Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 18-4-2016 ] Vào một ngày cuối tháng 11, hơn 300 người dân địa phương ở thành phố Triều Dương bị bắt giữ vì khởi kiện Giang Trạch Dân và tố cáo cựu độc tài Trung Quốc vì phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công khiến họ nhiều lần bị bắt giữ và giam cầm.

Mặc dù hầu hết các học viên bị bắt giữ đã được trả tự do ngay sau khi bị bắt nhưng vẫn còn hàng chục học viên tiếp tục bị giam giữ tại thời điểm viết báo cáo này, trong đó, 54 người bị xét xử từ tháng 1 năm 2016.

14 học viên khác gần đây được trả tự do sau khi được bảo lãnh tại ngoại và chờ xét xử tại nhà.

54 học viên bị xét xử

Dưới đây là 54 học viên bị xét xử ở thành phố Triều Dương và bốn khu vực cấp dưới của thành phố.

Triều Dương (27 học viên)

Lưu Tú Phân, Hồ Thụy Hoa, Trương Vĩnh Khuê, Lâm Mộng Phân, Ngô Kim Bình, Từ Kim Phượng, Lý Quốc Tuấn, Triệu Hồng Quân, Lưu Thục Hoa, Dương Trạch Mai, Cảnh Phỉ, Nhậm Mạn, Trương Thục Mai, Khương Vỹ, Lý Tĩnh Quân, Lưu Thúy Linh, Vương Hiểu Hoa, Diêm Húc Quang, Lưu Quế Linh, Trương Diễm Kiệt, Hoắc Hội Hiền, Từ Tú Hoa, Tống Chí Phú, Hứa Thúy Hà, Tôn Liên Thành, Cao Kiến Tân và Trương Thế Vân.

Huyện Kiến Bình (13 học viên)

Phương Vĩnh Quân, Trần Tố Anh, Sa Cẩm Đường, Vương Chí Quốc, Lâm Giang Mai, Trương Thục Chi, Trì Thục Hoa, Duẫn Tú Chi, Phùng Điện Quốc, Lữ Thục Hoa, Tạ Kiến Bình, Trương Hải Phong và Bao Lợi Anh.

Thành phố Bắc Phiếu (6 học viên)

Chu Thụy Học, Vương Khánh, Lý Chí Hoành, Lưu Thục Hoa, Vương Ngọc Hoa và Trương Hải Phong,

Thành phố Lăng Nguyên (5 học viên)

Mao Vĩnh Xuân, Mã Nham Hoa, Tề Hiểu Yến, Lưu Điện Nguyên và Lưu Tín.

Huyện Triều Dương (3 học viên)

Trương Quế Chi, Trương Vi Dân và Vương Quốc Quân.

Các học viên trên đây đang bị giam giữ tại ba trại giam khác nhau: Trại giam Hồ Lô Đảo, Trại giam thành phố Bàn Cẩm và Trại giam Triều Dương.

14 trường hợp chờ xét xử tại nhà

14 học viên chờ xét xử tại nhà sau khi được bảo lãnh tại ngoại bao gồm:

Chu Hồng Chí, Tề Lương Yến, Thiệu Doanh Huy, Triệu Hiểu Vỹ, Lưu Á Bình, Lữ Tân và Hoàng Lệ Tân, Tô Diễm Chi, Lỹ Diễm Kiệt, Vương Thụ Hữu, Lý Quế Bình, An Bình, Quách Hạo, Trạch Bảo Kỷ.

Ông Trạch đã bị tàn tật vì ông bị tra tấn trong thời gian bị giam cầm.

Báo cáo liên quan: Triều Dương, Liêu Ninh: 300 cư dân địa phương bị bắt giữ vì kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/18/326796.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/21/156360.html

Đăng ngày 25-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share