Pháp hội trên thế giới - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Thu, 11 Apr 2024 13:39:52 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.8Tranh thủ từng phút từng giây cứu người trên nền tảng RTChttps://vn.minghui.org/news/263479-tranh-thu-tung-phut-tung-giay-cuu-nguoi-tren-nen-tang-rtc.htmlThu, 11 Apr 2024 13:39:52 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263479[MINH HUỆ 13-03-2024] Cách đây 9 năm, tôi tham gia nền tảng RTC (Rapid Truth-Clarification) và bắt đầu gọi điện thoại cho người dân tại Trung Quốc để giúp họ thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi đã tham gia […]

The post Tranh thủ từng phút từng giây cứu người trên nền tảng RTC first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 13-03-2024] Cách đây 9 năm, tôi tham gia nền tảng RTC (Rapid Truth-Clarification) và bắt đầu gọi điện thoại cho người dân tại Trung Quốc để giúp họ thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi đã tham gia khóa huấn luyện và hiện tại đã nhớ một số điểm chính khi giảng chân tướng. Điều này đã đặt nền tảng tốt giúp tôi giao tiếp hiệu quả khi gọi điện thoại giảng chân tướng cho người dân ở Trung Quốc.

Những số điện thoại tôi nhận được khá đa dạng, trong đó có cả số của người dân bình thường cũng như số của những người có chức vụ nổi bật. Mỗi ngày, tôi có thể giúp 12 người thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Sau đó, chúng tôi bắt đầu sử dụng phần mềm Netease để gọi cho những người mà chúng tôi đã kết bạn trên mạng xã hội. Nhờ những tương tác từ trước của chúng tôi nên phản hồi của những cuộc điện thoại này tốt hơn và mọi người nguyện ý lắng nghe, tỷ lệ thoái cũng cao. Tôi đã thực hiện tới 100 cuộc gọi mỗi ngày. Khi thực hiện cần truy cập vào một thiết bị ảo, việc này hơi phức tạp nên tay tôi thường xuyên bị đau sau khi sử dụng trong nhiều giờ.

Cách đây ba năm, chúng tôi bắt đầu sử dụng phần mềm “Quick Talk Connect”, phần mềm này đòi hỏi hai học viên cùng phối hợp với nhau. Một người kết nối cuộc gọi và người kia nói chuyện. Khi phối hợp cùng một học viên khác, tôi có thể giúp tới 60 người thoái ĐCSTQ mỗi ngày, gấp khoảng ba lần so với trước đây. Trong ba năm, tôi đã có thể giúp khoảng 30.000 người thoái ĐCSTQ. Nói ra không phải để hiển thị thành tích của bản thân mà tôi muốn cảm tạ Sư phụ đã an bài cho chúng tôi và cảm ơn sự phó xuất của các đồng tu kết nối. Nếu chỉ dựa vào một mình tôi thì không thể đạt được như vậy.

Mỗi khi giảng chân tướng cho người dân Trung Quốc, tôi thường có cảm giác thân thiết như thể người ở đầu dây bên kia là người thân của mình. Vì giọng tôi nghe khá trẻ nên nhiều người gọi tôi là em gái. Trên thực tế, tôi đã tu luyện Đại Pháp được 24 năm và tôi đã gần 60 tuổi.

Mỗi buổi sáng sau khi học Pháp xong, tôi bắt đầu thực hiện các cuộc gọi điện thoại. Tôi gọi liên tục trong khoảng một giờ rồi sau đó mới đi làm. Thỉnh thoảng tôi đi làm muộn vào buổi chiều nên sau bữa trưa tôi lại tiếp tục thực hiện các cuộc gọi. Sau giờ làm việc, về đến nhà, việc đầu tiên tôi làm là bật máy tính lên và thực hiện các cuộc gọi. Vào những ngày nghỉ làm, tôi thường gọi khoảng 8 tiếng và có lúc là 9 tiếng. Ban đầu, tôi mệt đến mức không thể mở nổi mắt, cảm giác như đã đến cực hạn của bản thân. Dù miệng khô khốc nhưng tôi vẫn tiếp tục gọi điện. Sau đó, tôi không còn cảm thấy mệt mỏi nữa và miệng không còn cảm thấy khô nữa – dường như tôi đã đột phá được.

Trong khi chờ cuộc gọi kết nối, tôi có thể làm được nhiều việc khác, như đọc các kinh văn mới của Sư phụ, đọc các bài viết trên Minh Huệ hoặc nhập tên những người đã thoái ĐCSTQ lên trang web Đại Kỷ Nguyên. Theo cách này, tôi không để bị lãng phí chút thời gian nào.

Loại bỏ tâm oán giận

Mỗi ngày có nhiều ca gọi điện khác nhau và trong tuần có một vài ngày phải 9 giờ tối tôi mới về đến nhà nên đồng tu kết nối các cuộc điện thoại phải đợi tôi. Sau khi tan làm, tôi vội vã về nhà, nhưng đôi khi lúc khi tôi vào hệ thống, đồng tu phối hợp cùng tôi lại bảo tôi đợi. Ban đầu tôi không vui, nhưng tôi biết mình cần phải tu luyện bản thân và nhắc nhở bản thân rằng mọi người đang bận rộn công việc hoặc còn có những trách nhiệm khác.

Một ngày nọ, khi tôi phát hiện đồng tu kết nối đang nói chuyện điện thoại với ai đó, tâm oán giận của tôi lập tức nổi lên và tôi tỏ ra tức giận với anh ấy. Anh ấy cảm thấy ủy khuất và nói rằng anh ấy đã thực hiện cuộc gọi vì không thấy tôi ở đó. Sau đó, tôi nhận ra nguyên nhân khiến tôi tức giận là vì tôi cảm thấy anh ấy ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Tôi đã quyết tâm loại bỏ chấp trước xấu xa này.

Chúng sinh thay đổi sau khi nghe chân tướng

Một lần, tôi gọi điện và gặp một thanh niên, ngay khi tôi đề cập đến việc thoái ĐCSTQ, cậu ấy đã hiểu lầm và trở nên tức giận. Tôi nghĩ nếu dùng lời nói của mình, tôi sẽ không thể cứu được cậu ấy nên tôi đã đọc kinh văn mới “Vì sao có nhân loại” của Sư phụ. Tôi nói: “Tôi chỉ muốn cậu được bình an.” Sau đó, tôi khuyên cậu ấy thoái ĐCSTQ một lần nữa và cậu ấy đã đồng ý.

Một lần khác, khi tôi khuyên một người thoái ĐCSTQ, anh ấy nói: “Tôi yêu Trung Quốc. Nếu ‘Ông trời’ linh nghiệm như vậy, sao không giúp tôi giàu có đi? Để giúp anh ấy hiểu mục đích thực sự của cuộc sống, tôi đã đọc kinh văn “Vì sao có nhân loại” cho anh ấy nghe. Nghe xong, thái độ của anh ấy trở nên tôn trọng và anh ấy nói: “Rốt cuộc thì tôi đã minh bạch.” Khi tôi khuyên anh ấy thoái ĐCSTQ, anh ấy đã đồng ý. Thông qua hai ví dụ này, tôi thực sự cảm nhận được uy lực của Pháp.

Một lần khác tôi gặp một quý ông là giám đốc điều hành. Ban đầu chúng tôi trò chuyện rất vui vẻ, nhưng ông ấy tức giận khi tôi nhắc đến Pháp Luân Đại Pháp. Mặc dù ông ấy chưa bao giờ gia nhập ĐCSTQ nhưng ông ấy có nhiều suy nghĩ tiêu cực về Đại Pháp và nói rất thô lỗ. Ông ấy thậm chí còn nói tôi là đồ ngốc. Cuộc gọi đó kéo dài 35 phút và tôi nghĩ: “Đã muộn rồi, ông ấy lại có quá nhiều hiểu lầm, mình có nên cúp máy không?” Nhưng sau đó tôi nhận thấy thái độ của ông ấy đang dần thay đổi. Tôi không muốn từ bỏ. Cuối cùng ông ấy đã tiếp nhận chân tướng và niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Sau khi kết thúc cuộc gọi, tôi cảm thấy như mình đã trải qua một cuộc đại chiến giữa chính và tà, và cảm tạ Sư phụ đã gia trì cho tôi.

Một sinh viên muốn tu luyện Đại Pháp

Tôi cũng từng kết nối với một nữ sinh viên. Tôi nói với cô ấy về tính nghiêm trọng của việc tuyên thệ khi gia nhập các tổ chức thanh niên của ĐCSTQ, và cô ấy đã đồng ý thoái xuất. Sau đó tôi kể cho cô ấy nghe về Vụ tự thiêu giả mạo ở Quảng trường Thiên An Mônvà việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ các học viên khi họ còn sống như thế nào. Cô ấy rất sốc và đã khóc, tôi khích lệ cô ấy nói với những người khác về điều này. Cô ấy đột nhiên nói: “Nhưng sẽ không có Trung Quốc nếu không có ĐCSTQ.” Tôi nói: “Đó là một trong những điều dối trá mà ĐCSTQ đã lừa gạt chúng ta từ khi chúng ta còn nhỏ. Trung Quốc có năm nghìn năm lịch sử và sẽ vĩnh viễn tồn tại. ĐCSTQ chỉ là một đảng chính trị, đảng này không còn thì sẽ có đảng khác thay thế, Trung Quốc sẽ tốt hơn khi không có đảng cộng sản.”

Cô ấy nói cô muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và sẽ giúp người bạn của mình thoái ĐCSTQ. Thế hệ trẻ bị đầu độc thâm sâu bởi văn hóa của ĐCSTQ và rất khó cứu. May mắn thay, cô ấy có tấm lòng thiện lương nên hai người đã được cứu.

Trẻ nhỏ thoái Đội thiếu niên của ĐCSTQ

Tôi đã nói chuyện với một học sinh tiểu học tên Vương và giúp cậu bé thoái Đội thiếu niên của ĐCSTQ. Cậu bé nói với tôi rằng cậu đã nghe nói về việc niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Bạn của cậu bé đã khuyên cậu lưu số tôi vào danh bạ liên lạc. Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng khi nghe thấy vậy. Cậu bé kể với tôi rằng một người phụ nữ đã đưa cho bạn cậu ấy một chiếc bùa hộ mệnh và sau khi thành tâm niệm chín chữ chân ngôn, điểm số của bạn ấy đang từ cuối lớp đã vượt lên đứng top 10 trong lớp. Cậu bé cũng hy vọng điểm số của mình được cải thiện và nhờ tôi hướng dẫn để niệm chín chữ chân ngôn.

Cuối cùng, cậu bé nói rằng cậu cũng đã khuyên bạn bè của mình “kết bạn với tôi” trên mạng xã hội của các em. Không lâu sau khi kết thúc cuộc gọi, một cô bé đã gọi cho tôi. Cô bé nói là học sinh cấp hai và Vương đã kể cho cô bé nghe về tôi. Cô bé đồng ý thoái xuất các tổ chức thanh thiếu niên của ĐCSTQ, và cô bé cũng biết rằng thành tâm niệm chín chữ chân ngôn của Đại Pháp sẽ mang lại phúc lành. Tôi nói với cô bé rằng nhiều em nhỏ đã bị chết trong đợt cúm hiện nay, nhưng các em sẽ được cứu nếu niệm chín chữ chân ngôn. Tôi bảo cô bé giới thiệu thêm bạn cùng lớp cho tôi và cô bé đã vui vẻ đồng ý.

Lời kết

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi rất sợ khổ, nhưng sau 24 năm tu luyện, tôi chỉ cần ngủ khoảng 4 tiếng mỗi ngày, đó là điều mà trước đây tôi không thể nào tưởng tượng được. Đại Pháp đã hoàn toàn cải biến tôi.

Tôi thường cảm thấy mình không có đủ thời gian. Tôi làm việc trong một siêu thị và trước kỳ nghỉ Tết, công ty nói rằng chúng tôi cần hợp tác và làm việc nhiều giờ hơn. Mặc dù khi vào công ty tôi đã có thỏa thuận chỉ làm những ca ngắn nhưng họ vẫn xếp cho tôi làm những ca dài năm ngày và tình hình ngày càng trở nên khó khăn với tôi. Tôi chợt nhận ra rằng là một đệ tử Đại Pháp, tôi không ở đó để kiếm tiền mà là để cứu người. Tôi đã nói chuyện với những người quản lý và giải thích rằng tôi đang bận với một số công việc tình nguyện. Họ hiểu và cho phép tôi quay lại làm ca ngắn.

Miễn là tâm chúng ta ở trong Pháp, con đường sẽ rộng mở bởi chúng ta đến đây là để cứu độ chúng sinh.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Thường niên năm 2024 của RTC)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/13/474154.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/28/216373.html

Đăng ngày 11-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tranh thủ từng phút từng giây cứu người trên nền tảng RTC first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hướng nội tìm và tu tâm tính nhiều hơn trong môi trường học đườnghttps://vn.minghui.org/news/263375-huong-noi-tim-va-tu-tam-tinh-nhieu-hon-trong-moi-truong-hoc-duong.htmlSun, 07 Apr 2024 13:23:07 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263375[MINH HUỆ 14-03-2024] Kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các đồng tu! Tôi đang học lớp 11 tại Học viện Nghệ thuật Miền Bắc. Sau đây là một chút thể hội tu luyện của tôi. 1. Tu bỏ tâm tật đố Gần […]

The post Hướng nội tìm và tu tâm tính nhiều hơn trong môi trường học đường first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 14-03-2024]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các đồng tu!

Tôi đang học lớp 11 tại Học viện Nghệ thuật Miền Bắc. Sau đây là một chút thể hội tu luyện của tôi.

1. Tu bỏ tâm tật đố

Gần đây tôi nhận thấy đôi khi bản thân xem thường người khác, đó là biểu hiện của tâm tật đố. Khi nhìn thấy người khác làm tốt hơn tôi, hoặc thấy người khác có điều tốt nào đó, tôi sẽ có những niệm đầu không tốt. Đôi khi tôi có thể kịp thời ý thức, nhưng đôi khi qua một đoạn thời gian mới nhận ra bản thân đã sinh ra những niệm đầu không tốt này.

Ví dụ, nhìn thấy bạn cùng lớp học tốt hơn tôi ở phương diện học tập và nghệ thuật, trong tâm sẽ cảm thấy khó chịu, sẽ nghĩ ra cách khác để thể hiện bản thân giỏi hơn người khác như thế nào. Tuy nhiên, sau khi qua rồi, nhìn lại niệm đầu của bản thân lúc đó thật buồn cười; người khác làm tốt, nên vui cho họ chứ không phải cảm thấy bất bình.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trong cuộc sống, một số chuyện rất nhỏ cũng có thể khiến người ta khởi tâm chấp trước, nếu không giữ vững, đôi khi có thể sẽ thuận theo những niệm đầu bất hảo này mà làm ra những hành động không ở trong Pháp.

Trong sách ‘Chuyển Pháp Luân’, Sư phụ cũng đã chỉ ra tính nghiêm trọng của tâm tật đố:

“Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thấy thực sự là như vậy, một khi tâm tật đố khởi lên, bản thân sẽ không thể dùng lý tính để nhìn nhận vấn đề. Tôi nghĩ, nếu có người làm tốt hơn mình, vì sao không học hỏi họ nhỉ? Vì sao phải khởi lên tâm không tốt như vậy? Khởi lên tâm tật đố sẽ không có tác dụng tốt mà chỉ làm hại chính mình thôi.

2. Hướng nội tìm trong cuộc sống thường ngày

Khi tôi gặp một số điều trong cuộc sống, có thể cảm thấy kỳ lạ, nhưng đôi khi cũng không chú ý lắm. Tuy nhiên, rất nhiều chuyện lớn nhỏ đều không phải ngẫu nhiên, nếu ngẫm nghĩ, có thể sẽ nhận ra chấp trước của bản thân. Như Sư phụ đã giảng: “Cái điều “kỳ lạ” ấy đã ngăn trở” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân). Nếu chỉ cảm thấy kỳ lạ và không suy nghĩ sâu hơn, có thể sẽ không phát hiện ra rất nhiều chấp trước, thậm chí phải được người khác nhắc nhở rồi mới hướng nội tìm.

Có lần trong tiết học, giáo viên sửa bài tập về nhà và phát cho chúng tôi. Khi người bạn học ngồi sau nhận bài và nhìn thấy một số câu làm sai, thì bắt đầu chửi mắng những lời dơ bẩn, cứ liên tục mắng. Tôi nghe và cảm thấy rất kỳ lạ, cậu ấy chưa bao giờ như vậy trước đây. Tôi nghĩ, để mình nghe như vậy cũng không phải ngẫu nhiên. Sau khi ngẫm nghĩ, tôi nhớ lại khi mình cầm bài tập về nhà, đôi khi cũng khởi tâm oán hận, sinh ra những niệm đầu tức giận, thậm chí còn nghĩ rằng giáo viên đã sửa sai. Tôi nghĩ, các giáo viên làm tốt công việc của họ để giúp chúng tôi tiến bộ, họ không thể vô cớ trừ điểm chúng tôi. Từ việc này, tôi nhận thấy Sư phụ đang nhắc nhở tôi rất nhiều điều, để tôi có thể nhìn thấy thiếu sót của bản thân từ người khác.

Đôi khi ở nhà ăn (tự phục vụ), tôi thấy chỉ còn lại một ít đồ ăn ngon, tôi sẽ lấy ít hơn và để lại cho người khác, nhưng người đứng sau tôi có thể lấy hết phần còn lại. Nhìn thấy người như vậy, trong tâm tôi không thoải mái. Nhưng nghĩ lại, vì sao lại để mình thấy điều này? Tôi nhận thấy mình cũng vậy, khi nhìn thấy thức ăn ngon, cũng không nhẫn được và lấy nhiều hơn, khiến người phía sau có thể bị thiếu; chẳng phải mình đã làm điều tương tự sao? Điều này chẳng phải nhắc nhở tôi đã làm chưa tốt và cần sửa đổi sao? Nếu lúc nào cũng có thể nghĩ đến tu luyện, vậy mọi điều trong cuộc sống đều là để chúng ta đề cao, chúng ta có thể nắm chắc những cơ hội này để nhận ra tâm chấp trước của mình.

Còn có lần khác, tôi nhận thấy tính khí của một người mình quen biết ngày càng không tốt, đôi lúc tôi không muốn tiếp xúc với anh ấy. Tuy nhiên, sau khi nghĩ lại, cảm thấy không thể hướng ngoại tìm như vậy, phải tìm ở bản thân. Tôi phát hiện tính khí của mình cũng trở nên rất khác biệt, khi nhìn thấy ai đó không thuận mắt hoặc làm điều gì đó khiến tôi khó chịu, tôi sẽ tức giận. Sau khi tìm ra điều này, tôi cố gắng thay đổi, khi gặp mâu thuẫn, tôi dùng thiện để đối đãi. Tính khí của bản thân thay đổi tốt hơn, người khác cũng trở nên hiền hòa hơn.

Một ngày nọ, tôi thấy trên chân mình có vài chấm màu tím, không đau cũng không ngứa, rất kỳ lạ, vì tôi cũng không va chạm hay đụng vào bất cứ chỗ nào. Tôi hướng nội tìm, thấy bản thân có vị tư và sắc tâm. Đôi khi tôi không cảnh giác thấy những tâm này trong cuộc sống hàng ngày vì đã hình thành thói quen. Ví dụ, thỉnh thoảng sẽ muốn được lợi hơn một chút…, hoặc lắm lúc quá chú ý đến vẻ bề ngoài của bản thân, đây cũng là liên quan đến sắc tâm. Chưa kể nếu nhìn thấy người qua đường mà đẹp, sẽ muốn nhìn thêm chút nữa, mặc dù là cử chỉ nhỏ, nhưng cũng cho thấy bản thân chưa tu tốt ở phương diện này. Sau đó, khi nhận ra niệm đầu của mình không đúng, tôi liền phát chính niệm thanh trừ nó. Sau khi làm như vậy, tư tưởng của tôi trở nên thanh tĩnh hơn, ít tạp niệm hơn.

Còn nữa, đôi khi bạn bè đùa rằng cử chỉ và lời nói của tôi rất “nữ tính”. Mặc dù tôi biết là nói đùa, nhưng tôi ngẫm nghĩ và cảm thấy xác thực mình giống như họ nói. Gần đây, tôi đọc đoạn thơ này của Sư phụ:

“Âm dương phản bối thế phong thương Đường đường nam nhi vô dương cương
Ưu nhu quả đoạn nương nương điệu
Tâm hung hiệp tiểu thái oa nang” (Âm Dương Phản Bối, Hồng Ngâm III)
Tạm dịch:
“Thói đời hư hại âm dương đảo
Đường đường nam tử chẳng ra nam
Rụt rè không quyết như nữ giới
Bụng dạ hẹp hòi quá yếu mềm” (Âm dương đảo ngược)

Đọc xong câu cuối cùng, tôi cảm thấy đôi khi mình đúng như vậy, ví dụ, khi người khác hỏi mượn tôi thứ gì đó, tôi có chút không sẵn lòng, miễn cưỡng và hẹp hòi. Đây chẳng phải là “bụng dạ hẹp hòi” được miêu tả trong bài thơ này sao?

Lần sau, bạn bè mượn tôi một móc khóa nhỏ, ban đầu tôi hơi miễn cưỡng, sợ cậu ấy làm mất, nhưng vẫn cho mượn. Cuối cùng, móc khóa đó thực sự đã bị thất lạc. Lúc mới nghe, tôi không vui lắm, nhưng tôi nghĩ: Vì sao phải chấp trước vào chuyện nhỏ như vậy? Vì sao còn nắm chặt không buông? Mất thì mất, đây là để bỏ đi chấp trước của mình, trong tâm phải khoan dung, đừng hẹp hòi!

Những gì chúng ta gặp xung quanh đều không ngẫu nhiên, đều là phản ánh tình hình của chính chúng ta. Nếu có thể tìm ở chính mình từ những việc nhỏ nhặt này, có thể nhận ra bản thân còn rất nhiều chỗ thiếu sót, thì có thể đề cao bản thân.

3. Bảo trì tâm thái của người tu luyện

Năm nay trường chúng tôi có rất nhiều học sinh mới, rất nhiều trong số đó là trực tiếp tuyển sinh từ xã hội người thường, đến từ các hoàn cảnh và khu vực khác nhau, một số lời nói và hành vi bị xã hội ảnh hưởng rất lớn. Một số sẽ bắt chước theo hành vi, lời nói và cử chỉ của những bạn học mới này khi nhìn thấy họ. Tôi nhận thấy khi bản thân ở bên cạnh những bạn học mới này, đôi khi tâm tôi cũng dao động, đôi khi không giữ vững bản thân. Sau đó, tôi nhận thấy bản thân thực tế vẫn bị dẫn động bởi những thứ bất hảo nơi xã hội người thường, phải để tâm bình tĩnh lại.

Sư phụ giảng:

“Chỉ có ở chỗ quần thể con người phức tạp đến thế, ở hoàn cảnh phức tạp nhất mới có thể tu lên cao công; là có ý như thế. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ý thức rằng mặc dù xu hướng xã hội đang trượt dốc, nhưng là người tu luyện, phải luôn dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân. Vì vậy, sau này, khi tôi nghe thấy ai đó nói lời không tốt hoặc hành vi không đúng mực, tôi sẽ nhắc nhở họ.

Tôi còn nhận thấy mình thường dùng quan niệm cố chấp để nhìn người khác, giống như dán nhãn vậy, nhưng thực tế, người khác có thể không tệ như tôi nghĩ. Tôi thấy loại quan niệm này không đúng, khi tôi nhận thấy bản thân có quan niệm với người khác, tôi sẽ cố gắng bài trừ những niệm đầu này. Sau khi làm như vậy, tôi nhận thấy tâm mình trở nên bình hòa hơn một chút, có thể dùng thái độ thiện lương để đối đãi với người khác, không ngại bị người khác làm phiền, v.v..

Trên đây là một chút thể hội tu luyện của tôi, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn đồng tu!

(Pháp hội chia sẻ của Học viện Nghệ thuật Miền Bắc)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/3/14/在學校生活中多多向內找修心性-474180.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/26/216350.html

Đăng ngày 07-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hướng nội tìm và tu tâm tính nhiều hơn trong môi trường học đường first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Suy ngẫm về con đường tu luyện phản bổn quy chân của bản thânhttps://vn.minghui.org/news/263325-suy-ngam-ve-con-duong-tu-luyen-phan-bon-quy-chan-cua-ban-than.htmlFri, 05 Apr 2024 12:34:41 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263325[MINH HUỆ 15-03-2024] Con kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các đồng tu! Tôi đến từ Đài Loan, đang là học sinh lớp 11 của Học viện Nghệ thuật Phương Bắc. Năm nay là năm thứ hai tôi học tập ở Học viện […]

The post Suy ngẫm về con đường tu luyện phản bổn quy chân của bản thân first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 15-03-2024]

Con kính chào Sư phụ tôn kính!

Chào các đồng tu!

Tôi đến từ Đài Loan, đang là học sinh lớp 11 của Học viện Nghệ thuật Phương Bắc. Năm nay là năm thứ hai tôi học tập ở Học viện Nghệ thuật Phương Bắc. Tôi muốn nhân dịp Pháp hội lần này để chia sẻ tâm đắc thể hội gần đây trong tu luyện của bản thân.

1. Coi trọng phát chính niệm

Những năm qua, mỗi lần diễu hành hay có các hoạt động Đại Pháp trời thường mưa và các đồng tu thường nhắc nhở cần phát chính niệm, nói rằng tại không gian khác là cuộc đại chiến giữa chính và tà, phát chính niệm mới có thể thanh trừ tà ác. Kỳ thực đối với tôi mà nói điều ấy rất khó lý giải, tôi tin điều đó thực sự tồn tại, nhưng vì không nhìn được không gian khác nên đôi khi tôi không coi trọng lắm. Bộ phim “Trở lại thành Thần” ra mắt vào cuối năm ngoái khiến tôi một lần nữa phải nhìn lại bản thân.

Trước đây khi phát chính niệm tôi đều chỉ là ngồi cho đúng tư thế rồi làm các thế tay phát chính niệm, dù sao cũng là để biểu hiện cho mọi người thấy rằng bản thân mình đang phát chính niệm, không có biếng trễ, nhưng thực ra cho đến tận bây giờ tôi cũng không nghĩ bản thân có năng lực có thể trảm yêu trừ ma, hơn nữa trước đây dưới chế độ trường học ở Đài Loan, tôi cũng có tâm lý phản nghịch, có một giai đoạn ngay cả phát chính niệm một cách hình thức như vậy tôi cũng không thực hiện. Sau khi xem phim, vì trong phim có miêu tả bằng hình ảnh nên rất dễ hiểu, tôi nhận ra rằng rất nhiều sự việc mà con người không cách nào giải thích được hoặc không cách nào cải biến được lại chỉ cần dùng chính niệm để giải quyết. Trước khi Quang Minh bị thu hoạch nội tạng sống, cảnh tượng các Thần trên thiên thượng đồng loạt phát chính niệm gia trì khiến tôi ấn tượng rất sâu sắc, lực lượng thực sự rất to lớn, điều đó khiến tôi nhớ tới một đoạn Pháp trong Chuyển Pháp Luân: “‘Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới’. Ai mà nhìn thấy, [thì] đều [muốn] giúp người kia, giúp một cách vô điều kiện.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân) Tôi biết trong các bài kinh văn những năm qua, Sư phụ đã nhiều lần nhắc đến việc phát chính niệm, nhưng tôi vẫn chưa đọc, cho đến tận một lần học Pháp giao lưu, khi mọi người cùng nhau đọc các kinh văn và thông tri liên quan đến phát chính niệm, tôi mới bắt đầu thấy thực sự cần thực hiện tốt việc phát chính niệm.

Một hôm, tôi ý thức được trạng thái tu luyện của mình rất tệ và tôi cứ nghĩ nhất định là có chỗ nào đó bản thân cần phải đột phá mới cải thiện được trạng thái không tốt này. Khi vừa mở trang Minh Huệ ra tôi liền thấy cụm từ “phát chính niệm” xuất hiện rất nhiều trên tiêu đề các bài viết cũng như các bài mở ở chế độ xem trước, tôi nghĩ phải chăng vì bản thân vẫn chưa thực hiện tốt việc phát chính niệm nên trong tu luyện mới mãi không có đột phá. Sau khi đọc một vài bài chia sẻ về phát chính niệm, tôi cũng cố gắng tăng cường phát chính niệm để thanh trừ những thứ bất hảo trong trường không gian của bản thân, sau đó tôi phát hiện khi phát chính niệm xong cảm thấy toàn thân sảng khoái, những vật chất bất hảo đều tan thành mây khói. Việc phát chính niệm thực sự rất trọng yếu, hiện tại tôi nỗ lực để không bỏ lỡ việc phát chính niệm, tuy rằng thỉnh thoảng cũng xuất hiện cảm xúc phụ diện không muốn phát chính niệm, nhưng tôi có thể ý thức được đó là niệm đầu bất hảo, đó không phải là tôi, tôi cần bài trừ nó, khắc chế nó, cần làm tốt việc phát chính niệm, một trong ba việc cần làm.

2. Hành xử với người khác giới

Đôi khi giáo viên và bạn học nhắc nhở rằng tôi quá gần gũi với học sinh nam, hoặc như vừa đùa vừa chỉ ra cho tôi chỗ tôi làm chưa tốt. Tuy rằng ngoài mặt tôi vẫn tươi cười, nhưng trong tâm có chút không vui. Tôi cũng không rõ là do tâm thể diện hay tâm không để người khác nói chưa buông bỏ được, mà thay vì hướng nội tìm chỗ chưa tốt của bản thân, tôi lại hướng ngoại tìm xem người nào, người nào hôm nào đó cũng như thế.

Hồng Ngâm VI có nhiều bài đề cập đến hành vi quan niệm hiện đại. Tôi hướng nội tìm ở bản thân xem có hành vi nào không phù hợp với Pháp hay không, nhưng không tìm ra nguyên do. Một hôm, nghe được cuộc nói chuyện giữa giáo viên và một bạn học sinh, tôi phát hiện ra rất nhiều quan niệm tôi cho là bình thường ấy kỳ thực lại là quan niệm đã biến dị. Giáo viên nói đến một câu chuyện xưa, thời cổ đại, nữ giới không thể tùy tiện nói chuyện với nam giới, ngay cả một cái liếc mắt cũng là thiếu tôn trọng. Tiêu chuẩn tu dưỡng đạo đức của người cổ đại là như vậy, sứ mệnh của chúng ta là phục hưng truyền thống, trở về truyền thống, sao ngay cả đạo lý đơn giản như vậy tôi cũng không nhận thức được, còn cảm thấy bản thân mình tốt hơn người khác.

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

“Có người làm điều xấu, chư vị nói rằng anh ta đã làm điều xấu, anh ta cũng không tin; anh ta thật sự không tin rằng mình đã làm điều xấu; có một số người dùng chuẩn mực đạo đức đang trượt dốc kia mà tự đo lường bản thân mình, cho rằng mình tốt hơn người khác, vì tiêu chuẩn để đánh giá đã thay đổi rồi.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Trong xã hội, không thể không tiếp xúc với người khác giới, vậy làm sao để nắm chắc được ranh giới này là điều tôi cần phải học. Trong xã hội đang trượt dốc này, nhất định phải tuân thủ nghiêm bổn phận của mình. Sau khi ý thức được bản thân tồn tại vấn đề này tôi cần nỗ lực thực hiện cho tốt, không thể lại giống như trước kia trôi theo dòng nước. Cổ nhân đều nói, ý là “Từ chốn bùn lầy mà không vấy bẩn, đóa sen thanh khiết không hề nhuốm bùn”, thân là đệ tử Đại Pháp lại càng cần làm cho tốt, còn cần dẫn dắt mọi người cùng làm tốt.

3. Loại bỏ tâm tật đố

Trong quá trình trưởng thành, tâm lý tự tư ở tôi rất nổi cộm, biểu hiện rõ nhất chính là tâm tật đố. Tâm tật đố đối với tôi vẫn luôn là một quan rất khó vượt qua. Từ nhỏ, việc gì tôi cũng phải tranh đúng sai, rất hiếu thắng, bất kể việc lớn hay việc nhỏ chỉ cần thấy người khác đắc được thứ mà tôi cho là thuộc về mình, hoặc thấy người khác tốt hơn mình thì trong tâm liền bất bình. Bản đầy đủ bộ phim “Trở lại thành Thần” có đề cập đến tâm tật đố. Khi tâm tật đố của Quang Minh nổi lên thì cùng lúc đó một loại khí màu tím quái dị phát ra tràn ngập toàn bộ thế giới của Quang Minh, tôi cảm thấy vô cùng chấn động, nguyên lai nhất tư nhất niệm của bản thân tại không gian khác sẽ tạo thành ảnh hưởng lớn như vậy. Sau đó, tôi đã hiểu vì sao trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Có một đoạn thời gian, tôi phát hiện chủng vất chất bất hảo của tâm tật đố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của tôi, tôi không thể không nhìn thẳng vào vấn đề. Cả ngày tôi không có động lực luyện đàn, đọc sách, sáng sớm luyện công cũng không dậy nổi, trong tâm rất mệt mỏi, thân thể cũng cảm nhận được gánh nặng. Tôi biết trạng thái này không thể được, nhưng không tìm ra căn nguyên rốt cuộc là ở đâu. Có hôm lúc luyện đàn tôi phát hiện bình thường tôi vốn có thể điều khiển cây cung rất tốt nhưng đột nhiên nó lại không nghe theo tôi nữa, giai điệu của ca khúc cũng vì độ nghiêng của cung mà âm sắc không đạt và bị giáo viên nói vài câu. Ban đầu tôi còn định tìm cớ cho bản thân, rằng chỉ có hôm nay mới không tốt, tiếp tục lừa gạt chính mình, rồi đột nhiên chữ “bất bình” rất lớn hiển hiện trong đầu não tôi, tôi ý thức được rằng cái tâm bất bình này khiến âm nhạc của tôi không đột phá nổi, hơn nữa trong rất nhiều sự việc tôi đều lựa chọn cách đối đãi tiêu cực nên mới liên tục oán trách. Đặc biệt là vấn đề kiểm tra để lên núi, tuy trong tâm tôi biết việc có duyên phận lên núi hay không, gồm cả lúc nào lên núi thì đều đã có an bài cả rồi, nhưng thấy bạn bè xung quanh mình cứ từng người lần lượt người lên núi, trong tâm tôi vẫn có chút không thoải mái, tôi biết đó chính là tâm tật đố, lúc người khác có điều tốt thì không vui mừng thay cho họ mà trong tâm lại bất bình. Có lúc có người đem tôi ra so sánh với bạn đã được lên núi, thậm chí là người tôi mới chỉ nghe qua tên thôi chứ cũng chưa từng gặp mặt, trong tâm tôi cũng sinh chút ác cảm với những người bạn được lên núi đó, nghe đến những bình luận hoặc đến người nào đó có liên quan là trong tâm tôi sẽ nổi phong ba bão táp. Tuy biết đó là quan để đề cao tâm tính của bản thân, nhưng khi thực sự đối mặt tôi lại luôn tức giận đẩy trở lại, trút bỏ tâm tình bất mãn thường ngày, cảm thấy bản thân bị lún sâu trong danh, lợi, tình rồi bị những tâm tình đó khống chế không cách nào tự thoát ra được.

Tôi nhận ra mình đã quá xem trọng cái “tôi”, khiến bản thân bị cục hạn trong cái mê này. Tư tâm cũng bộc lộ ra, tư tâm là vì để bảo hộ bản thân, sợ bản thân chịu thiệt hại về lợi ích mà sinh ra. Muốn làm một sinh mệnh vị tha thì cần phải buông bỏ tư tâm. Tôi bắt đầu cố gắng dần dần tiếp thu ý kiến của mọi người về mình, và khi bị so sánh tôi thấy bản thân không có tâm lý bất bình như trước nữa mà ngược lại đã biết suy xét chính mình, nghĩ xem liệu bản thân có tâm hiển thị hay phải chăng mình chưa khiêm tốn hay có tâm tự mãn không v..v… Tuy tôi chưa đạt đến cảnh giới là mỗi khi người khác chỉ ra chỗ thiếu sót của bản thân thì đều biết cảm tạ người ta nhưng ít nhất trong tâm cũng không sinh oán hận. Thật mừng là một hôm khi biết điểm thi của bạn học cao hơn mình, tôi đã không tật đố mà thấy mừng cho bạn ấy, thấy nỗ lực của bạn cuối cùng đã được đền đáp nên trong tâm cũng rất vui mừng. Tôi biết đó là Sư phụ đã giúp tôi gỡ bỏ vật chất bất hảo của tâm tật đố, tôi cũng sẽ tiếp tục đào sâu để loại bỏ những tư tâm khác. Con xin cảm tạ Sư phụ!

4. Nhớ lại quá trình một lần đề cao tâm tính

Trong dịp năm mới có rất nhiều diễn xuất khiến chúng tôi vô cùng bận rộn, thời gian luyện đàn về cơ bản đều dành cho các buổi diễn tập. Vì không thể đảm bảo thời gian luyện đàn của bản thân, nên việc diễn xuất đối với tôi mà nói áp lực rất lớn. Lớp học văn hóa dường như cũng trong tuần thi, một ngày có vài bài thi, nhưng bài tập về nhà cũng không ít đi chút nào. Tôi thi cử không tốt, bài tập về nhà cũng chưa hoàn thành. Trong kỳ nghỉ, rõ ràng là giáo viên không hài lòng về môn học chuyên ngành của chúng tôi, vậy nên ngày nào tôi cũng oán trách, tâm tình cực kỳ bất ổn. Tôi nhớ hôm đó diễn xuất, thân thể tôi suy sụp, thậm chí đến bước đi cũng không có chút sức lực, hơn nữa còn có chút khảo nghiệm về tâm tính, thân tâm vô cùng kiệt quệ. Lúc nghe giáo viên gọi đi học Pháp, tôi chỉ muốn trốn đi nghỉ nhưng tôi biết lúc này mình cần phải đi học Pháp, chỉ có đề cao bản thân mới có thể cải biến được những điều khác, vậy nên tôi đã đi học Pháp, sau đó tâm tình tôi bình ổn lại và các diễn xuất đều thuận lợi.

Tôi cho rằng sự việc cứ như vậy sẽ qua đi, chỉ cần chịu đựng thống khổ trên thân thể và cải biến tâm lý bất mãn của bản thân thì hết thảy sẽ khôi phục bình thường trở lại. Nhưng thực tế lại không như vậy. Trước đây mỗi lần chỉ cần diễn xuất vừa kết thúc, áp lực của tôi liền tan thành mây khói, nhưng lần này tôi không ngờ rằng áp lực không những không hết mà ngược lại còn tăng lên, những việc không như ý, không hài lòng cứ thế chạy ra như đèn bão, khiến tâm tôi cảm thấy rất không thoải mái. Tôi biết nhất định là do gần đây bản thân học Pháp ít, luyện công không đều, nhưng vẫn là hướng ngoại nhìn, càng nghĩ càng bực mình. Có hôm tôi than phiền với mẹ một việc không như ý gần đây, mẹ đang bận, nên trong điện thoại không để ý nhiều đến tôi, tôi càng nói càng kích động, mẹ nghe xong cảm thấy tôi không thiện, khẩu khí không tốt lắm nên đã nói tôi vài câu, tôi rất tức giận, chỉ mong mẹ giúp tôi lấy lại chút tinh thần, vậy mà lại bị mẹ nói cho một trận. Tôi liền gác máy, quay ra tiếp tục than phiền với bạn bè. Sau đó tôi thấy cô ấy chia sẻ với tôi về trường hợp sếp của cô ấy, ông chủ giao cho cô ấy đều là những nhiệm vụ không thể hoàn thành nổi, cô ấy cũng lo lắng, nhưng không oán trách mà xin Sư phụ ban cho cô ấy trí huệ. Cô biết đó là chỉ đạo và yêu cầu nên cô ấy chỉ nghĩ xem làm sao để tận lực làm và có khi kỳ tích sẽ xuất hiện. Tâm càng lo lắng mất bình tĩnh thì vấn đề lại càng nổi cộm rồi cuối cùng thân tâm đều kiệt quệ mà vẫn không thể giải quyết được vấn đề.

Tôi nghĩ rất nhiều việc tôi đã quá xem trọng, tâm trách nhiệm nơi con người quá nặng, muốn làm các việc cho tốt, nhưng lại quá chấp trước vào việc nhất định phải làm tốt, trong đó còn xen lẫn tâm chứng thực bản thân, tâm cầu danh, khiến xuất phát điểm ban đầu vốn tốt đẹp lại bị thay đổi. Tôi cũng chưa làm được chữ nhẫn, nhẫn không vững nên oán trách, không tu khẩu, cũng không nhẫn được tức giận, không hướng nội tìm chỗ thiếu sót ở bản thân và dùng chính niệm đối đãi với sự việc, mà lại oán trách cuộc sống bất công với mình, căm phẫn bất bình.

Sư phụ giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Hiện giờ nghĩ lại tôi thực sự thấy hổ thẹn, sao tu luyện đã nhiều năm như vậy rồi mà tôi vẫn chưa làm tốt chữ Nhẫn, chữ Nhẫn ấy tiếng trung gồm phía dưới là bộ tâm và phía trên bộ tâm là bộ đao, quả thực rất khó, nhưng nếu như lúc nào cũng có thể dùng Pháp đo lường bản thân thì nhất định sẽ có chỗ đề cao.

Sau khi tìm ra tâm chấp trước, tôi cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, trong tâm tựa như đã gỡ bỏ được một tảng đá lớn, vốn là chuyện phiền lòng giờ cảm thấy cũng trở nên không còn phức tạp đến thế nữa, thân thể cũng dần dần quay trở về trạng thái đúng đắn, hết thảy mọi thứ đều theo hướng tiến triển tốt đẹp. Khi viết bài này, tôi cũng nhận ra bản thân chưa làm được hoàn toàn 100% tín Sư tín Pháp, khi gặp vấn đề toàn dùng nhân tâm, nhân niệm suy xét sự việc, xem bản thân như người thường nên đương nhiên không thể xử lý tốt sự việc. Giống như diễn xuất năm nay của Thần Vận, cậu học trò ngu ngốc vì hành thiện mà gặp được vị Thần tiên giúp cậu thay bộ não ngu dốt thành bộ não vàng khiến cậu điều gì cũng biết.

Không có việc nhỏ trong tu luyện, mỗi một việc tưởng chừng như chỉ là việc nhỏ thông thường nhưng đều là cơ hội tốt để đề cao tâm tính. Tôi xin cảm ơn tất cả những người đã giúp tôi mỗi một lần đề cao.

Trên đây là tâm đắc thể hội trong tu luyện của bản thân, nếu có chỗ nào chưa phù hợp mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Con xin cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ tại Pháp hội ở Học viện Nghệ thuật Phương Bắc)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/15/474225.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/29/216385.html

Đăng ngày 05-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Suy ngẫm về con đường tu luyện phản bổn quy chân của bản thân first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thể ngộ tu luyện sau khi tôi tinh tấn học Pháp và luyện cônghttps://vn.minghui.org/news/263322-the-ngo-tu-luyen-sau-khi-toi-tinh-tan-hoc-phap-va-luyen-cong.htmlFri, 05 Apr 2024 12:34:23 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263322[MINH HUỆ 15-03-2024] Con xin kính chào Sư phụ! Xin chào các bạn đồng tu! Tháng 9 năm ngoái, tôi chuyển từ trường Trung học Điểu Tùng ở Đài Loan sang Khoa Vũ đạo của Học viện Nghệ thuật Phương Bắc, và […]

The post Thể ngộ tu luyện sau khi tôi tinh tấn học Pháp và luyện công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-03-2024]

Con xin kính chào Sư phụ! Xin chào các bạn đồng tu!

Tháng 9 năm ngoái, tôi chuyển từ trường Trung học Điểu Tùng ở Đài Loan sang Khoa Vũ đạo của Học viện Nghệ thuật Phương Bắc, và hiện đang học lớp 11. Cách đây 5 năm, tôi cũng đã từng theo học hai học kỳ tại ngôi trường này.

Mỗi lần tới một môi trường mới, cuối cùng tôi đều nhận ra không có gì là ngẫu nhiên cả. Việc tôi hai lần trở thành học viên của Học viện Phương Bắc đều là do Sư phụ an bài. Tuy tôi chưa thể lập tức nhận ra đây là an bài của Sư phụ và nghĩ đó chỉ là sự việc ngẫu nhiên, nhưng khi nhìn lại, tôi nhận ra mọi việc xảy ra đúng chỗ, đúng lúc nhằm đặt định giúp tôi không ngừng đề cao trên con đường tu luyện. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số trải nghiệm của bản thân và những chấp trước của tôi gần đây đã bị phơi bày như thế nào.

Thực tu

Khi còn ở Đài Loan, việc học Pháp và luyện công hàng ngày là yêu cầu của ngôi trường mà tôi theo học. Sau một thời gian, tôi coi làm ba việc như hình thức hơn là việc đệ tử Đại Pháp cần làm. Khi tôi không tinh tấn trong tu luyện, ngay cả lúc tham gia buổi học Pháp chung, nếu không gà gật thì tôi cũng lơ đãng, dù có cố gắng thế nào, tôi cũng không nhập tâm được một từ nào.

Sau này, tôi nhận ra rằng nếu tôi chỉ thụ động coi việc học Pháp, luyện công là yêu cầu bắt buộc mà không hiểu ý nghĩa thì tôi sẽ không học được gì hết. Cho dù tôi có dành bao nhiêu thời gian để đọc các bài giảng và luyện công đi nữa, tôi cũng không thể tĩnh lại hay lĩnh hội được điều gì. Sau khi đến Học viện Phương Bắc, tôi biết không ai bắt tôi phải học Pháp, không có quy định tôi phải thức dậy vào giờ nào để luyện công. Mọi thứ đều là tự nguyện. Muốn tu luyện hay không là tùy vào bản thân. Cuối cùng, khi tôi nhận ra rằng học Pháp, luyện công là xuất phát từ yêu cầu tự thân của người tu luyện, tôi đã không còn buồn ngủ nữa. Tôi trân quý thời gian học Pháp mỗi ngày, và cũng trở nên tập trung.

Tâm lười biếng

Ban đầu, tôi còn kiên trì luyện công hàng ngày được một học kỳ. Đôi khi, nghĩ đến việc mình có thể duy trì trong thời gian lâu như vậy, tôi không khỏi cảm thấy tự mãn. Tôi nghĩ: “Mình thật quyết tâm; trạng thái tu luyện của mình khá tốt.” Tư tưởng này đã là không đúng rồi, nhưng tôi không nhận ra điều đó.

Tâm hoan hỷ vừa xuất ra, tôi bắt đầu buông lỏng. Mỗi ngày tôi đều tỉnh rất sớm nhưng thật khó để ra khỏi giường. Tôi ngủ thiếp đi trong giờ học buổi sáng. Tôi nghĩ: “Nếu dậy muộn, chẳng phải mình sẽ tỉnh táo hơn sao?” Tôi biết tôi chỉ đang cố tìm cớ để không dậy sớm luyện công, tâm lười biếng đã hủy hoại chính niệm của tôi, khiến tôi bắt đầu lừa dối chính mình. Ý niệm này dần dần bén rễ trong tâm tôi. Ban đầu, có lúc tôi luyện công muộn hơn nửa giờ, lúc đầu còn thấy có vẻ tỉnh táo hơn chút thật, và thấy lý do mình tìm được xem ra rất hợp lý.

Đến lúc tôi nhận ra mình sai thì vấn đề đã nghiêm trọng rồi. Khi tôi thực sự muốn dậy lúc 5 giờ sáng thì không còn thoải mái như trước nữa. Tôi không những ngủ quên, mà ngay cả chuông báo thức tôi cũng không nghe thấy. Lúc đầu, tôi còn tưởng có vấn đề gì với đồng hồ báo thức, không chừng âm lượng chuông nhỏ quá, chắc phải thay pin. Nhưng thay pin xong, tôi vẫn không nghe thấy gì và lại bỏ lỡ giờ luyện công. Thế là, tôi nhờ bạn cùng phòng đặt đồng hồ báo thức của cậu ấy để đánh thức tôi. Tôi thấy chuông báo thức của cậu ấy to hơn, nhưng cuối cùng tôi vẫn không dậy được.

Sau đó tôi chợt hiểu ra, giống như Sư phụ giảng:

“Có học viên lâu năm nói: ‘Thưa Sư phụ, con sao mà thấy chỗ nào cũng khó chịu lắm, đến bệnh viện tiêm cũng không khỏi, uống thuốc cũng không khỏi’. Họ còn nói được với tôi như thế! Tất nhiên nó không khỏi. Nó cũng không phải là bệnh, khỏi sao được? Chư vị kiểm tra đi, không có mầm bệnh, chư vị chỉ thấy khó chịu thôi. Chúng ta còn có học viên đến bệnh viện làm cong mấy cái kim tiêm, cuối cùng ống thuốc cũng phụt ra ngoài, không có vào [thân thể]. Anh ta hiểu ra: ‘Ái chà, mình là người luyện công kia mà, mình không tiêm nữa’. [Lúc ấy] anh ta mới nghĩ ra là không nên đi tiêm.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi cũng giống như vị học viên lâu năm ấy, dùng đủ mọi cách nhưng vẫn uổng công. Cuối cùng, tôi nhận ra nguyên nhân căn bản là do tôi không coi mình là người tu luyện. Vấn đề không phải ở chuông báo thức – mà là do chấp trước của tôi. Tôi đã không còn tích cực kiên trì dậy sớm như trước nữa. Mặc dù ngày nào cũng nghĩ cách dậy sớm, nhưng trong tâm vẫn muốn ngủ thêm một chút. Khi mất đi tâm tinh tấn ban đầu để đề cao trong tu luyện, làm sao tôi có thể bảo trì trạng thái lúc đó đây? Tôi cảm thấy thật hổ thẹn, vì tự mãn rằng mình có thể dậy sớm luyện công mà bị dùi vào sơ hở. Sau đó, như một kỳ tích, tôi lại có thể nghe thấy tiếng chuông báo thức của mình. Nếu lúc nào gặp khó khăn mà cứ hướng ngoại tìm nguyên nhân khiến sự việc không thuận lời, mà không tìm ở bản thân thì vĩnh viễn không tìm ra.

Tu bỏ tâm hiển thị

Trước đây, khi học lớp vũ đạo, nếu thấy có chút gì không đạt yêu cầu của mình, ngay cả khi giáo viên không sửa cho tôi, tôi vẫn thấy không hài lòng về bản thân, cứ cảm thấy lẽ ra vừa rồi có chỗ còn có thể làm tốt hơn. Bản thân việc tự nhận ra khuyết điểm của mình thì không có gì sai, nhưng vì động cơ của tôi không đúng, nên kiểu yêu cầu bản thân này lại trở thành chướng ngại lớn nhất trong tâm tôi, khiến tôi lúc nào cũng thấy chán nản sau mỗi buổi học, nghĩ động tác này của mình lẽ ra phải chuẩn hơn. Tôi lầm tưởng đó là biểu hiện rằng mình có tiêu chuẩn cao. Có khi sau nhiều lần thử mà vẫn không đạt được trạng thái mong muốn, tôi chán nản đến mức không thể tập trung được, cứ luẩn quẩn ở chỗ chưa hoàn mỹ của mình mà thấy khó chịu quá, hễ nghĩ vừa rồi sao không được tốt là bực không chịu được, không kìm được nước mắt.

Tôi bắt đầu hoài nghi bản thân: “Tại sao mình lại vào khoa múa?” Tôi không thể chịu đựng được tư thế cứng ngắc phản chiếu trong gương, càng nhìn càng bực, lại sợ người khác nhìn thấy ánh mắt của mình, cứ lo họ mà thấy được thiếu sót và khuyết điểm của mình thì không biết trốn vào đâu. Cái tâm thái muốn che đậy dần dần khiến tôi ngày càng rụt rè, mà múa lại yêu cầu phải xuất phát từ tâm, thân chưa động mà thần (tâm) dẫn trước, thân dừng mà thần (tâm) không dừng. Động tác múa của tôi ngày càng xa chuẩn mực, và tôi bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn. Tôi thường không sao hiểu nổi làm sao luyện tập mãi mà vẫn không được như ý, cứ giậm chân tại chỗ, càng ngày càng tệ hơn! Tôi không sao hiểu được rốt cuộc chướng ngại nào đã cản trở tôi. Mỗi ngày đến lớp vũ đạo đều như một loại tra tấn tinh thần đối với tôi.

Một hôm, tôi đọc được trong Chuyển Pháp Luân:

“Chư vị muốn đề cao, nhưng đâu có đề cao được, chúng không cho phép chư vị nâng cao lên. Vì sao không cho phép chư vị lên cao? Bởi vì tâm tính của chư vị chưa đề cao lên.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Đọc xong, tôi nhận ra là do tâm tính tôi bị giậm chân tại chỗ, thậm chí còn bị chấp trước kéo xuống, nên đương nhiên không đề cao lên được. Hóa ra cảm giác bất mãn với bản thân và ý nghĩ lẽ ra mình có thể làm tốt hơn không phải xuất phát từ mong muốn mình phải làm tốt hơn, mà là tâm hiển thị đang phát tác, vì năng lực chưa đủ, không sao hiện thị được với người khác nên thấy bực.

Nếu thấy mình không phải là người giỏi nhất, thì tôi lại cảm thấy bất mãn, đố kỵ với người khác. Tâm thích giữ thể diện khiến tôi không sao thả lỏng bản thân mà múa trước mặt mọi người, lúc nào cũng muốn che giấu khuyết điểm của mình. Gần đây, tôi mới phát hiện ra rằng trước đây, tôi mang tâm bất hảo như vậy mà múa, mà muốn tiến bộ, chẳng qua là vì tư dục và chấp trước của bản thân, lấy mục đích hiển thị với người khác. Bản thân cái động lực này là bất thuần, đủ loại tư tưởng và niệm đầu bất hảo này hội tụ lại, như cục nghiệp lực vậy, nên tự nhiên không có kết quả tốt.

Nếu duyên phận khiến tôi đi trên con đường múa, thì cũng phải khiến tôi nhọc cái gân cốt mà bỏ đi các loại chấp trước của mình, tu thân, tu cả tâm. Mỗi lĩnh vực đều là một con đường tu luyện, nhìn bề ngoài, nâng cao kỹ năng dường như không liên quan gì đến tâm tính, nhưng thực ra lại có mối tương quan chặt chẽ. Khi nhận ra những chấp trước của mình, tôi cố gắng hết sức để có thể bình hòa mỗi khi gặp trở ngại, không để tâm buồn bực dẫn động. Khi được ngợi khen, tôi tự nhủ phải bảo trì tâm khiêm tốn, không được tự mãn.

Trên con đường tu luyện, tôi cứ va vấp, ngã nhào rất nhiều. Hy vọng từ nay, tôi có thể khắc ghi điều Sư phụ giảng:

“…cứ tu luyện như thuở đầu…” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009).

Tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác biết ơn và chấn động thuở đầu khi minh bạch ra ý nghĩa của tu luyện, và sẽ phấn chấn lên trên con đường tu luyện.

Trên đây chỉ là thể ngộ ở tầng thứ sở tại. Có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn mọi người!

(Bài chia sẻ tại Hội nghị Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của Học viện Nghệ thuật Phương Bắc)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/15/474222.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/28/216379.html

Đăng ngày 05-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thể ngộ tu luyện sau khi tôi tinh tấn học Pháp và luyện công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Học viên mới: Bước thật tốt trên con đường tu luyện và trừ bỏ chấp trướchttps://vn.minghui.org/news/263262-hoc-vien-moi-buoc-that-tot-tren-con-duong-tu-luyen-va-tru-bo-chap-truoc.htmlWed, 03 Apr 2024 09:21:50 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263262[MINH HUỆ 16-03-2024] Con xin kính chào Sư phụ, kính chào các đồng tu. Cháu là học sinh cấp hai tại Học viện Nghệ thuật phương Bắc (NAA), năm nay cháu 14 tuổi. Cháu xin chia sẻ một số sự kiện […]

The post Học viên mới: Bước thật tốt trên con đường tu luyện và trừ bỏ chấp trước first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ ở ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-03-2024] Con xin kính chào Sư phụ, kính chào các đồng tu.

Cháu là học sinh cấp hai tại Học viện Nghệ thuật phương Bắc (NAA), năm nay cháu 14 tuổi. Cháu xin chia sẻ một số sự kiện quan trọng trên hành trình tu luyện vượt qua khổ nạn và buông bỏ hàng loạt chấp trước của mình.

Năm 2020, một người hàng xóm đã nói với cháu về Pháp Luân Đại Pháp. Đến tháng 6 năm 2023, cha mẹ cháu bắt đầu tu luyện, tuy nhiên, mãi tới tháng 10 năm 2023 cháu mới thực sự đắc Pháp. Mẹ cháu khích lệ chị gái cháu và cháu tu luyện, nhưng chúng cháu đã không thực sự tu luyện bản thân. Cháu cũng đọc Chuyển Pháp Luân và luyện công, nhưng ở trường cháu vẫn hành xử như một người thường đầy những chấp trước con người. Đôi khi cháu nói dối mẹ rằng cháu đã học Pháp và luyện công, nhưng thực ra cháu lại sử dụng thiết bị nối mạng để trò chuyện với bạn bè, xem video và nghe nhạc hiện đại.

Những thứ âm nhạc cháu nghe rất thô tục và không phù hợp với lứa tuổi. Khi cháu nghe một bài hát mới đang thịnh hành, cháu nghĩ: “Sao họ lại sáng tác những bài hát về những thứ không phù hợp, ca ngợi ma quỷ hoặc bao gồm đủ loại từ ngữ thô tục vậy nhỉ?”

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi Internet, cách nghĩ của bạn bè và việc các bạn cùng lớp thường hát và thảo luận về những bài hát này, cháu thấy mình cũng làm như vậy. Cháu biết mẹ cháu sẽ không bao giờ cho cháu nghe những bài hát như thế. Vậy nên, cháu thường nhốt mình trong phòng và nói với bố mẹ rằng cháu có bài tập về nhà. Thực ra là để cháu nghe nhạc và trò chuyện với bạn bè.

Điều này diễn ra trong mấy tuần liền. Cháu ngày càng xa cách bố mẹ và cư xử không tốt. Cháu đã không tuân theo đặc tính ‘Chân’, đặc tính đầu tiên của vũ trụ. Điều đó khiến mẹ cháu bắt đầu mất niềm tin với cháu và trở nên nghiêm khắc hơn đối với các con, và cháu phần nào phản đối việc mẹ cháu tu luyện. Lúc đó cháu còn quá ngây thơ để hiểu được mẹ cháu.

Có chính niệm

Chửi thề, bắt nạt, và buôn chuyện là một phần trong hành vi hàng ngày của cháu. Cháu đã không có chính niệm. Khi có điều gì tồi tệ xảy ra với cháu, cháu đổ lỗi cho người khác thay vì hướng nội. Cháu không kiên nhẫn và hiếm khi dùng Thiện, một đặc tính khác của vũ trụ, để xử lý các tình huống. Và một số tình huống đã thực sự ảnh hưởng đến mối quan hệ của cháu với bố mẹ.

Sau đó, cháu nhận thấy tâm tính của mình ngày một tệ hơn. Cháu biết mình đã làm những việc sai trái nhưng cháu không biết làm cách nào để dừng lại. Khi làm sai điều gì nhưng việc làm đó lại khiến cháu dễ chịu và thậm chí thỏa mãn, cháu cảm thấy rất hoang mang, bởi điều cháu làm là không chính đáng và không tuân theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp. Cháu biết những lựa chọn và hành động của mình là sai lầm, bởi nếu cháu là đứa trẻ ngoan và luôn cố gắng làm điều đúng đắn, tại sao cháu lại phải lo lắng về việc bị bố mẹ la mắng?

Cháu bắt đầu nghĩ về việc mình đã bước sang tà đạo như thế nào. Một đêm, cháu nghĩ đến Sư phụ và khẩn cầu rằng cháu sẽ trở thành một người tốt hơn chậm nhất vào cuối năm nay. Vài ngày sau, cháu đọc mục “Luyện công chiêu ma” trong Bài giảng thứ sáu của Chuyển Pháp Luân.

Sư phụ giảng,

“…Tuy nhiên chúng cháu thực sự thấy có ma đang can nhiễu, không cho chư vị luyện công; nó đều có quan hệ nhân duyên, chứ không phải vô duyên vô cớ; nếu vô duyên vô cớ thì không cho phép nó như thế.”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Sau khi đọc những dòng này, cháu nhận ra rằng chính loại can nhiễu này đã ngăn cản tâm trí cháu có được chính niệm, và cháu phải thay đổi bản thân để có được tâm thái đúng đắn.

Cháu bắt đầu tử tế và cảm thông hơn với các bạn ở trường và những người xung quanh. Cháu xin lỗi những người mà trước đây cháu đã cười nhạo bởi cháu nhận ra rằng đó là nghiệp của chính cháu gây ra và có lẽ đó chỉ là mối quan hệ nhân duyên đời trước cần hóa giải.

Một cơ hội bất ngờ

Cháu còn nhớ một buổi chiều khi cháu đi học về, mẹ nói với cháu rằng cháu sẽ theo học tại Học viện Phương Bắc ở New York. Lúc đầu, cháu rất hào hứng, nhưng khi bắt đầu nghĩ về điều đó, cháu biết đây sẽ là một sự thay đổi lớn và cháu cảm thấy mình chưa sẵn sàng cho điều đó.

Mẹ cháu không bận tâm tới những lời phàn nàn của cháu. Vậy nên cuối cùng cháu đã đến đây. Vì sống trong ký túc xá nên cháu kết bạn khá nhanh. Tuy nhiên, cháu vẫn nói năng thiếu lễ phép và chửi thề rất nhiều. Khả năng chịu đựng của cháu rất kém. Cháu có thành kiến ​​với những người cháu không thích. Bất cứ khi nào ai đó làm điều gì đó mà cháu cho là kỳ quặc, cháu đều nói xấu họ với bạn bè. Những hành vi của cháu khi lần đầu tiên đến đây thực sự không thể chấp nhận được.

Những lời nói và hành xử bất chính của cháu đã trở thành thói quen. Các giáo viên ở ký túc xá đã nói chuyện với cháu về điều đó. Cháu biết họ quan tâm và muốn cháu trở thành một người tu luyện tốt hơn, nhưng cháu vẫn không thực sự để tâm. Bởi vậy mà tình trạng của cháu không tiến bộ được nhiều. Cháu đã thô lỗ với giáo viên ở ký túc xá và không tuân theo hầu hết các nội quy ở đây. Cháu hiếm khi quan tâm đến người khác. Với tất cả những việc làm sai trái đó cộng với việc nói xấu người khác với bạn bè, cháu đã tạo ra rất nhiều nghiệp cho bản thân.

Khi tháng thứ hai của năm học trôi qua, cháu phải đối mặt với một khổ nạn lớn mà cháu tin rằng điều đó đã thay đổi suy nghĩ của cháu rất nhiều trong hành trình tu luyện. Bạn bè bắt đầu trêu chọc cháu và không còn thân thiện nữa. Cháu lại hướng ngoại và nói rằng họ ích kỷ và xấu tính.

Sư phụ giảng:

“Do đó sau này khi gặp mâu thuẫn, chư vị không được coi đó là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân).

Cháu ngộ ra rằng, khi xung đột xảy ra bất ngờ, đó là để xem liệu một người có coi nhẹ tình huống đó hay không. Khảo nghiệm này là do nghiệp lực của chính cháu gây ra và được an bài để loại bỏ những chấp trước con người của cháu. Chẳng bao lâu sau, cháu bị hầu hết bạn bè xa lánh.

Tu tâm tính

Khi cháu mới đến Học viện phương Bắc, cháu vẫn chưa hoàn toàn lĩnh hội được Pháp và chưa thực sự tu luyện bản thân. Nhưng khi ma nạn này xảy đến, cháu biết mình phải thay đổi, vì cháu nhớ bố nên mẹ cháu đã nói với cháu rằng để thay đổi một ai đó, trước tiên con cần phải thay đổi chính mình. Cháu bắt đầu hối hận về những lúc cháu không thể kiềm chế được tính nóng nảy và buông lơi chính niệm. Cháu vẫn nói những điều không hay nhưng dần dần cháu dừng lại được và nói ít hơn. Nếu hàng ngày cháu không học Pháp, phát chính niệm, chia sẻ và nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô ở ký túc xá, cháu không thể làm được điều này.

Cháu nhận ra rằng cháu không nên tức giận với mọi người hay để tâm đến điều đó, bởi vì đó không phải là cách một học viên nên hành xử. Thay vào đó, cháu nên cảm ơn họ và hướng nội. Khổ nạn này là để cháu loại bỏ những chấp trước và đề cao tâm tính của mình.

Cháu bắt đầu biết cân nhắc hơn và tham gia học Pháp thường xuyên hơn. Cháu đã xin lỗi cô giáo ở ký túc xá và chia sẻ với cô ấy rất nhiều trải nghiệm cũng như suy nghĩ của cháu về việc tu luyện. Cô ấy đã giúp cháu vượt qua khổ nạn này và nhắc nhở cháu phải bảo trì chính niệm và tu bỏ những chấp trước mà cháu vẫn còn ôm giữ.

Khi những xung đột tâm tính khác xảy ra, cháu xử lý chúng tốt hơn trước. Tuy nhiên, khi mâu thuẫn xảy ra, suy nghĩ đầu tiên của cháu là: “Tại sao người này lại làm điều này với mình?” hoặc “Tại sao người này lại hành động như vậy nhỉ?” Rồi cháu nhanh chóng nhận ra điều này là để cháu đề cao tâm tính, loại bỏ các chấp trước và cháu nên xem nhẹ sự việc này.

Nhận ra tâm tật đố mạnh mẽ và nỗ lực vượt qua

Học viện Phi Thiên (Học viện Shen Yun) là một chủ đề được sinh viên Học viện Phương Bắc yêu thích. Cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định mới đủ điều kiện ghi danh vào học viện này. Cháu vẫn chưa đủ chiều cao. Một số bạn bè của cháu cao hơn cháu, điều này khiến cháu cảm thấy tự ti về bản thân. Cháu nhận ra đây là tâm tật đố, một chấp trước mạnh mẽ mà cháu nên loại bỏ.

Chấp trước này cũng thể hiện rõ trong lớp học múa, chẳng hạn như khi cháu bị chỉ định vị trí phụ trong đội hình, cháu có phần thất vọng, giận thầy và những học sinh được phân vị trí tốt hơn. Cháu tự hỏi liệu suy nghĩ như vậy có giống một người tu luyện chân chính hay không và nhanh chóng nhận ra đây là một khảo nghiệm, để xem liệu cháu có thể coi nhẹ được mâu thuẫn nhỏ này không. Cháu bình tĩnh lại nhưng rồi lại trở nên mất bình tĩnh khi một bạn khác lớn tiếng sửa lỗi cho mọi người.

Cháu không thể kiểm soát được phản ứng của mình lúc đó. Tại sao cháu lại tức giận về điều này? Việc này xảy ra là do nghiệp lực của chính cháu, và điều đó có nghĩa là nó sẽ có thể chuyển hóa thành vật chất trắng (đức) và là cơ hội để cháu đề cao tâm tính. Vì vậy, cháu thực sự nên cảm ơn bạn đó từ tận đáy lòng mình. Cháu không nên để mâu thuẫn này làm cháu khó chịu, bởi vì nếu không có khổ nạn thì làm sao cháu có thể đề cao bản thân trong tu luyện?

Cháu tiếp tục nhắc nhở bản thân về điều này mỗi khi mâu thuẫn xảy ra. Cháu vẫn còn nhiều việc phải làm và cần nỗ lực ở nhiều phương diện. Cháu vẫn còn nhiều chấp trước khác nhau cần loại bỏ và chặng đường dài để tu luyện. Cháu nhận ra rằng, khi cảm thấy mình đang ở trạng thái kém nhất, cháu chỉ cần nhớ đến Pháp và hướng nội tìm. Đảm bảo mọi thứ sẽ chuyển biến khác.

Cháu thường hay lo lắng về tương lai của mình và nghĩ xem liệu cháu có thực sự tin tưởng vào những gì Sư phụ đã an bài cho cháu hay không. Chẳng phải những lo lắng này cũng là một chấp trước sao? Cháu nhận ra rằng mỗi người đều có con đường tu luyện và cuộc sống của riêng mình, sẽ có lúc bạn sẽ hối tiếc về điều gì đó và có những lúc bạn đạt được một số điều. Chỉ cần bạn tiếp tục tu luyện tâm tính thì điều gì rồi cũng sẽ ổn.

Lời kết

Sau khi đối mặt với khổ nạn, cháu nhận ra mình đã thay đổi và đề cao được đến mức nào. Cho đến nay, nhận được sự giúp đỡ là một phần quan trọng trong hành trình tu luyện của cháu và cháu tin rằng điều đó hoàn toàn có thể tiếp thụ bởi nếu không có sự giúp đỡ của bạn bè và giáo viên ở ký túc xá, cháu sẽ không ở đây cho đến hiện giờ. Cháu biết mình còn nhiều việc phải làm, còn có rất nhiều chấp trước và dục vọng cần loại bỏ, và cháu cần có những lựa chọn đúng đắn hơn. Cháu sẽ cố gắng học Pháp và luyện công thường hằng, tu luyện tinh tấn và đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân.

Xin vui lòng chỉ ra cho cháu những điều không phù hợp với Pháp trong bài chia sẻ này.

Con xin cảm tạ Sư phụ. Cảm ơn các đồng tu.

(Bài chia sẻ tại Hội nghị chia sẻ trải nghiệm tu luyện của Học viện Nghệ thuật Phương Bắc)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/16/474252.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/18/216253.html

Đăng ngày 03-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Học viên mới: Bước thật tốt trên con đường tu luyện và trừ bỏ chấp trước first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Pháp hội Úc | Tu xuất tâm từ bi khi đảm nhiệm vai trò điều phối viênhttps://vn.minghui.org/news/263083-phap-hoi-uc-tu-xuat-tam-tu-bi-khi-dam-nhiem-vai-tro-dieu-phoi-vien.htmlThu, 28 Mar 2024 12:14:40 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263083[MINH HUỆ 24-11-2023] Con xin kính chào Sư phụ! Kính chào các đồng tu! Tôi đắc Pháp cách đây năm năm rưỡi. Nhờ sự chỉ dẫn của Sư phụ, mà cuộc đời của tôi đã thay đổi một cách đáng kể, đặc biệt là từ khi […]

The post Pháp hội Úc | Tu xuất tâm từ bi khi đảm nhiệm vai trò điều phối viên first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Melbourne

[MINH HUỆ 24-11-2023]

Con xin kính chào Sư phụ!
Kính chào các đồng tu!

Tôi đắc Pháp cách đây năm năm rưỡi. Nhờ sự chỉ dẫn của Sư phụ, mà cuộc đời của tôi đã thay đổi một cách đáng kể, đặc biệt là từ khi tôi trở thành một điều phối viên của nhóm học viên Việt Nam tại Melbourne. Nhân dịp Pháp hội, tôi xin chia sẻ quá trình tu luyện trong vai trò là một điều phối viên, hy vọng tôi sẽ đề cao hơn nữa trong tu luyện.

1. Tu luyện khi đảm nhận vài trò điều phối viên

Một ngày nọ, một điều phối viên người Hoa gọi cho tôi và hỏi tôi có muốn trở thành điều phối viên không, lúc đó tôi mới đắc Pháp được hơn một năm. Lúc ấy, tôi hỏi cô ấy thêm chi tiết và chỉ nghĩ đơn giản rằng, tôi là người khá năng động và cũng không bị vướng ngại về ngôn ngữ nhiều nên tôi có thể giúp đỡ chỉnh thể Việt Nam bằng cách cập nhật các thông tin khi cần thiết, bởi vậy tôi đã đồng ý.

Vài tháng đầu tiên, tôi chủ yếu phiên dịch các tin nhắn cho nhóm đồng tu Việt Nam, ngoài ra không có việc gì mấy. Sau đó, có vài đồng tu tiếp cận và nhờ tôi giúp đỡ mấy hạng mục. Ban đầu, tôi cảm thấy rất choáng ngợp khi nhìn một loạt các hạng mục. Tôi có chút phàn nàn trong tâm và nghĩ mình đã quá bận rộn với công việc người thường rồi, nên chỉ có thể dịch thông tin sang tiếng Việt cho nhóm được thôi. Tuy nhiên, càng tu luyện, học Pháp và kinh văn của Sư phụ nhiều hơn, tôi đã ngộ ra rằng điều phối các nhóm và các học viên chính là con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho tôi, và đó là một phần tu luyện của tôi.

Tôi bắt đầu tham gia các hạng mục, và các đồng tu Việt Nam tại Melbourne phối hợp rất tốt, nên các hạng mục chạy rất suôn sẻ, và tôi đã nhận được nhiều lời khen từ các đồng tu. Sau một thời gian, khi thấy các đồng tu khác làm hạng mục không tốt, tôi cảm thấy rất thất vọng, thậm chí còn coi thường các điều phối viên khác, và có tâm tự phụ rằng tôi có thể làm tốt hơn họ.

Sau đó, tôi nhớ tới Pháp của Sư phụ:

“Người phụ trách của đệ tử Đại Pháp ấy, thực ra thì chỉ là một người phối hợp, người liên hệ, một người truyền đạt, chư vị không được xem họ như là Sư phụ, đặt hy vọng lớn đến thế, trở thành điểm tựa trong tu luyện của chư vị, bất luận làm việc gì họ cũng phải làm đến tốt nhất. Không phải như thế, nếu người phụ trách này thật sự cũng giống như Sư phụ, hay là nghĩ vấn đề toàn mọi mặt, tuyệt đối không có sai sót, như vậy thì rất nhiều người địa phương ấy sẽ tu không xuất lai được, vì họ đã nghĩ toàn diện về mọi mặt rồi, không có phần suy nghĩ của chư vị nữa, những việc họ làm đều là tốt nhất, cũng không có phần tốt của chư vị nữa.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004], Giảng Pháp tại các nơi VI)

Khi tâm chấp trước của tôi xuất hiện, Sư phụ đã an bài cho tôi đọc được những bài chia sẻ tâm đắc tu luyện hoặc kinh văn như là sự điểm hóa và giúp tôi trừ bỏ chấp trước. Cảm tạ Sư phụ!

2. Tu luyện trong gia đình

Tôi sinh ra trong một gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Đảng. Văn hóa đảng đã trở thành thói quen và một phần trong cuộc sống của chúng tôi. Mặc dù tôi biểu hiện điềm đạm và lịch thiệp, nhưng ở nhà tôi thường cáu kỉnh, đặc biệt là với chồng con. Tôi có xu hướng áp đảo chồng, và hành vi này vẫn tồn tại ngay cả sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cố gắng thuyết phục chồng học Pháp với tôi vì tin rằng sẽ rất tốt cho anh. Tuy nhiên, anh ấy khăng khăng rằng nếu Pháp thực sự tốt thì tôi nên tập trung vào đề cao bản thân đã. Anh ấy cần thấy sự thay đổi tích cực từ hành xử của tôi, rồi mới thừa nhận giá trị của Pháp.

Tôi nhận thấy mình là một điều phối viên tốt trong nhóm chúng tôi, nhưng lại không thể làm vai trò điều phối trong gia đình của mình. Tôi nghĩ nếu người nhà tôi đều trở thành học viên, tôi có thể trở thành một điều phối viên tốt trong chính gia đình của mình rồi. Nhưng để thực hiện điều đó thì không hề dễ dàng, nhất là khi chồng tôi là tiến sỹ và tin vào khoa học thực chứng. Bởi vậy, tôi tự nhủ mình phải tu luyện tốt trong môi trường gia đình, và dưới sự chỉ dẫn của Sư phụ, tôi sẽ có thể làm được.

Tôi bắt đầu thay đổi, thậm chí cả những việc nhỏ, như không hối thúc hay cao giọng giục các con nhanh lên vào buổi sáng khi chuẩn bị đến trường, tôi cho các con có thêm 5-10 phút để đi giày. Mặc dù một số đồng tu và những người khác chia sẻ rằng chúng ta có thể bị muộn làm hoặc con đến trường muộn nếu chúng ta không thúc giục bọn trẻ, nhưng tôi nhận ra rằng sự thiếu kiên nhẫn xuất phát từ tâm ích kỷ. Trong khi người lớn chúng ta thường vội vã hoàn thành công việc của mình, đôi khi chúng ta không đủ nhẫn nại để đợi tụi nhỏ mặc quần áo hoặc chuẩn bị cho bản thân. Tôi nhớ tới những trường hợp các đệ tử hỏi Sư phụ nhiều câu hỏi mà Ngài từng trả lời rồi, nhưng Sư phụ vẫn giải đáp lần nữa bằng sự từ bi và nhẫn nại.

Vì thế, nếu con tôi lặp lại lỗi sai hoặc cần thêm thời gian để chuẩn bị, thì tôi thường cố gắng dậy sớm hơn để các con có đủ thời gian, và nói với con bằng giọng hiền từ và nhẫn nại. Dần dần, các con tôi hình thành những thói quen tuyệt vời, và tôi không còn cần phải lên kế hoạch xoay quanh việc của các con, cũng không còn muộn làm vì các con nữa.

Bây giờ, con gái tôi 17 tuổi. Khi tôi bước vào tu luyện cách đây năm năm rưỡi, con đã từng nghe các bài giảng Pháp. Tuy nhiên, vì tôi không hiểu hết bản tiếng Anh, mà con lại chẳng thể đọc được bản tiếng Việt, nên chúng tôi không cách nào học Pháp chung được. Những năm qua, tôi ước mình có thể truyền cảm hứng để con quay trở lại học Pháp, nhưng con đã từ chối.

Gần đây, một hôm, khi con gái cảm thấy áp lực bài vở nặng nề, tôi đã kiên nhẫn chia sẻ với con những trường hợp mà Sư phụ và Đại Pháp đã giúp tôi vượt qua rất nhiều khó khăn như thế nào. Tôi nhận ra rằng ở các nước tự do, trẻ em không sẵn sàng tiếp thụ giáo huấn của cha mẹ. Vì thế, tôi thường kể những ví dụ thực tế về cách tôi thực hành Pháp trong cuộc sống, và nhấn mạnh rằng chỉ có Sư phụ và Pháp mới có thể thực sự giúp được con. Kết quả là con gái đã đồng ý quay lại học Pháp.

Bây giờ, chúng tôi cùng nhau học Pháp một lần mỗi tuần, có thể xem là không nhiều, nhưng rõ ràng là còn hơn không. Con gái tôi đã chia sẻ quan điểm tích cực về Pháp Luân Công với bạn bè của con, khẳng định rằng đó là một công pháp rất bổ ích.

Kể từ khi đắc Pháp, mối quan hệ của tôi với chồng đã được cải thiện rõ rệt. Có lần tôi hối thúc anh ấy tu luyện, mặc dù anh chưa sẵn sàng lắm. Vì thế mà anh ấy dừng ba lần, rồi lại quay lại học. Đến lần thứ ba tôi thầm xin Sư phụ giúp tôi bỏ chấp vào tình với chồng, hy vọng rằng anh ấy có thể đắc Pháp. Ban đầu, tôi gặp khó khăn trong việc cân bằng thể ngộ về Pháp với những đòi hỏi của cuộc sống gia đình. Tôi thấy mình có xu hướng đi sang cực đoan, luôn áp đặt tiêu chuẩn rất cao đối với chồng. Tôi yêu cầu anh ấy phải hành xử thế nào, và tức giận nếu anh ấy không học Pháp hay luyện công hằng ngày. Mặc dù trên bề mặt mối quan hệ của chúng tôi biểu hiện rất hòa thuận, nhưng giữa chúng tôi vẫn tồn tại một khoảng cách rõ ràng.

Trong thời gian này, tôi đã thể hiện thái độ nghiêm khắc và xa cách với chồng mình. Thái độ này đặc biệt càng rõ trong thời gian giãn cách. Trong khi chồng tôi ngỏ ý muốn dạo bộ trong công viên hoặc leo núi cùng gia đình thì tôi lại cho rằng những hoạt động này không có ý nghĩa gì với tôi nên từ chối tham gia. Tôi cứng đầu phản đối tất cả những hoạt động kiểu như vậy, để chồng và hai con gái đi với nhau. Mối quan hệ của chúng tôi đã xấu đến mức cả hai chúng tôi đều đã nghĩ đến chuyện ly hôn và không còn cảm thấy cần có sự hiện diện của nhau.

Tôi không ngừng cảnh tỉnh bản thân về những Pháp lý mà Sư phụ giảng:

> “Chư vị luyện công, ái nhân chư vị có thể không luyện công, [thì chỉ] vì luyện công mà hai vợ chồng ly hôn là không được.” (Bài giảng thứ Sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi quyết định thay đổi bản thân để cải thiện mối quan hệ gia đình. Tôi không còn thể hiện khó chịu khi chồng tôi chọn không luyện công với tôi vào buổi sáng hay học Pháp lúc phù hợp với anh. Tôi tu khẩu, tránh nhận xét tiêu cực về con đường tu luyện của anh ấy. Tôi trở nên cởi mở hơn và thiện hơn với anh ấy. Tôi chỉ khích lệ anh ấy tham gia các hoạt động hồng Pháp để anh có cơ hội gặp gỡ các học viên khác và nghe họ chia sẻ. Tôi nhận thấy sự đề cao của anh ấy khi tôi tu khứ được tâm áp đặt từ thẳm sâu trong tâm.

Gần đây, chồng tôi nhiều lần nói rằng anh ấy cảm thấy tốt hơn vì được thoải mái lựa chọn phương thức tu luyện riêng cho mình. Anh cảm kích vì tôi ít can thiệp hơn và không cố gắng áp đặt anh đi theo một con đường cụ thể nào, vì tôi ngộ ra rằng chỉ có Sư phụ mới có thể chỉ dẫn và chăm sóc anh ấy, chứ không phải tôi.

Khi tôi đề cao trong tu luyện, dần dần mẹ tôi và hai em gái ở Việt Nam cũng bước vào tu luyện. Bố tôi vẫn chưa đắc Pháp, nhưng bố luôn khuyến khích mẹ tôi và hai em tinh tấn hơn, bởi bố đã chứng kiến sức khỏe của mọi người tốt lên. Mối quan hệ trong gia đình chúng tôi cũng được cải thiện rất nhiều.

3. Trở thành người lãnh đạo tốt hơn ở công ty

Tôi tin Sư phụ đã an bài mọi trải nghiệm trong cuộc sống để chuẩn bị cho tôi đảm nhiệm vai trò điều phối viên. Khi còn nhỏ, tôi từng là trưởng nhóm của một nhóm nhạc. Ở trường đại học, mặc dù lớp tôi có đến 50 nam sinh và 6 nữ sinh, nhưng tôi đã được chọn làm lớp trưởng. Sau khi sang Úc, tôi đã tự mở công ty. Tôi đã từng là người lãnh đạo rất nóng tính và độc đoán. Từ khi đắc Pháp, tính cách của tôi đã cải thiện đáng kể, điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc điều hành công ty, đặc biệt trong ngành y tế, chúng tôi làm việc với các khách hàng khuyết tật. Tôi đã thay đổi từ một bà chủ nóng tính thành một người biết lắng nghe và là một lãnh đạo đồng cảm.

Tôi điều hành một công ty cung cấp các dịch vụ trị liệu nghề nghiệp, bệnh lý ngôn ngữ, và tâm lý học. Các bác sỹ của chúng tôi đã rời đi vì nhiều lý do khác nhau. Tôi thấy mình rất may vì tất cả các bác sỹ đều thông báo với tôi từ sáu tháng đến một năm trước khi họ rời đi, mặc dù công ty chỉ yêu cầu họ báo trước có bốn tuần. Họ thường nói rằng tôi rất khác với các chủ doanh nghiệp khác, vì các chủ doanh nghiệp khác thường không tiếp thu khi nhân viên muốn biểu đạt quan ngại của họ hoặc có nhận xét tiêu cực về công ty. Tôi giải thích với họ rằng tôi là một học viên Pháp Luân Công, và công ty chúng tôi thực hành nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, và tôi cũng nêu công khai trên trang web của công ty.

Giống như nhiều chủ doanh nghiệp khác, tôi cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ dẫn của Pháp, tôi đã ngộ ra rằng:

>“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.“ (Chuyển Pháp Luân)

Vì thế, tôi ngộ ra rằng khi nhân viên quyết định rời đi, đó là vì họ cần tìm một chỗ phù hợp với nhu cầu của họ nhất ở thời điểm đó.

Gần đây, chúng tôi có hai bác sỹ xin nghỉ việc để làm cho một công ty nổi tiếng toàn cầu và một công ty mà lãnh đạo có hơn 30 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau đó họ đã biểu đạt nguyện vọng muốn quay lại làm với chúng tôi, vì họ coi trọng những nguyên tắc độc đáo của công ty chúng tôi mà họ không thể tìm thấy ở bất cứ một công ty bình thường nào. Tôi nhận ra rằng tất cả những vai trò mà tôi đã làm đều là Sư phụ đã chuẩn bị cho tôi, là để giúp tôi trở thành một điều phối viên tốt hơn. Để đạt được điều này, hàng ngày tôi cần đặt tâm vào việc học Pháp tinh tấn hơn nữa, và làm một điều phối viên từ bi cứu thêm nhiều chúng sinh.

Cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ đọc tại Hội Giao lưu Tâm đắc Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Úc 2023)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/24/468558.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/26/213094.html

Đăng ngày 28-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Pháp hội Úc | Tu xuất tâm từ bi khi đảm nhiệm vai trò điều phối viên first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Pháp hội Đức | Buông bỏ giả ngã, quay về chân ngãhttps://vn.minghui.org/news/262989-phap-hoi-duc-buong-bo-gia-nga-quay-ve-chan-nga.htmlMon, 25 Mar 2024 09:37:20 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262989[MINH HUỆ 03-12-2023] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các đồng tu! Đường đời của mỗi sinh mệnh đã được an bài sẵn, con đường của tôi cũng đã được an bài từ lâu lắm rồi. Vài năm gần […]

The post Pháp hội Đức | Buông bỏ giả ngã, quay về chân ngã first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp Tây phương tại Thụy Sỹ

[MINH HUỆ 03-12-2023]

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!
Xin chào các đồng tu!

Đường đời của mỗi sinh mệnh đã được an bài sẵn, con đường của tôi cũng đã được an bài từ lâu lắm rồi. Vài năm gần đây, rất nhiều Pháp lý ngày càng triển hiện rõ ràng hơn trước mắt, và năng lực lý giải của tôi về những Pháp lý đó cũng càng sâu sắc hơn.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có tín ngưỡng tôn giáo, và chúng tôi đi nhà thờ vào mỗi ngày Chủ Nhật. Trong nhiều năm, tôi tuân theo các nghi thức tôn giáo, nhưng trong tâm vẫn còn rất nhiều thắc mắc, nhưng không đủ dũng khí để nêu ra. Trong những năm tháng tuổi trẻ đó, tôi cũng đã nảy sinh nhiều câu hỏi về sinh mệnh và tín ngưỡng.

Đôi khi tôi tưởng tượng vũ trụ rốt cuộc to lớn đến mức nào. Tôi tưởng tượng mình rất nhỏ bé, nhỏ như một cây kim. Nếu thế thì vũ trụ phải có kích thước bằng một phòng khách hoặc lớn hơn, phải không nhỉ? Có lẽ nó phải lớn hơn chứ? Có thể lớn bằng cả một thành phố, một quốc gia, một lục địa, hoặc có thể nó lớn hơn địa cầu, hay lớn hơn nữa? Vũ trụ chỉ có một hay nhiều hơn như vậy?

Ý nghĩ này dường như sâu xa vô tận, nó dấy lên nỗi sợ hãi từ sâu thẳm trong tâm tôi. Tôi sợ mình quá ư nhỏ bé và không mảy may giá trị gì đối với Sáng Thế Chủ, sợ Sáng Thế Chủ không buồn ngó ngàng tới một sinh mệnh nhỏ bé như cây kim như tôi. Ý nghĩ này sau đó đã biến thành một quan niệm ngoan cố, rằng “mình không đủ quan trọng và không đáng được yêu thương”. Phải rất lâu sau đó, sau khi đắc Pháp tu luyện vào năm 2010, tôi mới nhận ra tư tâm sâu xa ẩn sau lối nghĩ này. Mãi cho đến khi kinh văn mới “Vì sao có nhân loại?“ được công bố, thì nó mới từ chỗ thâm sâu mà trồi lên.

Những năm tháng sau đó

Trong kinh văn, Sư phụ giảng:

“Hiện nay thế gian con người chính đang diễn ra quá trình cuối cùng của “diệt” trong thành-trụ-hoại-diệt [đó]. Hết thảy của [thời] mạt hậu đều sẽ biến thành bất hảo, cho nên mới có ‘diệt’; vì thế xã hội bây giờ mới loạn thế này. Người ta không có thiện niệm, loạn tính, tâm lý biến thái, những thứ độc hại tràn lan, không tín Thần, và những loạn tượng [khác] nảy sinh khắp cả; đó là điều tất nhiên của thiên thể lúc mạt hậu, chính là đã tới thời đó rồi!” (Vì sao có nhân loại)

Tôi của trước kia càng ngày càng “tự tư”, nhưng vì thân ở trong mê nên tôi căn bản không ý thức được điểm này. Mặt minh bạch của tôi ngày càng bị ức chế. Tôi đã rời xa bản tính thiện lương và ngay chính của mình mà truy cầu sự khẳng định tự ngã, danh tiếng, tự do và lạc thú trong xã hội.

Khi gặp được Đại Pháp, tôi nhận ra cuộc sống của mình thật ảm đạm, cô độc, mê mang, và ích kỷ biết bao. Trong những năm ấy, tôi càng ngày càng tạo nhiều nghiệp lực và hình thành quan niệm mạnh mẽ đối với người khác, với môi trường xunh quanh, và với chính bản thân mình. Chỉ có Đại Pháp mới thực sự có uy lực để phá trừ những thứ này, cũng chỉ có Sư phụ mới có thể tiêu trừ nghiệp lực cho tôi.

Trong ba năm tu luyện vừa qua, tôi đã rơi vào bế tắc, cảm thấy vô cùng cô độc, và còn trải qua một khảo nghiệm căn bản. Lần khảo nghiệm này đã cho tôi cơ hội nhìn rõ hơn những thứ không thuộc về chân ngã của mình, giúp tôi nhận thức rõ hơn các Pháp lý ở tầng thứ sở tại của bản thân, đồng thời chứng thực Pháp.

Nguyên nhân của lần khảo nghiệm này là do mâu thuẫn với một vị đồng tu. Lúc ấy, tôi đã tham gia vào một hạng mục được vài năm. Sau một thời gian, tôi được thay đổi vị trí để hỗ trợ trực tiếp hơn nữa cho cấp quản lý. Năm ngoái, tôi bị mất vị trí này. Nhìn bề ngoài, tôi bị mất nhiệm vụ này trong hạng mục là do mâu thuẫn, và vì có người có năng lực hơn thay thế, nhưng nó cũng làm lộ ra rất nhiều chấp trước của tôi như phẫn nộ, chán chường, tật đố, mất phương hướng, nghi ngờ bản thân, v.v.. Cơ bản nhất là, tôi đã mất đi tín tâm vào hạng mục quan trọng nhất của Sư phụ. Điều tôi nghi ngờ không phải là bản thân hạng mục, mà là việc thực thi ở tầng diện con người và sự quản lý của người điều phối hạng mục. Sự nghi ngờ này mạnh mẽ đến nỗi tôi không biết trong tình huống ấy, tôi có còn muốn, có còn được tham gia hạng mục nữa hay không.

Vài tuần trước khi vị trí của tôi chính thức bị bãi bỏ, tôi đã đề cập với nhân viên quản lý hạng mục về phương thức tư duy và hành vi trong văn hóa đảng. Tuy nhiên khi trao đổi, cơ điểm của tôi không phù hợp với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, mà do sự chán chường, phẫn nộ, và thái độ chỉ tay năm ngón đối với người khác. Phương thức tư duy văn hóa đảng của tôi cũng thể hiện rõ.

Sau lần mâu thuẫn này, trường không gian của tôi tràn ngập sự oán trách và thất vọng, thấy mình rất khó nhìn nhận vấn đề một cách lý trí và khách quan. Sau đó, tâm oán hận và tuyệt vọng cũng nổi lên. Tôi đâm ra hoài nghi: “Tôi có được, có muốn tiếp tục thực hiện công việc trong hạng mục này nữa không?” Quan niệm và cái tình của con người đã cản trở tôi. Mặc dù mọi thứ đều chỉ ra rằng đây là can nhiễu và là bản thân tôi cần phải đề cao, nhưng vẫn rất khó khăn để tôi nhìn rõ nó. Cựu thế lực đã đánh trúng chỗ sâu kín nhất, điểm yếu nhất của tôi.

Tôi không ngừng tự hỏi mình: Tôi đến thế giới này rốt cuộc là vì điều gì? Tôi muốn chứng thực bản thân hay muốn chứng thực Pháp? Tôi có sẵn sàng phóng hạ tự ngã của mình và đặt Đại Pháp ở vị trí thứ nhất không? Trong quá trình này, tôi bắt đầu quy chính bản thân và đặt Đại Pháp lên hàng đầu. Tôi thấy tầng thứ của mình đang dần được đề cao. Đôi khi những vật chất phụ diện ích kỷ trở nên mạnh mẽ đến mức tôi chỉ muốn rút lui và tránh xa các hoạt động tập thể. Nhưng phía minh bạch của Thần đã chiến thắng phía mặt con người. Tôi nhận thức được rằng nghiệp bản thân đã tạo thì phải tự đối mặt với nó và tiêu trừ nó.

Tôi nhớ đến Pháp của Sư phụ và nghĩ: Tôi dùng đối đãi với hạng mục và vị đồng tu này bằng thái độ tiêu cực thì có phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn không? Cứ cho là tôi đúng đi nữa thì chẳng phải cũng chỉ là tại một tầng thứ sao?

Ở tầng thứ này, tôi ngày càng nhận thức sâu sắc hơn đâu là chân ngã, đâu không phải chân ngã, đâu là chứng thực Đại Pháp, đâu là chứng thực bản thân, đồng thời dựa trên Pháp lý mà tôi đã nhận thức được để quy chính bản thân, như vậy tôi có thể tiếp tục tiến về phía trước.

Nghe theo điểm hóa của Sư phụ và nhận thức Pháp trong khảo nghiệm

Trong mấy tuần sau đó, Sư phụ đã nhiều lần điểm hóa cho tôi một việc quan trọng thông qua một câu chuyện tu luyện, khiến tôi triệt để nhìn ra được nguyên nhân sâu xa của chấp trước của bản thân.

Câu chuyện này kể về một môn đồ của Chúa đã đối mặt như thế nào với những chấp trước của mình như oán hận, tiêu trầm, hoài nghi, và tranh đấu, v.v. Một lần trong cơn mưa bão, Thiên Chúa bước đi trên mặt nước. Các đệ tử của Ngài ở trên thuyền vì không biết bơi nên lo sợ bị chết đuối. Trong cơn giận dữ và bi quan, một môn đồ đã khiêu khích Chúa, nói rằng nếu Ngài làm cho anh ta cũng có thể đi trên mặt nước thì anh mới thực sự tin rằng Ngài chính là Chúa. Chúa đồng ý làm cho môn đồ kia đi trên mặt nước, nhưng với một điều kiện: Anh ta không được nhìn sang bên phải hay bên trái, phải mặc kệ sóng dữ lẫn cuồng phong, mà chỉ tập trung sự chú ý đến Thầy của anh ta.” Thực ra, Ngài mong muốn các đệ tử của mình buông bỏ hết thảy sợ hãi và chọn kiên định tín niệm. Trong cơn bão, môn đồ ấy bước ra khỏi thuyền nhỏ và đặt chân lên mặt nước. Đang lúc do dự chưa quyết định nên thế nào, anh ta nhìn trái nhìn phải, trông thấy sóng dữ, nỗi sợ hãi ập đến, anh biết mình không biết bơi, nên chỉ có thể chờ chết, thế là anh bắt đầu chìm dần và đang trong nguy cơ chết đuối. Lúc này, Chúa kéo anh ta lên khỏi mặt nước, nắm lấy tay anh, đưa anh trở lại thuyền, rồi ôm anh vào lòng an ủi.

Bây giờ, tôi đã minh bạch tại sao câu chuyện này lại tiến nhập vào cuộc sống của tôi theo nhiều cách trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Tôi nhận ra Chúa rất từ bi và yêu thương các môn đồ của mình, ngay cả khi các môn đồ không tin Ngài, Ngài vẫn không từ bỏ môn đồ ấy, Chúa luôn đồng hành cùng anh bước qua hành trình gian nan.

Tôi đột nhiên hiểu ra điều gì đã bám rễ sâu vào tôi từ khi còn nhỏ.

Sư phụ giảng:

>“Nhưng mà có những người khi gặp khó khăn cầu Thần trợ giúp, không đạt được thỏa mãn bèn bắt đầu hận Thần, từ đó bước sang phía phản Thần, thậm chí nhập ma đạo rồi lại tạo tội nghiệp mới.” (Vì sao có nhân loại?)

Đến lúc này, tôi mới nhận ra rằng, tôi và vị môn đồ đó là giống nhau, tôi cũng ôm nỗi oán hận sâu sắc trong lòng.

Tôi có một quan niệm biến dị hình thành từ thời thơ ấu, đó là coi khó khăn là bất công. Hễ người khác, trên bề mặt, được đãi ngộ tốt hơn, có được vị trí mà tôi thích mà “năng lực” không tương xứng, hoặc là vị trí tôi đã bỏ ra nỗ lực gấp đôi mà không đạt được, hoặc người khác thoải mái hơn tôi, hoặc người khác có kiến giải hoặc năng lực cao hơn, sâu hơn thì trong lòng tôi sẽ nảy sinh oán hận và tật đố, cảm thấy mình bị trừng phạt, không được đối xử công bằng. Mặc dù biết Pháp lý, nhưng tôi lại không đề cao lên. Chính vì chủng quan niệm này, mà tôi xem mọi sự thành sự trừng phạt, mà không nghĩ đến chính thái độ, hành vi của mình đã dẫn đến hậu quả đó. Chỉ khi nhận ra sự oán giận sâu sắc này, toàn tâm toàn ý nhận lỗi với Sư phụ, và vứt bỏ loại an bài này của cựu thế lực, thì mới bắt đầu xuất hiện sự cải biến về căn bản. Tôi bắt đầu minh bạch, bất luận tôi cố gắng thế nào, chờ đợi bao lâu, tôi cũng không thể trở thành người như mình mong muốn, bởi đó không phải là vận mệnh của tôi, cũng bởi vì tôi không có chỗ đức đó để hoán chuyển.

Nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai

Trong quá trình này, tôi ngộ ra nhiều vấn đề then chốt. Đối với đường đời của tôi mà nói, người khác có chấp trước hay quan điểm ​​nào khiến tôi bất an hay không, người khác có nhận ra nhân tố văn hóa đảng ở bản thân họ và có sẵn sàng tiêu trừ những nhân tố này hay không, hay người khác đối xử với tôi như thế nào, thì đều không quan trọng. Tôi phải buông bỏ chấp trước của mình mới là điều thực sự trọng yếu.

Tôi nhận thức sâu sắc rằng là một người tu luyện, khi người khác không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, thì giảng đạo lý, mệnh lệnh hay phê bình cũng không thể nào cải biến được họ. Muốn phá trừ tư tưởng, hành vi, chấp trước, và quan niệm mang văn hóa đảng thì không thể giảng đạo lý hay dùng cái tình, càng không thể dùng mệnh lệnh mà cải biến. Chỉ có lấy từ bi làm xuất phát điểm, nhận thức được Pháp lý, thì mới có thể cải biến từ căn bản. Thông qua chia sẻ dựa trên Pháp, chúng ta có thể mở rộng tấm lòng, thì có thể nhận thức được vấn đề của bản thân, hơn nữa Sư phụ sẽ giúp chúng ta tiêu trừ những nhân tố này.

Lấy từ bi làm xuất phát điểm, thì có thể chạm đến căn bản của sinh mệnh. Cho dù thái độ của tôi chưa hoàn toàn từ bi, thì tôi vẫn có thể phủ định hết thảy sự vật không phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn, và ngừng nuôi dưỡng ma tính. Nếu tôi chìm đắm trong những vật chất phụ diện, thì sẽ tạo càng nhiều nghiệp hơn một cách vô thức. Đây không phải là để sống một cuộc sống tốt đẹp ở tầng diện con người, phục hồi sức khỏe, hay có thể sống một cuộc đời vô tai vô bệnh, mà là tin vào Sư phụ và Đại Pháp, đồng hóa Pháp, cũng như chứng thực Pháp.

Trong thời đại mang tính lịch sử này, tôi cũng không hẳn đã hoàn toàn thấy được niềm vinh diệu của việc làm đệ tử Đại Pháp, nhưng tôi biết rằng tôi không muốn bị cơn sóng kia can nhiễu nữa. Tôi nên tập trung vào sứ mệnh của mình. Trong quá trình đó, tôi sẽ ngày càng buông bỏ cách nhìn nhận mình về bản thân cũng như người khác.

Cuối cùng, tôi muốn kết thúc bài chia sẻ của mình bằng đoạn kinh văn sau đây, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Tình yêu của Ngài là thánh ân cao nhất đối với chúng sinh! Người thế gian được Ngài yêu thương là vinh hạnh to lớn nhất của con người!” (Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh)

Cảm tạ Sư tôn từ bi, cảm tạ Ngài đã không buông tay con và các đồng tu.

Một lần nữa, con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài giao lưu chia sẻ tâm đắc thể hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đức năm 2023)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/3/468857.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/6/213225.html

Đăng ngày 25-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Pháp hội Đức | Buông bỏ giả ngã, quay về chân ngã first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Pháp hội Seattle | Tín Sư tín Pháp, chiến thắng nghiệp bệnh nhiều nămhttps://vn.minghui.org/news/262987-phap-hoi-seattle-tin-su-tin-phap-chien-thang-nghiep-benh-nhieu-nam.htmlMon, 25 Mar 2024 09:36:57 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262987[MINH HUỆ 21-11-2023] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu! Tôi năm nay 71 tuổi, tôi đắc Pháp vào cuối năm 2019 và vào đầu năm 2020 chính thức bắt đầu tu luyện. Tôi đắc Pháp […]

The post Pháp hội Seattle | Tín Sư tín Pháp, chiến thắng nghiệp bệnh nhiều năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Seattle, Mỹ quốc

[MINH HUỆ 21-11-2023] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi năm nay 71 tuổi, tôi đắc Pháp vào cuối năm 2019 và vào đầu năm 2020 chính thức bắt đầu tu luyện.

Tôi đắc Pháp khi đang lướt mạng Internet, vào lúc đó tôi đang rất hứng thú vào tình hình chính trị thế giới. Cũng vào lúc đó tôi biết được rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bức hại các học viên Pháp Luân Công (cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Tôi cảm thấy rất buồn nhưng cũng không hiểu rõ về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, tôi biết rằng ở Trung quốc đại lục, Trung cộng có thể trong thời gian rất ngắn trấn áp bất kỳ nhóm người nào nó không thích hoặc phong trào quần chúng nào đó, ví dụ điển hình là phong trào vận động dân chủ Thiên An Môn. Nhưng Trung cộng đã bức hại Pháp Luân Công hơn 20 năm, Pháp Luân Công vẫn kiên cường đứng vững ở Trung Quốc, điều này đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc.

Tôi đã truy cập vào trang web chính của Pháp Luân Công để tìm hiểu thêm và tôi đã xem loạt video Sư phụ giảng Pháp và dạy công. Vào lúc đó, tôi không có ấn tượng sâu sắc nhưng tôi lại rất hứng thú khi xem Sư phụ đả đại thủ ấn, mặc dù tôi không hiểu đó là gì. Cứ như vậy, dần dần tôi bắt đầu tu luyện, nghe Sư phụ giảng 9 bài giảng, mỗi bài giảng tôi đều nghe hai lần, sau đó đọc Chuyển Pháp Luân. Từ thời khắc đó, tôi đã triệt để tỉnh ngộ, nội tâm vô cùng hạnh phúc. Từ tận đáy lòng tôi cảm tạ Sư phụ đã cứu vớt tôi, khiến cho tôi hiểu được rằng phản bổn quy chân mới chính là mục đích chân chính để làm người.

Cháu họ tôi ở Việt Nam đã cho tôi xem cuốn Đại Viên Mãn Pháp và video Sư phụ dạy công, và tôi đã tự học. Mỗi buổi sáng sớm tôi luyện công trong một tiếng đồng hồ và buổi tối tan làm trở về nhà tôi bắt đầu đả tọa. Đầu tiên tôi chỉ ngồi được năm phút, sau đó mười phút, rồi mười lăm phút, nhưng hai tháng sau thân thể tôi đã phát sinh biến hóa rất lớn. Trước đây tôi mắc rất nhiều bệnh và tôi phải uống năm loại thuốc mỗi ngày. Giờ đây tôi khoẻ mạnh mà không phải uống thuốc. Tôi đã dừng luyện tập các bài tập thể dục thông thường vào buổi sáng để dành thời gian luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi vô cùng cảm tạ Sư phụ đã tịnh hoá thân thể cho tôi.

Từ đó, tôi minh bạch rằng Sư phụ đang quản tôi. Vì vậy tôi liên tục kiên trì học Pháp, luyện công, tu tâm, chưa từng có một ngày giải đãi. Thông qua học Pháp và hướng nội, tôi nhìn rõ những thói quen xấu, ví dụ như tư tưởng nhỏ hẹp, ích kỷ và nóng giận đã trở thành những tập quán mà tôi không nhận ra, và tôi biết rằng mình cần phải cải biến bản thân.

Gần đây tôi nghe thấy thanh âm niệm kinh truyền đến bên tai. Lúc đầu tôi chỉ nghe thấy một chút âm thanh nhỏ sau đó nó dần dần rõ hơn. Tiếng niệm kinh suốt ngày đêm. Khi ngủ tôi cũng nghe thấy và vô cùng khó chịu. Trước đây tôi thường đọc các kinh Phật và niệm kinh. Giờ đây thanh âm này đang lại xuất hiện lại trong đầu não tôi.

Sư phụ giảng:

“Còn có một loại nghiệp lực lớn mạnh nữa, ảnh hưởng rất lớn đến người tu luyện, gọi là ‘nghiệp tư tưởng’.” (Bài giảng thứ Sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi biết điều đó nên tâm không dao động, nhưng qua ba tháng, đôi khi tôi tự hỏi nếu nó là nghiệp tư tưởng hay đó là thứ gì khác trong tai tôi. Đôi khi tôi tự hỏi liệu mình có nên đi tìm bác sĩ để giúp đỡ hay không?

Ba tháng sau, trong khi tôi vẫn chưa vượt qua khảo nghiệm này, thì lại phải đối mặt với khảo nghiệm khác. Vết thương trên cánh tay phải của tôi ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc luyện bài công pháp thứ hai. Ở nhà, vợ tôi thúc giục tôi đi khám bác sĩ, tôi đã thực sự đã bị dao động.

Sai lầm trong việc tín Sư tín Pháp này đã tạo ra sơ hở cho cựu thế lực dùi vào. Bởi vì ngộ tính của tôi kém, tôi đã không vượt qua hai khảo nghiệm này và nó đã diễn ra gần hai năm.

Sư phụ đã giảng:

“Trong tu luyện cần tiêu nghiệp, tiêu nghiệp sẽ thống khổ; làm sao có thể tăng công một cách nhẹ nhàng thoải mái kia chứ! Nếu không thì tâm chấp trước của chư vị làm sao bỏ được đây?” (Bài giảng thứ Sáu, Chuyển Pháp Luân)

Gần một năm sau đó, tôi ra ngoài luyện công với đồng tu khác và sau một lúc thì cả hai triệu chứng nghiệp bệnh đều kết thúc. Chỉ khi đó tôi mới ngộ ra đây là Sư phụ đã điểm hoá cho mình. Tôi phóng hạ nghi tâm, tâm sợ hãi và kiên định tín Sư tín Pháp.

Vợ tôi ban đầu không tin nhưng bà ấy đã nhìn thấy những thay đổi tích cực , thân tâm kiện khang của tôi và nhận thấy cả gia đình được thụ ích từ Đại Pháp, nên hiện giờ bà ấy rất chủ động hỗ trợ tôi trong tu luyện.

Tôi gần đây đã dành toàn bộ thời gian để làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu. Là một đệ tử Đại Pháp, tôi luôn luôn kiên định tín Sư tín Pháp và tinh tấn bước đi trên con đường mà Sư phụ đã an bài cho các đệ tử.

Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi cứu độ!

Trên đây chỉ là hiểu biết tại tầng thứ hiện tại của tôi, Nếu có điều gì chưa đúng xin các đồng tu từ bi chỉ chính!

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Giao lưu tâm đắc thể hội Pháp Luân Đại Pháp tại Seattle 2023)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/11/21/468461.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/24/213068.html

Đăng ngày 25-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Pháp hội Seattle | Tín Sư tín Pháp, chiến thắng nghiệp bệnh nhiều năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Pháp hội Seattle | Thử thách gần đây đã chỉ ra những vấn đề trong tu luyện của tôihttps://vn.minghui.org/news/262985-phap-hoi-seattle-thu-thach-gan-day-da-chi-ra-nhung-van-de-trong-tu-luyen-cua-toi.htmlMon, 25 Mar 2024 09:36:29 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262985[MINH HUỆ 21-11-2023] Sau khi tôi chuyển đến Seattle vào năm ngoái, cuộc sống của tôi dường như ngập tràn những thử thách. Năm nay tôi bắt đầu tham gia các hạng mục cứu người, đồng thời còn phải vừa học […]

The post Pháp hội Seattle | Thử thách gần đây đã chỉ ra những vấn đề trong tu luyện của tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Seattle, Mỹ quốc

[MINH HUỆ 21-11-2023] Sau khi tôi chuyển đến Seattle vào năm ngoái, cuộc sống của tôi dường như ngập tràn những thử thách. Năm nay tôi bắt đầu tham gia các hạng mục cứu người, đồng thời còn phải vừa học vừa làm để lấy thêm một bằng cấp khác, nên đôi khi tôi cảm thấy choáng ngợp và chán nản. Có lúc tôi hoàn thành được một việc nhỏ nào đó thì lại trở nên tự mãn và mong được các đồng tu khác khen ngợi. Có lúc tôi lại cảm thấy phẫn uất bất bình vì nghĩ rằng mình đã làm quá nhiều, thậm chí còn mang tâm lý phản nghịch. Nhưng khi tĩnh hạ tâm xuống và suy nghĩ cẩn thận, chẳng phải tình huống này chính là đang cấp cho tôi một hoàn cảnh rất tốt để tu luyện đề cao hay sao?

Sau khi năm học mới bắt đầu vào mùa thu, lối sống tương đối thoải mái của tôi đã thay đổi. Công việc người thường của tôi yêu cầu thường xuyên phải đi công tác. Ban đầu tôi dự định thực hiện một bài kiểm tra trong một tuần, nhưng rồi vì nhiều lý do khác nhau mà việc tiến hành bài kiểm tra liên tục bị trì hoãn nên tôi đành phải hoãn chuyến đi công tác.

Vào thời điểm này, một đồng tu trong nhóm truyền thông cũng xin nghỉ phép hai tuần vì lý do cá nhân, điều này khiến cho đội ngũ nhân viên vốn đã hạn chế về số lượng nay lại phải đối mặt với những thách thức mới. Đây là một hạng mục cứu người và Sư phụ yêu cầu những người tu luyện chúng ta cần phải viên dung và phối hợp. Tuy nhiên không dễ để đảm nhận được công việc của người khác. Trong quá trình này, tâm lười biếng, tâm an dật, tâm oán hận và chấp trước truy cầu thành công của tôi đã bộc lộ mạnh mẽ.

Đầu tiên là môi trường làm việc ở đây ồn ào và bừa bộn. Tôi chỉ có một chiếc bàn nhỏ để làm việc và sử dụng một màn hình di động. Khí hậu ở Seattle ẩm ướt, nên dù tìm được một văn phòng khá yên tĩnh nhưng trong phòng vẫn có mùi ẩm ướt rất khó chịu. Ngay cả chăn đắp ở khách sạn nơi tôi ở ngày nào cũng có cảm giác ẩm ướt như vậy. Khi tôi dùng bữa tối cùng đồng nghiệp thì đồ ăn không vừa ý tôi.

Tôi đã sản sinh tâm oán hận, phẫn phẫn bất bình khi phải tiếp tục hoàn thành hạng mục trong điều kiện làm việc như vậy. Nhưng lúc đó tôi đã không hướng nội. Kỳ thực, mặc dù tôi đang giúp đỡ các học viên khác, nhưng các học viên khác cũng lại đang bù đắp những gì tôi không thể làm được, họ phối hợp hài hòa và viên dung với nhau. Khi tôi bực bội và nóng vội, tôi đã tìm ra những sai sót trong các video mà mình sản xuất.

Có lần tôi phải vội vã trở lại khách sạn để làm lại hoàn toàn từ đầu một video, lúc đó tôi mới ý thức ra rằng đây là do tâm an dật, tâm oán hận, và sự tự mãn của tôi đang tác oai tác quái. Sau đó tôi bắt đầu làm các việc một cách bình tĩnh.

Tôi chợt nhớ đến một đoạn giảng Pháp của Sư phụ về bản nguyên của vật chất:

“Vậy vật chất bản nguyên nhất rốt cuộc là gì? Chính là nước. Nhưng nước mà tôi giảng đây không phải là nước trong xã hội người thường chúng ta. Cũng không phải là nước trong sông, suối, hồ, biển tồn tại trong các tầng thứ khác nhau, mà nước này là [thứ mà] tạo ra tất cả các vật chất và sinh mệnh của tầng thứ thiên thể đó, cũng có thể gọi nó là bản nguyên vậy, chỉ có thể gọi nó là bản nguyên như vậy thôi. Nhưng loại nước này lại không giống như khái niệm của loại nước nơi không gian người thường mà chúng ta vẫn biết. Chuẩn xác thì cần phải gọi nó là “tử thủy” {nước chết}, bởi vì nó là bất động, nó hoàn toàn là tĩnh chỉ bất động. Chư vị ném một cái gì vào thì nó cũng sẽ không khởi lên chút sóng nào, nó sẽ không bắn tung tóe lên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

Tôi ngộ ra rằng, nếu tôi chân chính đề cao tâm tính của mình, thì cũng giống như nước kia, bất kể gặp phải các chủng các dạng sự tình gì thì tâm tôi cũng sẽ không gợn sóng. Tu luyện Đại Pháp cho phép tôi phản bổn quy chân, quay trở về bản nguyên của sinh mệnh. Khi nghĩ đến điểm này, tôi cảm thấy rằng khi đối diện với thực phẩm nghèo nàn, môi trường sống khắc nghiệt và việc bị lệch múi giờ, tôi lẽ ra phải thực hiện trách nhiệm của mình và hoàn thành những gì mình nên làm. Tôi đang phó xuất và các đồng tu địa phương cũng đang phối hợp với tôi để viên dung hạng mục.

Sau khi hoàn thành công việc của mình, tôi xem lại các video mình đã làm trong hai tuần qua và phát hiện bản thân thực sự đã đạt được một số đề cao. Tốc độ sản xuất video cũng nhanh hơn, tôi đã học được một số kỹ năng nhỏ và bắt đầu phát triển phong cách riêng của mình. Tôi cảm thấy chính là Sư phụ đã khích lệ chúng tôi, mặc dù trong tình huống số lượng nhân viên hạn hẹp nhưng mọi người đều giúp đỡ lẫn nhau và ủng hộ hạng mục, số lượng đăng ký đã tăng lên hàng chục người trong hai tuần đó.

Trong thời gian này, tôi cũng trải qua những khảo nghiệm tâm tính là mâu thuẫn với người thường. Bởi vì một đồng nghiệp của tôi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID nên mọi người đều phải làm xét nghiệm COVID. Nếu tôi có kết quả xét nghiệm dương tính thì tôi không thể quay lại Seattle và phải đợi cho đến khi tình hình trở lại bình thường mới có thể lên máy bay. May mắn là kết quả xét nghiệm của tôi là âm tính. Tuy nhiên vợ sắp cưới của bạn cùng phòng với tôi làm việc ở hiệu thuốc nơi tôi mua bộ kit xét nghiệm. Sau đó cô ấy nhắn tin nói rằng cô nhìn thấy tôi mua bộ kit xét nghiệm và nghe thấy tiếng tôi ho, thậm chí còn tung tin đồn với mọi người rằng tôi chưa tiêm phòng và cô ấy lo lắng cho sức khỏe của chồng sắp cưới.

Lúc đó tôi rất tức giận và nghĩ: “Cô bất quá cũng chỉ là nhân viên nhà thuốc, làm sao biết tôi chưa tiêm phòng? Cô đã xem hồ sơ bệnh án của tôi chưa? Cô có biết việc truy cập hồ sơ bệnh án của tôi là xâm phạm quyền riêng tư không?” Là một học viên, tôi chưa bao giờ coi trọng việc tiêm phòng, lúc đó tôi chỉ tiêm hai mũi theo yêu cầu của công ty. Nhưng khi đối mặt với những người bình thường như thế này, tôi cảm thấy coi thường sự vô tri của họ trước “virus Trung cộng”, mặt khác, tôi cảm thấy mình bị xúc phạm. Tôi quên mất một điều rằng, người thường không biết được nhiều chân tướng như đệ tử Đại Pháp, nên phản ứng sợ hãi của họ như vậy là điều bình thường.

Tôi là một người tu luyện nên không thể tức giận, mà phải từ bi đối đãi với họ. Khi tôi nghĩ như vậy, bạn cùng phòng đã gửi tin nhắn để xin lỗi tôi, nói rằng một thời gian qua anh ấy xác thực là cảm thấy không khỏe và lo rằng mình có thể đã mắc COVID. Anh ấy cũng xin lỗi tôi vì những hành xử không thỏa đáng trước đây.

Vài ngày sau tôi có triệu chứng đau rát cổ họng và cơ thể mệt mỏi. Tôi chợt nghĩ: “Nếu mình có kết quả xét nghiệm dương tính, có lẽ mình sẽ được nghỉ hai ngày”. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra mình không thể nghĩ như vậy được, tuần này tôi phải quay lại Seattle để tiếp tục đi giao báo, cuối tuần còn phải bán vé Shen Yun. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì làm sao tôi có thể hoàn thành trách nhiệm của mình được?

May mắn là các triệu chứng bệnh của tôi đã biến mất vào ngày hôm sau. Tôi đã quay trở lại Seattle vào thứ Sáu và tiếp tục bán vé tại gian hàng Shen Yun.

Ngày đầu bán vé thực vô cùng gian nan, dưới cái nắng nóng không thể chịu đựng nổi. Trong gian hàng không có hệ thống thông gió, cảm giác giống như bạn đang bước vào một chiếc nồi hấp vậy. Ngay khi thời điểm nóng nhất của buổi chiều gần như qua đi, thì một người đàn ông đi đến và hỏi mua hai vé. Anh ấy nói rằng trên website không còn sẵn vé bán, nhưng không ngờ lại thấy một gian hàng Shen Yun của chúng tôi ở đây. Lúc này tôi cảm thấy việc chịu đựng cái nóng như thiêu như đốt thật đáng giá, không có gì đáng giá hơn việc một sinh mệnh trân quý bước vào rạp hát xem Shen Yun và được đắc cứu.

Đến ngày thứ hai tôi thuận lợi bán được bốn vé, nhưng tâm thái của tôi không còn thuần tịnh như hôm trước. Thời tiết mát mẻ cũng khiến tôi cảm thấy sảng khoái hơn.

Vì hạn chót nộp bài tập về nhà của tôi là vào tối hôm đó, nên nếu tôi lái xe trở về sẽ tương đương với việc lãng phí một giờ đồng hồ. Vì vậy sau khi các học viên khác đến thay ca cho tôi, tôi quyết định ở lại gian hàng và làm bài tập về nhà.

Khi tôi bắt đầu làm bài tập về nhà, tôi mới nhận ra rằng các khóa học trong học kỳ này hoàn toàn khác so với học kỳ trước. Ở học kỳ trước, việc đạt điểm số tuyệt đối là rất dễ dàng, nhưng cũng bởi vậy mà bạn dễ không học hành nghiêm túc. Nhưng sang học kỳ này, toàn bộ câu hỏi đều là tính toán, và có rất nhiều nội dung khá xa lạ. Đến lúc gian hàng sắp phải đóng cửa mà tôi vẫn chưa hoàn thành bài tập nên tôi đã ngồi trong xe và tiếp tục làm bài.

Tôi nhận ra rằng, kể từ khi vào đại học, tôi đã nhiễm rất nhiều thói quen xấu. Ví dụ như khi còn học trung học, tôi học khá giỏi và điều mà tôi ghét nhất là gian lận thi cử. Nhưng khi vào đại học, tôi lại học nhiều phương thức gian lận khác nhau. Mà thứ này cũng giống như dùng ma túy, một khi tiếp xúc rồi thì rất khó để tự giải thoát, muốn tĩnh tâm và chăm chỉ học tập lại càng khó hơn. Học kỳ trước, mỗi lần làm bài tập về nhà là tôi lại làm rối tung hết cả lên, và điều này cũng ảnh hưởng ngược trở lại công việc của tôi. Nếu tôi không hoàn thành bài tập thì tôi sẽ không được điểm, và có thể bị thi trượt. Lúc này, tôi cầu xin Sư phụ gia trì cho tôi để tôi có thể hoàn thành bài viết trước thời hạn, đồng thời tôi cũng liên tục nhận lỗi với Sư phụ vì tôi thực sự đã sa sút trong tu luyện trong những năm qua.

Sư phụ giảng:

“Là người tu luyện mà nói, trong xã hội người thường mà làm không tốt thì đó nhất định là trách nhiệm của mình, không coi mình là người tu luyện mà nghiêm khắc yêu cầu chính mình. Ông chủ thuê chư vị, chư vị không làm tốt cho người ta; chư vị là học sinh, mà chưa hoàn thành bài tập, lên lớp không nghe giảng, vậy chư vị có thể nói chư vị là người tốt không? Người tốt ở trong bất kể hoàn cảnh nào chư vị cũng nên là người tốt. Chư vị là học sinh thì nên phải học tập cho tốt, chư vị là một người làm thuê thì chư vị nên hoàn thành tốt công việc.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])

Khi đang làm bài tập trong xe, tôi phát hiện ra rằng mình chưa đọc nhiều bài tập và nội dung trong sách giáo khoa. Nếu trước đó tôi chuyên tâm đọc hơn, thì khi làm bài kết quả nhất định sẽ là sự bán công bội và cũng không cần phải thức khuya đến như thế. Đây chẳng phải cũng giống như trạng thái học Pháp thông thường của tôi sao? Đôi lúc tôi cảm thấy không muốn học Pháp. Tôi luôn cảm thấy việc theo đuổi bằng cấp chỉ là vạn bất đắc dĩ và lãng phí thời gian. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, vì tôi đã không học tốt khi học đại học, tôi đã bỏ lỡ nhiều khóa học chuyên môn và học thuật, việc thiếu kiến thức trong một số lĩnh vực nhất định sẽ gây khó khăn cho nỗ lực cũng như công tác chứng thực Pháp hiện tại của tôi.

Sư phụ giảng:

“Học vị của chư vị cũng vậy, công phu [làm gì đó] của chư vị cũng vậy, rất có thể có lợi hơn cho việc chư vị nhận thức Pháp, có thể có lợi cho chư vị hồng Pháp và nhận thức Pháp sau này, cũng quan hệ tới cuộc sống cá nhân trong tương lai của chư vị. Chừng nào tu luyện của chúng ta chưa kết thúc, chư vị chính là cần phải tu luyện một cách phù hợp với người thường ở mức độ tối đa, đó không phải chư vị sai. Kỳ thực chư vị [làm] nghiên cứu sinh, chư vị đỗ được học vị là tuyệt sẽ không vì học Pháp mà ảnh hưởng. Tuyệt sẽ không vì chư vị làm nghiên cứu sinh mà ảnh hưởng học Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Làm xong bài tập, tôi theo nội dung sách giáo khoa và lên mạng tìm một số video để xem, lúc đó tôi mới nhận ra rằng những câu hỏi đã học và luyện tập đều có thể vận dụng được cho công việc sau này của mình. Nếu tôi sử dụng tốt những kiến thức này, liệu tôi có còn cảm thấy kỹ năng của mình còn thiếu sót không? Liệu tôi có tiếp tục trì trệ không? Có còn học hành không nghiêm túc không?

Nếu tôi không chạy theo số đông khi còn học đại học và có thể tận dụng tối đa thời gian của mình để học Pháp và luyện công, thì bây giờ tôi đã không cần phải học thêm một tấm bằng nào nữa. Nhưng vì ở đây đã là giai đoạn này, nên tôi cần phải làm những gì mình cần làm và tôi tin rằng mình sẽ vượt qua được.

Trên đây là những trải nghiệm tu luyện trong thời gian gần đây của tôi. Bất kể đối mặt với thử thách khó khăn như thế nào, tôi sẽ tu luyện tinh tấn, bước đi tốt trên đoạn đường cuối cùng này.

Vì tầng thứ tu luyện của cá nhân tôi còn hữu hạn, nếu có điều gì chưa phù hợp với Pháp, kính thỉnh đồng tu chỉ chính.

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Seattle năm 2023)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/21/468462.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/24/213060.html

Đăng ngày 25-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Pháp hội Seattle | Thử thách gần đây đã chỉ ra những vấn đề trong tu luyện của tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[Pháp hội miền Nam Mỹ quốc] Hành trình tu luyện của một học viên mớihttps://vn.minghui.org/news/262905-phap-hoi-mien-nam-my-quoc-hanh-trinh-tu-luyen-cua-mot-hoc-vien-moi-2.htmlSat, 23 Mar 2024 14:45:48 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262905[MINH HUỆ 17-09-2023] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu! Tôi đắc được Pháp Luân Đại Pháp cách đây ba năm. Thời gian ba năm tuy không phải là dài nhưng cũng đủ để tôi thoát thai hoán […]

The post [Pháp hội miền Nam Mỹ quốc] Hành trình tu luyện của một học viên mới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Đại Pháp tại Texas, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 17-09-2023] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!

Tôi đắc được Pháp Luân Đại Pháp cách đây ba năm. Thời gian ba năm tuy không phải là dài nhưng cũng đủ để tôi thoát thai hoán cốt và bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Hôm nay tôi xin được chia sẻ trải nghiệm tu luyện của mình để hướng đến Sư tôn hồi báo và giao lưu cùng các bạn đồng tu.

Tôi từng là người tự tư, tự phụ, hách dịch và có nhiều cảm xúc tiêu cực. Bố mẹ tôi có một cuộc hôn nhân bất hòa và tôi luôn thắc mắc vì sao họ không giống với những bậc phụ huynh khác. Vì tôi là con gái lớn trong gia đình nên mẹ thường phàn nàn với tôi về những bất hạnh của bà trong hôn nhân và công việc. Bố tôi ít khi ở nhà nên hầu như mẹ tôi phải lo toan mọi việc. Dần dà trong tôi sản sinh tâm oán hận mạnh mẽ với bố. Tôi cảm thấy ông thật vô trách nhiệm và không mảy may quan tâm chăm sóc gia đình. Khi ông ở nhà, thì chỉ cảm giác như nhà có thêm một người, còn khi ông không ở nhà thì bầu không khí lại rất dễ chịu. Hoàn cảnh gia đình đã khiến tôi dưỡng thành tính cách tranh cường háo thắng, tôi mong mình lớn lên sẽ có chỗ đứng trong xã hội và muốn mẹ tự hào về tôi. Sau này tôi đi học đại học, rồi đi làm và rời xa hoàn cảnh gia đình đó.

Khi gặp gỡ chồng tôi, tôi thấy anh ấy là một người tử tế và tốt bụng. Tôi rất vui mừng vì cuối cùng có thể gặp được đối tượng mà mình có thể kết hôn. Tuy nhiên, tính cách tiêu cực của tôi dần dần ảnh hưởng đến anh ấy. Thậm chí, tôi còn nói đùa về điều đó và hỏi anh ấy: “Tại sao em thấy tính cách mình ngày càng tốt lên còn anh lại tệ đi nhỉ?”. Khi chúng tôi sống chung càng lâu, tôi lại càng tập trung vào khuyết điểm của anh ấy. Sau khi có con, mối quan hệ của chúng tôi ngày một rạn nứt. Chồng tôi đi công tác rất nhiều khi các con còn nhỏ. Trong hai năm, tôi chỉ gặp anh ấy vào ngày cuối tuần. Tôi đã quen với việc anh ấy không có ở nhà. Dần dần tôi nảy sinh chủng cảm giác giống như thuở nhỏ. Tôi cảm thấy thoải mái khi anh ấy không có ở nhà, nhưng mỗi khi có mặt anh ấy thì lại như thể có thêm người lạ đến ở cùng.

Mối quan hệ của chúng tôi ngày một căng thẳng, tôi cảm thấy thực sự không còn cách nào để duy trì cuộc hôn nhân này nữa. Tôi đã đưa bọn trẻ về Trung Quốc vào mùa hè. Tuy nhiên, khi năm học mới bắt đầu, tôi lại không muốn quay trở lại. Tôi không muốn gia đình biết tình trạng hôn nhân của mình nên đã vội vã trở về trước khi con tôi bắt đầu đi học. Chồng tôi cũng nhận ra mình sắp mất đi gia đình này và muốn bù đắp. Chúng tôi đã cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và mối quan hệ của chúng tôi cũng dần được cải thiện. Nhưng trong tâm tôi luôn có cảm giác mơ hồ rằng tôi không thể hoàn toàn tha thứ và chấp nhận anh.

Đắc Pháp

Thành phố nơi tôi ở bị phong tỏa trong thời gian xảy ra đại dịch Covid năm 2020. Mọi người đều phải ở trong nhà. Tôi dành hàng giờ xem các thông tin trên mạng internet. Có một nền tảng trực tuyến giới thiệu các video về những bí ẩn thời tiền sử chưa được giải đáp khiến tôi chú ý. Tôi nhớ tên Sư phụ Lý được nhắc tới trong một video về những lời tiên tri. Trước đây, tôi từng nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp nhưng không hiểu rõ lắm. Tôi tìm kiếm trên mạng thì thấy các bài giảng Pháp của Sư phụ ở Quảng Châu. Tôi cảm thấy hứng thú và bắt đầu lắng nghe. Các bài giảng Pháp của Sư phụ rất hay, dù nghe đi nghe lại nhiều lần nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy không sao hiểu hết. Những lời dạy của Sư phụ rất chất phác và chân thành, và mỗi từng lời đều chạm vào trái tim tôi. Nghe các bài giảng thôi là chưa đủ, tôi còn muốn hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.

Một ngày nọ, tôi tình cờ tìm thấy một video nói về hoa Ưu Đàm, khi hình ảnh pháp tượng của Sư phụ xuất hiện trong video, tôi đã bật khóc. Tại sao tôi lại xúc động khi thấy hình ảnh của Sư phụ như vậy? Tôi liên tục lau nước mắt. Vào thời điểm đó, tôi đi nhà thờ nhiều năm nhưng chưa bao giờ có loại cảm giác như vậy.

Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên đến điểm luyện công. Tôi đến sớm nửa tiếng, trong lúc chờ đợi, tim tôi đập nhanh hơn và bồn chồn, không biết tại sao tôi lại cảm thấy hồi hộp và lo lắng đến vậy. Tôi sẽ vĩnh viễn ghi nhớ ngày hôm đó, vì đó là ngày đã mở ra một chương mới trong cuộc đời tôi.

Sáng hôm sau, tất cả những u cục trên người tôi do chứng thoái hóa đốt sống cổ gây nên đều biến mất. Những u cục lớn nhỏ khắp cơ thể làm tôi phải thống khổ suốt hơn mười năm. Chúng là nguyên nhân gây ra tình trạng căng cơ và đau đớn. Tôi thường xuyên bị chóng mặt và buồn ngủ quá mức. Nhưng giờ tôi không còn cảm giác khó chịu nào nữa. Tất cả đều biến mất. Thật không thể tin được! Tôi vô cùng phấn khích và nghĩ: “Hóa ra kỳ tích thực sự xuất hiện! Thần thực sự có tồn tại!”. Lúc đó, tôi đã hoàn toàn không tin vào chủ nghĩa vô thần nữa.

Quá trình đặt mua sách cũng thật thần kỳ. Vì cuốn Chuyển Pháp Luân mà tôi đặt mua không giao đến kịp nên tôi đã viết email cho nhân viên bưu điện và nhanh chóng nhận được phản hồi. Sau khi mở thư, tôi rất ngạc nhiên trước tên của người ký là Destiny – có nghĩa là vận mệnh. Tôi chưa từng nghe thấy người nào có cái tên như vậy, liệu điều này có hàm ý gì chăng?

Dạy tiếng Trung và quảng bá Shen Yun

Sau khi tôi minh bạch được Đại Pháp thực sự là gì, tôi cũng muốn gia đình mình đắc Pháp, tu luyện. Tôi muốn gửi con đến trường học Minh Huệ. Sư phụ biết những mong muốn này của tôi. Hai tháng sau, tôi được giới thiệu về một lớp dạy tiếng Trung và được mời dạy tiếng Trung cho các tiểu đệ tử. Trong tâm tôi lo lắng bất an vì lúc đó tôi mới tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được sáu tháng, mức độ lý giải đối với Pháp lý chưa thâm sâu, liệu tôi có thể dạy tốt cho các tiểu đệ tử không?

May mắn là kể từ khi đến nước Mỹ, tôi đã tham gia giảng dạy tiếng Trung nên cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sư phụ cũng không ngừng cấp cho tôi trí huệ. Thông qua học Pháp, tôi dần nhận ra rằng việc giảng dạy tiếng Trung trong nhiều năm như vậy không phải là điều mà tự bản thân tôi có thể quyết định được, kỳ thực mọi chuyện đều đã có an bài. Việc dạy tiếng Trung cho các tiểu đệ tử đã giúp tôi thực sự liễu giải được văn hóa truyền thống là gì, và buông bỏ được nhiều quan niệm hiện đại.

Có lần, tôi cho học sinh đọc một bài viết về cách Hoàng đế Khang Hy giáo dục các hoàng tử. Nơi các hoàng tử, hoàng tôn đọc sách được gọi là “Thượng thư phòng” được đặt tại “Vô Dật Trai” (Phòng học không có sự an dật), nhấn mạnh việc tránh xa vui thú và buông thả. Mỗi ngày, các tiểu hoàng tử phải bắt đầu việc học tại Vô Dật Trai từ từ 4 giờ sáng. Hoàng đế Khang Hy sẽ đến kiểm tra việc học tập của các hoàng tử và yêu cầu họ đọc một cuốn sách 120 lần, sau đó đọc thuộc lòng nó 120 lần. Việc học tập đều bắt đầu từ sáng sớm đến tận 7 giờ tối ngày này qua ngày khác, không có ngày nghỉ. Hãy thử nghĩ xem, trẻ em ngày nay ham thích vui chơi và hưởng thụ, khoảng cách so với quan niệm của cổ nhân khác biệt thật quá xa. Là một người tu luyện, tôi đã không thể làm được những điều mà người bình thường thời cổ đại có thể làm, điều đó thật đáng xấu hổ. Quá trình dạy tiếng Trung thực sự là một quá trình tu luyện bản thân, giúp tôi đề cao tâm tính, và hiểu sâu sắc hơn những gì Sư phụ giảng:

“Tẩu hồi truyền thống lộ thông thiên”. (Tái Tạo, Hồng Ngâm V)

Diễn nghĩa:

“Quay về truyền thống là con đường rộng mở lên trời”. (Tái tạo, Hồng Ngâm V)

Nhiều năm trước, tôi muốn đưa cả gia đình đi xem Shen Yun nhưng chưa đi được. Hiện tại nghĩ lại, có lẽ cơ duyên lúc đó của tôi chưa đến. Nhiều năm sau, tôi thực sự cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia hạng mục quảng bá Shen Yun, đây quả là một sự kiện thần thánh. Tôi làm việc quảng bá như phát tờ rơi, dán tờ quảng cáo trong các cửa hàng, đến các công ty và các gia đình để giới thiệu Shen Yun. Mặc dù đi bộ nhiều nhưng tôi không thấy mệt chút nào. Tôi thấy thật vinh dự được tham gia hạng mục này. Mỗi lần có người bày tỏ mong muốn được xem Shen Yun, từ trong tâm tôi vô cùng hạnh phúc và mừng cho họ.

Học Pháp và luyện công

Lúc đọc kinh văn Chuyển Pháp Luân lần đầu, tôi có rất nhiều câu hỏi nên cứ thế đọc tiếp. Mỗi lần đọc Pháp, các câu hỏi của tôi đều được giải đáp, nhưng sau đó tôi lại có những câu hỏi mới. Nội hàm của Đại Pháp quả là bác đại tinh thâm. Sư phụ giảng trong nhiều bài Kinh văn khác nhau rằng các học viên cần học thuộc Pháp. Vì thế tôi nghĩ mình nên làm theo những gì Sư phụ yêu cầu. Lần đầu tiên tôi phải mất hơn một năm để học thuộc toàn bộ cuốn Chuyển Pháp Luân. Lần thứ hai học thuộc, tôi tự đặt mục tiêu học thuộc bốn đoạn mỗi ngày. Tôi thường có thể hoàn thành mục tiêu này. Lần thứ hai tôi mất khoảng sáu tháng để học thuộc sách. Bây giờ tôi học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân lần thứ ba. Những lợi ích có được từ việc học thuộc Pháp là rất nhiều, tôi có thể lý giải Pháp lý thâm sâu hơn. Khi gặp phải những tình huống hay một việc nào đó, tôi sẽ đối chiếu bản thân với Pháp Sư phụ giảng để tìm ra lỗi sai của mình.

Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi tự hỏi bao giờ mình mới có thể ngồi song bàn được như các học viên khác. Họ trông thật bình tĩnh và tường hòa. Tôi không ngừng cố gắng và mất vài tháng mới có thể ngồi được song bàn. Bởi vì đắc Pháp muộn nên tôi muốn theo kịp các học viên khác, tôi muốn mau chóng tiêu trừ nghiệp lực của bản thân. Tôi nghĩ việc ôm bão luân trong 30 phút là quá ít. Sư phụ nhìn thấy suy nghĩ đó của tôi nên chẳng lâu sau, một học viên đã gửi cho tôi nhạc luyện công của bài công pháp thứ hai trong một giờ đồng hồ. Bây giờ tôi thường luyện năm bài công pháp trong hai tiếng rưỡi. Về cơ bản, tôi đã duy trì học Pháp và luyện công hàng ngày, chỉ có một số ngày tôi không thể làm được việc này.

Nhờ sự an bài từ bi của Sư phụ, thời gian làm việc của tôi khá linh hoạt. Tôi có thời gian học Pháp và luyện công hàng ngày. Tuy nhiên, để cân bằng giữa gia đình, công việc, học tập và làm ba việc cần có thời gian. Vì không thuận tiện tập các bài công pháp vào ban ngày nên tôi tập bốn bài công pháp vào sáng sớm và sau đó tập bài công pháp thứ năm vào buổi tối. Luyện công là hình thức nghỉ ngơi tốt nhất. Tôi không thấy mệt mỏi mà thay vào đó luôn thấy tràn đầy năng lượng.

Đề cao tâm tính

Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi ngộ ra mọi việc xảy ra đều có mối quan hệ nhân duyên, đều là nghiệp lực của bản thân tạo thành. Tôi nói với chồng mình: “Nếu bố còn tại thế, thì em sẽ xin lỗi và nói lời cảm ơn ông. Nếu không có hoàn cảnh gia đình mà ông nuôi dưỡng, em sẽ không trân trọng những thứ mình hiện có. Em sẽ không hiểu được rằng để đạt được một thứ là không dễ dàng”.

Tôi cũng biết ơn những trải nghiệm khó khăn mà tôi đã trải qua trước khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng khiến tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Sau khi đắc Pháp, tôi ngộ ra những trải nghiệm đó là nợ nghiệp của tôi từ kiếp trước. Đại Pháp đã giúp tôi buông bỏ oán hận với chồng mình. Nhưng tôi thấy rằng trừ bỏ chấp trước và tu luyện tinh tấn hơn không hề dễ dàng. Tôi thường khó khăn để thiện đãi và kiên nhẫn với gia đình mình. Vợ chồng tôi thường xuyên tranh cãi, đặc biệt là chuyện học hành của con cái và một số thói quen không tốt của chúng. Dường như với tôi việc tu xuất thiện và từ bi là rất khó.

Ban đầu, gia đình tôi phản đối việc tôi tu luyện, còn tôi không biết phải giải quyết thế nào. Nó khiến tôi nhận thấy tu luyện thực sự là gian nan. Khi tôi chia sẻ điều này với một học viên khác, cô ấy đã nhắc đến một bài chia sẻ trên Minh Huệ Net. Bài viết của một học viên có người chồng không chỉ phản đối mạnh mẽ việc cô ấy tu luyện, mà còn ngoại tình và đối xử tệ bạc với cô ấy. Cô ấy cảm thấy rất đau khổ.

Trong một giấc mơ, cô ấy hỏi Sư phụ vì sao việc tu luyện đối với cô ấy lại khó khăn như vậy. Sư phụ đã cho cô ấy thấy một cảnh tượng từ xa xưa: cô ấy và chồng đều từng là những vị Thần. Tuy nhiên, cựu thế lực đã an bài rằng trong tương lai chỉ có một trong hai người họ có cơ duyên đắc Pháp. Chồng cô vì muốn thành tựu cô nên đã trao lại cơ hội này cho cô ấy. Vì vậy ở đời này anh ấy đã đóng vai phản diện để giúp cô phóng hạ tình. Bằng cách này, cả hai người họ đều có thể đoái hiện thệ ước từ tiền sử.

Những chia sẻ của đồng tu khiến tôi vô cùng cảm động, và tôi đã bật khóc sau khi nghe đồng tu nói. Nhưng khi mâu thuẫn xảy đến, tôi khó mà kiểm soát được bản thân và lại tranh cãi với chồng. Khi bọn trẻ không vâng lời, tôi thiếu nhẫn nại và không đủ bình tĩnh. Những lúc như vậy, tôi cảm giác bản thân không giống như một người tu luyện, từ bi căn bản không thể hiện xuất lai trên thân thể tôi.

Cho đến một ngày, tôi đọc được bài viết của một học viên trên trang Minh Huệ Net. Con của cô ấy bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi còn rất nhỏ. Đến lúc đi học, đặc biệt khi vào cấp 3, cậu bé bị ảnh hưởng bởi môi trường hiện đại và dần xa rời việc tu luyện. Cậu ấy bắt đầu kết bạn với nhiều bạn xấu, yêu sớm, điểm số tụt dốc và ngừng nói chuyện với mẹ. Học viên này đã thử nhiều phương pháp nhưng không phương pháp nào có hiệu quả. Cuối cùng, người học viên này ngộ ra rằng chỉ có thiện mới có thể cải biến được mọi thứ. Sau khi cô ấy thay đổi quan niệm, thì hoàn cảnh thực sự đã dần chuyển biến.

Sư phụ giảng:

“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ.” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã học thuộc Pháp Sư phụ giảng, nhưng tại sao thực hành lại khó vậy? Tại sao tôi không thể ngộ ra được lực lượng của Thiện mạnh mẽ đến nhường nào? Tôi nhận ra đó là vì mình vẫn còn tự tư nên mới nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Tôi không nên áp đặt tiêu chuẩn của người tu luyện lên gia đình mình. Họ đang sinh hoạt trong hoàn cảnh của người thường, họ cũng là chúng sinh đang mê lạc trong thùng thuốc nhuộm của xã hội này. Điều tôi nên làm là giúp họ nhận ra sự mỹ hảo của Đại Pháp, không thể để họ sản sinh ấn tượng không tốt về Đại Pháp.

Khi suy nghĩ của tôi thay đổi, hoàn cảnh gia đình cũng được cải thiện. Tôi biết bản thân vẫn còn cả chặng đường dài phía trước nhưng tôi sẽ giúp mọi người trong gia đình hiểu rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những người tốt và Đại Pháp là chân chính nhất.

Tham gia các hoạt động tập thể

Gần đây tôi nhận ra tầm quan trọng của việc học Pháp và chia sẻ thể ngộ với các học viên khác. Sư phụ đã nhiều lần nhấn mạnh trong các bài giảng rằng học Pháp nhóm và luyện công tập thể là hình thức tu luyện mà Sư phụ lưu lại cho chúng ta.

Tôi cảm thấy xấu hổ vì đã không làm theo những gì Sư phụ bảo chúng ta làm. Tôi tìm lý do để không tham gia học Pháp nhóm. Tôi thấy mình không thể tập trung khi đọc cùng các học viên khác vì thấy tự mình đọc thì tốt hơn. Thực ra tôi nên nỗ lực khắc phục chướng ngại này thay vì trốn tránh. Hiện giờ tôi rất vui khi được gặp gỡ các đồng tu mỗi khi tham gia học Pháp nhóm. Đây là nơi tôi có thể chia sẻ thể ngộ và kinh nghiệm tu luyện của bản thân, là hoàn cảnh để tôi có thể tỉ học tỉ tu.

Tôi vô cùng trân quý mỗi từng cơ hội được tham gia hoạt động chứng thực Pháp. Ba năm trước tôi vẫn là một người bình thường, lạc lối ở đây, không biết được hàm nghĩa chân chính của việc làm người. Đại Pháp đã thức tỉnh tôi và tôi cũng hy vọng có thể truyền rộng chân tướng Đại Pháp bằng nhiều cách khác nhau để nhiều chúng sinh hơn nữa thức tỉnh và được cứu độ.

Đôi khi mâu thuẫn xảy đến, tôi lại nhớ đến Pháp Sư phụ giảng:

“Thực ra, làm đệ tử Đại Pháp, lúc ấy nếu niệm ngay chính, điều nghĩ đến là tu luyện, là có trách nhiệm, là nên làm thật tốt, thì chư vị nên âm thầm khiến cho chỗ mà chư vị cảm thấy chưa hoàn thiện làm nó thực thi cho tốt, đó mới là điều đệ tử Đại Pháp nên làm.” (“Tinh tấn hơn nữa”, Giảng Pháp tại các nơi X)

Trên đây là kinh nghiệm tu luyện của tôi trong ba năm qua. Rất mong các học viên chỉ giúp những gì chưa phù hợp với Pháp. Là học viên mới, đôi khi tôi còn giải đãi trong tu luyện và chưa xứng với sự từ bi khổ độ của Sư phụ.

Tôi hy vọng bản thân có thể tu luyện tinh tấn hơn nữa, và viên mãn tùy Sư hoàn.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội miền Nam Mỹ quốc)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/17/465386.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/21/211419.html

Đăng ngày 23-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post [Pháp hội miền Nam Mỹ quốc] Hành trình tu luyện của một học viên mới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[Pháp hội miền Nam Mỹ quốc] Thực tu và trở thành một sinh mệnh đồng hóa với Đại Pháphttps://vn.minghui.org/news/262904-phap-hoi-mien-nam-my-quoc-thuc-tu-va-tro-thanh-mot-sinh-menh-dong-hoa-voi-dai-phap-2.htmlSat, 23 Mar 2024 14:45:31 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262904[MINH HUỆ 17-09-2023] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu! Tiêu đề bài chia sẻ hôm nay của tôi là: Thực tu và trở thành một sinh mệnh đồng hóa với Đại Pháp. Tôi là một […]

The post [Pháp hội miền Nam Mỹ quốc] Thực tu và trở thành một sinh mệnh đồng hóa với Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Texas

[MINH HUỆ 17-09-2023] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Tiêu đề bài chia sẻ hôm nay của tôi là: Thực tu và trở thành một sinh mệnh đồng hóa với Đại Pháp. Tôi là một đệ tử Đại Pháp đã tu luyện hơn 20 năm, tôi viết ra tiêu đề bài chia sẻ này để thời khắc cảnh tỉnh bản thân rằng trong tu luyện cần phải chân chính thực tu, đồng hóa với Đại Pháp mới không cô phụ thệ ước của bản thân khi đến thế gian, mới xứng đáng với sự từ bi khổ độ của Sư tôn, và trở thành sinh mệnh mới của tân vũ trụ.

Tham gia luyện công buổi sáng

Thuở đầu mới đắc Pháp tu luyện, mặc dù tâm an dật của tôi rất lớn nhưng tôi vẫn có thể cố gắng học Pháp và luyện công mỗi ngày. Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1999, khi các đệ tử Đại Pháp ở hải ngoại bắt đầu thực hiện ngày càng nhiều các hạng mục chứng thực Pháp, mỗi ngày của tôi cũng trở nên rất bận rộn. Dần dần tôi không còn kiên trì luyện đủ năm bài công pháp hàng ngày. Sau đó tôi thậm chí bận đến mức phải tìm thời gian để luyện công, và có những ngày tôi còn không có thời gian để luyện công. Kỳ thực, trong tiềm ý thức tôi cho rằng luyện công chỉ là biện pháp phụ trợ, tu luyện Đại Pháp chú trọng vào tu tâm. Nhưng chính vì tâm tính không đề cao lên được nên đã dẫn đến một vòng tuần hoàn ác tính là không thể kiên trì luyện công hàng ngày.

Nhưng khi tôi đọc được đoạn Pháp sau của Sư phụ:

“Nếu như những công việc cụ thể của Đại Pháp rất bận, vậy thì có thể hoãn lại một chút ở việc luyện công, sau đó tìm thời gian bù lại, việc này không là vấn đề.” (“Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004]”, Giảng Pháp tại các nơi VI)

Tôi đã suy nghĩ về tình huống của mình. Tôi đã trì hoãn việc luyện công một chút, nhưng ngày qua ngày tôi lại càng buông lỏng bản thân nhiều hơn. Đến khi nào tôi mới tìm được thời gian để bù đắp lại cho quãng thời gian không luyện công đã mất đây? Tôi cảm thấy rất xấu hổ.

Một ngày nọ, tôi lại suy nghĩ về điều này và chợt nhận ra: Thật tốt biết bao nếu tôi có thể luyện công mỗi sáng giống như khi tôi mới bắt đầu đắc Pháp!

Niệm đầu này mới xuất ra thì chẳng bao lâu sau cơ duyên đã xuất hiện. Một ngày nọ, một học viên mới sau khi luyện công tập thể ở công viên xong đã nói với tôi rằng: “Thời tiết đẹp quá, tại sao chúng ta không luyện công ở đây vào mỗi buổi sáng nhỉ?” Các học viên khác cũng tán thành, vì thế chúng tôi đã bắt đầu luyện công hàng sáng trong công viên này.

Sau khi trải qua niềm vui ban đầu khi luyện công vào sáng sớm, tiếp theo tôi cần đề cao tâm tính để có thể kiên trì duy trì nỗ lực này. Quá trình này thách thức tâm an dật ngoan cố của tôi, khiến tôi phát hiện ra nó có mặt ở khắp mọi nơi và tôi cần nỗ lực tu khứ nó.

Vào một buổi sáng sớm, sau khi hoàn thành công việc, tôi chỉ kịp ngủ ba tiếng trước khi đến công viên luyện công. Trong lúc lái xe, tôi đã nghĩ việc đầu tiên tôi sẽ làm khi về nhà sau khi luyện công xong là đi ngủ. Lúc luyện bài công pháp thứ nhất, nghiệp lực tư tưởng liên tục can nhiễu trong đầu não tôi, tôi cứ nghĩ: “Mình buồn ngủ quá, đứng thế này mình cũng có thể ngủ được”. Cuối cùng, tôi phải vào trong xe chợp mắt 20 phút rồi mới có thể tiếp tục luyện công.

Một buổi sáng, tôi lái xe đến công viên luyện công, xe của tôi đã lao lên vỉa hè và đâm vào một biển báo giới hạn tốc độ, khiến tôi bừng tỉnh khỏi trạng thái mơ hồ. Tôi liền minh bạch: dạo gần đây nhân tâm của tôi quá nhiều, đã đến lúc phải thanh tỉnh rồi.

Cũng có vài lần tôi lái xe ra khỏi công viên thì bị cảnh sát chặn lại, họ nói tôi lái xe quá tốc độ. Điều này đã khơi dậy tâm tranh đấu của tôi. Tâm tôi không phục, tôi quyết định lên mạng nghiên cứu giới hạn tốc độ trong khu vực và vị trí đặt các biển báo để thu thập bằng chứng cho mình. Tất nhiên cuối cùng tôi không tìm được thứ gì nhưng nhân tâm đã biểu hiện xuất lai.

Tôi đã nhìn lại bản thân qua tất cả những sự việc này, tôi nhận ra mình có chấp trước vào tâm an dật mà không tự biết. Chẳng hạn, tôi thích sự thoải mái và không bị gò bó. Tôi có xu hướng trì hoãn các việc và làm những việc mình thích. Sau một thời gian làm việc bận rộn, tôi muốn thư giãn và sẽ lướt web. Cứ như vậy, thời gian trôi đi không biết là bao lâu, tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian. Tôi thức khuya và ngày hôm sau khó có thể dậy sớm, và khi thức dậy tôi thường cảm thấy kiệt sức. Chính quá trình kiên trì luyện công buổi sáng đã giúp tôi nhìn ra được biểu hiện cụ thể của tâm an dật, từ đó dần dần đột phá và buông bỏ nó.

Một buổi sáng nọ khi tôi lái xe ra khỏi công viên thì một chiếc xe ô tô chạy ngược chiều đã đâm vào tôi. Tình huống lúc đó là tôi đang rẽ trái khi đèn xanh, còn chiếc xe kia rẽ phải khi đèn đỏ. Trách nhiệm thuộc về người lái xe kia và anh ấy đã nhận lỗi. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm của bên kia lại kết luận rằng tôi cũng phải chịu một phần trách nhiệm, họ nói rằng lẽ ra tôi phải quan sát giao thông trước khi đi vào ngã tư, do vậy phải chịu 10% tổn thất.

Điều này khiến tôi rất không hài lòng, tôi lập tức liên hệ với công ty bảo hiểm của mình để tìm kiếm sự hỗ trợ nhưng họ lại không tích cực phản hồi. Ngay khi tôi tìm kiếm bằng chứng để chứng minh bên kia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, tôi chợt nghĩ: “Không phải mình đang phân cao thấp, phải trái với người thường sao? Tại sao mình phải chứng minh rằng mình đúng? Hơn nữa đâu có chuyện gì xảy ra một cách ngẫu nhiên với mình? Nếu đây là món nợ mà mình cần hoàn trả thì tại sao mình lại miễn cưỡng như vậy, đây chẳng phải hảo sự sao?”

Kỳ thực sự việc này đã giúp tôi nhận thấy rằng bản thân vẫn còn có tâm lợi ích. Tất cả những việc này là để giúp tôi tu luyện, đề cao và hoàn nghiệp! Tôi đột nhiên minh bạch, phóng hạ tâm xuống, không còn nghĩ đến trách nhiệm thuộc về ai nữa mà để tuỳ kỳ tự nhiên. Xe của tôi cần sửa nên tôi đã mang ra tiệm sửa và tiếp tục lái chiếc xe còn lại của gia đình đến công viên luyện công. Khoảng một tháng sau, tôi nhận được thư của công ty bảo hiểm, trong thư nói rằng vụ tai nạn kết thúc và phía đối phương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hiện tại, điểm luyện công này của chúng tôi đã duy trì được hơn bảy năm. Ngoại trừ những lúc tôi không đến luyện công vì trời có bão, tuyết rơi dày đặc hoặc tiết trời mùa đông quá lạnh giá, thì việc luyện công ngoài trời đã trở thành điểm khởi đầu cho hành trình hàng ngày của tôi. Trong thời gian này, tôi thường cảm nhận được sự từ bi bảo hộ của Sư phụ.

Nhiều khi tôi là người duy nhất đến công viên luyện công, nhưng tôi không cảm thấy chỉ có một mình, cũng không có cảm giác cô đơn, vì tôi biết Sư phụ luôn ở bên cạnh tôi. Tôi cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng. Nhưng sau một thời gian dài chỉ có một mình tôi đến luyện công, tôi sẽ cảm thấy lười biếng, chần chừ và không thể đến đúng giờ. Lúc này các học viên khác sẽ nói rằng họ muốn tham gia nên tôi cần phải đến đúng giờ. Tôi biết đó là Sư phụ đang nhắc nhở tôi rằng không được giải đãi.

Vào mùa đông, tôi chuyển địa điểm luyện công đến bên gian hàng bán đồ cạnh sân bóng. Ở đây có rất ít người qua lại, đèn xung quanh chỉ bật lúc 7 giờ sáng nên khi tôi đến thì khu vực này còn tối om, chỉ có chút ánh sáng từ đèn đường phía xa hắt lại. Một ngày nọ khi tôi đến đó lúc 5 giờ 30 phút sáng, tôi nhận thấy tất cả đèn xung quanh đều đã bật sáng và cả khu vực được thắp sáng trông như một cung điện. Vài ngày sau, trong lúc tôi đang đả tọa thì có một nhân viên công viên đến hỏi: “Anh có thấy đèn bật lúc sáng sớm không? Anh thích nó chứ?” Sau đó tôi mới nhận ra rằng cậu ấy đã đặc biệt bật đèn sớm khi nhìn thấy tôi luyện công buổi sáng ở đây. Tôi trả lời: “Cảm ơn cậu rất nhiều!” Đồng thời trong tâm tôi nói với Sư phụ: “Cảm tạ Sư phụ!” Mỗi buổi sáng đến đây, tôi cảm thấy tinh thần mình sung mãn gấp 100 lần, từng tế bào trong cơ thể đều ngập tràn niềm vui.

Trong bảy năm qua, các đồng tu tới tham gia luyện công đến và đi liên tục. Thẳm sâu trong tâm tôi trân quý mỗi cơ hội được luyện công cùng các đồng tu, bởi đó là những trải nghiệm khó quên đối với tất cả chúng tôi.

Trong bảy năm này, Sư phụ cũng đã đưa những người hữu duyên đến đây để kết duyên với Đại Pháp và trò chuyện với các học viên. Có một người phụ nữ liên tục đến đây để tìm hiểu chân tướng Pháp Luân Đại Pháp và đã tới xem buổi biểu diễn Shen Yun. Một học sinh trung học đến đây vào một buổi sáng mù sương và đã học năm bài công pháp. Sau đó cậu ấy lần lượt giới thiệu các bạn học của mình tới để học các bài công pháp. Buổi sáng mùa đông giá lạnh nhưng những học sinh trung học này chỉ mặc áo mỏng mà vẫn có thể kiên trì luyện công trong hai giờ đồng hồ. Về sau cậu học sinh trung học đó đã bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và trở thành đồng tu của chúng tôi. Sự việc này khiến tôi phải cảm thán rằng mối nhân duyên này thật kỳ diệu!

Bảy năm qua, có lẽ tôi là người được thụ ích nhiều nhất. Tôi nhớ khi mới bắt đầu luyện bài công pháp số hai trong một tiếng, xương ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể tôi phát ra những âm thanh rung động nhẹ, sau một lúc thì biến mất. Tôi nghĩ đó là Sư phụ đang điều chỉnh thân thể cho tôi. Việc ra ngoài luyện công vào buổi sáng đã chính lại một số trạng thái không đúng mà tôi đã luyện tập trong nhiều năm, và chủ ý thức của tôi cũng trở nên thanh tỉnh hơn nhiều.

Khi luyện công trong công viên vào mùa hè, tôi có thể nghe thấy tiếng người nói chuyện, tiếng chim hót, tiếng nước chảy xung quanh, trong trẻo và xa xôi, nhưng tâm tôi không chút gợn sóng. Còn vào mùa đông, gió thổi, cỏ khô, sương trắng bao phủ mặt đất, không khí tràn ngập cái lạnh, nhưng tôi vẫn có thể thiền định, tĩnh tu, không có tạp niệm. Sau khi xuất định, chân thực thể nghiệm được ý cảnh trong Pháp Sư phụ giảng: “…là người mà thân [thể] trong thế tục nhưng [tâm] niệm ngoài [thế tục]”. (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Manhattan năm 2005”, Giảng Pháp tại các nơi V)

Quy chính nhất tư nhất niệm trong Pháp

Vào một ngày cuối tuần đầu tháng bảy, tôi vừa luyện công ở công viên xong và nghe thấy điện thoại báo tin nhắn mới. Tôi vừa đi ra xe vừa bật điện thoại lên xem, thì đột nhiên cả người tôi lao xuống, chiếc bình inox phát ra tiếng vỡ, lúc này tôi mới nhận ra mình bị vấp ngã. Hóa ra có một bậc thang nhỏ dẫn xuống bãi đậu xe, nhưng tôi mải nhìn vào điện thoại nên không để ý.

Tôi nhanh chóng đứng dậy và đi tiếp nhưng nhận ra chân trái hơi đau. Lúc đó tôi hướng nội: “Có phải điều này nhắc nhở mình rằng đừng quá chấp trước vào điện thoại không? Mình không thể đợi tới lúc vào trong xe rồi mới kiểm tra tin nhắn sao?”

Chân tôi hơi đau một chút nhưng không sao, tôi nghĩ nó sẽ giúp mình tiêu trừ nghiệp lực. Miễn sao cơn đau qua đi trước khi tôi đến Washington D.C. Là ổn, bởi tôi có lịch đến thăm văn phòng quốc hội và sẽ phải đi bộ rất nhiều. Nhưng vừa rồi tôi đứng dậy nhanh như vậy, có phải là bởi sợ người khác nhìn thấy tôi bị ngã không? Đó là tâm sợ mất thể diện.

Ban đêm tôi vẫn có thể ngồi song bàn thiền định, nhưng phải chịu đựng cơn đau. Tôi đột nhiên ngộ ra rằng: Suy nghĩ ban đầu của tôi về việc để cơn đau kéo dài cho tới lúc đến Washington là không đúng. Vừa hay lúc đó là thời điểm phát chính niệm toàn cầu, nên tôi đã kéo dài thêm năm phút để thanh trừ can nhiễu. Phát chính niệm xong, hiệu quả thấy được ngay lập tức: Không những chân tôi không bị đau nữa mà còn cảm giác rất thoải mái.

Từ năm ngoái, đồng tu địa phương vốn phụ trách các hạng mục công tác với chính phủ đã không còn tham gia nữa vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy tôi phải tạm thời đảm nhận công việc đến thăm văn phòng quốc hội của Washington D.C. Vào ngày 20 tháng 7. Trước khi đi, tôi đã chuẩn bị các tài liệu và thư giảng rõ chân tướng Pháp Luân Công để yêu cầu các thành viên quốc hội đến từ Texas ủng hộ các dự luật cho Pháp Luân Đại Pháp. Tôi dự định ghé qua văn phòng quốc hội ở Texas ngay cả khi không có lịch hẹn trước.

Vào một buổi chiều, tôi đang đứng trước cửa một văn phòng mà không hẹn trước. Tôi gõ cửa và khẽ mở để nhìn vào bên trong. Tôi thấy mọi người đang họp nên đã đóng cửa lại và nghĩ xem mình phải làm gì. Vì lúc đó đã là buổi chiều và tôi cảm thấy hơi mệt nên đã nghĩ tới việc để lại tài liệu ở trên bàn lễ tân (vì trước đây những người không hẹn trước đều để thông tin ở đó).

Niệm đầu này có vẻ rất tự nhiên, nhưng khi tôi tĩnh tâm lại suy nghĩ, tôi thấy đó là do tôi cảm thấy mệt mỏi và tôi muốn nhanh chóng phân phát tài liệu. Điều này chẳng phải giống như làm qua loa cho hoàn thành nhiệm vụ sao? Với kiểu suy nghĩ này làm sao tôi có thể làm tốt việc cứu người? Ngoài ra, vị nghị sĩ của văn phòng này đã nhiều lần từ chối yêu cầu hẹn gặp của tôi từ năm ngoái, bởi vậy trong tiềm thức tôi đã nảy sinh tư tưởng phụ diện đối với ông ấy.

Sau khi nhìn ra những điểm này, tôi quyết định tìm một nơi yên tĩnh để phát chính niệm. Hai mươi phút sau, tôi quay lại văn phòng của vị nghị sĩ này, đầu tiên tôi nói chuyện với trợ lý của nghị sĩ, sau đó là gặp cố vấn lập pháp và vị cố vấn này đã gọi cho cả giám đốc lập pháp. Cả ba người này trước đây đều chưa liễu giải được chân tướng Pháp Luân Công và cuộc bức hại nên đã lắng nghe tôi nói. Cuộc gặp gỡ không hẹn trước này không ngờ đã mang đến hiệu quả tốt đẹp ngoài mong đợi. Vào thứ Ba sau khi tôi trở về từ Washington, tôi nhận được một email từ giám đốc lập pháp, bà ấy cảm ơn tôi vì đã ghé thăm văn phòng và thông báo cho tôi rằng vị nghị sỹ này đã đồng ý đồng tài trợ cho dự luật bảo hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Hai sự việc này khiến tôi thực sự cảm thán rằng nhất tư nhất niệm của một người tu luyện vô cùng trọng yếu, cần biết rõ niệm đầu này đến từ đâu, nó có phù hợp với Pháp không. Nếu không thì chúng ta không những không thể cứu được người mà còn làm trì hoãn mọi việc. Một việc làm được tốt hay không tốt, đều có quan hệ mật thiết đến những người tu luyện tham gia. Có lẽ tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, nhưng tôi mong rằng mình sẽ trân quý mỗi một cơ hội trong tương lai.

Chúng ta hãy bảo trì một tâm thái khiêm cung, cùng nhau tinh tấn trên con đường trở về, không phụ Sư ân!

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội miền Nam Mỹ quốc năm 2023)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/17/465388.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/21/211421.html

Đăng ngày 23-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post [Pháp hội miền Nam Mỹ quốc] Thực tu và trở thành một sinh mệnh đồng hóa với Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[Pháp hội miền Nam Mỹ quốc] Hành trình tu luyện của một học viên mớihttps://vn.minghui.org/news/262849-phap-hoi-mien-nam-my-quoc-hanh-trinh-tu-luyen-cua-mot-hoc-vien-moi.htmlFri, 22 Mar 2024 09:36:19 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262849[MINH HUỆ 17-09-2023] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu! Tôi đắc được Pháp Luân Đại Pháp cách đây ba năm. Thời gian ba năm tuy không phải là dài nhưng cũng đủ để tôi thoát thai hoán […]

The post [Pháp hội miền Nam Mỹ quốc] Hành trình tu luyện của một học viên mới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Đại Pháp tại Texas, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 17-09-2023] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!

Tôi đắc được Pháp Luân Đại Pháp cách đây ba năm. Thời gian ba năm tuy không phải là dài nhưng cũng đủ để tôi thoát thai hoán cốt và bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Hôm nay tôi xin được chia sẻ trải nghiệm tu luyện của mình để hướng đến Sư tôn hồi báo và giao lưu cùng các bạn đồng tu.

Tôi từng là người tự tư, tự phụ, hách dịch và có nhiều cảm xúc tiêu cực. Bố mẹ tôi có một cuộc hôn nhân bất hòa và tôi luôn thắc mắc vì sao họ không giống với những bậc phụ huynh khác. Vì tôi là con gái lớn trong gia đình nên mẹ thường phàn nàn với tôi về những bất hạnh của bà trong hôn nhân và công việc. Bố tôi ít khi ở nhà nên hầu như mẹ tôi phải lo toan mọi việc. Dần dà trong tôi sản sinh tâm oán hận mạnh mẽ với bố. Tôi cảm thấy ông thật vô trách nhiệm và không mảy may quan tâm chăm sóc gia đình. Khi ông ở nhà, thì chỉ cảm giác như nhà có thêm một người, còn khi ông không ở nhà thì bầu không khí lại rất dễ chịu. Hoàn cảnh gia đình đã khiến tôi dưỡng thành tính cách tranh cường háo thắng, tôi mong mình lớn lên sẽ có chỗ đứng trong xã hội và muốn mẹ tự hào về tôi. Sau này tôi đi học đại học, rồi đi làm và rời xa hoàn cảnh gia đình đó.

Khi gặp gỡ chồng tôi, tôi thấy anh ấy là một người tử tế và tốt bụng. Tôi rất vui mừng vì cuối cùng có thể gặp được đối tượng mà mình có thể kết hôn. Tuy nhiên, tính cách tiêu cực của tôi dần dần ảnh hưởng đến anh ấy. Thậm chí, tôi còn nói đùa về điều đó và hỏi anh ấy: “Tại sao em thấy tính cách mình ngày càng tốt lên còn anh lại tệ đi nhỉ?”. Khi chúng tôi sống chung càng lâu, tôi lại càng tập trung vào khuyết điểm của anh ấy. Sau khi có con, mối quan hệ của chúng tôi ngày một rạn nứt. Chồng tôi đi công tác rất nhiều khi các con còn nhỏ. Trong hai năm, tôi chỉ gặp anh ấy vào ngày cuối tuần. Tôi đã quen với việc anh ấy không có ở nhà. Dần dần tôi nảy sinh chủng cảm giác giống như thuở nhỏ. Tôi cảm thấy thoải mái khi anh ấy không có ở nhà, nhưng mỗi khi có mặt anh ấy thì lại như thể có thêm người lạ đến ở cùng.

Mối quan hệ của chúng tôi ngày một căng thẳng, tôi cảm thấy thực sự không còn cách nào để duy trì cuộc hôn nhân này nữa. Tôi đã đưa bọn trẻ về Trung Quốc vào mùa hè. Tuy nhiên, khi năm học mới bắt đầu, tôi lại không muốn quay trở lại. Tôi không muốn gia đình biết tình trạng hôn nhân của mình nên đã vội vã trở về trước khi con tôi bắt đầu đi học. Chồng tôi cũng nhận ra mình sắp mất đi gia đình này và muốn bù đắp. Chúng tôi đã cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và mối quan hệ của chúng tôi cũng dần được cải thiện. Nhưng trong tâm tôi luôn có cảm giác mơ hồ rằng tôi không thể hoàn toàn tha thứ và chấp nhận anh.

Đắc Pháp

Thành phố nơi tôi ở bị phong tỏa trong thời gian xảy ra đại dịch Covid năm 2020. Mọi người đều phải ở trong nhà. Tôi dành hàng giờ xem các thông tin trên mạng internet. Có một nền tảng trực tuyến giới thiệu các video về những bí ẩn thời tiền sử chưa được giải đáp khiến tôi chú ý. Tôi nhớ tên Sư phụ Lý được nhắc tới trong một video về những lời tiên tri. Trước đây, tôi từng nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp nhưng không hiểu rõ lắm. Tôi tìm kiếm trên mạng thì thấy các bài giảng Pháp của Sư phụ ở Quảng Châu. Tôi cảm thấy hứng thú và bắt đầu lắng nghe. Các bài giảng Pháp của Sư phụ rất hay, dù nghe đi nghe lại nhiều lần nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy không sao hiểu hết. Những lời dạy của Sư phụ rất chất phác và chân thành, và mỗi từng lời đều chạm vào trái tim tôi. Nghe các bài giảng thôi là chưa đủ, tôi còn muốn hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.

Một ngày nọ, tôi tình cờ tìm thấy một video nói về hoa Ưu Đàm, khi hình ảnh pháp tượng của Sư phụ xuất hiện trong video, tôi đã bật khóc. Tại sao tôi lại xúc động khi thấy hình ảnh của Sư phụ như vậy? Tôi liên tục lau nước mắt. Vào thời điểm đó, tôi đi nhà thờ nhiều năm nhưng chưa bao giờ có loại cảm giác như vậy.

Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên đến điểm luyện công. Tôi đến sớm nửa tiếng, trong lúc chờ đợi, tim tôi đập nhanh hơn và bồn chồn, không biết tại sao tôi lại cảm thấy hồi hộp và lo lắng đến vậy. Tôi sẽ vĩnh viễn ghi nhớ ngày hôm đó, vì đó là ngày đã mở ra một chương mới trong cuộc đời tôi.

Sáng hôm sau, tất cả những u cục trên người tôi do chứng thoái hóa đốt sống cổ gây nên đều biến mất. Những u cục lớn nhỏ khắp cơ thể làm tôi phải thống khổ suốt hơn mười năm. Chúng là nguyên nhân gây ra tình trạng căng cơ và đau đớn. Tôi thường xuyên bị chóng mặt và buồn ngủ quá mức. Nhưng giờ tôi không còn cảm giác khó chịu nào nữa. Tất cả đều biến mất. Thật không thể tin được! Tôi vô cùng phấn khích và nghĩ: “Hóa ra kỳ tích thực sự xuất hiện! Thần thực sự có tồn tại!”. Lúc đó, tôi đã hoàn toàn không tin vào chủ nghĩa vô thần nữa.

Quá trình đặt mua sách cũng thật thần kỳ. Vì cuốn Chuyển Pháp Luân mà tôi đặt mua không giao đến kịp nên tôi đã viết email cho nhân viên bưu điện và nhanh chóng nhận được phản hồi. Sau khi mở thư, tôi rất ngạc nhiên trước tên của người ký là Destiny – có nghĩa là vận mệnh. Tôi chưa từng nghe thấy người nào có cái tên như vậy, liệu điều này có hàm ý gì chăng?

Dạy tiếng Trung và quảng bá Shen Yun

Sau khi tôi minh bạch được Đại Pháp thực sự là gì, tôi cũng muốn gia đình mình đắc Pháp, tu luyện. Tôi muốn gửi con đến trường học Minh Huệ. Sư phụ biết những mong muốn này của tôi. Hai tháng sau, tôi được giới thiệu về một lớp dạy tiếng Trung và được mời dạy tiếng Trung cho các tiểu đệ tử. Trong tâm tôi lo lắng bất an vì lúc đó tôi mới tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được sáu tháng, mức độ lý giải đối với Pháp lý chưa thâm sâu, liệu tôi có thể dạy tốt cho các tiểu đệ tử không?

May mắn là kể từ khi đến nước Mỹ, tôi đã tham gia giảng dạy tiếng Trung nên cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sư phụ cũng không ngừng cấp cho tôi trí huệ. Thông qua học Pháp, tôi dần nhận ra rằng việc giảng dạy tiếng Trung trong nhiều năm như vậy không phải là điều mà tự bản thân tôi có thể quyết định được, kỳ thực mọi chuyện đều đã có an bài. Việc dạy tiếng Trung cho các tiểu đệ tử đã giúp tôi thực sự liễu giải được văn hóa truyền thống là gì, và buông bỏ được nhiều quan niệm hiện đại.

Có lần, tôi cho học sinh đọc một bài viết về cách Hoàng đế Khang Hy giáo dục các hoàng tử. Nơi các hoàng tử, hoàng tôn đọc sách được gọi là “Thượng thư phòng” được đặt tại “Vô Dật Trai” (Phòng học không có sự an dật), nhấn mạnh việc tránh xa vui thú và buông thả. Mỗi ngày, các tiểu hoàng tử phải bắt đầu việc học tại Vô Dật Trai từ từ 4 giờ sáng. Hoàng đế Khang Hy sẽ đến kiểm tra việc học tập của các hoàng tử và yêu cầu họ đọc một cuốn sách 120 lần, sau đó đọc thuộc lòng nó 120 lần. Việc học tập đều bắt đầu từ sáng sớm đến tận 7 giờ tối ngày này qua ngày khác, không có ngày nghỉ. Hãy thử nghĩ xem, trẻ em ngày nay ham thích vui chơi và hưởng thụ, khoảng cách so với quan niệm của cổ nhân khác biệt thật quá xa. Là một người tu luyện, tôi đã không thể làm được những điều mà người bình thường thời cổ đại có thể làm, điều đó thật đáng xấu hổ. Quá trình dạy tiếng Trung thực sự là một quá trình tu luyện bản thân, giúp tôi đề cao tâm tính, và hiểu sâu sắc hơn những gì Sư phụ giảng:

“Tẩu hồi truyền thống lộ thông thiên”. (Tái Tạo, Hồng Ngâm V)

Diễn nghĩa:

“Quay về truyền thống là con đường rộng mở lên trời”. (Tái tạo, Hồng Ngâm V)

Nhiều năm trước, tôi muốn đưa cả gia đình đi xem Shen Yun nhưng chưa đi được. Hiện tại nghĩ lại, có lẽ cơ duyên lúc đó của tôi chưa đến. Nhiều năm sau, tôi thực sự cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia hạng mục quảng bá Shen Yun, đây quả là một sự kiện thần thánh. Tôi làm việc quảng bá như phát tờ rơi, dán tờ quảng cáo trong các cửa hàng, đến các công ty và các gia đình để giới thiệu Shen Yun. Mặc dù đi bộ nhiều nhưng tôi không thấy mệt chút nào. Tôi thấy thật vinh dự được tham gia hạng mục này. Mỗi lần có người bày tỏ mong muốn được xem Shen Yun, từ trong tâm tôi vô cùng hạnh phúc và mừng cho họ.

Học Pháp và luyện công

Lúc đọc kinh văn Chuyển Pháp Luân lần đầu, tôi có rất nhiều câu hỏi nên cứ thế đọc tiếp. Mỗi lần đọc Pháp, các câu hỏi của tôi đều được giải đáp, nhưng sau đó tôi lại có những câu hỏi mới. Nội hàm của Đại Pháp quả là bác đại tinh thâm. Sư phụ giảng trong nhiều bài Kinh văn khác nhau rằng các học viên cần học thuộc Pháp. Vì thế tôi nghĩ mình nên làm theo những gì Sư phụ yêu cầu. Lần đầu tiên tôi phải mất hơn một năm để học thuộc toàn bộ cuốn Chuyển Pháp Luân. Lần thứ hai học thuộc, tôi tự đặt mục tiêu học thuộc bốn đoạn mỗi ngày. Tôi thường có thể hoàn thành mục tiêu này. Lần thứ hai tôi mất khoảng sáu tháng để học thuộc sách. Bây giờ tôi học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân lần thứ ba. Những lợi ích có được từ việc học thuộc Pháp là rất nhiều, tôi có thể lý giải Pháp lý thâm sâu hơn. Khi gặp phải những tình huống hay một việc nào đó, tôi sẽ đối chiếu bản thân với Pháp Sư phụ giảng để tìm ra lỗi sai của mình.

Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi tự hỏi bao giờ mình mới có thể ngồi song bàn được như các học viên khác. Họ trông thật bình tĩnh và tường hòa. Tôi không ngừng cố gắng và mất vài tháng mới có thể ngồi được song bàn. Bởi vì đắc Pháp muộn nên tôi muốn theo kịp các học viên khác, tôi muốn mau chóng tiêu trừ nghiệp lực của bản thân. Tôi nghĩ việc ôm bão luân trong 30 phút là quá ít. Sư phụ nhìn thấy suy nghĩ đó của tôi nên chẳng lâu sau, một học viên đã gửi cho tôi nhạc luyện công của bài công pháp thứ hai trong một giờ đồng hồ. Bây giờ tôi thường luyện năm bài công pháp trong hai tiếng rưỡi. Về cơ bản, tôi đã duy trì học Pháp và luyện công hàng ngày, chỉ có một số ngày tôi không thể làm được việc này.

Nhờ sự an bài từ bi của Sư phụ, thời gian làm việc của tôi khá linh hoạt. Tôi có thời gian học Pháp và luyện công hàng ngày. Tuy nhiên, để cân bằng giữa gia đình, công việc, học tập và làm ba việc cần có thời gian. Vì không thuận tiện tập các bài công pháp vào ban ngày nên tôi tập bốn bài công pháp vào sáng sớm và sau đó tập bài công pháp thứ năm vào buổi tối. Luyện công là hình thức nghỉ ngơi tốt nhất. Tôi không thấy mệt mỏi mà thay vào đó luôn thấy tràn đầy năng lượng.

Đề cao tâm tính

Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi ngộ ra mọi việc xảy ra đều có mối quan hệ nhân duyên, đều là nghiệp lực của bản thân tạo thành. Tôi nói với chồng mình: “Nếu bố còn tại thế, thì em sẽ xin lỗi và nói lời cảm ơn ông. Nếu không có hoàn cảnh gia đình mà ông nuôi dưỡng, em sẽ không trân trọng những thứ mình hiện có. Em sẽ không hiểu được rằng để đạt được một thứ là không dễ dàng”.

Tôi cũng biết ơn những trải nghiệm khó khăn mà tôi đã trải qua trước khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng khiến tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Sau khi đắc Pháp, tôi ngộ ra những trải nghiệm đó là nợ nghiệp của tôi từ kiếp trước. Đại Pháp đã giúp tôi buông bỏ oán hận với chồng mình. Nhưng tôi thấy rằng trừ bỏ chấp trước và tu luyện tinh tấn hơn không hề dễ dàng. Tôi thường khó khăn để thiện đãi và kiên nhẫn với gia đình mình. Vợ chồng tôi thường xuyên tranh cãi, đặc biệt là chuyện học hành của con cái và một số thói quen không tốt của chúng. Dường như với tôi việc tu xuất thiện và từ bi là rất khó.

Ban đầu, gia đình tôi phản đối việc tôi tu luyện, còn tôi không biết phải giải quyết thế nào. Nó khiến tôi nhận thấy tu luyện thực sự là gian nan. Khi tôi chia sẻ điều này với một học viên khác, cô ấy đã nhắc đến một bài chia sẻ trên Minh Huệ Net. Bài viết của một học viên có người chồng không chỉ phản đối mạnh mẽ việc cô ấy tu luyện, mà còn ngoại tình và đối xử tệ bạc với cô ấy. Cô ấy cảm thấy rất đau khổ.

Trong một giấc mơ, cô ấy hỏi Sư phụ vì sao việc tu luyện đối với cô ấy lại khó khăn như vậy. Sư phụ đã cho cô ấy thấy một cảnh tượng từ xa xưa: cô ấy và chồng đều từng là những vị Thần. Tuy nhiên, cựu thế lực đã an bài rằng trong tương lai chỉ có một trong hai người họ có cơ duyên đắc Pháp. Chồng cô vì muốn thành tựu cô nên đã trao lại cơ hội này cho cô ấy. Vì vậy ở đời này anh ấy đã đóng vai phản diện để giúp cô phóng hạ tình. Bằng cách này, cả hai người họ đều có thể đoái hiện thệ ước từ tiền sử.

Những chia sẻ của đồng tu khiến tôi vô cùng cảm động, và tôi đã bật khóc sau khi nghe đồng tu nói. Nhưng khi mâu thuẫn xảy đến, tôi khó mà kiểm soát được bản thân và lại tranh cãi với chồng. Khi bọn trẻ không vâng lời, tôi thiếu nhẫn nại và không đủ bình tĩnh. Những lúc như vậy, tôi cảm giác bản thân không giống như một người tu luyện, từ bi căn bản không thể hiện xuất lai trên thân thể tôi.

Cho đến một ngày, tôi đọc được bài viết của một học viên trên trang Minh Huệ Net. Con của cô ấy bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi còn rất nhỏ. Đến lúc đi học, đặc biệt khi vào cấp 3, cậu bé bị ảnh hưởng bởi môi trường hiện đại và dần xa rời việc tu luyện. Cậu ấy bắt đầu kết bạn với nhiều bạn xấu, yêu sớm, điểm số tụt dốc và ngừng nói chuyện với mẹ. Học viên này đã thử nhiều phương pháp nhưng không phương pháp nào có hiệu quả. Cuối cùng, người học viên này ngộ ra rằng chỉ có thiện mới có thể cải biến được mọi thứ. Sau khi cô ấy thay đổi quan niệm, thì hoàn cảnh thực sự đã dần chuyển biến.

Sư phụ giảng:

“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ.” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã học thuộc Pháp Sư phụ giảng, nhưng tại sao thực hành lại khó vậy? Tại sao tôi không thể ngộ ra được lực lượng của Thiện mạnh mẽ đến nhường nào? Tôi nhận ra đó là vì mình vẫn còn tự tư nên mới nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Tôi không nên áp đặt tiêu chuẩn của người tu luyện lên gia đình mình. Họ đang sinh hoạt trong hoàn cảnh của người thường, họ cũng là chúng sinh đang mê lạc trong thùng thuốc nhuộm của xã hội này. Điều tôi nên làm là giúp họ nhận ra sự mỹ hảo của Đại Pháp, không thể để họ sản sinh ấn tượng không tốt về Đại Pháp.

Khi suy nghĩ của tôi thay đổi, hoàn cảnh gia đình cũng được cải thiện. Tôi biết bản thân vẫn còn cả chặng đường dài phía trước nhưng tôi sẽ giúp mọi người trong gia đình hiểu rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những người tốt và Đại Pháp là chân chính nhất.

Tham gia các hoạt động tập thể

Gần đây tôi nhận ra tầm quan trọng của việc học Pháp và chia sẻ thể ngộ với các học viên khác. Sư phụ đã nhiều lần nhấn mạnh trong các bài giảng rằng học Pháp nhóm và luyện công tập thể là hình thức tu luyện mà Sư phụ lưu lại cho chúng ta.

Tôi cảm thấy xấu hổ vì đã không làm theo những gì Sư phụ bảo chúng ta làm. Tôi tìm lý do để không tham gia học Pháp nhóm. Tôi thấy mình không thể tập trung khi đọc cùng các học viên khác vì thấy tự mình đọc thì tốt hơn. Thực ra tôi nên nỗ lực khắc phục chướng ngại này thay vì trốn tránh. Hiện giờ tôi rất vui khi được gặp gỡ các đồng tu mỗi khi tham gia học Pháp nhóm. Đây là nơi tôi có thể chia sẻ thể ngộ và kinh nghiệm tu luyện của bản thân, là hoàn cảnh để tôi có thể tỉ học tỉ tu.

Tôi vô cùng trân quý mỗi từng cơ hội được tham gia hoạt động chứng thực Pháp. Ba năm trước tôi vẫn là một người bình thường, lạc lối ở đây, không biết được hàm nghĩa chân chính của việc làm người. Đại Pháp đã thức tỉnh tôi và tôi cũng hy vọng có thể truyền rộng chân tướng Đại Pháp bằng nhiều cách khác nhau để nhiều chúng sinh hơn nữa thức tỉnh và được cứu độ.

Đôi khi mâu thuẫn xảy đến, tôi lại nhớ đến Pháp Sư phụ giảng:

“Thực ra, làm đệ tử Đại Pháp, lúc ấy nếu niệm ngay chính, điều nghĩ đến là tu luyện, là có trách nhiệm, là nên làm thật tốt, thì chư vị nên âm thầm khiến cho chỗ mà chư vị cảm thấy chưa hoàn thiện làm nó thực thi cho tốt, đó mới là điều đệ tử Đại Pháp nên làm.” (“Tinh tấn hơn nữa”, Giảng Pháp tại các nơi X)

Trên đây là kinh nghiệm tu luyện của tôi trong ba năm qua. Rất mong các học viên chỉ giúp những gì chưa phù hợp với Pháp. Là học viên mới, đôi khi tôi còn giải đãi trong tu luyện và chưa xứng với sự từ bi khổ độ của Sư phụ.

Tôi hy vọng bản thân có thể tu luyện tinh tấn hơn nữa, và viên mãn tùy Sư hoàn.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội miền Nam Mỹ quốc)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/17/465386.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/21/211419.html

Đăng ngày 22-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post [Pháp hội miền Nam Mỹ quốc] Hành trình tu luyện của một học viên mới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>