Tin tức khác - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Sun, 24 Mar 2024 05:53:50 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.8Hệ tư tưởng của ĐCSTQ đằng sau sự phân biệt đối xử của hải quan Hoa kiều tại Mỹ đối với Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/262923-he-tu-tuong-cua-dcstq-dang-sau-su-phan-biet-doi-xu-cua-hai-quan-hoa-kieu-tai-my-doi-voi-phap-luan-cong-2.htmlSun, 24 Mar 2024 05:53:50 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262923[MINH HUỆ 20-03-2024] Ngày 11 tháng 3 năm 2024, khi một đoàn diễn Shen Yun kết thúc chuyến lưu diễn ở châu Âu và quay trở lại Hoa Kỳ, họ đã bị một nhân viên hải quan Hoa Kỳ nói tiếng Trung chặn lại. Trong khi lặp đi lặp lại […]

The post Hệ tư tưởng của ĐCSTQ đằng sau sự phân biệt đối xử của hải quan Hoa kiều tại Mỹ đối với Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Tiêu Hòa

[MINH HUỆ 20-03-2024] Ngày 11 tháng 3 năm 2024, khi một đoàn diễn Shen Yun kết thúc chuyến lưu diễn ở châu Âu và quay trở lại Hoa Kỳ, họ đã bị một nhân viên hải quan Hoa Kỳ nói tiếng Trung chặn lại. Trong khi lặp đi lặp lại tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhân viên này liên tục cố gắng cản trở các nghệ sỹ Shen Yun nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Vụ việc này đã dấy lên mối quan ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao, và Bộ An Ninh Nội địa. Nhiều người thắc mắc: Tại sao người này lại lặp đi lặp lại tuyên truyền của ĐCSTQ khi đang làm việc với tư cách là nhân viên hải quan Hoa Kỳ?

Hệ tư tưởng của ĐCSTQ gây nguy hại trên khắp biên giới Hoa Kỳ

Từ chiến dịch Cải cách Ruộng đất đến Phong trào Chống cánh hữu, từ Cách mạng Văn hóa đến Vụ Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn, ĐCSTQ có một lịch sử đẫm máu hình thành từ hận và bạo lực. Để đạt được mục đích, ĐCSTQ đã tẩy não người dân một cách có hệ thống bằng những tuyên truyền dối trá và thù hận. Ví dụ, nó trộn lẫn khái niệm về dân tộc Trung Quốc với hệ tư tưởng của ĐCSTQ, khiến mọi người lầm tưởng rằng con cháu Trung Quốc cần phải trung thành với chính quyền cộng sản cho dù họ ở đâu.

Trên thực tế, khái niệm “người Trung Quốc” bao gồm nhiều nhóm dân tộc; về mặt quốc tịch, nó đại biểu cho các đặc quyền và trách nhiệm của một người gắn với quyền công dân của nước họ. Nói đúng ra, mặc dù ĐCSTQ (đảng phái chính trị) vẫn đang bức hại Pháp Luân Công, nhưng các học viên vẫn được hưởng các quyền lợi hợp pháp giống như những công dân Trung Quốc khác. Chính ĐCSTQ đã bóp méo khái niệm này hòng biến nhóm người thiểu số nào đó thành đối tượng bức hại bằng cách gọi họ là kẻ thù của nhà nước và lôi kéo người dân tham gia vào cuộc bức hại.

Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) quy định nhân viên của họ phải là công dân Hoa Kỳ. Như vậy nghĩa là người đàn ông nói tiếng Trung Quốc làm nhân viên CBP phải tuyên thệ Lời thề Trung thành như sau:

“Tôi xin tuyên thệ, rằng tôi tuyệt đối và hoàn toàn từ bỏ mọi sự trung thành với bất kỳ hoàng thân, quân chủ, quốc gia, hay chủ quyền nước ngoài nào mà trước đây tôi từng là thần dân hoặc công dân; rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp và luật pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trước mọi kẻ thù, trong và ngoài nước; rằng tôi sẽ chân thành tận tâm và trung thành với Hiến pháp và luật pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; rằng tôi sẽ cầm vũ khí để bảo vệ Hoa Kỳ khi luật pháp yêu cầu; rằng tôi sẽ thực hiện nghĩa vụ phi chiến đấu trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ khi luật pháp yêu cầu; rằng tôi sẽ thực hiện công việc có tầm quan trọng quốc gia dưới sự chỉ đạo dân sự khi luật pháp yêu cầu; và rằng tôi thực hiện nghĩa vụ này một cách tự do, mà không bị chướng ngại tâm trí hay vì mục đích trốn tránh nào; vậy xin Chúa hãy giúp con.”

Rõ ràng là lời tuyên thệ này không có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí của viên sỹ quan này bằng cuộc tẩy não hàng chục năm qua của ĐCSTQ.

ĐCSTQ dùng “làm chính trị” làm cớ nhằm cố ý biến người dân thành mục tiêu bức hại

Ở nước cộng sản Trung Quốc, bất kỳ cá nhân hay nhóm nào không được Đảng ưa thì đều có thể bị gắn mác “làm chính trị”. Một khi bị gắn mác, những cá nhân hay nhóm bị nhắm tới sẽ bị phân biệt đối xử, bị sỉ nhục, bị đối xử tàn bạo, thậm chí bị sát hại.

Thực ra, cái mác này là một từ bị ĐCSTQ bóp méo và lạm dụng. Ví dụ, một số lượng lớn các quan chức chính phủ Trung Quốc – đặc biệt là các quan chức cấp cao – được hưởng những đặc quyền như nhận hối lộ, lối sống xa hoa, có hộ chiếu của nhiều quốc gia và chuyển tài sản ra nước ngoài, nhưng những nhân vật chính trị chủ chốt này lại không bị dán nhãn “làm chính trị”. Ngược lại, chỉ khi những cá nhân hoặc nhóm nhất định nào đó bị tước đoạt những quyền cơ bản thì họ mới bị gọi là “làm chính trị”. Chẳng phải là mỉa mai sao?

Trong một xã hội bình thường, người dân có những nhân quyền cơ bản và các quyền hợp pháp cơ bản như bầu cử và bày tỏ quan điểm. Nhưng do bị ĐCSTQ tẩy não, người Trung Quốc lại coi những quyền cơ bản này là đặc quyền do Đảng ban cho. Như vậy, Đảng có thể tùy ý tước đoạt các quyền của người dân.

ĐCSTQ đối lập với các tín ngưỡng, đẫn đến sự băng hoại về đạo đức

Khi cố gắng ngăn cản các nghệ sỹ Shen Yun nhập cảnh vào Hoa Kỳ, nhân viên CBP nói tiếng Trung này đã nói với các đồng nghiệp gần đó: “Họ là Pháp Luân Công. Họ làm chính trị. Họ là nhóm bất hợp pháp.” Như vậy, về cơ bản, viên chức này đã hành động trái với nghĩa vụ bảo vệ nước Mỹ, một quốc gia có nền tảng lập quốc là quyền tự do tín ngưỡng. Câu nói của anh ta cho thấy hệ tư tưởng của ĐCSTQ đã bóp méo lối tư duy của người dân ở Trung Quốc sâu sắc đến mức nào.

Trên bề mặt, ĐCSTQ còn cho phép một số quyền tự do về ý thức hệ, như trong nghiên cứu học thuật, thậm chí còn cho phép tồn tại các nhà thờ, đền chùa. Song trên thực tế, tất cả những cơ sở này đều phải tuân theo sự lãnh đạo của Đảng một cách vô điều kiện. Đây là lý do tại sao Pháp Luân Công bị bức hại, các nhà thờ ngầm bị nhắm mục tiêu.

Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi lãnh đạo cộng sản nào cũng bức hại tôn giáo tín ngưỡng, từ Karl Marx, Vladimir Lenin, cho đến các quan chức ĐCSTQ ngày nay. Các giáo lý căn bản của các tôn giáo, tín ngưỡng đều chú trọng vào các giá trị đạo đức và sự thiện lương. Điều này trái ngược với sự thù hận và tàn bạo mà ĐCSTQ cổ xúy.

Tuy nhiên, đàn áp các giá trị truyền thống và các tín ngưỡng đã khiến ĐCSTQ đẩy Trung Quốc vào ngõ cụt. Xã hội Trung Quốc ngày nay đầy rẫy tội phạm giết người, khiêu dâm, lạm dụng ma túy, bạo lực, dầu thải tái chế, thịt giả, thuốc giả, và đủ thứ tệ nạn khác. Con người ta lừa gạt nhau vì lợi ích cá nhân và tìm kiếm thú vui không chút ước thúc đạo đức. Lối tư duy và những hành vi này không chỉ gây tổn hại cho người dân Trung Quốc và con cái của họ, mà còn ảnh hưởng tới cả xã hội quốc tế, từ người già đến trẻ nhỏ.

Bảo vệ Tự do Tín ngưỡng và Thế giới Tự do

Đây là lý do tại sao vụ việc ở sân bay Chicago đã dấy lên phản ứng dữ dội từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao, và Bộ An ninh Nội địa.

Trong bức thư gửi CBP ngày 15 tháng 3, Hạ Nghị sỹ Hoa Kỳ Scott Perry cho biết ông lo ngại khi viên chức CBP gốc Hoa lại hỏi cụ thể về tín ngưỡng của các nghệ sỹ Shen Yun và tuyên bố rằng nhóm họ là “bất hợp pháp” chỉ vì tín ngưỡng của họ. Ông viết: “Nếu giải trình ra, thì đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng và đáng trách đối với các quyền quy định trong Hiến pháp của họ [các học viên]. Phải chăng viên sỹ quan này đang muốn khẳng định chính sách của Trung Quốc thông qua vị trí chính thức của anh ta trong chính phủ Hoa Kỳ?”

Ông Perry thắc mắc tại sao cách đặt câu hỏi của nhân viên hải quan lại được coi là phù hợp. “Tôi muốn biết lý lịch của người này”, ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng ta nhất định cần phải cảnh giác với những thứ như thế này. Và tôi nghĩ chúng ta cần phải chủ động.”

“Những báo cáo này thật đáng lo ngại – thực sự là vậy – và đòi hỏi một cuộc điều tra ngay lập tức. Hành động đó rất quan trọng – ít nhất là để bảo vệ các quyền của Tu chính án thứ nhất của những Công dân Hoa Kỳ này cũng như những công dân khác của Hoa Kỳ. Có lẽ điều cấp thiết là cần phải xác định và ngăn chặn các viên chức đứng về phía nước ngoài không có và sử dụng chức vụ chính thức để áp đặt niềm tin của cá nhân họ lên người khác”, ông Perry nói tiếp trong thư.

Một số nhà lập pháp khác cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự và kêu gọi hành động. Hạ nghị sỹ Brian Babin của bang Texas cho biết “hoàn toàn không thể dung thứ khi điều này xảy ra ở Hoa Kỳ dưới bàn tay của một công chức Mỹ.” Ông nói trong một cuộc phỏng vấn: “Cần phải có một cuộc điều tra thấu đáo, và nếu nó được chứng minh là chính xác, thì nhân viên hải quan này cần phải bị sa thải ngay lập tức. Chúng ta không bao giờ được cho phép CHNDTH [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] – một trong những quốc gia áp bức nhất hành tinh – gây ảnh hưởng đến chính phủ liên bang của chúng ta.”

Hạ nghị sỹ Don Bacon của bang Nebraska hy vọng vụ việc này “sẽ được điều tra”. Ông Bacon nhận định: “Một viên chức hành pháp tại sân bay đã sách nhiễu một công dân Mỹ – ở đây, chúng ta có quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, và chúng ta cần phải bảo vệ điều đó. Cần phải có một số biện pháp kỷ luật” đối với những hành vi như vậy.

Như vụ việc này cho thấy, việc tẩy não thâm sâu và có hệ thống của ĐCSTQ đã làm méo mó tư tưởng người dân và đe dọa thế giới. Ngay cả khi đã rời Trung Quốc, một số người Trung Quốc vẫn tiếp tục làm việc cho ĐCSTQ và làm tay sai cho nó. Việc loại bỏ hệ tư tưởng của ĐCSTQ rất trọng yếu, không chỉ đối với người Trung Quốc đã trở thành cư dân thường trú hoặc công dân của các quốc gia khác, mà cả đối với toàn bộ thế giới tự do.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/20/474413.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/21/216297.html

Đăng ngày 24-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hệ tư tưởng của ĐCSTQ đằng sau sự phân biệt đối xử của hải quan Hoa kiều tại Mỹ đối với Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Trang web Minh Huệ phiên bản tiếng Séc ra mắthttps://vn.minghui.org/news/259734-trang-web-minh-hue-phien-ban-tieng-sec-ra-mat.htmlFri, 09 Feb 2024 09:52:31 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=259734[MINH HUỆ 06-02-2024] Trang web Minh Huệ tiếng Séc (https://cs.minghui.org/) đã chính thức được ra mắt vào tháng 2 năm 2024. Chúng tôi hy vọng trang web này sẽ đóng vai trò là nền tảng để các học viên trao đổi […]

The post Trang web Minh Huệ phiên bản tiếng Séc ra mắt first appeared on Minh Huệ Net.

]]>

Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Cộng hòa Séc

[MINH HUỆ 06-02-2024] Trang web Minh Huệ tiếng Séc (https://cs.minghui.org/) đã chính thức được ra mắt vào tháng 2 năm 2024. Chúng tôi hy vọng trang web này sẽ đóng vai trò là nền tảng để các học viên trao đổi kinh nghiệm và hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp tới Cộng hòa Séc. Đây là ngôn ngữ thứ 23 mà trang web chính tiếng Trung được dịch sang.

cz_mh_screen_3_thumb.jpg

Nằm ở trung tâm châu Âu, Tiệp Khắc có một lịch sử lâu dài và đầy biến cố. Đất nước này đã trở thành một quốc gia cộng sản Khối Đông Âu vào năm 1948. Trong những năm trước thập niên 1990, các chính quyền cộng sản đã lần lượt sụp đổ trên khắp Đông Âu. Cộng hòa Séc trở thành quốc gia dân chủ từ năm 1992. Trước đó hơn bốn thập kỷ, đất nước này đã bị chính quyền cộng sản tàn phá.

Với dân số chưa đầy 11 triệu người, Cộng hòa Séc là một quốc gia cỡ trung ở châu Âu. Nơi đây từng là trung tâm văn hóa của châu Âu và đóng vai trò quan trọng về khoa học và công nghệ cũng như âm nhạc và những đóng góp về văn hóa khác.

Năm 2000, sau khi Pháp Luân Đại Pháp được truyền tới Cộng hòa Séc, ngày càng có nhiều người bước vào tu luyện. Điều này dẫn đến việc thành lập các điểm luyện công Pháp Luân Đại Pháp theo nhóm ở hơn 30 thành phố, trong đó có Praha, Brno, Ostrava, Plzeň và České Budějovice.

Các học viên tham gia vào nhiều sự kiện giảng chân tướng về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Họ cũng tham gia các lễ hội văn hóa, biểu diễn trống lưng và múa hoa sen, múa rồng ở các thành phố lớn trên khắp cả nước, cũng như các nước khác ở châu Âu.

Pháp hội chia sẻ trải nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Châu Âu đã được tổ chức hai lần tại Praha cũng như các nơi khác ở Cộng hòa Séc. Các học viên đã gặp các quan chức chính quyền để kêu gọi họ giúp chấm dứt cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, trong đó có tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của chính quyền này. Năm 2019, Thượng viện Quốc hội Cộng hòa Séc đã thông qua nghị quyết nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Ngoài ra, Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa, Nhân quyền và Kiến nghị của Thượng viện Séc đã thông qua các nghị quyết trong năm 2012 và 2021 nhằm kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo này.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/6/472222.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/7/214611.html

Đăng ngày 09-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Trang web Minh Huệ phiên bản tiếng Séc ra mắt first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bitter Winter: Nghị viện Châu Âu lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốchttps://vn.minghui.org/news/258975-bitter-winter-nghi-vien-chau-au-len-an-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong-tai-trung-quoc.htmlThu, 25 Jan 2024 09:24:04 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258975[MINH HUỆ 23-01-2024] Ngày 22 tháng 1, Bitter Winter (Mùa đông buốt giá), một tạp chí trực tuyến biểu trưng quyền tự do tôn giáo và tự do nhân quyền, đã đăng tải một bài báo để hưởng ứng một nghị quyết được Nghị viên Châu Âu thông qua […]

The post Bitter Winter: Nghị viện Châu Âu lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Vương Anh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 23-01-2024] Ngày 22 tháng 1, Bitter Winter (Mùa đông buốt giá), một tạp chí trực tuyến biểu trưng quyền tự do tôn giáo và tự do nhân quyền, đã đăng tải một bài báo để hưởng ứng một nghị quyết được Nghị viên Châu Âu thông qua gần đây nhằm tố cáo cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào Pháp Luân Công. Bài báo kêu gọi truy cứu trách nhiệm của tất cả các thủ phạm và tổ chức tham gia vào cuộc bức hại này.

Tác giả của bài báo này Marco Respinti, viết: “Năm 2023, mặc dù cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) vẫn chưa thuyên giảm, và báo cáo gần đây nhất của nhóm này [Pháp Luân Công] đã công bố 209 trường hợp bị bức hại đến chết mới được xác minh trong năm 2023, nâng tổng số nạn nhân bị thiệt mạng lên đến hơn 5.000 tính từ năm 1999, Nghị viện Châu Âu (EP) đã có một động thái mang tính quyết định”, ông viết.

Ngày 18 tháng 1 năm 2024, EP đã thông qua nghị quyết “về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc, đặc biệt là trường hợp của ông Đinh Nguyên Đức (Ding Yuande).” Nghị quyết này mạnh mẽ kêu gọi nước Trung Quốc cộng sản lập tức chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và các dân tộc thiểu số khác, trong đó có cả người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Ngoài ra, nghị quyết còn kêu gọi chấm dứt sự giám sát, kiểm soát trong nước và xuyên quốc gia, cũng như thực trạng đàn áp tự do tôn giáo. Cụ thể, EP yêu cầu chính quyền ĐCSTQ tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế và hiến pháp của chính nước này để thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.

Bài báo thừa nhận rằng ngay cả những tuyên bố công khai có thẩm quyền cũng không đủ để hối thúc những chính quyền lưu manh có hành vi tốt hơn, bởi những chính quyền hùng mạnh trên trường quốc tế không e dè gì trước văn kiện đơn thuần. “Tuy nhiên, không bao giờ được đánh giá thấp những văn kiện như nghị quyết mới đây của EP. Trên thực tế, những văn kiện như vậy đã huy động sự thừa nhận chính thức của các cơ quan chức năng quốc tế về một tình huống, mà trong trường hợp này là một tình huống đau thương của các nạn nhân và những người bảo vệ họ trong các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tương tự; ảnh hưởng của nó đã lan ra rộng, vượt khỏi cơ cấu quốc gia”, Marco Respinti viết.

Như vậy, nghị quyết này đã kết nối các tổ chức thế giới và các cơ quan siêu quốc gia bằng quyền lực pháp lý nhất định. Mặc dù một nghị quyết như vậy có thể vẫn chưa có tính ràng buộc, nhưng nó được coi như một tiền lệ không thể chặn lại, không chỉ đưa tất cả những con người và chính phủ tử tế lên một tầm đạo đức mới, mà còn có tác động nghiêm túc đến luật pháp và chính trị. “Đúng vậy, sự thành công của những tác động này phụ thuộc vào thiện chí của những người hoạt động trong lĩnh vực chính trị và pháp lý, cũng như các cơ quan và tổ chức quản lý. Tuy nhiên, sau khi các nghị quyết và văn kiện được thông qua, những người tốt luôn có thể dựa vào một tài liệu tham chiếu chuyên biệt vĩnh viễn để thúc đẩy những án lệ tốt và bảo vệ những người vô tội”, Marco Respinti viết.

Trong nghị quyết, nghị quyết EP kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) đình chỉ các hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc bởi vì tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền phải là trọng tâm trong mối quan hệ của EU với Trung Quốc. Bên cạnh đó, EP cũng yêu cầu EU và các quốc gia thành viên hỗ trợ và tạo điều kiện cho một cuộc điều tra quốc tế về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, đồng thời nêu ra những vấn đề này trong mọi cuộc đối thoại chính trị và nhân quyền với chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, nghị quyết của EP khuyến nghị các Quốc gia Thành viên và Phái đoàn EU cần giám sát các vụ xét xử ở Trung Quốc.

Một loại tội ác khủng khiếp là cưỡng bức thu hoạch nội tạng, mà các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân mà ĐCSTQ nhắm tới từ trước đến nay. Nghị quyết “kêu gọi EU và các Quốc gia Thành viên của EU công khai lên án hành vi lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc và sử dụng Cơ chế Trừng phạt Nhân quyền Toàn cầu của EU cũng như các cơ chế trừng phạt nhân quyền quốc gia đối với tất cả các thủ phạm và tổ chức đã tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và nước ngoài.” Cụ thể, nghị quyết “nhấn mạnh rằng EU nên đưa ra các biện pháp như từ chối cấp thị thực, phong tỏa tài sản, trục xuất khỏi lãnh thổ EU, truy tố hình sự, kể cả trên cơ sở quyền tài phán ngoài lãnh thổ, và đặt ra các tội danh hình sự quốc tế” đối với những thủ phạm tham gia vào tội ác này.

Hơn 24 năm trước, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại mang tính hệ thống đối với Pháp Luân Công hòng tiêu diệt môn tu luyện này. Điều này dẫn đến sự xói mòn quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng ở Trung Quốc và vi phạm các quyền hợp pháp của công dân Trung Quốc được quy định trong Hiến pháp nước này. Tệ hơn, việc kiểm duyệt và giám sát bằng công nghệ là một bộ phận quan trọng trong cuộc trấn áp này. Nghị quyết của EP cho thấy “có tài liệu nêu rõ hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã chết do cuộc bức hại của ĐCSTQ kể từ năm 1999”, đồng thời cho biết thêm “các học viên thường xuyên bị giam giữ và được báo cáo là đã bị tra tấn thể xác và tâm lý, và bị thu hoạch nội tạng nhằm ép họ từ bỏ đức tin.”

Nghị quyết của EP có viện dẫn một ví dụ là những gì ông Đinh Nguyên Đức và vợ ông, bà Mã Thụy Mai. Hai học viên Pháp Luân Công này đã bị bắt ở Trung Quốc vào ngày 12 tháng 5 năm 2023 mặc dù không có lệnh bắt giữ. Bà Mã được thả sau đó và “bị cảnh sát đe dọa vì con trai bà đã phát động một chiến dịch giải cứu ở nước ngoài”. Còn ông Đinh vẫn bị giam giữ, và gia đình không được phép đến thăm suốt 8 tháng sau đó. Sau đó, ngày 15 tháng 12 năm 2023, ông bị kết án ba năm tù và bị phạt 15.000 Nhân dân tệ (hơn 2.000 USD). Ông Đinh đã kháng cáo bản án. Bitter Wintercũng đưa tin về câu chuyện của hai vợ chồng họ vào tháng 7 năm 2023 và phỏng vấn con trai họ, anh Đinh Nhạc Bân.

Do tình hình ở Trung Quốc, nghị quyết yêu cầu “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Đinh và tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc”. Ngoài ra, EP cũng “chỉ thị cho Chủ tịch của tổ chức này chuyển nghị quyết này tới các tổ chức của EU, tới chính phủ và quốc hội của các Quốc gia Thành viên cũng như Chính phủ và Quốc hội của CHND Trung Hoa.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/23/471284.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/24/214436.html

Đăng ngày 25-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bitter Winter: Nghị viện Châu Âu lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tạp chí “Bitter Winter” công nhận tính xác thực của báo cáo hàng năm về cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/258954-tap-chi-bitter-winter-cong-nhan-tinh-xac-thuc-cua-bao-cao-hang-nam-ve-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlWed, 24 Jan 2024 09:03:37 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258954[MINH HUỆ 21-01-2024] Ngày 17 tháng 1 năm 2024, tạp chí về nhân quyền và tự do tôn giáo có trụ sở tại Ý, Bitter Winter, đã đăng một bài viết về các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại do trang Minghui.org […]

The post Tạp chí “Bitter Winter” công nhận tính xác thực của báo cáo hàng năm về cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Vương Anh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 21-01-2024] Ngày 17 tháng 1 năm 2024, tạp chí về nhân quyền và tự do tôn giáo có trụ sở tại Ý, Bitter Winter, đã đăng một bài viết về các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại do trang Minghui.org báo cáo vào năm 2023.

ce3ace9ec19781144d27c1acbf0f030f.jpg

Một số học viên Pháp Luân Công được báo cáo tử vong vào năm 2023

Bài báo viết: “Chúng tôi tin rằng số học viên Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kết án tù vào năm 2023 do Pháp Luân Công công bố là ‘đáng tin cậy’”.

Vào ngày 4 tháng 1 và ngày 6 tháng 1 năm 2024, Minghui.com lần lượt đăng các báo cáo cho biết 209 học viên đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại đến chết và 1.188 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án oan trong năm 2023.

“Về số học viên đã bị giết, rõ ràng là những con số này không thể có được xác nhận từ các nguồn tin của chính phủ Trung Quốc. Song, ‘Bitter Winter’ đã đưa tin về không ít trường hợp học viên Pháp Luân Công bị giết hại phi pháp, dựa trên lời kể của người thân và bạn bè của họ, và điều chắc chắn là Trung Quốc vẫn đang bức hại những người bất đồng chính kiến ​​đến chết bằng nhiều cách.”

Bitter Winter tóm tắt rằng vào năm 2023, có tổng cộng 209 trường hợp học viên Pháp Luân Công tử vong đã được báo cáo, trong đó có 88 trường hợp xảy ra trước năm 2023, nhưng mãi đến năm 2023 mới được biết đến. 209 học viên bao gồm 130 nữ, 77 nam và 2 người chưa xác định được giới tính. Trong số 175 học viên đã biết tuổi tại thời điểm họ qua đời, người trẻ nhất là 23 và cao tuổi nhất là 93; trong đó có 134 người từ 60 tuổi trở lên.

Bài viết của Bitter Winter cũng lưu ý rằng tỉnh Liêu Ninh ghi nhận số trường hợp tử vong cao nhất vào năm 2023. Con số này bao gồm các học viên tử vong trong khi bị giam giữ và những người qua đời tại nhà sau khi liên tục bị tra tấn hoặc không được điều trị y tế trong khi bị giam giữ. Các hình thức tra tấn bao gồm mặc áo trói, sốc điện bằng dùi cui điện, xịt hơi cay, làm bỏng chân, bức thực bằng dầu mù tạt, hoặc bị cấm ăn, cấm ngủ. Một số học viên nữ còn bị tấn công tình dục.

Ngoài các trường hợp tử vong, 1.188 học viên đã bị kết án cũng được báo cáo vào năm 2023, bao gồm cả những bản án từ những năm trước đến năm 2023 mới được biết đến. Thời gian ngồi tù trung bình là 3 năm, nhưng có 161 học viên nhận mức án từ 5 năm trở lên. Học viên trẻ nhất bị kết án ở tuổi 22 và học viên cao tuổi nhất là 89. Sơn Đông là tỉnh có nhiều vụ tuyên án nhất vào năm 2023.

Minghui.org cũng đưa tin về việc bắt giữ và sách nhiễu đối với 6.514 học viên vào năm 2023. Họ bị lục soát nhà cửa, buộc phải tham gia các lớp tẩy não, mất việc làm và phải chịu các biện pháp phân biệt đối xử khác.

Trong đoạn kết, bài báo viết: “Những con số này xác nhận điều mà các quan chức ĐCSTQ thường than thở, tức là, mặc dù thường xuyên tuyên bố về ‘thắng lợi’ trong các chiến dịch nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, những người thực hành pháp môn này vẫn hoạt động tích cực ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc. Như ‘Bitter Winter’ đã đưa tin, Pháp Luân Công đã thu hút được nhiều học viên mới trong đại dịch COVID-19 bằng cách đề nghị mọi người niệm ‘Cửu tự chân ngôn’ (Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo) như một cách để tăng cường hệ thống miễn dịch và có được sự bảo vệ nhất định khỏi virus.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/21/471194.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/22/214410.html

Đăng ngày 24-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tạp chí “Bitter Winter” công nhận tính xác thực của báo cáo hàng năm về cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
“Vì sao có nhân loại” – Bài viết được đọc nhiều nhất trên Minghui.org năm 2023https://vn.minghui.org/news/258503-vi-sao-co-nhan-loai-bai-viet-duoc-doc-nhieu-nhat-tren-minghuiorg-nam-2023.htmlSun, 07 Jan 2024 13:27:14 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258503[MINH HUỆ 01-01-2024] Bài viết “Vì sao có nhân loại” của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, là bài viết được đọc nhiều nhất trên trang Minh Huệ tiếng Trung (Minghui.org) trong năm 2023, có lượt xem nhiều hơn 70% so […]

The post “Vì sao có nhân loại” – Bài viết được đọc nhiều nhất trên Minghui.org năm 2023 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Thiện Quả, phóng viên minh Minh Huệ

[MINH HUỆ 01-01-2024] Bài viết “Vì sao có nhân loại” của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, là bài viết được đọc nhiều nhất trên trang Minh Huệ tiếng Trung (Minghui.org) trong năm 2023, có lượt xem nhiều hơn 70% so với bài viết được đọc nhiều thứ hai – “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc” – cũng do Sư phụ Lý viết cùng năm để chỉ đạo đệ tử Đại Pháp tu luyện. Vì Trung Quốc đại lục dùng phương thức lan tỏa đặc thù (như bản in), nên tỷ lệ này trên thực tế vượt xa 70%.

Bài viết “Vì sao có nhân loại” được công bố vào ngày 20 tháng 1 năm 2023, trước Tết Nguyên Đán. Sư phụ Lý viết:

“Năm mới vốn nên nói đôi lời mừng năm mới mà mọi người thích nghe, nhưng tôi nhìn thấy nguy hiểm đang từng bước tiếp cận nhân loại. Vì thế chúng Thần chư Phật yêu cầu tôi hãy nói với chúng sinh thế giới đôi lời mà Thần muốn nói; câu nào cũng là Thiên cơ, là để con người biết được chân tướng, lại [lần nữa] cấp cơ hội được cứu cho con người.”

Các bài viết được đọc nhiều nhất trong năm 2022 và 2021 là kinh văn “Gửi Pháp hội Cộng hòa Czech và Slovakia 2022“ và “Hãy tỉnh” (2021) của Sư phụ Lý. “Gửi Pháp hội Cộng hòa Czech và Slovakia 2022” có số lượt xem bằng “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc”, còn “Hãy tỉnh” có số người đọc cao hơn 49% so với “Gửi Pháp hội Cộng hòa Czech và Slovakia 2022“.

Số lượt xem khác nhau phản ánh sự quan tâm đối với các chủ đề khác nhau của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, một trong ba nhóm độc giả chính của trang web. Hai nhóm độc giả còn lại là những người muốn học Pháp Luân Đại Pháp và các viên chức chính quyền cộng sản tham gia vào cuộc bức hại ở Trung Quốc. Sự phổ biến của “Vì sao có nhân loại”, là bài viết dành cho công chúng, phản ánh mức độ quan tâm mạnh mẽ của những người không phải là học viên.

Một món quà cho nhân loại

Ông Joel Etienne, luật sư ở Toronto, Canada, cho biết bài viết “Vì sao có nhân loại” là món quà năm mới tuyệt vời nhất dành cho nhân loại.

Ông Etienne cho hay ông vô cùng hạnh phúc và hào hứng khi đọc “Vì sao có nhân loại”. Ông giải thích: “Tôi nghĩ chúng ta thật may mắn khi đọc được bài viết này. Tôi nghĩ bài viết này có ý nghĩa sâu sắc, và cực kỳ quan trọng.”

Bài viết không dài nhưng gia đình ông Etienne đã dành hàng giờ để thảo luận. Ông Etienne nói: “Bài viết cho thấy uy lực và sự quan tâm trong từng câu chữ cũng như tầm quan trọng của mỗi từ câu chữ trong đó. Bài viết đang giải mã một ẩn đố hết sức phức tạp.” Ông rất mừng khi có có được lời giải này.

b7f238c09676731111cbfd42f8ae8fe3.jpg

Ông Joel Etienne và gia đình

Bà Hyunjeon Hong ở thành phố Dongducheon, Hàn Quốc đã tham dự hội thảo tại Nhà sách Thiên Thê vào ngày 19 tháng 3 năm 2023 sau khi đọc bài viết này. Bà cho biết bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của thiện. “Chúng ta cần phải tôn kính Thần và giúp đỡ lẫn nhau. Bài viết có thể đưa con người quay trở về với bản tính tốt đẹp của mình. Tôi sẽ đọc lại và cố gắng học thuộc.”

f9a8333cdf9b620e5aeeae3c0a003766.jpg

Bà Hyunjeon Hong cho biết đọc “Vì sao có nhân loại” giúp mọi người thiện đãi với người khác

Bà Trần Lệ Na, Ủy viên Hội đồng Thành phố Cao Hùng, Đài Loan, vô cùng xúc động sau khi đọc bài viết. “Nhiều người có thể đã tự hỏi: ‘Rốt cuộc mục đích con người tới thế gian này là gì?’ Nhưng không ai có thể nói rõ. Trong nhiều tôn giáo, ít nhiều đều bàn luận chủ đề này, nhưng tất cả đều trừu tượng. Sư phụ Lý là người đầu tiên giải thích vấn đề này một cách rõ ràng như vậy.”

be2a01e6da85f8cf3ecc71c02349d341.jpg

Bà Trần Lệ Na, Ủy viên Hội đồng Thành phố Cao Hùng, Đài Loan

Em gái của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc cũng chia sẻ suy nghĩ sau khi đọc bài báo.

“Tôi là con út trong gia đình. Từ cấp II đến đại học, tôi học rất xuất sắc. Mọi người xung quanh tôi đều có cuộc sống khá hạnh phúc và có địa vị xã hội nên tôi cảm thấy cuộc sống thật thoải mái và bình yên.”

“Sau khi Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, tôi thấy cuộc sống không còn dễ chịu nữa. Chị gái tôi tu luyện Đại Pháp và nhiều lần bị ĐCSTQ bức hại vì kiên định với đức tin của mình. Tôi thậm chí còn hy vọng chị gái tôi đừng tu luyện nữa, bởi cánh tay nhỏ bé sao có thể chọi lại với bắp chân to chứ, thấy mình phải chịu thiệt chẳng phải là ngốc lắm sao?“

“Nhưng mà, tôi chưa bao giờ khuyên chị đừng tu luyện nữa. Tôi không nói, nói không đành lòng, bởi tôi đã chứng kiến quá trình chị trở nên vô tư vô ngã, thân thể cải biến nhiều đến thế nào sau khi học Pháp Luân Công.”

“Hơn 20 năm đã trôi qua, tâm tôi cũng hết lần này đến lần khác lên rồi xuống suốt 20 năm ấy. Bởi mỗi lần chị tôi bị bức hại, tôi cũng bị ảnh hưởng theo, đến giờ, số điện thoại của tôi vẫn bị nhân viên của ĐCSTQ theo dõi, thỉnh thoảng lại bị họ quấy nhiễu. Từ chỗ hy vọng chị tôi đừng bị bắt, rồi đến mong chị đừng bị đánh chết, tâm tôi không biết đã chảy máu bao nhiêu lần. Nhưng mà, nhìn chị, tôi có thể nói gì đây? Những người học Đại Pháp không đối đầu với ĐCSTQ, họ chỉ bảo cho mọi người biết ‘ĐCSTQ sắp sụp đổ rồi, thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ thì sẽ không bị liên lụy.’ Vậy có gì sai?”

“Năm 2020, khi đại dịch bắt đầu, tôi nghĩ lần này ĐCSTQ chắc tiêu rồi! Nhưng lại chết toàn là dân thường, còn ĐCSTQ vẫn hại người như thế. Năm này qua năm khác, tôi có chút hoài nghi: Khi nào ĐCSTQ mới sụp đổ? Khi nào tôi mới không cần phải sống trong sợ hãi nữa đây?… Cuối cùng, Giang Trạch Dân chết, sau đó rất nhiều lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cũng bắt đầu tử vong.“

“Trung Quốc đại lục truyền một câu chuyện cười rằng: Giang Trạch Dân đi tìm cao tăng đoán mệnh, hỏi chết vào ngày nào, cao tăng bảo Giang sẽ chết vào một ngày hội. Giang hỏi ngày lễ ấy là ngày nào, cao tăng bảo Giang chết vào ngày nào thì ngày đó là ngày hội.”

Em gái của học viên Pháp Luân Công kể trên còn nói: “Khi tôi đang vui mừng chờ đón ngày ĐCSTQ diệt vong, trong thời gian nghỉ Tết, chị gái đưa tôi xem bài viết mà Sư phụ Đại Pháp viết cho toàn nhân loại “Vì sao có nhân loại”, tôi liền ngẩn người ra: A, hóa ra nhân loại là như vậy đó, hồng trần cuồn cuộn chỉ vì hôm nay được may mắn gặp Pháp Luân Đại Pháp để được cứu độ, hết thảy đều là Thần an bài, làm người đúng là quá hạnh phúc rồi.”

“‘Vì sao có nhân loại’ đã phá cái mê của nhân loại, giúp tôi minh bạch nhân loại đến từ đâu. Chị tôi kiên trì như vậy là vì sao. Chị nói cách đây hơn 20 năm, Sư phụ đã nói hết cho đệ tử Đại Pháp rồi, những gì đệ tử Đại Pháp làm chỉ là để cứu người, không liên quan gì đến chính trị hay quyền lực chính trị.”

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/1/470517.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/2/214138.html

Đăng ngày 07-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post “Vì sao có nhân loại” – Bài viết được đọc nhiều nhất trên Minghui.org năm 2023 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Công dân Trung Quốc bị truy tố ở Hàn Quốc vì phá hoại quầy thông tin Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/256544-cong-dan-trung-quoc-bi-truy-to-o-han-quoc-vi-pha-hoai-quay-thong-tin-phap-luan-cong.htmlWed, 06 Dec 2023 11:45:47 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=256544[MINH HUỆ 02-12-2023] Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2023, có bảy vụ người Trung Quốc tấn công các quầy thông tin Pháp Luân Công đã xảy ra trên Đảo Jeju, Hàn Quốc. Hiệp hội Pháp Luân Đại […]

The post Công dân Trung Quốc bị truy tố ở Hàn Quốc vì phá hoại quầy thông tin Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc

[MINH HUỆ 02-12-2023] Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2023, có bảy vụ người Trung Quốc tấn công các quầy thông tin Pháp Luân Công đã xảy ra trên Đảo Jeju, Hàn Quốc.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc cho biết hàng loạt sự việc như thế này không xảy ra ngẫu nhiên mà là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng sau. Thủ phạm đã cố ý phá hủy các tấm áp phích về vụ tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn, nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công và tuyên bố “ĐCSTQ không đại diện cho Trung Quốc”. Họ yêu cầu viện kiểm sát và tòa án địa phương điều tra vụ việc và đưa thủ phạm ra công lý.

Thủ phạm bị truy tố

Vụ việc gần đây nhất xảy ra vào khoảng 11 giờ 30 sáng ngày 18 tháng 11 năm 2023. Trong chốc lát anh Kim Jong-kun, một học viên Pháp Luân Công, ra khỏi quầy, một nhóm bảy thanh niên Trung Quốc đã đi quanh quầy một lúc lâu, chừng hơn chục phút, rồi đá vào các tấm áp phích. Một người đã phá hủy các tấm áp phích, thậm chí còn tìm cách đốt bằng bật lửa. Sáu người còn lại đứng sang một bên nhìn anh này. Việc họ đá mắt nhìn nhau chứng tỏ họ là một nhóm và không phải khách du lịch thông thường.

08040340c265a65ad70b2a1b73b52392.jpg

Thủ phạm phá hủy các tấm áp phích Pháp Luân Công (Ảnh do anh Kim Jong-kun chụp)

Anh Kim liền gọi cảnh sát. Khi cảnh sát đến, họ đã mười lần yêu cầu những người Trung Quốc này xuất trình giấy tờ tùy thân nhưng họ không chịu. Người phá hủy áp phích đã chống trả quyết liệt khi cảnh sát rút còng tay ra. Cuối cùng, anh ta đã bị bắt và đưa đến Trại tạm giam của Đồn Cảnh sát phía Đông Jeju.

Đây là người đầu tiên trong hai tháng qua bị bắt vì phá hủy các áp phích Pháp Luân Công.

Ngay sau khi bắt giữ, cảnh sát đã chuyển hồ sơ vụ án lên cơ quan công tố. Công tố viên sau đó đã truy tố thủ phạm và chuyển vụ việc lên Tòa án Quận Jeju để yêu cầu họ nộp phạt 500.000 won Hàn Quốc (khoảng 385 USD).

Vụ việc đã được kênh truyền hình lớn địa phương Jeju MBC đưa tin.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc yêu cầu điều tra kỹ lưỡng

4b4481cc006389ad1adecd427afab212.jpg70c9c4fbb347019a7bb5a28b62bffcd7.jpgd701e236ca9433e7e0a30bcd1c11a78c.jpg372df0b68f155b5c6631bbd3759bfd22.jpgfd890bd5ca68c24aaab6deebb08d5df4.jpg

834f26267f6d40f4ff2444a816612985.jpg

Các học viên Pháp Luân Công mít-tinh để yêu cầu điều tra và trừng phạt những thủ phạm

Ngày 28 tháng 11, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức mít-tinh trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Jeju để yêu cầu Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc chính thức xin lỗi về vụ việc này. Họ cũng kêu gọi chính phủ Hàn Quốc thực thi các biện pháp để ngăn chặn những sự cố tương tự xảy ra lần nữa. Có khoảng 200 học viên đã tham dự sự kiện này.

Tại sự kiện, các học viên cho biết ĐCSTQ có thể đang âm mưu biến Hàn Quốc thành một Hồng Kông khác mà nó có quyền trực tiếp kiểm soát. Họ cho rằng người dân địa phương cần phải hiểu rõ về ĐCSTQ và bảo vệ đất nước khỏi sự xâm nhập của chế độ độc tài. Các học viên cũng phân phát tài liệu cho người dân địa phương.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc cũng đã trình kiến nghị của mình lên Thống đốc Đảo Jeju, Chủ tịch Hội đồng Đảo Jeju, Tổng Chưởng lý Quận Jeju, Giám đốc Sở Cảnh sát Đảo Jeju, và Giám đốc Cảnh sát Biển Quận Jeju để yêu cầu đưa thủ phạm ra công lý theo luật pháp.

Một ngày trước cuộc mít-tinh, một chuyến du thuyền chở 2.680 du khách Trung Quốc từ thành phố cảng Thiên Tân đến Đảo Jeju đã bất ngờ thay đổi lộ trình và hủy bỏ thời gian lưu trú trên Đảo Jeju nhằm tránh để khách du lịch Trung Quốc nhìn thấy buổi mít-tinh của các học viên.

Bối cảnh

Đảo Jeju từ lâu đã là một địa điểm du lịch nổi tiếng đối với người Trung Quốc. Từ năm 2008, chính phủ Hàn Quốc đã cho phép người từ Trung Quốc vào đảo mà không cần thị thực và ở lại tới 72 giờ. Trong bối cảnh du lịch đình trệ do đại dịch, Hàn Quốc đang thực hiện các biện pháp tích cực để thu hút khách du lịch Trung Quốc trở lại.

Để giúp khách du lịch Trung Quốc tìm hiểu sự thật mà họ không thể nhìn thấy khi ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công ở Hàn Quốc đã dựng một số quầy thông tin ở Đảo Jeju, các quầy thông tin này đang bị ĐCSTQ tấn công.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/12/2/468880.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/3/213191.html

Đăng ngày 06-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Công dân Trung Quốc bị truy tố ở Hàn Quốc vì phá hoại quầy thông tin Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Truyền thông quốc tế đưa tin và lên tiếng chỉ trích lệnh bắt giữ phi pháp ông Đinh Nguyên Đứchttps://vn.minghui.org/news/251176-truyen-thong-quoc-te-dua-tin-va-len-tieng-chi-trich-lenh-bat-giu-phi-phap-ong-dinh-nguyen-duc.htmlThu, 17 Aug 2023 14:45:26 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=251176[MINH HUỆ 12-08-2023] Theo thông tin của anh Đinh Lạc Bân, một học viên Pháp Luân Công đang sinh sống ở Đức, cha anh là ông Đinh Nguyên Đức, cũng là học viên, đã chính thức bị bắt vào ngày 20 tháng 7 […]

The post Truyền thông quốc tế đưa tin và lên tiếng chỉ trích lệnh bắt giữ phi pháp ông Đinh Nguyên Đức first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đức

[MINH HUỆ 12-08-2023] Theo thông tin của anh Đinh Lạc Bân, một học viên Pháp Luân Công đang sinh sống ở Đức, cha anh là ông Đinh Nguyên Đức, cũng là học viên, đã chính thức bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2023. Phòng Cảnh sát Quận Đông Cảng ở thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông đã ban hành lệnh bắt này.

Ông Đinh Nguyên Đức bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giam giữ phi pháp kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023. Trong hai tháng qua, anh Đinh Lạc Bân đã đi khắp nơi để kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn ĐCSTQ bức hại cha anh và các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) khác ở Trung Quốc.

Cho đến nay, các quan chức của Nghị viện Châu Âu, Nghị viện Đức, và Hội đồng Lập pháp Berlin, cũng như các nghị sỹ quốc hội của Bỉ và Cộng hòa Séc, đã viết thư cho Ngô Khẩn, Đại sứ Trung Quốc tại Đức, đồng thời gọi điện và gửi thư tới những người phụ trách để yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại đối với cha của anh Đinh Lạc Bân. Nhiều người đã yêu cầu ĐCSTQ trả tự do cho ông Đinh Nguyên Đức ngay lập tức và vô điều kiện.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Đức và Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã phát động chiến dịch giải cứu gửi bằng bưu thiếp và chiến dịch giải cứu bằng thư trường kỳ. Tất cả những gì cần làm là in tấm bưu thiếp hoặc thư giải cứu, ký tên và gửi cho Đại sứ Trung Quốc tại Đức hoặc Bí thư Thành ủy Thành phố Nhật Chiếu.

1b287359bb0bc38107156bb0ad5c0f59.jpg

Áp phích với thông tin kêu gọi giải cứu vợ chồng ông Đinh Nguyên Đức

Gần đây, anh Đinh Lạc Bân đã tham gia một cuộc mít-tinh do các học viên Pháp Luân Công tổ chức tại Cộng hòa Séc để phản đối ôn hòa cuộc bức hại suốt 24 năm qua của ĐCSTQ. Một số hãng truyền thông của Séc đã đưa tin chi tiết về cuộc mít-tinh và cảnh ngộ của cha mẹ anh Đinh Lạc Bân.

Nhiều học viên bị bắt trong dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới

Cứ đến dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hàng năm, ngày 13 tháng 5, là ĐCSTQ tiến hành bắt giữ phi pháp rất nhiều học viên. Năm nay, hơn 40 học viên đã bị bắt tại thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông. Theo trang web Minh Huệ (Minghui.org), hành động này được thực thi theo chỉ đạo của chính quyền tỉnh Sơn Đông. Tên của những người tham gia vào vụ bắt giữ này đã được xác nhận, bao gồm Vương Mỹ Phong và Trần Đức Hoa thuộc Phòng 610. Một số cảnh sát cho biết họ đã lên kế hoạch bắt giữ 70 học viên trong một tháng.

Những người trực tiếp chỉ đạo vụ bắt giữ quy mô lớn các học viên ở thành phố Nhật Chiếu bao gồm: Đinh Triệu Phúc, Chính ủy Phòng Cảnh sát Đông Cảng; Vương Văn Tùng, Giám đốc Phòng Cảnh sát Đông Cảng; Tần Ngọc Kinh, Phó trưởng phòng An ninh Nội địa Phòng Cảnh sát Đông Cảng; và Lệ Giang, Giám đốc Phòng Cảnh sát Quận Ngũ Liên.

Ông Đinh Nguyên Đức và vợ là bà Mã Thụy Mai bị bắt vào ngày 12 tháng 5 năm 2023. Ngày 24 tháng 5, bà Mã được tại ngoại chờ xét xử, nhưng bà bị cảnh sát giám sát chặt chẽ. Còn ông Đinh hiện vẫn đang bị giam giữ tại Trại tạm giam Thành phố Nhật Chiếu. Từ khi ông bị bắt giữ, gia đình ông vẫn chưa được thăm ông.

Ngày 14 tháng 6, hai cảnh sát đã đến nhà bà Mã Thụy Mai để đe dọa bà, cho bà xem các báo cáo liên quan mà họ tìm thấy trên trang web Minh Huệ và thời báo The Epoch Times, cũng như lá thư gửi cho Trương Huệ, Bí thư Thành ủy Thành phố Nhật Chiếu, trong đó kêu gọi Trương Huệ lập tức ngừng bức hại vợ chồng bà Mã. Họ đe dọa bà Mã Thụy Mai rằng họ sẽ kết án tù chồng bà vì con trai bà, anh Đinh Lạc Bân, đã vạch trần tội ác của bọn họ ở nước ngoài.

Phản ứng của cảnh sát cho thấy họ đã biết hành động của mình là bất hợp pháp và vô cùng sợ bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế.

Sau khi ông Đinh Nguyên Đức chính thức bị bắt vào ngày 20 tháng 7, Phòng Cảnh sát và Viện Kiểm sát Quận Đông Cảng đã mưu tính chụp mũ và truy tố ông.

Những người sống bên ngoài Trung Quốc có thể dùng ẩn danh hoặc tên thật để báo cáo và kiện những người chỉ đạo việc bức hại cha mẹ anh Đinh Lạc Bân tại: https://www.12337.gov.cn/#/ và www.12309.gov.cn.

Truyền thông Séc đưa tin về các hoạt động của học viên Pháp Luân Công và cảnh ngộ của cha mẹ anh Đinh Lạc Bân

Tạp chí tin tức và thời sự Forum24 của Séc đã đăng hai bài báo về cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công Châu Âu trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Praha và ở trung tâm Praha vào ngày 19 và 20 tháng 7 năm 2023.

Bài báo viết rằng trong 24 năm qua, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị bắt giữ, tra tấn và giết hại chỉ vì tuân theo nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn. Vô số người đã mất mạng trong quá trình này.

5049335df8c57606d0d5541e59558bae.jpg

Tạp chí tin tức và thời sự Forum24 của Séc đã đăng các bài báo về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. (Ảnh chụp màn hình)

Một phóng viên của Forum24 cũng đã phỏng vấn anh Đinh Lạc Bân và mô tả chi tiết cha mẹ anh đã bị ĐCSTQ bức hại như thế nào. Bài báo dẫn lời anh Đinh: “ĐCSTQ không muốn bất kỳ ai có thể tự do suy nghĩ, vi phạm nhân quyền là chuyện bình thường ở Trung Quốc.”

1f770a391607b559503c80dc747e11f8.jpg

Nhật báo địa phương Deník của Séc đã đăng một bài báo về cuộc kháng nghị của các học viên. (Ảnh chụp màn hình)

Nhật báo địa phương Deník của Séc cũng đăng hai bài báo đưa tin về các cuộc diễu hành và mít-tinh do học viên Pháp Luân Công tổ chức để phản đối và vạch trần cuộc bức hại. Các bài báo tường thuật về cuộc diễu hành của Pháp Luân Công và đề cao sự góp mặt của Đoàn nhạc Tian Guo, đội trống lưng, đội múa rồng, múa lân, và đội trình diễn các bài công pháp, v.v. Nhiều hình ảnh và video về các hoạt động cũng đã được đăng trên trang web denik.cz.

3134b6466250a19942411e9e99138e6d.jpg

Nhật báo địa phương Deník của Séc đăng bài về hoạt động phơi bày cuộc bức hại của các học viên. (Ảnh chụp màn hình)

Nhật báo Deník còn đưa tin về cảnh ngộ của cha mẹ anh Đinh Lạc Bân, kêu gọi mọi người chú ý đến bộ phim Canada đoạt giải “Trường Xuân” được công chiếu tại Rạp chiếu phim Mùa hè Praha hôm 20 tháng 7 năm 2023. Thông qua bộ phim này, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

5acc5eb17ac35bb536f2df6150cd0571.jpg

Ông Jan Šinágl , nhà báo chuyên mục độc lập người Séc, đăng một bài báo trên trang chủ của mình (sinagl.cz), trong đó kể chi tiết về cuộc bức hại cha mẹ anh Đinh Lạc Bân. (Ảnh chụp màn hình)

Ông Jan Šinágl, nhà báo chuyên mục độc lập người Séc đã đăng một bài báo trên trang chủ của mình (sinagl.cz) kể chi tiết về cuộc bức hại cha mẹ anh Đinh Lạc Bân và tập trung vào cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Trong bài, nhà báo Jan Šinágl viết rằng đại sứ quán của ĐCSTQ nằm ở cuối con phố, đó là nơi các giá trị tự do và dân chủ của con người kết thúc.

eb947cfb874f6c6f940076239e5405e2.jpg

Tạp chí Bitter Winter, có trụ sở tại Turin, Ý, đưa tin về cha mẹ anh Đinh Lạc Bân. (Ảnh chụp màn hình)

Tạp chí điện tử Bitter Winter, có trụ sở tại Turin, Ý, đã đăng một phóng sự đặc biệt về cha mẹ anh Đinh Lạc Bân. Tạp chí này chủ yếu tập trung vào tự do tôn giáo và nhân quyền.

Tác giả viết rằng tất cả các trường hợp bức hại nhân quyền đều có sự tương đồng, nhưng cũng đều có điểm riêng biệt. Động lực và nỗi đau của các nạn nhân đều tương tự nhau, nhưng cũng có nét riêng biệt, không chỉ bởi các chi tiết và hoàn cảnh khác nhau rõ rệt, mà còn bởi những người bị bức hại không chỉ là con số. Tất cả đều có thật và không thể thay thế được. Đó là lý do tại sao khi một người phải chịu đựng đau khổ, cả nhân loại cũng phải chịu đựng đau khổ.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/12/464103.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/14/210806.html

Đăng ngày 17-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Truyền thông quốc tế đưa tin và lên tiếng chỉ trích lệnh bắt giữ phi pháp ông Đinh Nguyên Đức first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hàn Quốc: Hai cơ quan truyền thông đăng “bài báo đặc biệt” về Pháp Luân Đại Pháphttps://vn.minghui.org/news/250866-han-quoc-hai-co-quan-truyen-thong-dang-bai-bao-dac-biet-ve-phap-luan-dai-phap.htmlWed, 09 Aug 2023 06:22:32 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=250866[MINH HUỆ 31-07-2023] Ngày 20 tháng 7 năm 2023 đánh dấu tròn 24 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Hai trong số hãng truyền thông lớn nhất của Hàn Quốc là tờ Chosun Ilbo và […]

The post Hàn Quốc: Hai cơ quan truyền thông đăng “bài báo đặc biệt” về Pháp Luân Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc

[MINH HUỆ 31-07-2023] Ngày 20 tháng 7 năm 2023 đánh dấu tròn 24 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Hai trong số hãng truyền thông lớn nhất của Hàn Quốc là tờ Chosun Ilbo và tờ Dong-a Ilbo đều đăng bài báo đặc biệt về Pháp Luân Đại Pháp trong số tháng 8 và đã nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng.

Chosun Ilbo là tờ báo lâu đời nhất và lớn nhất của Hàn Quốc với số lượng phát hành hơn một triệu bản mỗi ngày. Dong-a Ilbo là tờ báo trả phí lớn thứ hai với số lượng phát hành khoảng 700.000 bản mỗi ngày.

Tờ Chosun Ilbo đưa tin về các nỗ lực của Đại sứ quán Trung Quốc nhằm cản trở các buổi biểu diễn của Shen Yun hàng năm ở Hàn Quốc. Sau đây là một số trường hợp điển hình về sự can nhiễu của Đại sứ quán Trung Quốc:

Phó Đại sứ của Tổng lãnh sự quán của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Busan yêu cầu đại diện chính quyền địa phương tại Daegu hủy hợp đồng của nhà hát với các nhà tổ chức địa phương, nhưng không thành công.

Người quản lý của một nhà hát ở Busan đã nhận được một lá thư yêu cầu hủy các thỏa thuận đã ký kết của nhà hát với Shen Yun. Người quản lý đã từ chối những yêu cầu mà ông nói là vô lý của Đại sứ quán Trung Quốc, và các buổi biểu diễn của Shen Yun vẫn tiếp tục.

Đại sứ quán Trung Quốc đã ép Hội trường KBS Seoul phải hủy bỏ các buổi biểu diễn của Shen Yun. Tòa án Quận Nam Seoul khi đó đã ủng hộ việc hủy bỏ các buổi biểu diễn của Shen Yun.

da744cc9f22b653b06519033944fcaf7.jpg

Báo Dong-A Ilbo trực tuyến số tháng 8 đăng bài về Pháp Luân Đại Pháp.

Tháng 6 năm 1999, một tháng trước khi cuộc bức hại của ĐCSTQ bắt đầu ở Trung Quốc, tờ Dong-A Ilbo xuất bản một cuộc phỏng vấn với nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp với tựa đề “Bài báo đặc biệt về Pháp Luân Đại Pháp”.

24 năm sau, vào tháng 8 năm 2023, Dong-A Ilbo đã xuất bản một bài báo khác có tiêu đề: “Pháp Luân Đại Pháp: Được đón nhận nồng nhiệt nhưng lại bị bức hại.” Bài báo đưa tin khách quan về các sự kiện trọng đại của Pháp Luân Đại Pháp và thuật lại chi tiết về thời đầu hồng truyền môn tu luyện này ở Trung Quốc, lịch sử hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ở Hàn Quốc, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hàng nghìn học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc ngày 25 tháng 4 năm 1999, và nạn cưỡng chế thu hoạch nội tạng sống nhắm vào các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Thông qua các cuộc phỏng vấn với các học viên, bài báo cũng nói về những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/31/463627.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/5/210645.html

Đăng ngày 09-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hàn Quốc: Hai cơ quan truyền thông đăng “bài báo đặc biệt” về Pháp Luân Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bulgaria: Truyền thông đưa tin về cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đối với cuộc bức hại của chính quyền cộng sản Trung Quốchttps://vn.minghui.org/news/250864-bulgaria-truyen-thong-dua-tin-ve-cuoc-khang-nghi-cua-cac-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-doi-voi-cuoc-buc-hai-cua-chinh-quyen-cong-san-trung-quoc.htmlWed, 09 Aug 2023 06:22:11 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=250864[MINH HUỆ 02-08-2023] Ngày 20 tháng 7 năm 2023 ghi dấu 24 năm các học viên Pháp Luân Đại Pháp kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vào ngày này, các học viên từ khắp […]

The post Bulgaria: Truyền thông đưa tin về cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đối với cuộc bức hại của chính quyền cộng sản Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bulgaria

[MINH HUỆ 02-08-2023] Ngày 20 tháng 7 năm 2023 ghi dấu 24 năm các học viên Pháp Luân Đại Pháp kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vào ngày này, các học viên từ khắp đất nước đã tập trung kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Sofia. Một số phương tiện truyền thông đã đưa tin về sự kiện.

135404599decf03dc91fbed9e9cdaa1e.jpgeeb68a723d7ec9535059c8bc9bf9c088.jpg

Các học viên tập trung gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Sofia hôm 20 tháng 7 năm 2023

491e7093e99b4d6ac57f1464668c6d16.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Thông tấn xã Bungari (BTA) đã đưa tin về sự kiện của các học viên diễn ra gần Đại sứ quán Trung Quốc. Cơ quan ảnh báo chí châu Âu cũng chụp ảnh các học viên tại cuộc kháng nghị. Kênh truyền hình cáp quốc gia Bungari (Skat TV) cũng đưa tin về sự kiện và cuộc phỏng vấn với một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

b8c42965e25421d297e17f3453141bcd.jpg

Cuộc phỏng vấn của Kênh Skat TV với cô Kremena Krumova (Ảnh chụp màn hình từ Kênh Skat TV)

Cô Kremena Krumova đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm và là Tổng biên tập của hãng truyền thông Novetika của Bungari. Cô đã đăng một bài báo để giải thích ý nghĩa của ngày 20 tháng 7.

Vào tối ngày 20 tháng 7, cô Krumova được mời làm khách mời trên kênh Skat TV, một kênh truyền hình cáp quốc gia của Bulgary và cô đã có 20 phút trò chuyện với người dẫn chương trình về cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Người dẫn chương trình cho hay ngày 20 tháng 7 đối với hàng chục, thậm chí hơn 100 triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc mà nói là một “ngày cực kỳ quan trọng và mang ý nghĩa tượng trưng“, sau đó cô Krumova giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Tiếp đó, cô Krumova đã chia sẻ chi tiết về cuộc đàn áp mà các học viên ở Trung Quốc phải đối mặt, từ việc bỏ tù và tra tấn phi pháp đến việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Cô đã thảo luận về những bằng chứng rùng rợn được mô tả trong cuốn Thu hoạch đẫm máuvề nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên ở Trung Quốc, và các học viên đã kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại như thế nào bất chấp nỗ lực của ĐCSTQ nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công.

Cuối cùng, người dẫn chương trình hỏi cô rằng cô hay các học viên khác ở Bulgaria có gặp phải can nhiễu liên quan đến chính quyền Trung Quốc hay không. Cô Krumova đã đưa ra một số ví dụ để minh họa việc Đại sứ quán Trung Quốc đã gây áp lực lên Chính quyền thành phố Sofia như thế nào nhằm ngăn chặn các sự kiện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp hòng nỗ lực mở rộng các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ra bên ngoài Trung Quốc.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và vì sao bị ĐCSTQ bức hại?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người sau khi noi theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng rộng của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do đó, ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh tiêu diệt môn tu luyện này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org xác nhận rằng, 24 năm qua đã có hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết. Con số tử vong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều, hơn nữa, số học viên bị cầm tù và tra tấn chỉ vì kiên định tu luyện là không thể kể hết.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại để thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/8/2/463695.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/5/210644.html

Đăng ngày 09-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bulgaria: Truyền thông đưa tin về cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đối với cuộc bức hại của chính quyền cộng sản Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thời báo Châu Âu công bố bài báo “Trừng phạt kẻ bức hại Pháp Luân Công”https://vn.minghui.org/news/250458-thoi-bao-chau-au-cong-bo-bai-bao-trung-phat-ke-buc-hai-phap-luan-cong.htmlFri, 28 Jul 2023 12:24:58 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=250458[MINH HUỆ 24-07-2023] Aaron Rhodes, Thành viên cao cấp của Common Sense Society kiêm Chủ tịch Diễn đàn Tự do Tôn giáo của Châu Âu, và ông Marco Respinti, Giám đốc phụ trách Tạp chí Nhân quyền Bitter Winter (Mùa đông Cay đắng), đồng tác giả […]

The post Thời báo Châu Âu công bố bài báo “Trừng phạt kẻ bức hại Pháp Luân Công” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Vương Anh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 24-07-2023] Aaron Rhodes, Thành viên cao cấp của Common Sense Society kiêm Chủ tịch Diễn đàn Tự do Tôn giáo của Châu Âu, và ông Marco Respinti, Giám đốc phụ trách Tạp chí Nhân quyền Bitter Winter (Mùa đông Cay đắng), đồng tác giả của bài báo có tiêu đề “Trừng phạt những kẻ bức hại Pháp Luân Công” đăng trên tạp chí Thời báo châu Âu ngày 19 tháng 7 năm 2023.

Bài báo được xuất bản vào đêm trước ngày cuộc bức hại Pháp Luân Công vừa tròn 24 năm. Trong 24 năm qua, vô số học viên đã phải chịu đựng sự khủng bố và tra tấn chưa từng có. Hơn 5.000 trường hợp tử vong do cuộc bức hại đã được ghi nhận và vô số trường hợp khác vẫn chưa được báo cáo do kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt, gồm cả những nạn nhân đã bị giết trong tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Những tội ác ghê rợn đối với Pháp Luân Công, đặc biệt là tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng, đã lan sang người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng, đã được “Tòa án Luận tội Trung Quốc” (China Tribunal)có trụ sở tại London, do Ngài Geoffrey Nice làm chủ tọa, cựu công tố viên trưởng của Tòa xét xử Slobodan Milošević tại Tòa án Hình sự Quốc tế xử Nam Tư cũ.

Trong những học viên đã qua đời, người trẻ nhất là cô Trần Anh, 17 tuổi, học sinh tiêu biểu ở tỉnh Hắc Long Giang, cái chết của cô vào tháng 8 năm 1999 là trường hợp đầu tiên được Minghui.org ghi lại kể từ đầu cuộc bức hại. Người cao tuổi nhất là giáo sư về hưu 82 tuổi, bà An Phúc Tử, bị bức hại trong Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm mà qua đời vào ngày 22 tháng 5 năm 2023, trong thời gian thụ án tù ba năm.

Bài báo nhắc lại rằng với những lợi ích về sức khỏe và những lời giảng dạy về đạo đức của Pháp Luân Công, môn tu luyện này “ban đầu được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấp nhận, thậm chí còn ca ngợi là một công pháp lành mạnh, tốt cho người dân”, nhưng “phương diện tâm linh” không thể thiếu và sự phát triển nhanh chóng của môn tu luyện này cuối cùng lại khiến ĐCSTQ ra lệnh bức hại vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Bài báo cũng lưu ý rằng sau 24 năm, cuộc bức hại vẫn không suy giảm. Chỉ trong nửa đầu năm, tổng cộng đã có 3.133 vụ bắt giữ và quấy rối đã được ghi nhận, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Khủng bố liên tục “buộc các chính phủ các nước và hiệp hội dân sự phải bảo vệ nạn nhân và trừng phạt thủ phạm”, bài báo cho biết.

Ngay trước dịp tròn 24 năm diễn ra cuộc bức hại, các học viên Pháp Luân Công ở 44 quốc gia đã đệ trình danh sách thủ phạm lên chính phủ nước sở tại, nhằm kêu gọi họ truy cứu trách nhiệm của những cá nhân này trong cuộc bức hại. Các học viên yêu cầu chính phủ nước họ cấm nhập cảnh, đồng thời đóng băng tài sản ở nước ngoài của các thủ phạm và người nhà của họ.

Truy cứu trách nhiệm của các thủ phạm sẽ “giảm bớt áp lực cho Pháp Luân Công và giúp tránh cho người của các nhóm tôn giáo thiểu số khác phải chịu những hành vi ngược đãi tương tự”, bài báo ghi nhận.

44 quốc gia mà các học viên gửi danh sách thủ phạm bao gồm:

* Liên minh Five Eyes, cụ thể là Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand; và

* Toàn bộ 27 quốc gia trong Liên minh Châu Âu, bao gồm Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển, Bỉ, Ireland, Áo, Đan Mạch, Romania, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Bulgaria , Luxembourg, Croatia, Litva, Slovenia, Latvia, Estonia, Síp và Malta; và

* 12 quốc gia ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico, Argentina, Colombia, Chile và Dominica. Trong đó, đây là lần đầu tiên Litva tham gia sáng kiến này.

Danh sách thủ phạm bức hại bao gồm các quan chức ở các cấp chính quyền và từ một số ngành nghề ở khắp các vùng miền. Sau đây là một số ví dụ.

* Phạm Lý Băng (范履冰): Cục trưởng Cục Quản lý Trại giam của Bộ Tư pháp, nguyên Bí thư Đảng ủy Học viện Cảnh sát Tư pháp Trung ương (Học viện Luật sư Quốc gia), nguyên Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Bộ Tư pháp (Giám đốc Văn phòng Viện Nghiên cứu Tư pháp), và Giám đốc Toàn soạn Tạp chí Tư pháp Trung Quốc.

* Lý Như Lâm (李如林): Giám đốc Hiệp hội Luật Chống Tham nhũng Trung Quốc, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nguyên Ủy viên Ban Lãnh đạo ĐCSTQ kiêm Vụ trưởng Vụ Chính trị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Cải tạo thuộc Bộ Tư pháp Trung Quốc.

* Lưu Gia Nghĩa (刘家义): Chủ nhiệm Ủy ban Đề án thuộc Ủy ban Thường ủy Chính trị Hiệp thương Toàn Quốc khóa 14, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông.

* Diệp Hàn Băng ( 叶寒冰): Phó tỉnh trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) Tỉnh ủy Tỉnh Tứ Xuyên, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Chiết Giang, nguyên Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Thành phố Hàng Châu, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công an, Cục trưởng kiêm Chánh Thanh tra Thành phố Hàng Châu.

* Lý Thành Lâm (李成林): Phó Tỉnh trưởng Tỉnh Sơn Tây, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Sơn Tây, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Tỉnh Liêu Ninh, Ủy viên Ủy ban Chính trị Pháp luật Tỉnh Liêu Ninh, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Tòa án Cấp cao Tỉnh Cát Lâm.

* Du Khuyến Vinh (游劝荣): Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án, quyền Chánh án, Chánh án Tòa án Cấp cao Tỉnh Hồ Bắc, Ủy viên Ủy ban Chính trị Pháp luật, Tỉnh Hồ Bắc, nguyên Kiểm sát trưởng, Thư ký Đảng ủy Viện Kiểm sát Tỉnh Hồ Nam, nguyên Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Tỉnh ủy Hồ Nam.

* Trương Nghị (张毅): Bí thư Đảng ủy kiêm Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Hải Nam, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Tỉnh Hải Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cát Lâm, nguyên Ủy viên Chính trị Thứ nhất Cục Quản lý Trại giam Tỉnh Cát Lâm, nguyên Phó Bí thư Thường vụ Đảng ủy kiêm Thư ký Ủy ban Kỷ luật trực thuộc Bộ Tư pháp, nguyên Phó cục trưởng Cục Pháp chế, Bộ Tư pháp.

* Đàm Tôn Hoa (谭尊华): Thanh tra cấp một Cục Quản lý Trại giam Tỉnh Hắc Long Giang, nguyên Ủy viên Đảng ủy Sở Tư pháp Tỉnh Hắc Long Giang, Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Trại giam Tỉnh Hắc Long Giang.

* Y Kiến Dân (伊建民): Ủy viên Đảng ủy Sở Tư pháp tỉnh Hắc Long Giang, Bí thư Đảng ủy kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hắc Long Giang.

* Lý Nghĩa Long (李义龙): Phó Bí thư Thành ủy Vũ Hán, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Tỉnh Vũ Hán, nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy Vũ Hán, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Thành ủy Vũ Hán, Bí thư kiêm Giám đốc Sở Công an thành phố Vũ Hán, nguyên Phó Giám đốc Công an Tỉnh Hồ Bắc kiêm Trưởng phòng Chính trị Công an tỉnh Hồ Bắc, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Thành ủy Thành ủy, Giám đốc Sở Công an Thành phố Ngạc Châu Tỉnh Hồ Bắc.

* Tiết Trường Nghĩa (薛长义): Ủy viên Đảng ủy, Phó Kiểm sát trưởng, Ủy viên Ban Kiểm sát, Cán bộ Kiểm sát Cấp cao của Viện Kiểm sát Tỉnh Hà Nam, nguyên Kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Thành phố Nam Dương Tỉnh Hà Nam.

* Lý Cường (李强): Phó Châu trưởng Cam Tư thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Bí thư Đảng ủy kiêm Chánh Thanh tra Sở Công an Cam Tư, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Tỉnh ủy Cam Tư, nguyên Đội trưởng Đội An ninh Nội địa của Sở Công an tỉnh Tứ Xuyên.

* Đổng Khai Đức ( 董开德): Phó Bí thư Thường vị Ủy ban Chính trị Pháp Luật Thành phố Thẩm Dương, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp kiêm Giám đốc Quản lý Nhà tù Thành phố Thẩm Dương.

* Điền Chí (田志): Quản giáo Trại giam Đông Lăng, Thành phố Thẩm Dương, nguyên Giám đốc Trại Cai nghiện Trương Sỹ Thành phố Thẩm Dương.

ở thành phố Thẩm Dương, và cựu Giám đốc Trung tâm cai nghiện ma túy Zhangshi ở Thẩm Dương.

* Tần Khắc Bình (秦克平): Quản giáo kiêm Ủy viên Chính trị Nhà tù Gia Châu, tỉnh Tứ Xuyên.

* Lạc Giang Đào (骆江涛): Trưởng Ban Chính trị của Nhà tù Gia Châu, tỉnh Tứ Xuyên, nguyên Trưởng ban Cải tạo Giáo dục của Nhà tù Gia Châu.

* Thiệu Lăng (邵凌): Trưởng ban Cải tạo Giáo dục của Nhà tù Gia Châu, tỉnh Tứ Xuyên.

(Phụ trách Biên tập: Lý Ngôn)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/24/463353.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/26/210491.html

Đăng ngày 28-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thời báo Châu Âu công bố bài báo “Trừng phạt kẻ bức hại Pháp Luân Công” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Chuyên gia phân tích Trung Quốc: Cisco “Đã hợp tác với Satan”https://vn.minghui.org/news/250409-chuyen-gia-phan-tich-trung-quoc-cisco-da-hop-tac-voi-satan.htmlThu, 27 Jul 2023 12:30:18 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=250409[MINH HUỆ 20-07-2023] “Cho đến hôm nay, các học viên Pháp Luân Công vẫn là mục tiêu của các thể chế này, kể cả ở bên ngoài Trung Quốc. Các học viên có thể cảm thấy an toàn ở Mỹ, nhưng còn […]

The post Chuyên gia phân tích Trung Quốc: Cisco “Đã hợp tác với Satan” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ Chân Ny, Vương Ông biên dịch

[MINH HUỆ 20-07-2023] “Cho đến hôm nay, các học viên Pháp Luân Công vẫn là mục tiêu của các thể chế này, kể cả ở bên ngoài Trung Quốc. Các học viên có thể cảm thấy an toàn ở Mỹ, nhưng còn tín hiệu từ các thiết bị điện tử của họ thì sao? Bất kỳ ai muốn xem đều xem được, trừ khi chúng được bảo vệ“, ông Ethan Gutmann cho biết.

Ông Ethan Gutmann là một chuyên gia phân tích Trung Quốc và điều tra nhân quyền từng đoạt giải thưởng, tác giả của cuốn “Mất Trung Quốc Mới: Câu chuyện về Thương mại Mỹ, Khát vọng và Phản bội” (Losing the New China: A Story of American Commerce, Desire and Betrayal)và cuốn “Thảm sát: Giết người hàng loạt, Thu hoạch Nội tạng và Giải pháp Bí mật của Trung Quốc đối với vấn đề bất đồng chính kiến” (The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem). Ông đã viết cho những tờ báo lớn như The Wall Street Journal AsiaThe Weekly StandardNational Review, và Investor’s Business Daily, cũng từng cung cấp lời chứng và báo cáo tóm lược trước Quốc hội Hoa Kỳ, CIA, Nghị viện Châu Âu, và Liên Hợp Quốc.

Vào những năm 1990, ông Gutmann làm cố vấn kinh doanh ở Trung Quốc. Tháng 7 năm 2001, ông có cuộc trò chuyện với hai kỹ sư của Cisco ở Trung Quốc, họ nói với ông rằng Cisco đã đánh bại các đối thủ cạnh tranh bằng cách chế tạo một “chiếc hộp đặc biệt” theo đặt hàng. Chiếc hộp này có thể được sử dụng để xem các gói thông tin truyền qua Internet.

Năm 2002, ông Gutmann tham dự một hội nghị giám sát ở Thượng Hải và nói chuyện với nhân viên bán hàng của Cisco. Một nhân viên bán hàng của Cisco giải thích với ông rằng với một số thiết bị di động, cảnh sát thực sự có thể chặn các học viên Pháp Luân Công trên đường phố. Chỉ bằng cách nhập tên của một học viên và một số đặc điểm nhận dạng trên thiết bị di động, là họ có thể đọc thông tin nhạy cảm của học viên, chẳng hạn như email, từ ba tháng trước.

Những từ khóa mà Văn phòng Công an Trung Quốc tìm kiếm là “nổi loạn”, “Tân Cương”, “Pháp Luân Công”, “Công giáo” và “Chúa Cứu thế”.

Ông Gutmann có được thông tin từ người trong cuộc về năng lực của Cisco qua các đại diện bán hàng tại gian hàng của Cisco và từ các tài liệu quảng cáo bằng tiếng Trung của Cisco. Khi trò chuyện với một nhân viên bán hàng của Cisco, ông hỏi anh ta: “Công cụ này có nhắm vào Pháp Luân Công được không?” Người bán hàng nói, “Được chứ, nó được tạo ra cho mục đích đó mà. Nó có thể nhắm vào Pháp Luân Công qua email của họ.”

Ông Gutmann cho rằng Trung Quốc cần sự trợ giúp của phương Tây mới có thể tiến hành theo dõi ở cấp độ này. Nhờ cung cấp được chức năng này, Cisco đã thâm nhập được vào thị trường bộ định tuyến (router) của Trung Quốc.

Ông Gutmann cho biết: “Có rất nhiều người tị nạn Pháp Luân Công trong trại giam đó và bị bức hại thảm khốc vì những gì Cisco đã làm. Cisco đã cung cấp cái lưới cho Cục Công an Trung Quốc bắt những học viên này.”

Ngày 7 tháng 7 năm 2023, Tòa Phúc thẩm Lưu động Số 9 của Hoa Kỳ đã phán quyết rằng một tòa án quận thấp hơn có thể tiến hành xét xử vụ kiện của các học viên Pháp Luân Công, trong đó cáo buộc Cisco và hai cựu giám đốc điều hành của công ty này vì đã hỗ trợ chính quyền ĐCSTQ trong việc theo dõi và bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Nghe phán quyết của Tòa Phúc thẩm Số 9, ông Gutmann cho hay, “Tôi há hốc miệng. Tôi quá đỗi ngạc nhiên và hài lòng với quyết định của Tòa Phúc thẩm Số 9.”

Ông Gutmann nói, vụ kiện này là một lời nhắc nhở cho thấy các công ty ở Trung Quốc đã trở nên hủ bại đến thế nào khi chỉ nghĩ đến những lợi ích ngắn hạn; họ bị hấp dẫn trước sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc và đã mắc những sai lầm cực kỳ ngu xuẩn.

Luật sư Kathy Roberts: Chút ánh sáng cuối đường hầm

“Tôi rất phấn khích khi nghe phán quyết này. Các nguyên đơn đã phải chờ đợi công lý quá lâu, và quyết định này báo hiệu rằng vụ kiện của họ cuối cùng sẽ được tiến hành”, Luật sư Kathy Roberts cho hay.

Luật sư Roberts là đồng giám đốc sáng lập của Partners in Justice International (Tổ chức Đối tác Tư pháp Quốc tế). Gần hai thập kỷ qua, luật sư Roberts đã đại diện trước tòa cho các nạn nhân và những người sống sót sau các vụ vi phạm nhân quyền và hành động tàn bạo quốc tế. Công việc của bà cho các nạn nhân ở Somalia đã được báo cáo rộng rãi ở Hoa Kỳ và Châu Phi, bao gồm cả chương trình ABC’s 20/20 và CNN Investigates (Điều tra của CNN).

Bà Roberts cho hay: “Tôi nghĩ, đối với những học viên Pháp Luân Công còn sống sót, cũng như đối với những người sống sót khác ở Trung Quốc, đây là chút ánh sáng cuối đường hầm. Thông điệp này là không có nơi nào để trốn, cho dù chỉ là đứng ngoài và trợ giúp cho những loại tội phạm này, bạn cũng phải chịu trách nhiệm và sẽ bị bắt. Nếu bạn biết những gì bạn đang làm sẽ góp phần vào những vi phạm tàn bạo, thì việc làm đó là một tội ác. Bởi vậy, đừng làm việc đó.“

“Tôi thực sự hy vọng các nhà đầu tư và các bên liên quan đến các công ty khác, khi nghe phán quyết này, sẽ nói, ‘Hãy xem xem chúng ta đang tham gia vào ngành nào, nó có vượt qua ranh giới nào trong số này không?’ Lý tưởng nhất là nó có thể thúc đẩy những người chưa sẵn sàng nhìn xa hơn lợi ích cho doanh nghiệp của mình để thấy những hậu quả tàn khốc tiềm ẩn cho người khác khi tham gia vào thương vụ nào đó.

“Những trường hợp như thế này có thể có ý nghĩa to lớn đối với những người không kỳ vọng gì ở công lý. Nó có thể cho họ hy vọng rằng thủ phạm sẽ không hoàn toàn thoát tội”, Roberts nói.

“Ở chừng mực nào đó, những trường hợp như thế này không bao giờ có thể tương xứng với công lý mà các nạn nhân thực sự đáng được hưởng. Ngay cả khi Cisco phải chịu trách nhiệm và tất cả các nguyên đơn đều nhận được khoản tiền bồi thường khổng lồ, thì cũng không có số tiền nào có thể thực sự bù đắp được loại tội phạm này. Nhưng tiền bồi thường thiệt hại là ngôn ngữ tư pháp tại tòa án dân sự, và khoản tiền phạt có thể có giá trị tượng trưng lớn.”

Luật sư Sophia Cope: Đây là một chiến thắng lớn

Luật sư Sophia Cope cho biết: “Phán quyết của Tòa Lưu động Số 9 là một tin tuyệt vời, không chỉ đối với các nguyên đơn mà cả đối với tất cả các nạn nhân bị lạm dụng phạm nhân quyền do các tập đoàn Hoa Kỳ tiếp tay.

Bà Cope, một luật sư kỳ cựu trong nhóm tự do dân sự của Tổ chức Mặt trận Điện tử (Electronic Frontier Foundation, EFF), đã viết một Bản tóm tắt giải trình về trường hợp của Cisco. Bà có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề về tự do ngôn luận và quyền riêng tư. Bà từng là luật sư về quyền tự do dân sự gần hai thập kỷ qua và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng và vận động chính sách. Bà đã có nhiều bài báo trên The New York Times, The Guardian of the UK, Slate, The Huffington Post.

“Trong một chiến thắng lớn cho các nạn nhân của những công cụ đàn áp đó, Tòa Lưu động Số 9 đã dọn đường để truy cứu trách nhiệm pháp lý cho các công ty công nghệ Mỹ từng xây dựng các công cụ tiếp tay cho các chính phủ nước ngoài vi phạm nhân quyền”, bà Cope nói. “EFF đã nộp nhiều bản tóm tắt giải trình trong vụ án này, bao gồm cả vụ của Tòa Lưu động Số 9.”

Theo Cope, 13 nguyên đơn cáo buộc rằng bản thân họ và người thân của họ đã bị bắt giữ, giam giữ và tra tấn, trong đó ít nhất một người đã bị đánh đập đến chết trong thời gian bị giam giữ. Các cáo buộc này là những báo cáo khủng khiếp, đã nhận được sự hưởng ứng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và nhiều tổ chức phi chính phủ nhân quyền. Đó là những cáo buộc như: các nguyên đơn đã bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức, bị đánh đập bằng gậy sắt, bị sốc điện bằng dùi cui điện, bị cấm ngủ kéo dài, cũng như bị bức thực bằng bạo lực. Các nguyên đơn cũng cáo buộc rằng các email, tin nhắn văn bản và thông tin riêng tư của họ — do Golden Shield chặn lại — đã được giơ ra cho họ xem, và được dùng làm bằng chứng để tra tấn và cưỡng chế chuyển hóa họ, kể cả đe dọa người nhà và những người khác từng liên lạc với họ.

Bà Cope cho biết: “Còn có nhiều ý kiến khác nữa, kể cả việc cho phép kiện các giám đốc điều hành hàng đầu của Cisco theo một luật khác, Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Tra tấn (Torture Victim Protection Act, TVPA). Nhìn chung, ý kiến của Tòa Lưu động Số 9 là một chiến thắng to lớn cho nhân quyền và cho những người muốn đảm bảo rằng các công ty Hoa Kỳ không trợ giúp các chính phủ áp bức nữa.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/20/463207.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/24/210459.html

Đăng ngày 27-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Chuyên gia phân tích Trung Quốc: Cisco “Đã hợp tác với Satan” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tiến sỹ Terri Marsh: Hãy đứng về phía chính diện của lịch sửhttps://vn.minghui.org/news/249973-tien-sy-terri-marsh-hay-dung-ve-phia-chinh-dien-cua-lich-su.htmlThu, 13 Jul 2023 11:56:59 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=249973[MINH HUỆ 10-07-2023] Ngày 7 tháng 7 năm 2023, Tòa Phúc thẩm Lưu động Số 9 của Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết lật ngược lại quyết định của tòa án cấp dưới là bác bỏ vụ kiện của các học viên Pháp Luân Công đối với Cisco Systems. Trong đơn khiếu nại, bên […]

The post Tiến sỹ Terri Marsh: Hãy đứng về phía chính diện của lịch sử first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 10-07-2023] Ngày 7 tháng 7 năm 2023, Tòa Phúc thẩm Lưu động Số 9 của Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết lật ngược lại quyết định của tòa án cấp dưới là bác bỏ vụ kiện của các học viên Pháp Luân Công đối với Cisco Systems. Trong đơn khiếu nại, bên nguyên đơn cáo buộc rằng công ty công nghệ này đã hỗ trợ và tiếp tay cho chiến dịch đàn áp bạo lực (“cuộc đấu tranh”) do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động nhắm vào các học viên ôn hòa của nhóm tín ngưỡng này. Theo Tiến sỹ Terri Marsh, diễn biến này là một “chiến thắng to lớn” cho nhân quyền và Pháp Luân Công.

Tiến sỹ Marsh là luật sư chính đại diện cho bên nguyên đơn của vụ án này và là Giám đốc Điều hành của Tổ chức Luật Nhân quyền ở Washington, D.C. Bà đã phụ trách vụ án này trong 15 năm qua với tư cách là đại diện cho 13 nguyên đơn: một nhóm các học viên Pháp Luân Công và người thân của họ.

Tiến sỹ Terri Marsh

Theo Tiến sỹ Marsh: “Pháp Luân Công là một môn tu luyện phương Đông, dạy các học viên cách ứng dụng Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày và thực hành việc ‘tu luyện’ để đạt đến giác ngộ”. Theo luật pháp Hoa Kỳ, Pháp Luân Công được coi là một tôn giáo vì các giáo lý và việc tu luyện Pháp Luân Công phù hợp với định nghĩa pháp lý về tôn giáo do mỗi Tòa án Lưu động ở Hoa Kỳ đặt ra.

Vụ kiện bắt đầu cách đây 15 năm

Tiến sỹ Marsh đã quyết định khởi xướng vụ án này trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào tháng 5 năm 2008, khi một giám đốc điều hành của Cisco xác thực sự tham gia của công ty ông với bộ máy giám sát “Khiên Vàng” của ĐCSTQ đã được xây dựng phần nào để đàn áp bạo lực các học viên Pháp Luân Công và các nhóm thiểu số khác trong xã hội. Sự xác thực này diễn ra “trong quá trình thẩm vấn phó chủ tịch của Cisco về các tài liệu PowerPoint nội bộ cụ thể do công ty soạn ra.

Theo biên bản của phiên điều trần, khi trả lời câu hỏi thẩm vấn, phó chủ tịch của Cisco thừa nhận rằng “bài thuyết trình nội bộ của Cisco có một tuyên bố chính thức của Chính phủ Trung Quốc về cuộc chiến chống các phần tử thù địch, gồm cả các tổ chức tôn giáo”. Các tuyên bố khác của Cisco trong file PowerPoint này hoặc các file có liên quan hứa hẹn sẽ tiến hành “cuộc đấu tranh” chống Pháp Luân Công và gọi đây là một “cơ hội béo bở” cho công ty.

Sau ba năm điều tra, năm 2011, Tiến sỹ Marsh đã đệ đơn kiện “Doe kiện Cisco” tại Tòa án Quận Bắc California của Hoa Kỳ dựa trên những bằng chứng do các học viên Pháp Luân Công, trong đó có một số chuyên gia công nghệ, thu thập được.

Tại sao Cisco trợ giúp ĐCSTQ?

Tiến sỹ Marsh cho biết: “Cisco là một trong những công ty công nghệ cao muốn giành quyền tiếp cận thị trường công nghệ Trung Quốc. “Như các cáo buộc trong Đơn khiếu nại của chúng tôi, để đảm bảo có được quyền tiếp cận thị trường công nghệ béo bở ở Trung Quốc, Bên bị cáo đã tiếp thị, thiết kế, và phát triển một số giải pháp cao cấp như: tích hợp thiết kế của các ứng dụng để giúp các cán bộ công an và đặc vụ của ĐCSTQ xác định, khoanh vùng, và cưỡng bức chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Dựa trên những cáo buộc này và các cáo buộc tương tự, Đơn khiếu nại cho rằng, bên cạnh những điều khác, các giám đốc điều hành của Cisco đã vi phạm Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Tra tấn (Torture Victims Protection Act, TVPA)và Cisco đã vi phạm Quy chế Tra tấn Người nước ngoài (Alien Tort Statute, ATS).

Tiến sỹ Marsh cho biết: “TVPA cho phép các tòa án liên bang Hoa Kỳ truy cứu trách nhiệm đối với bất kỳ cá nhân nào “đại diện cho một quốc gia nước ngoài” buộc công dân Hoa Kỳ phải tra tấn hoặc giết người phi pháp ngay cả khi những hành vi lạm dụng này xảy ra ở nước ngoài.”

Đáng chú ý là, bà còn cho biết, “hội đồng xét xử của Tòa Lưu động Số 9 đã đảo ngược quyết định của tòa án quận khi bác đơn kiện này, bởi vì các cáo buộc của Nguyên đơn Lee rằng Bị cáo Chambers và Cheung đã hỗ trợ và tiếp tay cho việc tra tấn là thích đáng.”

Phán quyết Kháng cáo và Tóm lược của Chuyên gia

Mặc dù còn phải vượt qua nhiều rào cản để có thể thành công trong việc đệ đơn khiếu nại theo Quy chế Tra tấn Người nước ngoài, nhưng Tòa Lưu động Số 9 cho rằng Bên Nguyên đơn đã cam kết đầy đủ rằng Bị cáo Cisco đã hỗ trợ và tiếp tay cho các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế như đã cáo buộc bao gồm nhưng không chỉ có hành vi tra tấn.

Thẩm phán Marsha Berzon, tác giả của bản ý kiến của Tòa Lưu động Số 9, có nêu trong phần tóm lược mở đầu, “Các nguyên đơn đã cáo buộc rất thích đáng rằng bị cáo Cisco đã cung cấp hỗ trợ cho ĐCSTQ và Công an Trung Quốc, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến các vụ vi phạm luật quốc tế của các thực thể đó.“

Đơn kháng cáo có kèm theo hai bản tóm tắt ý kiến chuyên gia do hai tổ chức phi lợi nhuận về nhân quyền EarthRights và Electronic Frontier Foundation đệ trình. Một bản tóm tắt ý kiến chuyên gia nữa được đệ trình là từ ông David Scheffer, cựu Đại sứ Lưu động Hoa Kỳ phụ trách các Vấn đề Tội phạm Chiến tranh.

Phản hồi có thể có từ Cisco

Theo Tiến sỹ Marsh, Cisco có thể sẽ đệ trình một đơn kiến ​​nghị lên toàn thể hội đồng thẩm phán (en banc) để kiến nghị Tòa Phúc thẩm Lưu động Số 9 đảo ngược các quyết định của Hội đồng Thẩm phán của Tòa.

Tòa Phúc thẩm Lưu động Số 9 là tòa phúc thẩm lớn nhất trong số 13 tòa phúc thẩm liên bang, thẩm quyền chỉ kém một cấp so với Tòa án Tối cao. Hiến pháp Hoa Kỳ không quy định số thẩm phán của Tòa án Tối cao; còn Quốc hội vào năm 1869 đã ấn định cho Tòa án Tối cao chỉ có chín thẩm phán, và đến nay vẫn giữ nguyên con số này. Tòa Phúc thẩm Lưu động Số 9 hiện có 29 thẩm phán.

Như Tiến sỹ Marsh đã lưu ý, quyết định của Tòa Lưu động Số 9 là dấu hiệu tốt cho các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc mà bà tin rằng đang bị tra tấn và là nạn nhân của các vi phạm luật pháp quốc tế khác chỉ vì họ tu luyện tín ngưỡng Pháp Luân Công.

Hãy đứng về phía chính diện của lịch sử

Tiến sỹ Marsh cho biết vụ việc này “đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ” đến các học viên Pháp Luân Công, “nhắc nhở họ rằng ‘họ đang đứng ở phía chính diện của lịch sử’, rằng Bản Ý kiến này đã phơi bày bản chất tà ác của Đảng và phạm vi chiến dịch bạo lực của nó đối với Các tín đồ Pháp Luân Công.” Bà nói thêm rằng, Bản Ý kiến này vạch trần những dối trá và tuyên truyền của ĐCSTQ đúng như bản chất của chúng: dối trá và tuyên truyền.

Thật vậy, Bản Ý kiến chỉ rõ luận điệu của ĐCSTQ rằng Hoa Kỳ ủng hộ quyết định của ĐCSTQ trong việc đàn áp các tín đồ Pháp Luân Công ở Trung Quốc là hoàn toàn sai sự thật. Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các tín đồ Pháp Luân Công là vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong vấn đề bảo vệ quyền tự do tôn giáo và quyền không bị tra tấn. Tiến sỹ Marsh nói thêm rằng bà khen ngợi các tín đồ ở Trung Quốc vì sự cống hiến của họ cho giá trị cốt lõi Chân-Thiện-Nhẫn.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/10/462850.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/11/210256.html

Đăng ngày 13-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tiến sỹ Terri Marsh: Hãy đứng về phía chính diện của lịch sử first appeared on Minh Huệ Net.

]]>