã kết án tù các học viên.

Anh Mạnh Tường Kỳ, 37 tuổi và mẹ vợ ông, bà Phó Quý Hoa, 55 tuổi, đều bị kết án 7,5 năm tù. Cha của anh Mạnh – ông Mạnh Phàm Quân, 59 tuổi; em dâu của anh – cô Ô Kiện Lỵ, 30 tuổi, chồng của cô Ô – anh Vương Đông Cát, 40 tuổi; và cha mẹ của anh Vương – ông Vương Khắc Dân, 69 tuổi, và bà Vương Phượng Chi, 69 tuổi, mỗi người bị kết án 7 năm.

Bà Phó bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm vào ngày 27 tháng 5 năm 2021. Bà bị tước quyền thăm thân, bị bắt ngồi bất động trên chiếc ghế nhỏ trong nhiều giờ mỗi ngày, và bị tra tấn dưới các hình thức khác. Bà qua đời tại nhà tù vào ngày 25 tháng 7 năm 2021.

Các trường hợp bức hại năm 2020

Năm 2020, mặc cho tình hình dịch bệnh COVID-19, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn không hề suy giảm. Theo thống kê chưa hoàn chỉnh của Minh Huệ, năm 2020, tỉnh Cát Lâm có 1.498 lượt học viên bị bức hại, trong đó 6 học viên bị bức hại đến chết, 68 người bị kết án, 21 người bị xét xử tại tòa, 10 người bị truy tố, 486 người bị bắt, 471 người bị sách nhiễu, 337 người bị giam vào các trung tâm tẩy não, và 58 người bị phạt tiền với tổng số tiền là 810.550 nhân dân tệ.

Ngày 15 tháng 7 năm 2020, cảnh sát huyện Nông An đã bắt giữ 22 học viên, trong đó, 13 người đã bị kết án. Trong số những học viên đã bị kết án, bà Trương Tú Chi bị kết án 10 năm, bà Cao Hiểu Kỳ, bà Thái Ngọc Anh, và ông Phùng Lập Tề – mỗi người bị kết án 9 năm, bà Ngô Đông Mai bị kết án 7 năm; và bà Ô Giảo Như, ông Đan Vi Hòa, và ông Lữ Tương Phú – mỗi người bị kết án 6 năm.

Bà Tôn Tú Anh và chồng bà – ông Khương Toàn Đức, bị bắt tại nhà. Ông Khương lúc đó đang bị bệnh, gầy đến mức chỉ còn da bọc xương, nhưng công an vẫn bắt giữ ông. Sau khi được thả khoảng hai tuần sau đó, ông vẫn tiếp tục truyền tĩnh mạch hàng ngày để duy trì sự sống. Công an từ chối thả bà Tôn để bà chăm sóc chồng mình. Ông Khương qua đời ở tuổi 66 tuổi vào ngày 26 tháng 8 năm 2020.

Ông Trương Tử Hữu ở thành phố Trường Xuân bị bắt vào ngày 14 tháng 4 năm 2017. Ông bị Tòa án Khu Phát triển Công nghiệp Công nghệ cao kết án sáu năm vào ngày 1 tháng 11 năm 2017 và bị đưa đến Nhà tù Công Chủ Lĩnh vào ngày 22 tháng 11. Tại đây, ông bị đột quỵ và được phát hiện mắc bệnh tiểu đường. Ông không thể tự chăm sóc bản thân hay tự đi lại được. Gia đình ông đã nộp đơn xin tạm tha để chữa bệnh cho ông. Tuy nhiên, nhà tù liên tục từ chối đơn của họ, và công khai tuyên bố lý do đơn giản là vì ông không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Sau 3 năm 10 ngày bị giam, ông Trương đã qua đời trong nhà tù vào ngày 13 tháng 12 năm 2020, ở tuổi 68.

Các trường hợp bức hại năm 2021

Năm 2021, tỉnh Cát Lâm có tổng cộng 1.293 lượt học viên bị bức hại ở các cấp độ khác nhau, trong đó, 10 học viên bị tra tấn đến chết, 96 người bị kết án, 6 người bị xét xử tại tòa, 14 người bị truy tố, 287 người bị bắt, 732 người bị sách nhiễu, 79 người bị giam vào các trung tâm tẩy não, và 43 người bị tống tiền với tổng số tiền là 115.160 nhân dân tệ. ĐCSTQ phát động phong trào “xóa sổ” nhắm tới gần như toàn bộ các học viên Pháp Luân Công; chỉ cần họ tìm được học viên nào thì sẽ không để tuột mất người đó, ngay người già hơn 90 tuổi cũng không được tha. Nếu không tìm ra học viên, họ sẽ không ngừng sách nhiễu người nhà, họ hàng học viên, có người thậm chí bị sách nhiễu hơn chục lần.

Ông Lưu Vĩnh Tồn, ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, bị bắt vào mùa đông năm 2020. Cảnh sát đã lục soát nhà ông và ép ông ký “tam thư” (ba loại biên bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công), khiến ông bị kinh sợ và chấn thương tinh thần nặng nề, rồi bị đột quỵ và phải nằm liệt giường. Tháng 5 năm 2021, công an lại lục soát nhà ông. Ông Lưu qua đời vào ngày 10 tháng 9 năm 2021, ở tuổi 89.

Ngày 15 tháng 7 năm 2020, bà Tôn Phượng Tiên, một cư dân 65 tuổi ở huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, đã bị bắt cùng với 21 học viên Pháp Luân Công khác. Ngày 26 tháng 7, bà bị Viện Kiểm sát và Tòa án Thành phố Đức Huệ kết án 2 năm. Vào lúc 4 giờ 30 chiều, ngày 3 tháng 12 năm 2021, bà bị đột quỵ trong Trại giam Huyện Nông An. Sau khi bà được đưa đến bệnh viện, bác sỹ đã phẫu thuật cho bà với sự đồng ý của gia đình. Ca phẫu thuật kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ và bác sỹ cho biết đã thành công, nhưng sau đó, bà Tôn vẫn hôn mê. Ngày 13 tháng 12 bà được chuyển đến Bệnh viện Đông y huyện Nông An. Vào lúc 12 giờ 40 sáng ngày 15 tháng 12, gia đình bà được thông báo rằng bà đang được cấp cứu. Khoảng 1giờ 30 sáng, bà đã qua đời.

Bà Vương Khánh Văn từng đã bị kết án 3 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù chính quyền cho phép bà tại ngoại, nhưng năm 2021, cảnh sát lại bắt bà vào Trại giam Thành phố Liệu Nguyên. Sau đó, bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm, rồi sinh các triệu chứng bệnh nặng. Gần cuối tháng 10 năm 2021, bà được đưa đến bệnh viện cảnh sát, và qua đời tại đó ở tuổi 78 vào ngày 26 tháng 10 năm 2021. Chính quyền đã hỏa táng thi thể của bà ngay ngày hôm sau và gửi tro cốt của bà về quê ở thành phố Liệu Nguyên, tỉnh Cát Lâm. Nhà tù từ chối cung cấp cho gia đình bà Vương thêm thông tin về cái chết của bà. Một số cán bộ cho biết bà chết vì ung thư trực tràng, trong khi những người khác nói bà chết vì ung thư phổi.

Các trường hợp bức hại năm 2022

Theo thống kê chưa hoàn chỉnh của Minh Huệ, năm 2022, tỉnh Cát Lâm có 1.011 lượt học viên ở 9 địa khu bị bức hại ở các mức độ khác nhau, trong đó 4 học viên bị bức hại đến chết, 40 người bị kết án, 338 người bị bắt, 384 người bị sách nhiễu, 41 người bị đình chỉ lương hưu, 34 người bị giam vào trung tâm tẩy não, và 7 người bị buộc phải sống xa nhà.

Bà Vương Quế Cần bị bắt vào ngày 18 tháng 6 năm 2020, và cùng tháng, bị Tòa án quận Triều Dương kết án 2 năm 2 tháng. Trong thời gian bị giam giữ, sức khỏe của bà bắt đầu xấu đi và sinh một khối u ở ngực phải, rồi rỉ máu mủ. Ngày 19 tháng 6 năm 2022, bà được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và được xác nhận mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối. Bà gặp khó khăn khi nhấc cánh tay phải lên và thường xuyên trằn trọc suốt đêm vì đau dữ dội.

Gia đình bà Vương liên tục đến đồn công an và tòa án để yêu cầu trả tự do cho bà ngay nhưng vô ích. Đến ngày 18 tháng 10 năm 2022, bà mới được thả ra khi mãn hạn tù. Khi trở về nhà, tình trạng của bà Vương tiếp tục xấu đi. Ngực phải của bà bị mưng mủ. Bà trở nên tiều tụy và liên tục hôn mê. Gia đình đã đưa bà đến bệnh viện, nhưng bác sỹ cho biết tình trạng của bà đã không còn khả năng điều trị. Bà qua đời bảy tháng sau đó vào ngày 8 tháng 5 năm 2023, ở tuổi 53.

Các trường hợp bức hại năm 2023

Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023, 776 lượt học viên Pháp Luân Công ở 30 thành phố và quận huyện trên khắp tỉnh Cát Lâm đã bị bức hại ở các mức độ khác nhau, trong đó, 11 người bị bức hại đến chết, 56 người bị kết án, 239 người bị bắt, 283 người bị sách nhiễu (trong đó có 70 học viên bị lấy mẫu nước bọt), 149 người bị lục soát nhà, và 38 người bị tống tiền với tổng số tiền là 184.728 nhân dân tệ.

Anh Khương Dũng, cư dân Thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, bị bắt vào ngày 28 tháng 6 năm 2021 và bị kết án 8,5 năm tù tại Nhà tù Công Chủ Lĩnh với tội danh ngụy tạo là “lật đổ chính quyền nhà nước”. Mặc dù anh đang trong tình trạng nguy kịch do tuyệt thực kéo dài để phản đối cuộc bức hại, nhưng chính quyền vẫn từ chối cho anh tại ngoại để điều trị, với lý do anh không chịu từ bỏ đức tin của mình. Anh đã qua đời vào ngày 23 tháng 1 năm 2023, ngày Mồng 2 Tết Cổ truyền, ở tuổi 31.

Ngày 4 tháng 6 năm 2023, cảnh sát từ Phòng 610, Đội An ninh Nội địa, và Đồn Cảnh sát các khu vực ở Thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm đã phái một lượng lớn đặc vụ và bắt giữ hơn 30 học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát đã theo dõi các học viên trong một thời gian dài và thu thập cảnh quay từ camera giám sát trước khi thực hiện các vụ bắt giữ. Nếu học viên hay người nhà họ từ chối mở cửa, cảnh sát sẽ phá cửa xông vào, có trường hợp còn phá cửa sổ, để bắt giữ các học viên và lục soát nhà họ.

Có 25 học viên bị sách nhiễu và bắt giữ gần dịp ngày 4 tháng 6, trong đó có học viên Mã Phương, Vương Nhân, Lý Thế Cương, Lưu Anh Hoa. Bà Tôn Á Trân, 63 tuổi, đã phải rời nhà sống lưu lạc.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/25/469607.html

Bản tiếng ông: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/25/214437.html

Đăng ngày 05-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những tội ác của Cảnh Tuấn Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những tội ác của Tiết Thế Khiêm, Trưởng phòng “Chống tà giáo” của Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262365-nhung-toi-ac-cua-tiet-the-khiem-truong-phong-chong-ta-giao-cua-so-cong-an-tinh-hac-long-giang-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlMon, 04 Mar 2024 13:46:37 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262365[MINH HUỆ 11-01-2024] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày […]

The post Những tội ác của Tiết Thế Khiêm, Trưởng phòng “Chống tà giáo” của Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 11-01-2024] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Các học viên đã đề xuất chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà của họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Tiết Thế Khiêm, trưởng phòng “Chống tà giáo” của Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang.

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên: Tiết (họ) Thế Khiêm (tên) (薛世谦)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày/năm sinh: Không rõ
Nơi sinh: Không rõ

804f2f59d0bbc86644ab64e253437819.jpg

Tiết Thế Khiêm

Chức vụ

2016 -2019: Phó trưởng Phòng Điều tra Kinh tế, Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang

2019 – hiện nay: Trưởng phòng Chống tà giáo, Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang

Những tội ác chính

Ngày 21 tháng 3 năm 2018, ĐCSTQ đã tiến hành cải cách cơ cấu, đặt “Phòng 610” Trung ương trực thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương và Bộ Công an. Sự thay đổi này cũng được áp dụng xuống các cấp tỉnh, thành phố, và quận.

Văn phòng Chống tà giáo của Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang thực thi một số trách nhiệm và quyền hạn của Phòng 610 tỉnh Hắc Long Giang. Tiết Thế Khiêm, trưởng Phòng Chống tà giáo, đã trở thành một trong những người lãnh đạo chính trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang.

Hắc Long Giang là một trong những tỉnh bức hại các học viên nghiêm trọng nhất. Trong số 31 tỉnh, thành phố và khu tự trị ở Trung Quốc, tỉnh này ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất, với 645 trường hợp trong 25 năm qua.

Tiết tích cực thực hiện chính sách bức hại bằng cách tổ chức các hoạt động vu khống, kích động và gieo rắc hận thù đối với Pháp Luân Công. Vào tháng 4 năm 2021, Tiết tham gia Lễ phát động Giáo dục chống tà giáo trong khuôn viên trường Đại học Hắc Long Giang do Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang chủ trì.

Ngày 15 tháng 4 năm 2023, Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang tổ chức một buổi lễ khác trong “Chiến dịch giáo dục chống tà giáo” nhằm kỷ niệm việc áp dụng rộng rãi chiến dịch này tại các trường học trên toàn tỉnh, bao gồm 80 cơ sở giáo dục đại học và 3.055 trường tiểu học, trung học, và nhà trẻ. Chiến dịch này đã tiếp cận 2,85 triệu học sinh và 248.000 giáo viên. Đồng thời, Công an tỉnh còn phối hợp với Sở Giáo dục gửi 320 tài liệu tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công tới các trường đại học trong tỉnh.

Tiết cũng chỉ đạo nhiều vụ bắt giữ quy mô lớn, lục soát nhà cửa và sách nhiễu các học viên. Trong nửa đầu năm 2023, ít nhất 12 học viên ở tỉnh Hắc Long Giang đã qua đời do bị bức hại, 78 người bị kết án, 161 người bị bắt và 80 người bị sách nhiễu.

Năm 2022, 22 học viên đã bị tra tấn đến chết, 35 người bị kết án, 477 người bị bắt, và 388 người bị sách nhiễu, đây là tình trạng tồi tệ nhất cả nước.

Ngày 12 tháng 7 năm 2022, cảnh sát khắp thành phố Đại Khánh đã bắt giữ hơn 100 học viên, trong đó có một học viên 98 tuổi và nhiều học viên khác ở độ tuổi 70 – 80. Cảnh sát lục soát nhà của các học viên mà không có lệnh. Tất cả các vật dụng và tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công đều được sử dụng làm bằng chứng truy tố các học viên. Theo cảnh sát, các học viên đã bị theo dõi và ghi hình trong hơn 9 tháng.

Vào tháng 7 năm 2022, 33 học viên ở Cáp Nhĩ Tân đã bị bắt và 39 học viên bị sách nhiễu.

Chiều ngày 27 tháng 8 năm 2022, ít nhất 11 học viên ở thành phố Tuy Hóa đã bị bắt. Theo một người trong cuộc, cảnh sát đã bắt đầu theo dõi các học viên từ ba tháng trước. Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Tuy Hóa và Phòng 610 gọi đó là “trận chiến 100 ngày”.

Vào năm 2021, ít nhất 24 học viên đã chết do bị bức hại ở tỉnh Hắc Long Giang, đứng thứ hai cả nước. Số học viên bị kết án là 125 người, cũng đứng thứ hai cả nước. Số học viên bị bắt là 463, bị sách nhiễu là người, cao thứ tư cả nước.

Vào năm 2020, ĐCSTQ đã thực hiện chiến dịch “Xóa sổ” trong đó chính quyền địa phương gây áp lực buộc các học viên Pháp Luân Công phải ký tuyên bố từ bỏ tu luyện. Trong chiến dịch này, một số lượng lớn các học viên đã bị bắt giữ hoặc sách nhiễu tại nhà hoặc nơi làm việc.

Tháng 4 năm 2020, trong vòng hai ngày, 12 học viên ở quận Tương Phương, thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bị cảnh sát từ Phòng An ninh Nội địa Thành phố Đại Khánh và khu Long Nam của Quận Nhượng Hồ Lô bắt giữ. Được biết, vụ bắt giữ hàng loạt này do Văn phòng Chống tà giáo của Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang thực hiện, cơ quan này đã chỉ đạo Cục Công an thành phố Đại Khánh bắt giữ các học viên ở các khu vực khác.

Ngày 22-23 tháng 9 năm 2020, trong một cuộc truy quét phối hợp của cảnh sát ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, 27 học viên và ba người trong gia đình họ đã bị bắt giữ. Được biết, Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Sở Công an tỉnh có liên quan đến vụ bắt giữ hàng loạt này. Những học viên bị bắt là những người có tên trong danh sách đen và cảnh sát sẽ nhận được tiền thưởng nếu bắt được một học viên.

Năm 2019, Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hắc Long Giang, Phòng 610 và hệ thống Công an đã tăng cường sách nhiễu và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công nhằm “duy trì ổn định” trong Lễ kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ nắm quyền kiểm soát đất nước. Ít nhất 384 học viên đã bị bắt và 118 người bị kết án.

Hồi đầu tháng 6 năm 2019, Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang đã chỉ đạo các thành phố bức hại các học viên Pháp Luân Công và ban hành hạn mức bắt giữ. Vào ngày 25 tháng 7, “Đội giám sát và bức hại” của Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang đã đến thành phố Giai Mộc Tư và làm việc với cảnh sát địa phương để bắt giữ ít nhất 40 học viên. Ông Dương Thắng Quân đã bị tra tấn đến chết.

Những trường hợp tử vong điển hình

Kể từ khi Tiết trở thành trưởng Phòng Chống tà giáo của Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang, ít nhất 26 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị tra tấn đến chết. Họ là: Bà Trương Xuân Úc, bà Vương Thư Mỹ, bà Vương Ngọc Phương, bà Tả Tú Văn, ông Trương Hưng Quốc, ông Đại Chí Đông, bà Quản Phượng Hà, ông Chung Quốc Toàn, bà Diêm Kim Hà, ​​bà. Lý Song Yến, bà Lưu Phượng Vân, bà Tôn Ngọc Mai, bà Lý Cảnh Hà, bà Lý Huệ Phong, ông Dương Thắng Quân, bà Đằng Thục Lệ, bà Thôi Kim Thật, ông Lưu Vận Tường, bà Khang Ái Phân, bà. Vương Thục Khôn, bà Lý Cảnh Hà, bà Lý Diễm Kiệt, bà Mã Thục Phương, ông Triệu Thành Hiếu, bà Cao Tú Lan và bà Mưu Vĩnh Hà. Dưới đây là những trường hợp tử vong điển hình.

Trường hợp 1: Cô Lý Song Yến bị bắt và tra tấn đến chết trong cùng một ngày

Cô Lý Song Yến bị bắt vào ngày 16 tháng 12 năm 2021 vì sản xuất tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Cô bị thẩm vấn và tra tấn trong suốt gần 30 tiếng đồng hồ tại Đồn Công an Phú Lực. Khi cô sắp chết, cảnh sát mới ra lệnh cho chồng cô đến đón cô sau khi anh tan sở.

Khi chồng của cô Lý đến đồn công an, cô Lý đã không thể tự đi lại được và đã bị ba cảnh sát khiêng ra. Khi về đến nhà, chồng cô đã gọi xe cấp cứu, nhưng xe cấp cứu chưa kịp đến thì cô Lý đã qua đời.

Trường hợp 2: Bác sỹ Vương Thục Khôn qua đời vài ngày sau khi bị cảnh sát đánh đập

Bà Vương Thục Khôn, một bác sỹ 66 tuổi ở thành phố Hải Ninh, tỉnh Hắc Long Giang, bị yêu cầu từ bỏ Pháp Luân Công vào cuối tháng 6 năm 2020. Khi bà từ chối, cảnh sát đã đánh đập bà trong nhiều giờ. Bà bị đau dữ dội ở chân và xin cảnh sát thả bà ra. Họ đồng ý nhưng đe dọa rằng vài ngày sau họ sẽ đến tìm bà lần nữa.

Bác sỹ Vương phải bò lên cầu thang để trở về căn hộ của mình. Chồng bà cho hay trên người bà có những vết bầm tím. Đầu gối của bà bị dập và bà ướt đẫm mồ hôi. Chiều ngày 1 tháng 7, bà bị xuất huyết não. Bà vô cùng chóng mặt và cảm thấy buồn nôn. Bà qua đời vào khoảng 4 giờ 25 phút sáng ngày 2 tháng 7.

Trường hợp 3: Bà Khang Ái Phân qua đời năm tháng sau lần bắt giữ mới nhất

Bà Khang Ái Phân, ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt tại nhà vào ngày 17 tháng 6 năm 2021 và bị đưa đến Trại tạm giam Thành phố Giai Mộc Tư. Trong thời gian bị giam giữ, bà bị bệnh tim nặng và phù nề toàn thân. Bà không thể đứng lên hay đi lại, bà cũng bị khó thở và thị lực suy giảm đến mức gần như bị mù hoàn toàn.

Ngày 17 tháng 8, trước lúc cận kề cái chết, bà Khang được trả tự do và bị quản thúc tại gia. Ba tháng sau, bà qua đời vào ngày 18 tháng 11 năm 2021, ở tuổi 64.

Trường hợp 4. Ông Dương Thắng Quân qua đời sau khi bị bắt chín ngày

Ông Dương Thắng Quân, 61 tuổi, ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, và mẹ ông, 81 tuổi, đã bị bắt tại nhà vào ngày 2 tháng 8 năm 2019. Mẹ ông được thả ngay trong đêm đó, nhưng ông Dương bị giam trong một trại tạm giam. Sáng ngày 11 tháng 8, công an báo cho mẹ ông rằng ông bị nôn ra máu vào buổi sáng trong trại tạm giam và đã được đưa đến bệnh viện để điều trị. Ông Dương qua đời lúc 9 giờ tối hôm đó. Bệnh viện bắt gia đình ông thanh toán 30.000 nhân dân tệ cho việc điều trị ông.

Trường hợp 5. Bà Diêm Kim Hà mắc bệnh ung thư trong khi bị giam giữ, qua đời sau khi được thả nhiều tháng

Bà Diêm Kim Hà, ​​ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vào tối ngày 22 tháng 9 năm 2020, trong chiến dịch “Xóa sổ” đang lan rộng khắp cả nước vào năm 2020. Các lính canh của trại tạm giam đã buộc bà phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ trong nhiều giờ và tiếp xúc với nhiệt độ thấp khiến bà bị chảy máu âm đạo quá nhiều. Mãi đến khi gia đình ứng tiền trước, các lính canh mới chịu điều trị y tế cho bà. Mặc dù bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tử cung giai đoạn cuối, lính canh vẫn từ chối thả bà và tiếp tục gây áp lực buộc bà phải viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.

Bất chấp tình trạng sức khỏe yếu, bà Diêm vẫn bị đưa ra xét xử và bị kết án sáu tháng tù. Sau khi mãn hạn tù, bà được trả tự do nhưng sau khi về nhà tình trạng của bà tiếp tục xấu đi. Mặc dù người thân đã đưa bà đến bệnh viện nhưng bác sỹ cho biết họ không thể giúp được gì nữa. Bà qua đời chưa đầy một năm sau đó, vào ngày 17 tháng 1 năm 2022, ở tuổi 59.

Trường hợp 6: Bà Mưu Vĩnh Hà qua đời ở Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang

Bà Mưu Vĩnh Hà, một giáo viên đã nghỉ hưu 75 tuổi, bị tra tấn đến chết tại Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 13 tháng 7 năm 2023. Lính canh đã tùy tiện hỏa táng thi thể bà Mưu trước khi thông báo cho gia đình bà.

Bà Mưu bị bắt vào tháng 9 năm 2019 và bị Tòa án Quận Nhượng Hồ Lô kết án sáu năm tù vào tháng 5 năm 2020. Các lính canh tại Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang đã xúi giục các tù nhân đánh đập và lăng mạ bà. Việc bị tra tấn trong nhiều năm đã khiến sức khỏe của bà suy kiệt và bà hầu như không thể cử động được.

Sau khi bà Mưu bị đại tiện không tự chủ vào tháng 8 năm 2022, một tù nhân đã đánh bà và dội nước lạnh lên người bà. Sau đó, bà còn bị rối loạn tâm thần, nhưng lính canh và các tù nhân khác vẫn tiếp tục đánh đập bà.

Cuối tháng 12 năm 2022, một tù nhân phàn nàn rằng bà Mưu đi quá chậm và đã đẩy bà từ phía sau. Bà bị ngã xuống đất khiến mặt bà đầy những vết bầm tím. Đêm đó bà bắt đầu đi tiểu thường xuyên và phải thức dậy hơn 10 lần vào những đêm tiếp theo. Các tù nhân được giao nhiệm vụ trông chừng bà thường xuyên chửi bới và đánh đập bà vì điều này.

Vì không ngừng bị ngược đãi, bà Mưu thường thức dậy vào lúc nửa đêm và la hét. Nó ồn ào đến mức các tù nhân ở phòng giam khác có thể nghe thấy tiếng bà. Bà bị lẫn và thậm chí không thể nhận ra những học viên Pháp Luân Công khác đang ở cùng phòng giam với bà.

Con trai bà Mưu đã yêu cầu chính quyền nhà tù thả bà để chữa bệnh nhưng yêu cầu của anh liên tục bị từ chối.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/11/470810.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/4/214577.html

Đăng ngày 04-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những tội ác của Tiết Thế Khiêm, Trưởng phòng “Chống tà giáo” của Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những tội ác của Trần Nhuận Nhi, đương kim Phó Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn của Quốc hội, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262361-nhung-toi-ac-cua-tran-nhuan-nhi-duong-kim-pho-chu-tich-uy-ban-nong-nghiep-va-nong-thon-cua-quoc-hoi-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlMon, 04 Mar 2024 13:45:32 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262361[MINH HUỆ 24-12-2023] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày […]

The post Những tội ác của Trần Nhuận Nhi, đương kim Phó Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn của Quốc hội, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 24-12-2023] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Các học viên đề xuất chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà của họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Trần Nhuận Nhi, đương kim Phó Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn của Quốc hội.

Thông tin về thủ phạm

Tên đầy đủ của thủ phạm: Trần (họ) Nhuận Nhi (tên) (陈润儿)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày/năm sinh: Tháng 10 năm 1957
Nơi sinh: Huyện Trà Lăng, tỉnh Hồ Nam

a46032117f6472b3cfd2804f2a98874a.jpg

Trần Nhuận Nhi

Chức danh, chức vụ

Tháng 4 năm 2000 – tháng 11 năm 2006: Phó Bí thư Thành ủy Tương Đàm, quyền Thị trưởng, Thị trưởng thành phố Tương Đàm, Bí thư Thành ủy Tương Đàm

Tháng 11 năm 2006 – tháng 4 năm 2013: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hồ Nam, Bí thư của Thành ủy Trường Sa

Tháng 4 năm 2013 – tháng 3 năm 2016: Phó Bí thư Tỉnh ủy Hắc Long Giang, Chủ tịch Ủy ban Quản lý An sinh Xã hội Tổng hợp tỉnh Hắc Long Giang

Tháng 3 năm 2016 – Tháng 10 năm 2019: Tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam

Tháng 10 năm 2019 – Tháng 3/2022: Bí thư Khu tự trị Dân tộc Hồi tỉnh Ninh Hạ

Tháng 4 năm 2022 – Hiện tại: Phó Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn Quốc hội

Những tội ác chính

Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, Trần Nhuận Nhi đã tích cực triển khai chính sách tiêu diệt Pháp Luân Công của ĐCSTQ và là đồng phạm trong cuộc bức hại này. Từ tháng 4 năm 2000, Trần đã nhậm chức ở bốn tỉnh: thành phố Tương Đàm và thành phố Trường Sa của tỉnh Hồ Nam, tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Hà Nam, và Khu tự trị Dân tộc Hồi tỉnh Ninh Hạ.

Trong nhiệm kỳ của mình, Trần trực tiếp phụ trách giám sát việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở địa phương, khiến họ bị bắt giữ, tẩy não, đưa vào trại lao động cưỡng bức và kết án. Ít nhất 71 học viên đã bị bức hại đến chết ở nhiều nơi khi ông này còn đương chức; nhiều học viên khác bị thương, bị tàn tật hoặc bị bệnh tâm thần; một số bị buộc phải sống xa nhà để tránh bị bức hại; một số bị mất tích.

Sau đây là những trường hợp tử vong điển hình trong nhiệm kỳ của Trần.

Các trường hợp tử vong ở thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam

Từ tháng 4 năm 2000 đến tháng 11 năm 2006, Trần giữ chức phó bí thư Thành ủy Tương Đàm, quyền thị trưởng và thị trưởng thành phố Tương Đàm, kiêm Bí thư Thành ủy Tương Đàm. Ít nhất bảy học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết ở thành phố Tương Đàm trong thời gian này.

Trường hợp 1: Bà Thành Linh Huy bị suy kiệt do bị tra tấn trong trại lao động, và qua đời sau bốn năm được thả ra

Tháng 1 năm 2001, bà Thành Linh Huy, ở thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện và bị giam giữ 15 ngày. Tháng 5 năm 2001, bà lại đi kháng cáo và bị kết án một năm lao động cưỡng bức. Trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bạch Mã Long ở thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam, bà từ chối mặc đồng phục tù nhân và đeo thẻ số tù, nên bị lính canh treo cổ tay lên khiến người bà lơ lửng trên không, và để bà dưới ánh nắng thiêu đốt.

Hình thức tra tấn này đã khiến bà bị liệt và không thể tự chăm sóc bản thân. Mãi cho đến khi bà rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh, trại lao động cưỡng bức mới thả bà ra. Tháng 5 năm 2002, cảnh sát lại bắt giữ bà và đưa bà trở lại trại lao động 36 ngày sau đó. Bà không được nhận vì tình trạng sức khỏe kém. Sau khi được trả về nhà, bà cũng không thể hồi phục và qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm 2006 ở tuổi 67.

Trường hợp 2: Ông Lý Chấn bị cảnh sát đánh gãy xương sườn và qua đời hai năm sau đó

Ông Lý Chấn bị cảnh sát Phòng An ninh Nội địa Thành phố Tương Đàm bắt vì phát tài liệu Pháp Luân Công vào ngày 2 tháng 2 năm 2002. Cảnh sát đã đánh ông dã man trong khi thẩm vấn, khiến ông bị gãy xương sườn. Ông bị kết án hai năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Tân Khai Phố, nhưng bị từ chối nhập viện do tình trạng sức khỏe kém. Ông được tại ngoại để điều trị y tế. Ông qua đời vào ngày 26 tháng 5 năm 2004, ở tuổi 52.

Trường hợp 3: Bà Quách Lợi Phương qua đời sau 17 ngày bị bắt

Ngày 31 tháng 3 năm 2005, bà Quách Lợi Phương, khi đó 54 tuổi, bị bắt tại nhà và bị đưa đến Trại giam Tam Giao Bình ở thành phố Tương Đàm. 17 ngày sau vào sáng ngày 17 tháng 4, gia đình bà được thông báo về cái chết của bà. Thi thể của bà được đưa vào nhà tang lễ. Được biết, cổ bà có dấu hiệu bị siết cổ. Cảnh sát không cho phép gia đình bà chạm vào hay đến gần thi thể bà. Một người trong cuộc tiết lộ rằng toàn bộ nội tạng của bà đã bị cắt bỏ.

Các trường hợp tử vong ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam

Từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 4 năm 2013, trong bảy năm Trần làm bí thư Thành ủy Trường Sa, ít nhất 12 học viên đã bị bức hại đến chết.

Trường hợp 4: Ông Tạ Vụ Đường và vợ ông, bà Đàm Hương Ngọc bị bức hại đến chết

Ông Tạ Vụ Đường bị cảnh sát từ Phòng An ninh Nội địa quận Thiên Tâm bắt giữ vào ngày 14 tháng 7 năm 2007, sau đó bị kết án 4 năm 8 tháng tù. Ông bị tra tấn tại Trại tạm giam Thành phố Trường Sa và Trung tâm Giam giữ và Điều phái Số 2 Thành phố Thường Đức Tân. Tháng 2 năm 2008, khi bị đưa đến Nhà tù Vũ Lăng, ông đã rất yếu. Ông bị bệnh tim, ung thư tuyến tiền liệt, và các bệnh khác do liên tục bị tra tấn trong tù. Gia đình ông đã nhiều lần yêu cầu cho ông được tạm tha để chữa bệnh, nhưng đều bị chính quyền nhà tù từ chối với lý do ông Tạ không chịu từ bỏ Pháp Luân Công. Mãi đến khi căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt di căn vào xương, tháng 3 năm 2010, nhà tù mới thả ông ra để chữa bệnh. Ông nằm liệt giường hơn một năm, rồi qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 2011, ở tuổi 71.

Vợ của ông Tạ, bà Đàm Hương Ngọc, bị bắt cùng ông vào ngày 14 tháng 7 năm 2007. Bà bị đưa thẳng đến Nhà tù Nữ tỉnh Hồ Nam và bị tra tấn trong hơn năm tháng. Khi mãn hạn tù vào ngày 16 tháng 12 năm 2007, bà được thả về trong tình trạng mắc bệnh lao phổi ở giai đoạn khuếch tán, tính mạng nguy kịch độ 3. Sau đó, bà còn được bệnh viên chẩn đoán phát hiện bị viêm gan cổ trướng. Bà qua đời vào ngày 14 tháng 2 năm 2014, ở tuổi 66.

Trường hợp 5: Bà Tưởng Đức Anh, cán bộ Trường Đại học Sư phạm Hồ Nam qua đời sau khi bị bức hại liên tục

Bà Tưởng Đức Anh, một nhân viên hành chính của Đại học Sư phạm Hồ Nam, bị kết án một năm lao động cưỡng bức vào năm 2005. Tháng 4 năm 2009, một năm sau, bà lại bị bắt lại khi đang phải sống xa nhà để tránh bị bức hại. Bà bị kết án thêm hai năm nữa trong trại lao động. Khi bà bị giam ở Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bạch Mã Long, phần thân dưới, chân, bàn chân bà bị phù thũng, bụng trướng to do bị tra tấn. Bà được thả ra trong tình trạng cận kề cái chết, và qua đời vào ngày 18 tháng 8 năm 2010, ở tuổi 59.

Trường hợp 6: Bà Tưởng Mỹ Lan bị tra tấn đến chết trong trung tâm tẩy não

Bà Tưởng Mỹ Lan bị cảnh sát Phòng An ninh Nội địa Huyện Tân Điền bắt tại nhà vào ngày 7 tháng 9 năm 2012. Trong 23 ngày bị giam trong Trung tâm Giáo dục và Đào tạo Pháp luật Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, bà đã bị bức hại đến mức chỉ còn hấp hối. Ngày 1 tháng 10 năm 2012, gia đình đưa bà đến bệnh viện. Bệnh viện kiểm tra, cho biết người đầy thương tích, đều do bị trích điện bằng dùi cui điện, khắp miệng lở loét, lục phủ ngũ tạng đã hỏng, thân dưới chảy máu. Bệnh viện đã cấp cứu cho bà, nhưng vô hiệu, bà qua đời oan uổng vào ngày hôm sau, ở tuổi 65.

Các trường hợp tử vong ở tỉnh Hắc Long Giang

Tỉnh Hắc Long Giang là một trong những tỉnh mà ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Trần Nhuận Nhi giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Quản lý Tổng hợp tỉnh Hắc Long Giang từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 3 năm 2016. Trong thời gian này, ít nhất 30 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết ở tỉnh Hắc Long Giang.

Trường hợp 7: Bà Hạng Hiểu Ba tử vong do bị tra tấn và cưỡng chế uống thuốc không rõ chủng loại

Bà Hạng Hiểu Ba bị bắt vào ngày 10 tháng 9 năm 2012 và bị kết án hai năm lao động cưỡng bức. Tại Trại Lao động Cai nghiện Ma túy Tỉnh Hắc Long Giang, bà bị biệt giam, bị còng tay sau lưng, bị bắt ngồi bất động trên chiếc ghế nhỏ trong nhiều giờ và bị cấm ngủ, và bị cưỡng chế uống thuốc có độc khiến bà bị tinh thần thất thường. Sau khi gia đình liên tục yêu cầu thả bà, bà mới được thả về nhà. Ngày 20 tháng 2 năm 2014, bà đã qua đời trong đau đớn cùng cực, ở tuổi 55.

Trường hợp 8: Ông Chu Kim Thụy bị tra tấn đến chết ở Nhà tù Bắc An

Tháng 1 năm 2013, ông Chu Kim Thụy, lúc đó 44 tuổi, bị bắt, sau đó bị kết án 4 năm ở Nhà tù Bắc An. Ngày 23 tháng 4 năm 2014, khi gọi điện cho vợ, ông vẫn còn khỏe mạnh. 13 ngày sau, tối ngày 6 tháng 5, nhà tù đã thông báo cho gia đình ông Chu rằng ông đã qua đời vì bị nhồi máu cơ tim đột ngột. Khi gia đình thay quần áo cho thi thể ông, họ thấy máu chảy ra từ miệng ông, nên đã nghi ngờ ông đã bị đánh đến chết.

Trường hợp 9: Ông Phùng Tuyết bị bức hại đến chết trong tù sau khi bị từ chối bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế

Ông Phùng Tuyết và vợ ông, bà Quan Thục Lệ, bị bắt vào ngày 6 tháng 12 năm 2013. Họ bị kết án lần lượt là 9 và 11 năm tù. Trước khi bị bắt, ông Phùng bị nhồi máu sọ não nặng và bệnh tim, nhưng Nhà tù Hô Lan vẫn tiếp nhận ông. Ông được điều trị y tế trong thời gian bị giam giữ, nhưng tình trạng ngày càng xấu đi.

Tháng 2 năm 2015, gia đình ông đã nộp đơn xin tạm tha để chữa bệnh cho ông, nhưng bị nhà tù từ chối với lý do là ông không đáp ứng được yêu cầu. Chiều ngày 10 tháng 8 năm 2015, ông rơi vào tình trạng nguy kịch. Khi nhà tù đưa ông đến bệnh viện thì ông đã chết. Ông mới 47 tuổi.

Các trường hợp tử vong ở tỉnh Hà Nam

Khi còn là tỉnh trưởng kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam, Trần Nhuận Nhi đã kêu gọi “nghiêm khắc đả kích các tổ chức tà giáo” trong báo cáo công tác của mình. Ít nhất 17 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết ở tỉnh Hà Nam trong thời gian này.

Trường hợp 10: Ông Dương Trung Tỉnh bị tra tấn đến chết

Ngày 10 tháng 4 năm 2016, ông Dương Trung Tỉnh, lúc đó 38 tuổi, bị bắt và bị giam tại Trại giam Số 3 thành phố Trịnh Châu. Ông bị tra tấn đến chết vài ngày sau đó. Theo lời của gia đình ông, họ đã xem thi thể ông, đỉnh đầu sưng ụ, tai và mũi bị bịt bông để ngăn máu chảy ra ngoài. Vì thi thể ông đã bị đóng băng nên họ không thể mở miệng ông được, chỉ có thể nhìn thấy bốn chiếc răng cửa của ông rõ ràng là giả và mới được lắp. Móng tay ở cả hai bàn tay của ông đều bị thâm đen lại, bộ phận sinh dục bị bỏng.

Trường hợp 11: Bà Sài Ngọc Lan bị chết vì ung thư trong thời gian bị giam giữ

Bà Sài Ngọc Lan bị các viên chức Sở An ninh Nội địa Thành phố Mãng Châu bắt giữ vào ngày 19 tháng 4 năm 2016. Bà bị tra tấn trong trại giam cho đến gãy cột sống và một xương sườn, khiến bà đau đến không ăn uống được gì. Không lâu sau, bà chỉ còn da bọc xương, sinh bệnh ung thư xương di căn khắp cơ thể. Khi hấp hối, bà được đưa đến bệnh viện trong tình trạng vẫn bị còng tay và xiềng xích. Bà qua đời vào ngày 23 tháng 3 năm 2017, ở tuổi 62.

Trường hợp 12: Ông Trịnh Hiện Kim bị ung thư vòm họng trong thời gian bị giam giữ, và qua đời sau vài tháng được tạm tha để điều trị y tế

Vì không chịu từ bỏ đức tin của mình, ông Trịnh Hiện Kim, một cựu doanh nhân ở thành phố Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, đã bị bắt giữ nhiều lần và phải ngồi tù gần 13 năm, trong đó có một án trại lao động và hai án tù. Ông và vợ, bà Vương Hảo Mai, bị bắt lần cuối vào tháng 7 năm 2016 và đều bị kết án 5 năm tù.

Trong thời gian thụ án tại Nhà tù Tân Mật, sức khỏe của ông Trịnh bị sa sút nhanh chóng và ông mắc bệnh ung thư vòm họng. Cuối năm 2018, ông được tại ngoại để điều trị y tế. Vì phần lớn tiền tiết kiệm và tài sản cá nhân của ông ta đã bị tịch thu trong các lần lục soát của cảnh sát, nên ông không còn đủ tiền để điều trị y tế và phải vật lộn để tự chăm sóc bản thân vì phải ở nhà một mình. Ông qua đời vào ngày 11 tháng 8 năm 2019, trong khi vợ ông vẫn đang bị giam tại Nhà tù Nữ Tân Hương.

Các trường hợp tử vong ở Khu tự trị Dân tộc Hồi tỉnh Ninh Hạ

Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 3 năm 2022, Trần Nhuận Nhi giữ chức Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Hồi tỉnh Ninh Hạ. Trong nhiệm kỳ này, ít nhất 5 học viên là ông Tống Lai Bình, bà Trương Lan Phương, ông Hoàng Vân Long, bà Vương Hiểu Huệ và ông Tạ Nam Phương, đã bị bức hại đến chết.

Trường hợp 13: Ông Tống Lai Bình bị bắt dùng thuốc không tự nguyện, chết sau 18 tháng sau khi ra tù

Ông Tống Lai Bình ở huyện Diêm Trì, tỉnh Ninh Hạ, bị bắt vào tháng 4 năm 2018 và được tại ngoại ít lâu sau đó. Bốn tháng sau, ông bị bắt giam trở lại, gia đình ông chỉ được phép gặp ông một lần vào tháng 3 năm 2019, trước khi ông bị chuyển từ trại tạm giam địa phương đến nhà tù một mạch cho đến khi ông được thả ra.

Trước khi bị bắt, ông Tống vốn có khí sắc hồng hào, cao lớn khỏe mạnh, năng động, tư duy và khả năng ăn nói đều mẫn tiệp. Khi được thả ra vào ngày 10 tháng 2 năm 2020, ông như một người khác hẳn: đen gầy, tư duy và ngôn hành chậm chạp, đi lại tập tễnh, thường hay gắt gỏng. Ông thống khổ vì không sao tự kiềm chế được, khi phát tác thì đập phá đồ, đập cửa đập tường, không khống chế được đại tiểu tiện. Tần suất lên cơn ít thì chục ngày một lần, nhiều thì hai, ba ngày một lần, thậm chí hàng ngày. Theo trí nhớ rất hạn chế của mình, ông Tống đã bị cưỡng chế uống thuốc không rõ chủng loại trong thời gian bị giam giữ; ông còn bị nhục mạ và bỏ đói.

Cuối cùng, ông Tống không chịu đựng nổi những tổn thương trên thân. Ông qua đời vào ngày 31 tháng 7 năm 2021, ở tuổi 69.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/24/469649.html

Bản tiếng ông: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/24/214431.html

Đăng ngày 04-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những tội ác của Trần Nhuận Nhi, đương kim Phó Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn của Quốc hội, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tội ác của ông Trương Cao Lệ, nguyên Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, trong cuộc đàn áp Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262322-toi-ac-cua-ong-truong-cao-le-nguyen-uy-vien-thuong-vu-bo-chinh-tri-ban-chap-hanh-trung-uong-trong-cuoc-dan-ap-phap-luan-cong.htmlSun, 03 Mar 2024 10:25:34 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262322[MINH HUỆ 23-12-2023] Vào dịp trước Ngày Nhân quyền 10 tháng 12 năm 2023, 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ của […]

The post Tội ác của ông Trương Cao Lệ, nguyên Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 23-12-2023] Vào dịp trước Ngày Nhân quyền 10 tháng 12 năm 2023, 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ của họ danh sách mới bao gồm các thủ phạm, kêu gọi họ buộc những cá nhân này phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên đề nghị chính phủ của họ cấm những thủ phạm và các thành viên gia đình nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản ở nước ngoài của họ.

Trong số những thủ phạm được liệt kê có ông Trương Cao Lệ, Nguyên Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện.

Thông tin thủ phạm

Tên đầy đủ của thủ phạm: Trương Cao Lệ (张高丽)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: Tháng 8 năm 1946
Nơi sinh: Huyện Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến

71a368280a5ec4ad55533045ff6217be.jpg

Ông Trương Cao Lệ

Chức vụ

2013 – 2018: Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc
2012 – 2017: Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương
2007 – 2012: Bí thư Thành ủy Thiên Tân
2002 – 2007: Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông
2001 – 2003: Chủ tịch Tỉnh tỉnh Sơn Đông
1998 – 2001: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư Thành ủy Thâm Quyến

Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, ông Trương Cao Lệ đã tuân thủ chặt chẽ chính sách đàn áp diệt chủng của cựu Chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân nhằm “bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thân thể và vắt kiệt tài chính.” Trong thời gian đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau ở Quảng Đông, Thâm Quyến, Sơn Đông, Thiên Tân và những nơi khác, ông Trương đã tích cực tham gia vào cuộc đàn áp, khiến nhiều học viên bị bắt và bị kết án. Một số người bị tàn tật hoặc tử vong vì bị tra tấn.

Những tội ác chính

1. Tội ác của ông Trương Cao Lệ trong thời gian nhậm chức ở Thâm Quyến

Từ năm 1998 đến 2001, ông Trương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư Thành ủy Thâm Quyến và Bí thư thứ nhất Quận ủy Công an Thâm Quyến. Trong thời gian đó, ông Trương đã tích cực thúc đẩy chính sách đàn áp của ĐCSTQ. Vào tháng 3 năm 2001, ông Trương chỉ đạo và phát động chiến dịch “tấn công mạnh mẽ” kéo dài 90 ngày ở Thâm Quyến, nhấn mạnh sự cần thiết phải nhắm vào mục tiêu và “kiên quyết trấn áp Pháp Luân Công.”

Theo dữ liệu thống kê chưa đầy đủ, từ khi bắt đầu cuộc đàn áp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 cho đến cuối năm 2000, ít nhất 152 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt ở Thâm Quyến. Năm 2001, ít nhất 60 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt.

Dưới sự chỉ đạo của ông Trương, cảnh sát, tòa án và viện kiểm sát ở thành phố Thâm Quyến đã phối hợp chặt chẽ để tống giam các học viên Pháp Luân Công. Vào tháng 3 năm 2000, ông Lý Kiến Huy bị Tòa án quận Phúc Điền kết án bốn năm, trở thành học viên Pháp Luân Công đầu tiên bị kết án ở tỉnh Quảng Đông. Vợ ông, bà Đới Anh, bị kết án ba năm tù. Vào tháng 10 năm 2000, ông Chu Lỗi, ông Trang Văn Thư, ông Lý Chấn Dân, ông Triều Hạo và ông Lê Phú Lâm bị kết án từ 7 đến 12 năm tù vì phát tờ rơi Pháp Luân Công trên Đại lộ Thâm Nam, đường Hoa Cường và những phố chính khác ở Thâm Quyến.

Ngoài ra, một số lượng lớn các học viên còn bị giam giữ tại “Trường Giáo dục Pháp luật Thâm Quyến” và bị tẩy não. Nhiều người khác bị đưa vào trại lao động cưỡng bức. Các học viên nam thường bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức số 2 thành phố Thâm Quyến, trong khi các học viên nữ bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Quảng Đông. Ngay cả các học viên đến từ Hồng Kông, Đài Loan và hải ngoại cũng bị chính quyền Thâm Quyến nhắm đến.

2. Tội ác của ông Trương Cao Lệ trong thời gian nhậm chức ở Sơn Đông

Từ năm 2001 đến 2007, ông Trương giữ chức Chủ Tịch tỉnh Sơn Đông và Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông. Ông Trương liên tục ủng hộ việc đàn áp Pháp Luân Công trong các bài phát biểu trước công chúng và nội bộ. Tỉnh Sơn Đông trở thành một trong những tỉnh bị bức hại nghiêm trọng nhất.

Vào ngày 21 tháng 3 năm 2002, Trương đã trình bày báo cáo công việc của chính phủ với tư cách là Chủ tịch tỉnh Sơn Đông tại kỳ họp thứ năm của Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Sơn Đông lần thứ chín. Hắn kêu gọi tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công để củng cố quyền lực chính trị của ĐCSTQ dưới danh nghĩa ổn định xã hội.

Vào ngày 8 tháng 12 năm 2002, ông Trương đến thăm Sở Công an tỉnh Sơn Đông, Cục Khiếu nại Tỉnh (nơi giải quyết các kiến nghị và khiếu nại), và các sở khác. Ông Trương nhấn mạnh: “Chúng ta phải kiên quyết đàn áp Pháp Luân Công, duy trì lập trường áp lực cao và không bao giờ buông lỏng hay mềm lòng.”

Vào ngày 8 tháng 1 năm 2003, ông Trương tham dự Hội nghị Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ tỉnh Sơn Đông, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải “tăng cường đấu tranh đối với Pháp Luân Công” và duy trì đàn áp nghiêm khắc.

Vào ngày 4 tháng 6 năm 2003, ông Trương phát biểu tại Hội nghị làm việc của Ủy ban ĐCSTQ tỉnh Sơn Đông và coi “kiên quyết đàn áp Pháp Luân Công” là trọng tâm công việc của mình nhằm “tạo ra một môi trường xã hội ổn định và hài hòa”.

Vào tháng 1 năm 2004, Tỉnh ủy Sơn Đông và Chính quyền tỉnh đã ban hành “Quyết định xây dựng một ‘Sơn Đông an toàn’” và liệt Pháp Luân Công vào danh sách mục tiêu bị đàn áp nghiêm trọng. Năm 2004, ông Trương đã 45 lần đưa ra chỉ thị về “Sơn Đông an toàn” khi còn là Chủ tịch tỉnh Sơn Đông.

Tính đến năm 2004, tỉnh Sơn Đông đứng thứ ba cả nước về số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Lấy thành phố Duy Phường làm ví dụ. Trong nhiệm kỳ của ông Trương ở Sơn Đông (2001-2007), 59 học viên đã chết do bị bức hại trực tiếp, 67 học viên khác bị kết án ở thành phố Duy Phường (17 người năm 2002, 19 người năm 2003, 16 người năm 2004, 3 người năm 2005, 3 người năm 2006, và 9 người năm 2007) và 355 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức (74 người năm 2002, 28 người năm 2002). 2003, 44 năm 2004, 64 năm 2005, 44 năm 2006 và 101 năm 2007).

Một ví dụ khác là mỏ dầu Thắng Lợi và thành phố Đông Doanh ở Sơn Đông. Tính đến tháng 3 năm 2003, một học viên ở mỏ dầu Thắng Lợi đã bị bức hại đến chết, và ba người bị kết án tù. 57 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức, 142 người bị giam giữ, năm người bị giữ trong bệnh viện tâm thần, 67 người bị lục soát nhà, 77 người bị buộc phải sống xa nhà để tránh bị bức hại, và 383 người bị bắt và bị giám sát.

Theo các báo cáo, từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 11 năm 2009, hai học viên ở Mỏ dầu Thắng Lợi và thành phố Đông Doanh đã chết do bị bức hại, 71 người bị kết án tù hoặc bị đưa vào trại lao động cưỡng bức, và 198 người bị giam giữ và bị tẩy não. Trên đây chỉ là một phần những trường hợp bị bức hại. Do kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt nên con số thực tế được cho là cao hơn nhiều.

3. Tội ác của ông Trương Cao Lệ trong thời gian nhậm chức ở Thiên Tân

Từ năm 2007 đến 2012, ông Trương tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công sau khi chuyển đến Thiên Tân để giữ chức Bí thư Thành ủy. Trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008, ông Trương đã kêu gọi “tăng cường đàn áp Pháp Luân Công” và “tiêu diệt Pháp Luân Công.” Ông ta đã ra lệnh cho các đồn cảnh sát ở tất cả các quận, huyện và thị trấn tiến hành khám xét từng nhà đối với các học viên Pháp Luân Công có tên trong danh sách của cảnh sát.

Ông Trương cũng đến quận Đại Cảng để đích thân chỉ đạo cảnh sát sách nhiễu và bắt giữ các học viên, buộc họ phải cam kết không thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công trong Thế vận hội. Nơi làm việc và gia đình của các học viên được lệnh phải theo dõi họ. Nhiều học viên đã bị bắt ở Thiên Tân trong thời gian này.

Dưới đây là một số trường hợp từ quận Vũ Thanh, Thiên Tân. Từ năm 2007 đến năm 2012, khi ông Trương nắm quyền ở Thiên Tân, ít nhất 9 học viên đã bị bức hại đến chết, 18 người bị kết án và 5 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.

Tính đến tháng 7 năm 2009, tại quận Đại Cảng, Thiên Tân, hơn 400 học viên đã bị giam giữ, hơn 200 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức, 20 người bị sa thải và hơn 10 gia đình bị ly tán. Ít nhất 588 học viên ở quận Đại Cảng đã bị cảnh sát, ủy ban khu phố hoặc đảng viên sách nhiễu tại nơi làm việc, 236 người khác bị bắt và 67 người bị lục soát nhà cửa. Nhiều vật dụng cá nhân của họ như máy tính, TV, máy in và sách Pháp Luân Công đã bị tịch thu.

“Di sản” đàn áp của Trương vẫn tiếp tục ngay cả sau khi ông ta rời Thiên Tân. Tính đến tháng 8 năm 2017, tại quận Vũ Thanh, 27 học viên bị bức hại đến chết, 66 người bị kết án, 93 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức, 818 người bị bắt, 97 người bị giam trong các lớp tẩy não, 104 người bị sách nhiễu và 11 người bị chấm dứt công việc, và một học viên đã mất tích.

Ngoài ra, ông Trương còn ủng hộ việc thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Trong nhiệm kỳ của ông ta ở Sơn Đông và Thiên Tân, nhiều cơ sở cấy ghép nội tạng ở tỉnh Sơn Đông, ví dụ như Trung tâm Cấy ghép Gan Bệnh viện Thiên Phật Sơn và Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Bệnh viện Trung ương Số 1 Thiên Tân, được cho là đã tiến hành cấy ghép nội tạng sống quy mô lớn. Vào tháng 7 năm 2010, ông Trương đã kiểm tra Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện Trung ương số 1 Thiên Tân và khuyến khích trung tâm này “tiếp tục tận dụng lợi thế của mình trong việc cấy ghép nội tạng.” Năm đó, tổng số ca ghép gan của trung tâm này chiếm 1/3 tổng số ca ghép gan của Trung Quốc.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/23/469582.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/23/214419.html

Đăng ngày 03-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tội ác của ông Trương Cao Lệ, nguyên Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tội ác của Vương Tân Hoa, đội trưởng đội “chống tà giáo” của Sở Cảnh sát tỉnh Vân Nam, trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262182-toi-ac-cua-vuong-tan-hoa-doi-truong-doi-chong-ta-giao-cua-so-canh-sat-tinh-van-nam-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlMon, 26 Feb 2024 12:17:41 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262182[MINH HUỆ 07-01-2024] Sau 24 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình bản danh sách cập nhật các thủ phạm của cuộc bức hại […]

The post Tội ác của Vương Tân Hoa, đội trưởng đội “chống tà giáo” của Sở Cảnh sát tỉnh Vân Nam, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 07-01-2024] Sau 24 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình bản danh sách cập nhật các thủ phạm của cuộc bức hại lên chính phủ nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ truy cứu trách nhiệm của những cá nhân tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên đề nghị chính phủ của họ cấm những thủ phạm này cũng như người nhà họ nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Vương Tân Hoa, đội trưởng đội “chống tà giáo” của Sở Cảnh sát tỉnh Vân Nam.

Thông tin về thủ phạm

Tên đầy đủ: Vương Tân Hoa (王新华)

Giới tính: Nam

Quốc gia: Trung Quốc

Ngày sinh: Tháng 5 năm 1964

Nơi sinh: Không rõ

9904437084e6044287b04ce143f4b998.jpg

Vương Tân Hoa

Chức danh/chức vụ:

12/2018 – nay: Đội trưởng đội chống tà giáo của Sở Cảnh sát tỉnh Vân Nam

5/2017 – 11/2018: Phó trưởng phòng – Văn phòng tiểu tổ lãnh đạo Phòng chống và xử lý các vấn đề tà giáo tỉnh Vân Nam (Phòng 610)

Tháng 4/2016: Trưởng phòng – Văn phòng tiểu tổ lãnh đạo Phòng chống và xử lý các vấn đề tà giáo của chính quyền tỉnh Vân Nam

Các chức vụ trước đây: Phó Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Đại hội nhân dân toàn quốc tỉnh Sở Hùng; Phó Bí thư huyện ủy Song Bách và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật; Phó Tổng thư ký và Chánh văn phòng Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tỉnh Sở Hùng.

Những tội ác chính

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Vân Nam (PLAC) đã cùng Phòng 610 tích cực thực hiện chính sách bức hại của Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo ĐCSTQ) đối với các học viên Pháp Luân Công, bao gồm: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”.

Theo chỉ thị của PLAC và Phòng 610, cảnh sát đã tiến hành bắt giữ các học viên rồi sau đó đưa họ đến các trại lao động hoặc nhà tù. Một số học viên bị đưa đến bệnh viện tâm thần và bị cưỡng chế dùng thuốc. Trong thời gian bị giam giữ, họ phải đối mặt với việc bị tẩy não và tra tấn về thể xác, bao gồm bức thực, sốc điện, đâm tăm tre vào dưới móng tay hoặc bị bắt phải ngồi trên ghế đẩu nhỏ trong nhiều giờ mà không được cử động.

Ngoài việc bị dày vò về thể chất và tinh thần, các học viên còn phải chịu sự bức hại về tài chính, bao gồm bị sa thải vô lý, đình chỉ lương hưu hoặc bị lục soát nhà và tịch thu tài sản cá nhân.

Vương Tân Hoa, một thành viên của Phòng 610 tỉnh Vân Nam, kể từ năm 2010 đã đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh việc bức hại trên toàn tỉnh. Vào tháng 4 năm 2016, Vương trở thành Phó trưởng phòng Phòng 610 tỉnh, rồi sau đó đảm nhận vị trí lãnh đạo của đơn vị chống tà giáo của Sở Cảnh sát tỉnh vào cuối năm 2018.

Năm 2017, trước khi diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội nghị Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc tổ chức tại Thành phố Côn Minh vào ngày 4 tháng 8 và ngày 5 tháng 1 năm 2017, PLAC tỉnh Vân Nam và Phòng 610 đã thực hiện cái gọi là “Trận chiến đặc biệt chống lại Pháp Luân Công”. Trong chiến dịch này, ít nhất 36 học viên ở thành phố Côn Minh đã bị bắt hoặc bị sách nhiễu, 24 học viên bị truy tố hoặc bị kết án.

Ngày 19 tháng 4 năm 2018, Vương, với tư cách là Phó trưởng phòng Phòng 610 tỉnh, đã dẫn một nhóm cán bộ đến huyện Chiêu Thông để giám sát công tác “chống tà giáo” ở đây. Vương yêu cầu chính quyền địa phương “tăng cường thúc đẩy tuyên truyền [chống Pháp Luân Công]”, “thực hiện công tác giáo dục và chuyển hóa chuyên sâu” và “nỗ lực tăng cường bắt giữ các học viên.”

Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Vương, khi đó là trưởng ban chống tà giáo của Sở Cảnh sát tỉnh Vân Nam, đã đến thăm Sở Cảnh sát Dương Nhai ở huyện Nguyên Mưu để kiểm tra chỉ đạo công tác “chống tà giáo” ở cấp cơ sở. Các cuộc thảo luận tập trung vào việc làm thế nào để cảnh sát triển khai tổ chức và thực hiện được nhiều hoạt động chống tà giáo hơn nữa, đặc biệt là nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

Sáng ngày 14 tháng 4 năm 2023, nhân dịp “Ngày Giáo dục An ninh Quốc gia lần thứ tám”, Sở Cảnh sát tỉnh Vân Nam đã phối hợp với Đội chống tà giáo và Phòng An ninh Nội địa thành phố Côn Minh tổ chức lễ kỷ niệm tại Trung tâm Văn hóa Pháp lý ở đường Hải Khẩu, quận Tây Sơn, thành phố Côn Minh, và sự kiện cũng có sự tham gia của Vương.

Tổng quan về cuộc bức hại trong những năm qua

Năm 2016, toàn tỉnh Vân Nam có 20 học viên bị bắt, 27 học viên bị sách nhiễu, 18 học viên bị giam giữ và 19 học viên khác bị xét xử hoặc kết án.

Trong thời gian từ ngày 9 tháng 10 đến ngày 9 tháng 12 năm 2016, tại huyện Lô Tây tỉnh Hồng Hà, hơn 30 học viên đã bị nhân viên Phòng An ninh Nội địa, đồn cảnh sát địa phương, ủy ban thôn và khu phố tiến hành bắt giữ và lục soát nhà. Sau khi bị đưa đến các đồn cảnh sát khác nhau, các học viên bị thẩm vấn và bị ép phải ký các văn bản trong hồ sơ vụ án. Trong số này, một học viên đã bị giam giữ trong 10 ngày.

Từ năm 2017 đến năm 2019, cuộc bức hại đã gây ra cái chết của ba học viên: ông Liêu Kiện Phủ, ông Trương Thế Ninh và bà Hạ Mai Tiên. Ngoài ra, 64 học viên đã bị kết án, 136 học viên bị bắt và 91 học viên bị lục soát nhà.

Tối ngày 27 tháng 8 năm 2019, các cảnh sát từ Đồn cảnh sát Tung Dương, Dương Kiều và Dương Lâm thuộc Sở Cảnh sát huyện Tung Minh đã đến gõ cửa và lục soát từng nhà của các học viên Pháp Luân Công. Nếu tìm thấy bất kỳ thứ gì liên quan đến Pháp Luân Công, các học viên sẽ bị bắt giữ và người nhà của họ cũng bị thẩm vấn trong các cuộc đột kích này.

Chiều ngày 11 tháng 12 năm 2018, ông Khâu An bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Tiểu Bản Kiều, quận Quan Độ, thành phố Côn Minh bắt giữ. Sự việc xảy ra sau khi ông đưa tặng một tấm thẻ hướng dẫn cách vượt tường lửa của Trung Quốc và một cuốn sách nhỏ giới thiệu về Pháp Luân Công cho khách hàng trong cửa hàng điện thoại di động của mình. Ông đã bị lục soát nhà. Tại đồn cảnh sát, ông Khâu bị cảnh sát đánh đập đến gãy xương chậu và xương sườn, nhiều chỗ bị bầm tím và còn liên tục bị xịt nước ớt vào mắt.

Năm 2020, 26 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Vân Nam đã bị kết án, 68 học viên bị bắt, 51 học viên bị lục soát nhà, 45 học viên bị sách nhiễu và 7 học viên bị giam trong các trung tâm tẩy não.

Tối ngày 29 tháng 9 năm 2020, ông Trương Hưng Ngọc, 74 tuổi, cùng 10 người thân trong nhà, trong đó có cháu gái hai tuổi, đã bị bắt tại nhà. Cảnh sát đã đột nhập và lục soát nhà ông. Cả gia đình ông bị thẩm vấn và giam giữ qua đêm tại hai đồn cảnh sát và mãi đến 10 giờ tối ngày hôm sau họ mới được thả về nhà. Ngày 5 tháng 10, cảnh sát lại bắt giữ gia đình ông một lần nữa và đưa họ đến một trung tâm tẩy não ở huyện Lộc Khuyến, lần bắt giữ này không có con dâu và cháu gái của ông.

Năm 2021, 11 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã qua đời, 6 học viên bị kết án, 33 học viên bị bắt, 56 học viên bị sách nhiễu, 29 học viên bị lục soát nhà và 12 học viên bị cắt lương hưu.

Năm 2022, tỉnh Vân Nam có 130 học viên bị bức hại, trong đó 2 học viên đã bị bức hại đến chết, 27 học viên bị kết án, 29 học viên bị bắt, 66 học viên bị sách nhiễu và 6 học viên bị lục soát nhà.

Một số trường hợp tử vong

Kể từ năm 2017, tỉnh Vân Nam có ít nhất 17 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, bao gồm ông Lý Bồi Cao, ông Hàn Tuấn Nghị, bà Bành Học Bình, ông Ngô Quảng Thành, ông Bành Vân Khuê, bà Trương Công Cần, bà Đinh Quế Anh, bà Vương Hối Chân, Ông Thạch Kiến Vĩ, ông Lý Trị Sơ, ông Trương Lâm, bà Đặng Quế Anh, ông Liêu Kiện Phủ, ông Trương Thế Ninh, bà Hạ Mai Tiên, ông Chu Diễm Đông, và bà Mạnh Vân Anh. Nhiều học viên khác đã bị bắt và bị kết án. Dưới đây là một số trường hợp tử vong.

Trường hợp 1: Cụ ông 86 tuổi qua đời vài ngày trước khi mãn hạn án tù oan vì tu luyện Pháp Luân Công

Ông Lý Bồi Cao ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã qua đời vào ngày 4 tháng 1 năm 2023, vài ngày trước khi ông mãn hạn án tù bốn năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Theo những tù nhân được trả tự do trước ông, trong thời gian ở tù sức khỏe của ông Lý vẫn tốt và họ rất bất ngờ khi ông đột ngột qua đời chỉ vài ngày trước khi được thả. Ông ra đi ở tuổi 86.

Ông Lý bị bắt vào ngày 26 tháng 11 năm 2015 và bị kết án bốn năm tù vào ngày 8 tháng 10 năm 2016. Tháng 1 năm 2019, ông bị đưa đến nhà tù tỉnh Vân Nam để thụ án và gia đình ông không được phép vào thăm.

Trường hợp 2: Giám đốc điều hành công ty bất động sản qua đời sau ba tháng mãn hạn án tù năm năm

Ông Ngô Quảng Thành ở thành phố Côn Minh, cựu giám đốc điều hành công ty bất động sản, được trả tự do vào ngày 6 tháng 4 năm 2022, sau 5 năm thụ án tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Thời điểm được thả, sức khỏe của ông rất yếu và sau khi về nhà vẻn vẹn có ba tháng, ông đã đời vào ngày 27 tháng 7 ở tuổi 63.

Sự ra đi của ông Ngô chấm dứt những chuỗi ngày phải chịu đựng thống khổ trong suốt hai thập kỷ vì kiên định đức tin của mình. Ngoài bản án năm năm tù gần đây nhất, ông còn 2 lần phải thụ án trong trại lao động với tổng thời gian ba năm và một án tù 6,5 năm.

Không chỉ ông Ngô, mà vợ ông, bà Vương Đức Bình, cũng 2 lần bị kết án lao động cưỡng bức với tổng thời gian năm năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Con trai của họ bị tổn thương do cuộc bức hại và mắc chứng rối loạn tâm thần, không thể làm việc và phải ở nhà.

Trường hợp 3: Cụ bà 76 tuổi đột tử trong thời gian thụ án

Gia đình bà Đinh Quế Anh chịu cú sốc lớn khi Nhà tù Nữ số 2 tỉnh Vân Nam bất ngờ thông báo người thân của họ vừa qua đời vào giữa tháng 1 năm 2021. Trước đó, gia đình bà Đinh thậm chí còn không biết việc bà bị kết án vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công. Chỉ vài ngày sau khi bà qua đời, nhà tù đã vội vã hỏa táng thi thể của bà. Bà Đinh qua đời ở tuổi 76.

Bà Đinh, cư dân thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị bắt tại nhà vào ngày 28 tháng 8 năm 2019. Vì Trại tạm giam thành phố Côn Minh không cho phép gia đình bà Đinh được vào thăm và chính quyền chưa bao giờ cập nhật cho họ về tình trạng vụ việc của bà, nên gia đình bà vẫn nghĩ bà đang ở trong trại tạm giam và thường xuyên đến Đội An ninh Nội địa để yêu cầu thả bà.

Một cai ngục từ Nhà tù Nữ số 2 tỉnh Vân Nam đã thông báo với họ rằng vào ngày 14 tháng 1 bà Đinh đột nhiên mắc “bệnh cấp tính” và qua đời lúc 8 giờ 53 phút sáng ngày 15 tháng 1. Nhà tù đã hỏa táng thi thể của bà vào ngày 19 tháng 1 mà không giải thích gì nhiều về tình trạng của bà. Vì trước khi bị bắt, bà Đinh hoàn toàn khỏe mạnh nên gia đình nghi ngờ rằng bà có thể đã bị ngược đãi đến chết trong khi bị giam giữ chứ không phải do bệnh tật như nhà tù tuyên bố.

Chỉ sau khi bà Đinh qua đời, gia đình bà mới nhận được bản án. Bà bị Tòa án quận Ngũ Hoa kết án 4 năm tù vào ngày 10 tháng 7 năm 2020.

Trường hợp 4: Ông Thạch Kiến Vĩ bị tra tấn đến chết và thi thể bị cưỡng chế hỏa táng

Ông Thạch Kiến Vĩ là một giáo viên tiếng Anh ở huyện Tân Xuyên, tỉnh Vân Nam. Ông qua đời ở tuổi 56 tại Nhà tù số 1 tỉnh Vân Nam khi đang thụ án 6,5 năm tù vì kiên định đức tin của mình. Nhà tù cho biết ông Thạch chết vì ung thư gan. Tuy nhiên, gia đình nghi ngờ ông đã bị tra tấn đến chết vì trên lưng ông có vết thâm tím và trong hồ sơ bệnh án không thấy có dấu hiệu ông bị ung thư gan. Thi thể của ông bị hỏa táng mà không được sự đồng ý của gia đình, đây là cách thức phổ biến nhằm che đậy bằng chứng về việc tra tấn cũng như các hành vi ngược đãi khác như cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Trường hợp 5: Ông Liêu Kiện Phủ bị bức hại đến chết trong nhà tù

Ông Liêu Kiện Phủ, cư dân thành phố Phàn Chi Hoa, tỉnh Tứ Xuyên bị bắt vào tháng 10 năm 2016 vì dán áp phích thông tin về Pháp Luân Công. Chính quyền đã kết án ông bốn năm tù tại Nhà tù số 1 tỉnh Vân Nam. Tháng 7 năm 2018, ông bị đưa vào tù và chưa đầy chín tháng sau đó thì ông qua đời.

Trong tù, ông Liêu bị huyết áp cao, nhưng cai ngục vẫn bắt ông phải ngồi hơn 10 tiếng mỗi ngày trong suốt ba tháng. Để gia tăng thêm áp lực đối với ông, cai ngục đo huyết áp của ông nhiều lần trong ngày và thậm chí còn đưa ông đến bệnh viện để kiểm tra. Gia đình ông đã hai lần vào thăm ông và biết huyết áp của ông cao đến mức nguy hiểm và trong não ông có cục máu đông. Gia đình đã yêu cầu ân xá để điều trị y tế cho ông nhưng liên tục bị từ chối. Ông Liêu qua đời ngày 19 tháng 1 năm 2019 ở tuổi 65.

Các trường hợp bị kết án

Trường hợp 1: Cụ bà 82 tuổi và phụ nữ 60 tuổi bị kết án tù

Bà Cao Quỳnh Tiên 82 tuổi và bà Vương Cẩn 60 tuổi, bị Đội An ninh Nội địa Thành phố An Ninh bắt giữ vào khoảng ngày 27 tháng 10 năm 2020. Bà Cao được thả tại ngoại với số tiền bảo lãnh 1.000 nhân dân tệ vì sức khỏe yếu, còn bà Vương vẫn bị giam giữ. Viện Kiểm sát quận Tây Sơn đã truy tố cả hai học viên ngay trong tháng.

Tòa án quận Tây Sơn đã tổ chức hai phiên tòa riêng biệt đối với bà Cao và bà Vương vào ngày 19 tháng 4 năm 2022. Bà Cao bị buộc tội tu luyện Pháp Luân Công, phân phát tài liệu và lưu giữ tài liệu Pháp Luân Công tại nhà. Vì bà vẫn đang trong thời gian quản chế kể từ đầu năm 2017 nên thẩm phán đã kết án bà sáu năm tù và phạt bà 13.000 nhân dân tệ.

Bà Vương cũng bị buộc tội phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Máy tính, máy in, điện thoại di động và các tài liệu Pháp Luân Công đã tịch thu từ bà đều được dùng làm bằng chứng truy tố. Bà bị kết án ba năm tù cùng số tiền phạt 5.000 nhân dân tệ.

Trường hợp 2: Cựu giáo viên tiểu học bị kết án bảy năm

Bà Lý Linh Trân 50 tuổi, cư dân thành phố Ngọc Khê, là cựu giáo viên tiểu học, bị bắt vào ngày 23 tháng 3 năm 2020 sau khi bị nhân viên an ninh tố cáo vì giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Công trong một trung tâm thương mại. Cảnh sát đã lục soát nhà bà và tịch thu của bà sách Pháp Luân Công, máy tính và 20.000 nhân dân tệ tiền mặt.

Trại giam địa phương từ chối tiếp nhận bà vì đại dịch nên bà được tại ngoại. Sau đó, bà bị triệu tập đến viện kiểm sát nhiều lần nhưng bà đều từ chối và khẳng định mình không làm gì sai khi thực hành đức tin của mình.

Vào đầu tháng 1 năm 2021, cảnh sát đã đột nhập vào nhà bà vào ban đêm và bắt bà trở lại nơi giam giữ. Khi bà Lý bị xét xử vào giữa tháng 5, nhân viên chấp hành ở tòa án đã đưa bà bằng xe lăn đến phòng xử án và thẩm phán kết án bà bảy năm tù.

Trường hợp 3: Cựu vận động viên quần vợt từng bị cầm tù 11 năm đã bị kết án thêm 4 năm vì kiên định đức tin của mình

Ông Hàn Chấn Côn, một cựu vận động viên quần vợt 55 tuổi ở thành phố Côn Minh, đã bị bắt vào tháng 9 năm 2019 khi đang đi công tác ở thành phố Cảnh Hồng. Cảnh sát đã nhắm vào ông sau khi nghi ngờ ông phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Ngày 31 tháng 7 năm 2020, ông Hàn ra hầu tòa tại Tòa án huyện Mãnh Lạp và bị kết án 4 năm cùng mức phạt 40.000 nhân dân tệ.

Trước bản án gần nhất, ông Hàn đã 2 lần bị kết án tù với tổng 11 năm. Vì cuộc bức hại, ông bị buộc phải ly hôn với vợ mình, bà Quách Quyên, cũng là một học viên Pháp Luân Công. Cả cha mẹ ông đều qua đời vào năm 2017 do sức khỏe suy sụp vì phải sống trong cảnh sợ hãi và bị sách nhiễu triền miên cũng vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Trường hợp 4: Cụ bà 79 tuổi bị kết án 3 năm

Bà Đổng Vân Tiên, 79 tuổi, nhân viên đã nghỉ hưu của một công ty đường, thuốc lá và rượu ở thành phố Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, bị bắt vào ngày 30 tháng 6 năm 2020 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Ngày 30 tháng 11, Tòa án thành phố Văn Sơn đã thông báo cho gia đình bà thông qua cuộc gọi video rằng dự kiến bà phải ra hầu tòa vào ngày 1 tháng 12. Bà đã tự bào chữa mình vô tội và vài tuần sau phiên xét xử, thẩm phán đã kết án bà ba năm tù.

Trường hợp 5: Phụ nữ Vân Nam bị kết án bảy năm vì tặng lịch có thông tin về Pháp Luân Công

Bà Cao Huệ Tiên 56 tuổi, cư dân thành phố Côn Minh 56 tuổi, bị bắt vào ngày 7 tháng 12 năm 2018 sau khi bị tố cáo tặng lịch có thông tin về Pháp Luân Công. Viện Kiểm sát quận Tây Sơn đã phê chuẩn việc bắt giữ bà vào ngày 20 tháng 12 năm 2018. Bà ra hầu tòa tại Tòa án quận Tây Sơn vào ngày 22 tháng 10 năm 2019 và bị kết án bảy năm vào ngày 19 tháng 11 năm 2019.

Trường hợp 6: Kỹ sư Vân Nam bị kết án bảy năm

Bà Hà Lị Xuân, một kỹ sư xây dựng 46 tuổi ở thành phố Khúc Tĩnh, bị bắt vào ngày 23 tháng 8 năm 2017 sau khi bị tố cáo sử dụng tiền giấy có in thông tin về Pháp Luân Công. Bà bị khám xét, thẩm vấn và tra tấn trong đồn cảnh sát. Những vết bầm tím trên cổ tay, cánh tay, đầu gối trái và chân phải của bà phải sau nhiều tháng sau mới hết thâm. Năm 2018, Tòa án quận Kỳ Lân đã kết án bà 7 năm tù tại Nhà tù Nữ số 2 tỉnh Vân Nam.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/7/470626.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/2/214545.html

Đăng ngày 26-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tội ác của Vương Tân Hoa, đội trưởng đội “chống tà giáo” của Sở Cảnh sát tỉnh Vân Nam, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>